Trang chủNewsThời sựHoàn thiện Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên với...

Hoàn thiện Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên với chất lượng tốt nhất, trình Quốc hội thông qua

(TN&MT) – Các ĐBQH đề nghị làm rõ thêm các điều, khoản cụ thể nhằm tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên, bảo đảm yêu cầu tiến bộ, nhân văn, nhân đạo, thân thiện trong giải quyết các vụ án liên quan đến người chưa thành niên phạm tội.

231020241246-1023nd2-9-.jpg
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Ngày 23/10, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (NCTN). Các đại biểu cơ bản đánh giá cao chất lượng dự án Luật và thống nhất với Báo cáo tiếp thu, giải trình của UBTVQH, tuy nhiên đề nghị làm rõ thêm các điều, khoản cụ thể nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm yêu cầu tiến bộ, nhân văn, nhân đạo, thân thiện trong giải quyết các vụ án liên quan đến NCTN phạm tội.

Điều hành nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên. Ngay sau Kỳ họp, UBTVQH đã chỉ đạo việc nghiên cứu nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các vị ĐBQH để chỉnh lý và hoàn thiện dự thảo Luật, đã tổ chức một số cuộc Tọa đàm khoa học và nhiều cuộc làm việc với các cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan hữu quan, lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học, các cán bộ có kinh nghiệm trong các lĩnh vực có liên quan để có thêm thông tin và cơ sở thực tiễn phục vụ công tác tiếp thu, giải trình, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật.

231020241257-1023nd2-22-.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận

UBTVQH đã thảo luận và cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật này tại Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2024 và tổ chức Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách để thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo Luật, sau đó hoàn chỉnh dự thảo Luật, gửi xin ý kiến các Đoàn ĐBQH, các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo luật. Chính phủ cũng đã có văn bản góp ý, cơ bản thống nhất, có góp ý thêm và đã được tiếp thu.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, ngày 24/9/2024, Tòa án nhân dân tối cao có báo cáo gửi UBTVQH cơ bản thống nhất với việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên, có đề xuất chỉnh lý một số nội dung cụ thể và đã được tiếp thu. Ngày 4/10/2024, UBTVQH đã gửi đến các ĐBQH Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. Sau khi tiếp thu ý kiến của các vị ĐBQH, dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên trình Quốc hội tại Kỳ họp này có 11 chương và 176 điều, tăng 3 điều và chỉnh lý nhiều điều, khoản cụ thể so với dự thảo Luật trình tại Kỳ họp trước.

Qua thảo luận, các đại biểu cơ bản thống nhất với nội dung của dự thảo Luật trình tại Kỳ họp này và Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý của UBTVQH về dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên. Nhiều đại biểu tham gia góp ý quy định Cơ quan thường trực giúp việc cho Hội đồng quốc gia về tư pháp người chưa thành niên tại Điều 28. Đại biểu Huỳnh Thanh Phương – Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh đồng tình Cơ quan thường trực giúp việc cho Hội đồng quốc gia về tư pháp NCTN là Bộ Công an quy định tại khoản 1 Điều 28 của dự thảo Luật. Đại biểu cho rằng, việc giao Bộ Công an làm đầu mối trong công tác quản lý tư pháp NCTN là phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Mặt khác, việc tiếp nhận thụ lý thông tin ban đầu có liên quan đến NTCN, việc xem xét áp dụng các biện pháp xử lý chuyển hướng (XLCH) ngay giai đoạn đầu của quá trình thụ lý cũng do cơ quan Công an thực hiện.

231020241203-1023nd2-30-.jpg
Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp

Cùng quan điểm, đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cũng thống nhất giao Cơ quan thường trực giúp việc cho Hội đồng quốc gia về tư pháp NCTN là Bộ Công an. Quan tâm về biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng (Điều 52), đại biểu Phạm Văn Hòa đồng tình với Báo cáo giải trình, tiếp thu của UBTVQH, tán thành với quy định của dự thảo Luật về việc chuyển biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Điều 96 của Bộ luật Hình sự thành biện pháp XLCH. Đại biểu cho rằng, quy định như vậy rất phù hợp với tình hình nước ta hiện nay.

