Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngHoàn thiện khung chính sách phát triển điện năng lượng tái tạo

Hoàn thiện khung chính sách phát triển điện năng lượng tái tạo


Tại Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi (Dự thảo) đang được lấy ý kiến để hoàn thiện, phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới là một trong 6 chính sách lớn với nhiều điểm mới đáng chú ý.





Việc xác định danh mục các dự án năng lượng tái tạo hiện rất lúng túng, bị động, cơ sở khoa học chưa vững chắc. Ảnh: Đức Thanh

Hai phương án chính sách với điện gió ngoài khơi

Theo tờ trình Dự án Luật Điện lực sửa đổi được Bộ Công thương gửi Chính phủ, để đảm bảo định hướng về chuyển dịch từ chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển nguồn năng lượng tái tạo sang chính sách cạnh tranh, cần thiết hoàn chỉnh khung chính sách nhằm quy định cụ thể đối với việc phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới.

Bộ Công thương cho rằng, việc tiếp tục duy trì các chính sách giá điện hỗ trợ (giá FIT) không còn phù hợp. Việc khuyến khích nguồn điện năng lượng tái tạo nên được thực hiện thông qua khung giá phát điện, linh hoạt để phù hợp định hướng phát triển trong từng thời kỳ.

Đối với phát triển điện gió ngoài khơi – lĩnh vực mới đối với Việt Nam, cơ quan chủ trì soạn thảo luật nhấn mạnh, suất đầu tư là rất lớn, khoảng 2 – 3 tỷ USD/GW và thời gian thực hiện từ 6-8 năm kể từ lúc bắt đầu khảo sát và tùy theo quy mô công suất, khu vực triển khai dự án. Dự án điện gió ngoài khơi có vai trò quan trọng trong việc cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia, đồng thời góp phần giúp Việt Nam thực hiện cam kết trung hòa carbon đến năm 2050.

Tuy nhiên, ngoài bảo đảm an ninh năng lượng, phát triển điện gió ngoài khơi phải gắn với bảo vệ vùng trời, vùng biển và bảo đảm an ninh quốc gia. Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên đối với dự án điện gió ngoài khơi cũng chưa xác định được có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo hay không.

Mặt khác, pháp luật hiện hành chưa xác định cụ thể cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đối với điện gió ngoài khơi. Do đó, việc thể chế hóa Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi gắn với triển khai thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, thực tế thời gian qua cho thấy, công nghệ điện mặt trời, điện gió có sự phát triển nhanh chóng và thiết bị công nghệ có tuổi thọ trong khoảng thời gian nhất định, trong khi nguồn lực đất đai, tài nguyên là hữu hạn và cần được sử dụng hiệu quả. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không quy định trách nhiệm của chủ đầu tư phải thực hiện tháo dỡ công trình khi hết thời hạn hoạt động, hết thời hạn sử dụng theo quy định trên.

“Vì vậy, Luật Điện lực cần được sửa đổi, bổ sung nội dung chính sách phát triển năng lượng tái tạo để thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng”, cơ quan chủ trì soạn thảo khẳng định.

Tại Dự thảo tờ trình dự án luật, Bộ Công thương tách riêng 4 vấn đề xin ý kiến, trong đó có chính sách đối với điện gió ngoài khơi. Theo đó, để xây dựng cơ chế cho điện gió ngoài khơi, ngoài khung giá phát điện và ưu đãi, hỗ trợ về đầu tư, thuế theo quy định, có 2 phương án chính sách được tính đến.

Phương án 1 là có chính sách cam kết sản lượng điện tối thiểu được huy động và thời hạn thực hiện với ưu điểm thể chế hóa Nghị quyết 55-NQ/TW, có tính đột phá, tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư vào điện gió ngoài khơi. Đơn vị mua điện (Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN) có cơ sở để huy động, không chịu áp lực về thua lỗ trong kinh doanh, khi giá thành sản xuất điện gió ngoài khơi cao hơn giá trung bình của hệ thống. Nhưng nhược điểm là, trong giai đoạn khuyến khích, chính sách này không đảm bảo tính thị trường của điện gió ngoài khơi như các loại hình khác.

Phương án 2 là thực hiện theo các loại nguồn điện khác có ưu điểm là bảo đảm toàn diện tính thị trường đối với mọi loại hình điện năng lượng tái tạo, nhưng khó hấp dẫn, thu hút đầu tư điện gió ngoài khơi, do quy mô đầu tư lớn và giá điện cao, EVN có quyền từ chối mua.

