Trang chủChính trịChủ quyềnHoàn thiện khung pháp lý chung có quy định riêng:

Hoàn thiện khung pháp lý chung có quy định riêng:


Mặc dù đấu giá quyền khai thác khoáng sản đã góp phần phát huy được giá trị tiềm năng của khoáng sản và tăng đáng kể nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, nhưng không thể phủ nhận rằng vẫn còn tồn tại những vi phạm về hoạt động khai thác khoáng sản cần cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý nghiêm.

anh-1-o-tran-phuong(1).jpg
Ông Trần Phương – Phó Cục trưởng Cục Khoáng sản Việt Nam

Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trò chuyện với ông Trần Phương – Phó Cục trưởng Cục Khoáng sản Việt Nam để làm rõ vấn đề này.

PV: Thời gian qua, dư luận rất quan tâm đến việc kết quả trúng đấu giá 3 mỏ cát tại Hà Nội cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm. Ông đánh giá như thế nào về kết quả này, thưa ông?

Ông Trần Phương: Pháp luật về khoáng sản đã có quy định việc cấp giấy phép khai khoáng được thực hiện trên cơ sở đấu giá quyền khai thác khoáng sản, trừ những khu vực khoáng sản được Thủ tướng Chính phủ khoanh định là khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo tiêu chí quy định tại Điều 22 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP. Thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản, các doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh công bằng, minh bạch để tham gia vào hoạt động khai thác khoáng sản.

Tuy nhiên, kết quả trúng đấu giá đối với 3 mỏ cát trên địa bàn thành phố Hà Nội vừa qua với giá trúng đấu giá cao hơn giá khởi điểm hàng trăm lần là con số “bất thường”. Với kết quả trúng đấu giá đó, chỉ tính riêng chi phí liên quan đến nghĩa vụ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cũng đã vượt xa giá bán sản phẩm cát xây dựng trên thị trường. Do đó, việc triển khai dự án khai thác khoáng sản sau khi trúng đấu giá là rất khó khả thi.

Để làm rõ vấn đề này, ngay sau khi có thông tin về kết quả cuộc đấu giá, Cục Khoáng sản Việt Nam đã có văn bản đề nghị Sở TN&MT Hà Nội báo cáo và cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan để có đánh giá đầy đủ về việc tổ chức thực hiện cuộc đấu giá. Sau đó, Bộ TN&MT cũng có văn bản đề nghị UBND TP. Hà Nội chỉ đạo Sở TN&MT sớm báo cáo, cung cấp thông tin.

6a-67.jpg

PV: Xin ông cho biết, sau Công điện số 1087 của Thủ tướng Chính phủ, Cục Khoáng sản Việt Nam đã tham mưu cho Bộ TN&MT các giải pháp như thế nào để tăng cường quản lý công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (VLXDTT)?

Ông Trần Phương: Quyền khai thác khoáng sản là một loại tài sản đặc thù, do đó, việc xác định giá trị và tổ chức thực hiện đấu giá có những điểm riêng, không giống đấu giá các loại tài sản khác, cụ thể đối tượng đấu giá ở đây là quyền khai thác khoáng sản chứ không phải là đấu giá giá trị của mỏ khoáng sản và đối tượng đấu giá cũng có 2 loại là quyền khai thác khoáng sản ở khu vực khoáng sản đã có kết quả thăm dò và chưa có kết quả thăm dò.

Vì vậy, sắp tới Cục sẽ theo thẩm quyền hoặc tham mưu Bộ TN&MT tiếp tục phối hợp với Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đấu giá tài sản là quyền khai thác khoáng sản; nâng cao nhận thức về chính sách đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Đặc biệt, trước các cuộc đấu giá cần phải giải thích rõ với nhà đầu tư rằng đối tượng đấu giá là gì, ngoài nghĩa vụ tiền cấp quyền trúng đấu giá, nhà đầu tư vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí khác theo quy định của pháp luật, vẫn phải thực hiện việc đầu tư để khai thác, vận chuyển, chế biến, lưu trữ và tiêu thụ khoáng sản khai thác được để có phương án trả giá phù hợp với trữ lượng, chất lượng, điều kiện khai thác, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ của từng mỏ.

thiet-ke-chua-co-ten(1).png

Về quản lý, theo quy định của Luật Khoáng sản, khoáng sản làm VLXDTT thuộc thẩm quyền quản lý, cấp phép của UBND cấp tỉnh, do đó Cục sẽ tham mưu Bộ TN&MT có văn bản yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại địa phương. Theo đó, ngoài việc tổ chức đấu giá theo đúng quy định, kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên và cá nhân, tổ chức có liên quan, cần quan tâm, chú trọng đến việc kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các quy định sau khi cấp phép.