Tại dự thảo Luật sử dụng nhiều lần cụm từ “người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án” được sử dụng nhiều lần như tại các Điều 38, 42, 43…, nhưng chưa giải thích rõ thế nào là “có vai trò không đảng kể trong vụ án”. Vì vậy, đại biểu Nguyễn Minh Tâm, Phó Đoàn chuyên trách của Quảng Bình đề nghị Ban soạn thảo xem xét, giải thích rõ cụm từ này nhằm bảo đảm tính nghiêm minh, khách quan, công bằng trong áp dụng các biện pháp xử lý chuyển hướng.

231020241213-1023nd2-44-.jpg
Đại biểu Nguyễn Minh Tâm, Phó Đoàn chuyên trách của Quảng Bình

Về một số quy định đối với người chưa thành niên là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án. Đại biểu Tâm cho biết, tại khoản 3 Điều 38 của dự thảo Luật quy định người chưa thành niên là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án là một trong các trường hợp được áp dụng các biện pháp xử lý chuyển hướng. Tuy nhiên, tại dự thảo Luật chỉ có các (Điều 41quy định về khiển trách, 42 quy định xin lỗi bị hại và Điều 52 quy định giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với trường hợp có tính chất đặc biệt) có quy định biện pháp xử lý chuyển hướng đối với đối tượng này còn các biện pháp xử lý chuyển hướng khác từ Điều 43 đến 51 không quy định.

Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, cân nhắc có thể bổ sung quy định áp dụng một số biện pháp xử lý chuyển hướng khác đối với người chưa thành niên là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án, như Bồi thường một phần thiệt hại đối với người bị hại để bảo đảm tính răn đe; Hạn chế khung giờ đi lại để ngăn ngừa; Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng để giáo dục đạo đức, lối sống và tham gia điều trị hoặc tư vấn tâm lý (nếu có dấu hiệu sang chấn tâm lý)…

Tại Phiên họp, nhiều ý kiến cũng góp ý về vấn đề tách vụ án hình sự có NCTN phạm tội quy định tại Điều 140 của dự thảo Luật. Các đại biểu cơ bản đồng tình với việc tách vụ án hình sự có NCTN phạm tội để giải quyết, tuy nhiên cho rằng, đây là vấn đề lớn và còn nhiều ý kiến khác nhau. Các ý kiến đề nghị không quy định cụ thể thời điểm tách vụ án trong Luật và nên giao cho liên ngành tư pháp trung ương quy định chi tiết để bao quát các trường hợp trong thực tiễn giải quyết án. Đồng thời cần linh hoạt, tùy từng trường hợp, không nhất thiết vụ án nào cũng phải tách, khi xét thấy đã làm rõ hành vi phạm tội của NCTN và các tình tiết có liên quan thì mới tách vụ án hình sự để giải quyết.

231020241244-1023nd2-7-.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga giải trình, làm rõ một số vấn đề ĐBQH nêu

Giải trình, làm rõ một số vấn đề ĐBQH nêu, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, các ý kiến phát biểu của các ĐBQH rất sâu sắc, đề cập toàn diện, cụ thể đến các điểm, điều, khoản của dự án Luật. Qua trao đổi và thống nhất với Chánh án TANDTC, Cơ quan chủ trì soạn thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nêu rõ, Cơ quan chủ trì thẩm tra và Cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các ĐBQH. Sau Phiên họp này, hai cơ quan sẽ phối hợp với các cơ quan hữu quan nghiên cứu kỹ ý kiến của từng ĐBQH chỉnh lý dự thảo Luật và tham mưu UBTVQH báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của ĐBQH, trình Quốc hội trước khi thông qua tại Kỳ họp này.

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, với không khí thảo luận sôi nổi, khẩn trương, các ĐBQH đã phát biểu rất tâm huyết, thẳng thắn, trí tuệ, tập trung vào các nội dung trọng tâm với tinh thần xây dựng và trách nhiệm cao. Qua các ý kiến phát biểu cho thấy, các ĐBQH đánh giá cao chất lượng hồ sơ chuẩn bị, tài liệu dự án Luật trình Quốc hội, cơ bản thống nhất với Báo cáo tiếp thu, giải trình và dự thảo Luật.