Bộ Công thương đề xuất phương án 1 tại Dự thảo.

Băn khoăn điện tự sản, tự tiêu

Dự thảo mới nhất (Dự thảo 5) đã dành Chương IIII quy định về phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới. Chương này đã luật hóa khái niệm cho loại hình điện gió ngoài khơi, quy định nhà máy điện gió ngoài khơi là nhà máy điện gió trên biển, có toàn bộ tua-bin điện gió được xây dựng cách đất liền trên 6 hải lý kể từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm.

Chương III cũng quy định phát triển điện gió ngoài khơi và chính sách hỗ trợ đối với loại hình này (giao Chính phủ quy định) để thể chế hóa Nghị quyết số 55-NQ/TW. Ngoài ra, còn một số quy định khác như việc phát triển nguồn điện tự sản, tự tiêu cho các mục đích (sinh hoạt, hành chính sự nghiệp và sản xuất, kinh doanh) và một số chính sách hỗ trợ của Nhà nước (UBND cấp tỉnh) cho hộ gia đình.

Nếu không quy định về điện hạt nhân, sau này sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

– TS. Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

Từ nay đến năm 2030, Việt Nam tiếp tục thiếu điện trầm trọng, nếu không có điện hạt nhân, có thể phải tiếp tục phát triển các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch, cũng như nhà máy điện năng lượng tái tạo ở quy mô lớn hơn. Xu hướng thế giới đang quay trở lại điện hạt nhân rất mạnh mẽ, trong vòng 10 năm tới chưa có công nghệ nào có thể thay thế được điện hạt nhân. Nếu không đưa quy định về điện hạt nhân vào luật, trong tương lai, khi muốn quay trở lại điện hạt nhân, chắc chắn không thể triển khai được những chủ trương lớn và không đảm bảo an ninh năng lượng, cũng như hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050 như cam kết của Chính phủ.

Nội dung mới nữa là quy định phát triển điện từ năng lượng mới căn cứ yêu cầu đảm bảo an ninh năng lượng và điều kiện cho phép về tiến bộ khoa học, kỹ thuật, nguồn nhân lực, khả năng tài chính của nền kinh tế, bổ sung quy định trong việc thực hiện sửa chữa, cải tạo, thay thế thiết bị của điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới.

Theo ông Nguyễn Quyết Chiến, Tổng thư ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, bên cạnh điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới, công nghệ lưu trữ điện cũng cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ phù hợp của Nhà nước. Từ đó, có cơ sở xây dựng chính sách cụ thể đẩy mạnh phát triển công nghệ này giúp khai thác hiệu quả hơn nguồn năng lượng tái tạo, góp phần giảm áp lực vận hành, điều độ hệ thống điện.

Điều 34 của Dự thảo quy định, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân phát triển điện tự sản, tự tiêu từ nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, để cung cấp cho nhu cầu phụ tải của tổ chức, cá nhân đó. Việc đưa quy định về điện tự sản, tự tiêu vào Dự thảo có thể làm cho các nhà đầu tư năng lượng tái tạo hiểu rằng, các loại hình điện năng lượng tái tạo khác ngoài điện năng lượng tái tạo tự sản, tự tiêu sẽ bị hạn chế và khó khăn khi muốn đầu tư, phát triển. “Như vậy là không phù hợp với chính sách, mục tiêu chuyển dịch năng lượng bền vững của Việt Nam”, ông Chiến góp ý.

Nhận xét các quy định về điện tự sản, tự tiêu thiếu mạch lạc, thậm chí có một số điều vô lý (như không được bán điện tự sản, tự tiêu cho các hộ khác), TS. Lê Hải Hưng (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho rằng, không nên đưa vấn đề điện tự sản, tự tiêu vào Dự thảo.

Theo Phó viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công thương), ông Nguyễn Đức Hạnh, với mục đích tối thượng là đảm bảo an ninh năng lượng trong tình hình mới, việc sửa đổi luật cần lưu ý tới một số yếu tố mới. Theo đó, các nguồn quy mô nhỏ, phân tán, mà chủ yếu là năng lượng tái tạo, phát triển rất mạnh mẽ và dần chiếm vai trò chủ đạo trong cung ứng điện. “Loại nguồn này có đặc điểm quy mô nhỏ, phân tán (trừ điện gió ngoài khơi) và mỗi dự án lại có những đặc điểm riêng về quy hoạch đất đai, hạ tầng, đấu nối, tiềm năng năng lượng sơ cấp, môi trường”, ông Hạnh lưu ý.