Cụ thể như: việc theo dõi, khai báo, thống kê, kiểm kê và kiểm soát sản lượng khai thác thực tế, trữ lượng được phép khai thác, trường hợp khai thác hết trữ lượng được cấp phép mà mỏ vẫn còn trữ lượng thì tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác khoáng sản phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định. Xử lý nghiêm các hành vi khai thác, vận chuyển, tập kết, kinh doanh và sử dụng khoáng sản trái phép, không có giấy phép, khai thác vượt ra ngoài ranh giới cấp phép theo quy định, đặc biệt là đối với cát, sỏi lòng sông, lòng hồ.

Về hoàn thiện khung pháp lý, Cục đang được giao chủ trì xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản, đồng thời cũng đang phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ trì xây dựng Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Theo đó, để tăng hiệu lực, hiệu quả của công tác đấu giá, Cục sẽ tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý chung về đấu giá tài sản theo hướng có quy định riêng đối với tài sản đặc thù là quyền khai thác khoáng sản như tăng mức tiền đặt trước; có chế tài cấm các tổ chức, cá nhân bỏ tiền cọc tham gia các cuộc đấu giá tiếp theo, các quy định để giám sát, kiểm soát chặt chẽ sản lượng khai thác thực tế phù hợp với trữ lượng được cấp phép…

thiet-ke-chua-co-ten-1-(1).png

PV: Thưa ông, Cục sẽ thực hiện kế hoạch gì để phối hợp với các bộ, ngành liên quan, đặc biệt các địa phương để tăng cường quản lý công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm VLXDTT?

Ông Trần Phương: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Cục Khoáng sản Việt Nam đang tham mưu Bộ TN&MT phối hợp với các Bộ: Tư pháp, Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư thành lập Đoàn kiểm tra công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại một số địa phương, trọng tâm là những địa phương có kết quả trúng đấu giá cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm, nhằm kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, Luật Địa chất và Khoáng sản trong thời gian tới; không để xảy ra tình trạng lợi dụng sơ hở để trục lợi, lợi ích nhóm, lợi dụng đấu giá gây nhiễu loạn thị trường; trường hợp phát hiện có sai phạm sẽ xử lý hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!



Nguồn

Cùng chủ đề

Đảm bảo đủ nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng

Mục tiêu của Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1626/QĐ-TTg ngày 15/12/2023 (Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng) đảm bảo hiệu lực, hiệu quả. Cụ thể hoá các giải pháp nhằm thu hút...

Dự luật Địa chất và Khoáng sản đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết: Việc xây dựng, ban hành Luật Địa chất và Khoáng sản phải đáp ứng yêu cầu...

Tăng tốc xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản

Dự án Luật Địa chất và Khoáng sản được Ban soạn thảo, Tổ biên tập thành lập theo Quyết định số 476/QĐ-BTNMT ngày 6/3/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng; được Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương; các Hội nghề nghiệp, Hiệp hội khai thác khoáng sản; Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam...

Ngành Tài nguyên và Môi trường triển khai nhiệm vụ năm 2024

Tham dự Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2023 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 có ông Nguyễn Trọng Hài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai; ông Hồ Cao Khải, Giám Sở TN&MT Lào Cai, cùng hơn...

Phá đấu giá

Xây dựng Dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản mới đây, những người làm luật và cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia, các nhà quản lý đều cho rằng, cần thiết quy định cụ thể hơn, chặt chẽ hơn nội dung đấu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nâng mức hỗ trợ, tạo phong trào, ngày hội xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Thống nhất ngay từ ngày hôm nay (10/11), nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới và 30 triệu đồng/căn nhà sửa chữa để xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc làm này có ý nghĩa nhân văn sau sắc, phải tạo phong trào, xu thế, tổ chức như ngày hội, như chiến dịch để thúc đẩy hoàn thành mục tiêu...

Phó Thủ tướng Lê Thành Long dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Thanh Hóa

Ngày 10/11, tại Thanh Hóa, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại khu dân cư Thôn 1, xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn. Khu dân cư tích cực xây dựng các mô hình "Sáng...