231020241238-1023nd2-1-.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu kết luận Phiên họp

Đồng thời các vị ĐBQH đã phân tích sâu sắc, làm rõ thêm nhiều nội dung đề xuất cụ thể việc tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý một số từ ngữ, thuật ngữ, điều khoản, nội dung cụ thể trong dự thảo Luật nhằm tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Luật phù hợp, khoa học và khả thi hơn, bảo đảm yêu cầu tiến bộ, nhân văn, nhân đạo, thân thiện trong giải quyết các vụ án liên quan đến NCTN phạm tội, bảo đảm lợi ích tốt nhất đối với NCTN như đã được khẳng định trong các Nghị quyết của Đảng, Hiến pháp năm 2013, tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, trong quá trình thảo luận dự án Luật này từ Kỳ họp thứ 7 đến nay, nhiều ĐBQH đã nhận định việc Quốc hội xem xét, thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên sẽ không chỉ là thành tựu nổi bật đối với lĩnh vực cải cách tư pháp của Việt Nam mà còn là dấu ấn của Quốc hội khóa XV. UBTVQH sẽ tổ chức tổng hợp đầy đủ ý kiến thảo luận và sẽ chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu thấu đáo, kỹ lưỡng ý kiến của các ĐBQH, các Đoàn ĐBQH để hoàn thiện dự thảo Luật, báo cáo UBTVQH xem xét, thảo luận vào thời gian giữa hai đợt họp của Quốc hội để hoàn thiện dự thảo Luật với chất lượng tốt nhất, trình Quốc hội xem xét, thông qua.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/hoan-thien-du-thao-luat-tu-phap-nguoi-chua-thanh-nien-voi-chat-luong-tot-nhat-trinh-quoc-hoi-thong-qua-382034.html

Cùng chủ đề

Đề xuất chưa xem xét tăng lương hưu, lương khu vực công trong năm 2025

Ngày 22/10, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025, kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 3 năm 2025-2027. Bố trí đủ chi trả lương cho khu vực công, lương...

Làm mới động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy mạnh mẽ động lực tăng trưởng mới

Tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược, nhất là về thể chế Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, năm 2024, triển khai các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội; với phương châm “Kỷ cương trách nhiệm,...

Chuẩn bị mọi mặt để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

(TN&MT) – Phát biểu tại phiên Khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khoá XV, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho rằng đất nước cũng đang đứng trước cánh cửa lịch sử để bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc và đề nghị các vị đại biểu Quốc hội phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, đổi mới, hoàn thành xuất sắc trọng trách của mình để xây...

Phát huy hiệu quả cơ chế, chính sách vượt trội để Hà Nội phát triển

Tham gia buổi tiếp xúc cử tri có Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà; Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Thu Hà; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai. Cử tri kiến nghị nhiều vấn đề dư luận quan tâm Tại buổi tiếp xúc, cử tri quận Hoàng Mai và huyện Gia Lâm đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết về các vấn đề...

định hướng lại sản xuất nông nghiệp Hà Nội

Góc tiếp cận nông nghiệp mới Không chỉ tại Hà Nội mà trên phạm vi cả nước, nông nghiệp vẫn luôn được xem là trụ đỡ của nền kinh tế. Là Thủ đô, nhưng diện tích đất nông nghiệp của Hà Nội hiện vẫn chiếm tới 70% tổng diện tích đất tự nhiên; tỷ lệ dân số nông thôn chiếm đến 1/2 tổng dân số. Những yếu tố trên cho thấy, dù đô thị hoá, công nghiệp hoá của Hà...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước

(TN&MT) - Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 – 2025. ...

Quốc hội thảo luận về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất

Sáng 23/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra về nội dung này. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng

Sáng 23/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga từ ngày 23-24/10/2024 theo lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Nhóm BRICS năm 2024. ...

Mở rộng Khu công nghệ thông tin tập trung Công viên phần mềm Đà Nẵng

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1238/QĐ-TTg ngày 22/10/2024 phê duyệt mở rộng Khu công nghệ thông tin tập trung Công viên phần mềm Đà Nẵng. Cụ thể, phê duyệt mở rộng Khu công nghệ thông tin tập trung Công viên phần mềm...

Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người

Chiều 22/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Luật Phòng, chống mua bán người, đồng thời thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật này. ...

Bài đọc nhiều

Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn: Nhìn từ chính sách

Chip bán dẫn nói riêng, ngành bán dẫn nói chung được ví như "hạt gạo," bởi nó nuôi sống toàn bộ các lĩnh vực khác nhau trong kỷ nguyên công nghệ, là chìa khóa cho các công nghệ số trong tương lai. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi để phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn, trở thành bộ phận quan trọng trong chuỗi cung ứng...