Việc phát triển năng lượng tái tạo, ông Hạnh nhận định, đang gặp phải những vấn đề, như trước đây, để xác định được danh mục các dự án năng lượng tái tạo, cần lập quy hoạch năng lượng tái tạo quốc gia, quy hoạch năng lượng tái tạo và quy hoạch phát triển điện lực các tỉnh, thành phố. Sau khi Luật Quy hoạch được áp dụng, chưa tiến hành lập các loại quy hoạch nêu trên. Do vậy, trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện lực quốc gia, việc xác định danh mục các dự án năng lượng tái tạo rất lúng túng, bị động, cơ sở khoa học chưa vững chắc.

Ông Nguyễn Đức Hạnh nhìn nhận, các nguồn này phần lớn do các nhà đầu tư tư nhân thực hiện, nên khó có thể kiểm soát tiến độ, chất lượng. Các luật hiện hành về đầu tư chỉ xem xét tới việc lựa chọn chủ đầu tư hoặc một nhà thầu cho một dự án cụ thể, chưa xem xét tới việc đấu thầu cạnh tranh phát triển giữa các dự án năng lượng tái tạo (đặc điểm của các dự án năng lượng tái tạo thường gắn liền với đất đai của nhà đầu tư cụ thể và những đầu tư ban đầu mà nhà đầu tư đã bỏ ra, nên rất khó để đấu thầu hay lựa chọn một nhà đầu tư khác cho vị trí đó).

“Nếu không có các điều chỉnh về luật pháp, cơ chế, thì sẽ rất khó khăn trong đảm bảo cung ứng điện”, ông Hạnh nhấn mạnh.

Trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ tám vào cuối năm nay, Dự thảo sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trong phiên họp tháng 8/2024.





Nguồn: https://baodautu.vn/hoan-thien-khung-chinh-sach-phat-trien-dien-nang-luong-tai-tao-d221923.html

Cùng chủ đề

Bộ Công Thương đã họp với cơ quan điều tra về 154 dự án điện mặt trời

Bộ Công Thương vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc ban hành bổ sung, cập nhập Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII. Báo cáo nêu rõ, ngày 30/8, Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với Cơ quan an ninh điều tra (A09), Bộ Công an về rà soát 154 dự án điện mặt trời được Thanh tra Chính phủ chuyển. Đây là các dự án được nêu trong kết luận của Thanh tra Chính phủ...

Bộ Công thương lý giải việc điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII

Bộ Công thương vừa đề nghị nhiều cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp liên quan nghiên cứu kỹ quy định của pháp luật và tham gia ý kiến với Dự thảo đánh giá tình hình thực hiện và chủ trương điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII. Quy hoạch Điện VIII được ban hành ngày 15/5/2023 và sau hơn 1 năm thực hiện, Bộ...

Lo thiếu điện, Bộ Công Thương đề xuất phát triển điện hạt nhân cỡ nhỏ

Mới đây, Bộ Công Thương có văn bản gửi các bộ, ngành và các bên liên quan đề nghị tham gia ý kiến cho dự thảo báo cáo Thủ tướng về đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch điện VIII. Tại báo cáo này, Bộ Công Thương đã liệt kê chi tiết tiến độ của những nguồn điện lớn. Cụ thể, với nguồn điện sử dụng khí trong nước và khí hóa lỏng tự nhiên (LNG), quy hoạch...

Cơ cấu nguồn điện nghiêng mạnh sang năng lượng tái tạo

Đến năm 2030, cơ cấu nguồn điện nghiêng mạnh sang các nguồn năng lượng tái tạo với tỷ lệ 27%, trong đó điện gió trên bờ chiếm 14,5% tổng công suất các nhà máy điện, điện gió ngoài khơi là 4%, điện mặt trời là 8,5%. Công suất lắp đặt năng lượng tái tạo lên tới 1.000 tỷ kW Theo dự kiến của Statista, sản lượng...

Nguy cơ thiếu điện nếu chậm đầu tư, Bộ Công Thương xin ý kiến sửa quy hoạch điện 8

Bộ Công Thương đang đề nghị các bộ ngành, tập đoàn năng lượng nhà nước và các đơn vị liên quan tham gia ý kiến với dự thảo báo cáo Thủ tướng về đánh giá tình hình thực hiện và chủ trương điều chỉnh quy hoạch điện 8.23 dự án điện khí, mới làm được 2 dự ánTheo dự thảo đang được...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lần đầu sau 10 năm, cổ đông Eximbank sắp nhận cổ tức bằng tiền

Lần đầu sau 10 năm, cổ đông Eximbank sắp nhận cổ tức bằng tiềnEximbank sẽ trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 3% (300 đồng/cổ phiếu), tương đương với số tiền xấp xỉ 522 tỷ đồng cho đợt cổ tức này. Cùng đó, Eximbank trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 7%. Eximbank chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt lần đầu...