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Gia Lai

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình mong muốn cấp ủy, chính quyền tỉnh Gia Lại nói chung và cán bộ, nhân dân làng Ia Nueng nói riêng tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, không ngừng tăng cường sức mạnh đại đoàn kết, tập trung thực hiện hoàn thành tốt các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương. ...

Thủ tướng chủ trì phiên họp về xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Sáng 10/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Tại Phiên họp, Thủ tướng đề nghị các đồng chí trao đổi,...

Phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành 03 nhiệm vụ về hỗ trợ nhà ở, xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị mục tiêu phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành 03 nhiệm vụ: Hỗ trợ nhà ở cho người có công; hỗ trợ nhà ở cho người dân theo các chương trình mục tiêu quốc gia; xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân ngoài 2 nhóm hỗ trợ trên. ...

Bài đọc nhiều

Cho phép khai thác cát trong mùa mưa lũ

Đáng chú ý, đối với nội dung kiến nghị được khai thác cát trong 3 tháng mùa mưa và bổ sung biện pháp khai thác bơm hút, ông Minh cho rằng, hiện nay không có quy định cụ thể việc cấm khai thác cát trong mùa...

Cần lên tiếng kịp thời khi căng thẳng leo thang ở Biển Đông

Trong chuyến thăm tới Việt Nam (23-24/10), Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao và Phát triển Anh phụ trách khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Catherine West đã có nhiều hoạt động như đồng chủ trì Đối thoại chiến lược Việt-Anh lần thứ 10, tham gia Hội thảo quốc tế Biển Đông và thăm khu vực bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi).

Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Chiều 31/10, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt trả lời câu hỏi của phóng viên về việc lực lượng chức năng của Trung Quốc bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam hồi cuối tháng 9.

Vượt khơi, leo rừng mang Tết đến với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đảo Hòn Chuối

Đoàn công tác trải qua nhiều lần lên xuống xuồng, leo con dốc thẳng đứng để mang theo những món quà Tết từ đất liền đến với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo Hòn Chuối.

ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ

Ngày 23/10, ngày làm việc đầu tiên của Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực” đã diễn ra tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Cùng chuyên mục

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

 Cục trưởng Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Đức Toàn phát biểu và trình bày quan điểm của...

Xứng đáng là “điểm tựa vững chắc” cho ngư dân

Những năm qua, cùng với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã thường xuyên phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định,… thực hiện tốt Chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo và tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân hiện đại. Qua đó, trực tiếp góp phần nâng cao nhận thức...

‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 có “tuổi đời” khoảng 50 năm kể từ khi bắt đầu đàm phán và tròn 30 năm kể từ khi có hiệu lực thực thi. Suốt hành trình đó, không phải ngẫu nhiên UNCLOS được các bên tham gia Công ước gửi gắm niềm tin như “la bàn của người đi biển”, được gọi tên là “hiến pháp” của đại dương.

Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)  ...

Mới nhất

Tin tức sáng 11-11: Theo dõi chặt diễn biến bão Toraji, chủ động ứng phó; FLC Faros có sếp mới 9X

Tin tức đáng chú ý: Hôm nay Quốc hội chất vấn 'tư lệnh' ngành ngân hàng, y tế; Theo dõi chặt diễn biến bão Toraji để chủ động ứng phó; FLC Faros có sếp mới 9X... ...

Đại biểu mong các Tư lệnh ngành đưa ra giải pháp thấu đáo

Ngày 11/11, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Bên lề hành lang, một số đại biểu đánh giá những nhóm vấn đề chất vấn và trả lời chất vấn đều nóng và kỳ vọng các Tư lệnh ngành đưa ra các giải pháp thấu đáo với các vấn đề mà cử tri quan tâm. Video...

Barron Trump: Chìa khóa thu hút cử tri trẻ của ông Trump

Dù không trực tiếp tham gia vào các hoạt động chính trị, Barron Trump vẫn đóng vai trò thú vị và có ý nghĩa trong chiến thắng của cha mình. Barron Trump trở thành cầu nối giữa cha mình và cử tri trẻ tuổi trong chiến dịch tranh cử của ông Trump - Ảnh: THE TIMES Là con trai út của...

Đích đến của kỷ nguyên vươn mình

Đích đến của kỷ nguyên vươn mình là dân giàu, nước mạnh, xã hội xã hội chủ nghĩa, sánh vai với các cường quốc năm châu. Trao đổi về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc tại lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành...

Mới nhất