Đề xuất lập Trung tâm dữ liệu quốc gia thuộc Bộ Công an

Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu đi "vòng” qua Nam Định, kết nối khu vực đồng bằng sông Hồng và các tỉnh duyên hải phía Bắc. Phù hợp quy hoạch địa phương, có tiềm năng phát triển mới Chính phủ vừa trình Quốc hội hồ sơ chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án (báo cáo NCTKT),...

Vì sao CSGT đề xuất tăng 6 lần mức phạt người điều khiển xe máy vượt đèn đỏ?

Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an đang tham mưu xây dựng,...

Lễ bàn giao công tác Chủ tịch nước

Sáng 22/10, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức trọng thể Lễ bàn giao công tác giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường. Dự lễ có Thủ tướng Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng cùng lãnh đạo các ban, bộ ngành Trung ương. Vnews

Công điện hỏa tốc yêu cầu ứng phó bão Trà Mi sắp vào Biển Đông

Theo dự báo, khoảng ngày 25.10, cơn bão có tên quốc tế là Trà Mi sẽ vượt qua đảo Luzon (Philippines) để đi vào Biển Đông. Miền Trung tiếp tục mưa lớn Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 22.10, ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa tính từ 19 giờ ngày 21.10 đến 3 giờ ngày 22.10 có nơi trên 40 mm như: Kỳ...

Cùng chuyên mục

Cần sử dụng 10.827 ha đất cho đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có nhu cầu sử dụng đất khoảng 10.827 ha. Ngày 23.10, thừa ủy quyền của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy trình bày Tờ trình về việc trình Quốc hội quyết định chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo...

Đẩy mạnh tuyên truyền văn kiện của Đảng thông qua các kênh thông tin báo chí

(CLO) Đó là nội dung được nhấn mạnh trong Hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền văn kiện của Đảng” do Ban Tuyên giáo tỉnh Tuyên Quang tổ chức vào sáng 23/10. ...

Liên hợp quốc lý giải vì sao dân số Ukraine giảm 10 triệu người trong xung đột

(CLO) Theo báo cáo của Liên hợp quốc, dân số Ukraine đã giảm tới 10 triệu người, tương đương khoảng 1/4 dân số trước xung đột với Nga, chủ yếu do người dân rời bỏ đất nước, tỷ lệ sinh giảm và tử vong tăng. ...

Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy vai trò Người có uy tín (Bài...

Ông Bùi Văn Hợp, Phó trưởng Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi cho biết, ngoài ông Bùi Văn Rậu  huyện Kim Bôi còn có rất nhiều điển hình Người có uy tín tiêu biểu trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS như: ông Triệu Lục Liên, dân tộc Dao (thôn Bà Rà, xã Hùng Sơn); ông Dương Minh...

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Kazan, bắt đầu chuỗi hoạt động tại Nga

(Dân trí) - Trong hai ngày đến Nga tham dự Hội nghị BRICS theo lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có nhiều cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo cấp cao các nước. Ngày 23/10, chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam hạ cánh xuống sân bay quốc tế Kazan (Nga), chuẩn bị tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo Nhóm...

Mới nhất

Bac A Bank triển khai combo ‘siêu ưu đãi’ dành cho doanh nghiệp bảo lãnh

Bước vào giai đoạn tăng tốc bứt phá doanh thu cuối năm, BAC A BANK triển khai chiến dịch “Đồng hành thịnh vượng cùng doanh nghiệp bảo lãnh” - bao gồm chương trình ưu đãi phí bảo lãnh cùng gói Combo giải pháp tài chính vượt trội; nhằm tăng cường năng lực cho doanh nghiệp để dễ dàng hiện...

Liên kết vùng để nâng cao năng lực xuất khẩu gạo

Giá trị xuất khẩu gạo tăng theo từng năm Theo ông Trần Thanh Tuấn, Phó Phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương tỉnh An Giang) cho biết, An Giang là một trong 13 tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lúa lớn đứng thứ...

Hàn Quốc, Nhật Bản đã lấn biển thành công ra sao

Khu vực quanh vịnh Tokyo tăng diện tích lên 15%, sân bay quốc tế Kansai được xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo tại vịnh Osaka (Nhật Bản), hay Songdo...

Đẩy mạnh tuyên truyền văn kiện của Đảng thông qua các kênh thông tin báo chí

(CLO) Đó là nội dung được nhấn mạnh trong Hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền văn kiện của Đảng” do...

Mới nhất