Nhiều học sinh, sinh viên mắc bệnh hiểm nghèo được chi trả bảo hiểm y tế số tiền lớn

Nhiều học sinh, sinh viên mắc bệnh hiểm nghèo được chi trả bảo hiểm y tế số tiền lớnTheo báo cáo của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, tính đến năm học 2023-2024, đã có khoảng 19,1 triệu học sinh sinh viên tham gia bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ 97,8% tổng số học sinh sinh viên trên toàn quốc. Trong 6 tháng...

Khu công nghiệp Becamex Bình Định thu hút dự án hơn 80 triệu USD từ Singapore

Khu công nghiệp Becamex Bình Định thu hút dự án hơn 80 triệu USD từ SingaporeCông ty Future Enterprises (Singapore) vừa được cấp giấy chứng nhận đầu tư thực hiện Dự án Nhà máy sản xuất cà phê hòa tan sấy lạnh với tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng. Ông Amrish Rungta, Phó chủ tịch Tập đoàn Food Empire Holdings (bìa phải) trao...

Cách nhà đầu tư Nhật Bản định hình sản phẩm bất động sản tại Việt Nam

Cách nhà đầu tư Nhật Bản định hình sản phẩm bất động sản tại Việt NamSự có mặt ngày càng nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tại thị trường bất động sản Việt Nam dù qua thu mua, góp vốn hay trực tiếp làm dự án cũng mở ra bức tranh mới cho việc định hình loại sản phẩm, dịch vụ cung ứng. Hiện đại, tối ưu không...

EVNNPC sẵn sàng các phương án phòng chống bão Yagi

Toàn bộ các đơn vị trong EVNNPC đang theo dõi, nắm bắt thời tiết trên các phương tiện thông tin về đường đi và sức ảnh hưởng của bão số 3 để chủ động các phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Trong chiều ngày 5/9/2024, các đoàn công tác do Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng...

Bài đọc nhiều

Đà Nẵng nâng công suất mỏ khoáng sản, “giải khát” vật liệu cho dự án trọng điểm

Đà Nẵng nâng công suất mỏ khoáng sản, giải cơn "khát” vật liệu cho dự án trọng điểmĐể đáp ứng nhu cầu vật liệu cho các dự án trọng điểm, thành phố Đà Nẵng sẽ cho phép nâng công suất khai thác, xem xét gia hạn giấy phép cho nhiều mỏ khoáng sản. Thành phố Đà Nẵng vừa thông tin về các giải pháp đảm...

Giao đầu mối xử lý kiến nghị của UBND TP.HCM về Dự án đường Vành đai 4

Giao đầu mối xử lý kiến nghị của UBND TP.HCM về Dự án đường Vành đai 4Có ít nhất 11 nhóm cơ chế đặc thù do UBND TP.HCM đề xuất cấp có thẩm quyền cho phép áp dụng chung cho toàn bộ tuyến Vành đai 4 TP.HCM sẽ được 2 bộ, ngành liên quan xem xét. Ảnh minh hoạ Văn phòng Chính phủ vừa có Công...

VARS đề xuất ‘tịch thu’ đất dự án chậm tiến độ 24 tháng

Nhiều năm trở lại đây, khái niệm "nhà hoang", "biệt thự hoang", "khu đô thị hoang" ngày càng trở nên quen thuộc và phổ biến. Ở bất cứ đâu chúng ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp tình trạng này. Ngay tại các thành phố lớn, nơi được cho...

Giao đất cho huyện Mỹ Đức để xây khu đấu giá quyền sử dụng đất ở

Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định số 4551/QĐ-UBND ngày 30/8/2024 về việc giao 19.815,8m2 đất tại xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức (đã hoàn thành giải phóng mặt bằng) cho UBND huyện Mỹ Đức để thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất ở tại khu lô 3 Đồng Chùa, thôn Kinh Đào, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức. Vị trí, ranh...

tiếp tục giảm khi đồng USD tăng giá

Hợp đồng đồng ba tháng trên sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME) giảm 1,1% xuống còn 8.994 USD/tấn. Kim loại này đã đạt mức cao nhất trong phiên là 9.175,5 USD vào đầu ngày trước khi giảm. Nó đã kiểm tra mức kháng cự tại đường trung bình động 200 ngày và 21 ngày lần lượt là 9.127 USD và 9.113 USD, ngay sau khi dữ liệu được theo dõi chặt chẽ cho thấy việc làm của...

Cùng chuyên mục

Khu công nghiệp Becamex Bình Định thu hút dự án hơn 80 triệu USD từ Singapore

Khu công nghiệp Becamex Bình Định thu hút dự án hơn 80 triệu USD từ SingaporeCông ty Future Enterprises (Singapore) vừa được cấp giấy chứng nhận đầu tư thực hiện Dự án Nhà máy sản xuất cà phê hòa tan sấy lạnh với tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng. Ông Amrish Rungta, Phó chủ tịch Tập đoàn Food Empire Holdings (bìa phải) trao...

Khởi công căn hộ xanh – sức khỏe Essensia Sky do Phú Long làm chủ đầu tư

Phú Long là một trong những công ty bất động sản hàng đầu tại Việt Nam với các dự án đô thị và nghỉ dưỡng.Áp dụng các tiêu chuẩn ESG (môi trường - xã hội - quản trị doanh nghiệp) và hướng đến tính bền vững trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển dự án, Phú Long được đánh giá đã góp phần khai mở những giá trị mới cho vùng đất phía Nam TPHCM, đặc...

Du lịch Móng Cái đón hàng triệu du khách trở lại

Màn "lột xác" của thành phố vùng biênTrong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9, TP Móng Cái là một trong những điểm đến du lịch thu hút nhiều du khách nhất của tỉnh Quảng Ninh, với tổng lượng khách ước đạt 60.000 lượt, khách lưu trú đạt 20.000 lượt. Lũy kế từ đầu năm, thành phố vùng biên đã đón 2,7 triệu lượt khách, tăng 60% so với cùng kỳ.Ngoài phát huy các lợi thế vốn có của...

Cú hích mới cho các dự án PPP hạ tầng giao thông

Quá trình gọi vốn đầu tư cho các đại dự án đường bộ cao tốc sẽ trở lên thuận lợi hơn nếu việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) được cấp có thẩm quyền thông qua. Rào cản nâng đời cao tốc Chỉ đúng một tuần sau khi Cục Đường bộ Việt Nam...

CEO Nam Long: “Chiến lược quốc tế hóa là nền tảng vững chắc để vươn tầm”

Theo ông Lucas Ignatius Loh Jen Yuh, Tổng giám đốc Nam Long, tầm nhìn của công ty này là vươn tầm quốc tế, nhằm thiết lập chuẩn mực toàn cầu trong phát triển bất động sản.Là nhà quản trị có kinh nghiệm quản trị quốc tế, ông có quan điểm như thế nào sau nửa năm gia nhập thị trường Việt Nam?- Gia nhập thị trường bất động sản Việt Nam với "ngôi nhà mới" là Tập đoàn...

Mới nhất

Lần đầu sau 10 năm, cổ đông Eximbank sắp nhận cổ tức bằng tiền

Lần đầu sau 10 năm, cổ đông Eximbank sắp nhận cổ tức bằng tiềnEximbank sẽ trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 3% (300 đồng/cổ phiếu), tương đương với số tiền xấp xỉ 522 tỷ đồng cho đợt cổ tức này. Cùng đó, Eximbank trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 7%. ...

Quảng Trị xúc tiến 2 dự án do Italia tài trợ

Đó là Dự án Nâng cao năng lực thu gom, xử lý chất thải rắn bảo vệ môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực phía Bắc tỉnh Quảng Trị với tổng mức đầu tư 45 tỷ đồng và Dự án Cấp nước sạch và quản lý tài nguyên nước tại 3 xã ở huyện...

Phân bổ bước đầu 380 tỷ đồng hỗ trợ 20 địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Căn cứ tình hình thiệt hại và điều kiện thực tế của các địa phương, Ban Vận động...

Nhiều giải pháp công nghệ mới được giới thiệu tại Tech4life 2024

Ngày 10/9, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) cho biết, trong hai ngày 12-13/9, VINASA và Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Triển lãm và Hội nghị Tech4life 2024 với chủ đề “Công nghệ nâng tầm cuộc sống” tại Thành...

Phát hiện sốc về doanh trại quân đội La Mã 2.000 năm tuổi trên đỉnh núi

Các nhà nghiên cứu Thụy Sỹ đã phát hiện dấu tích của một doanh trại quân đội La Mã 2.000 năm tuổi nằm trên một dãy núi ở nước này.

Mới nhất