Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHoàn thiện cơ chế tuyển dụng, đãi ngộ để giáo viên được...

Hoàn thiện cơ chế tuyển dụng, đãi ngộ để giáo viên được thụ hưởng mức lương tương xứng

Hoàn thiện cơ chế chính sách tuyển dụng, đãi ngộ để giáo viên được thụ hưởng mức lương tương xứng với công sức của mình, nhất là giáo viên mầm non, những người đang công tác ở vùng sâu, vùng xa…

Hoàn thiện cơ chế tuyển dụng, đãi ngộ để giáo viên được thụ hưởng mức lương tương xứng - Ảnh 1.

Thủ tướng gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu trên toàn quốc – Ảnh: VGP

Chiều 15-11, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu trên toàn quốc nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.

Sẽ báo cáo Trung ương bổ sung biên chế ngành giáo dục

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết tính cả khối công lập và ngoài công lập, trên cả nước hiện có 1,6 triệu nhà giáo ở tất cả các cấp. Đội ngũ nhà giáo không ngừng đổi mới, sáng tạo, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Các địa phương, cơ sở giáo dục đã có chính sách riêng để thu hút, hỗ trợ nhà giáo.

Tuy nhiên, ông Sơn nhìn nhận vẫn còn đó nhiều thách thức đặt ra, trong đó có việc tạo hành lang pháp lý đảm bảo được vai trò, vị thế, quyền lợi của nhà giáo đáp ứng trong giai đoạn phát triển mới.

Vì vậy, bộ trưởng nhấn mạnh tới đây sẽ báo cáo Trung ương bổ sung biên chế ngành giáo dục, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên. Tăng cường kiểm tra, thanh tra công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ, công tác triển khai thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo tại các địa phương.

Cô Nguyễn Thị Chuyên, giáo viên Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Mường Toong số 1 (huyện Mường Nhé, Điện Biên), cho hay những năm gần đây có nhiều trường được xây dựng, với các trang thiết bị dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu là nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước.

Còn theo thầy Nguyễn Anh Nhật – giáo viên Trường trung học cơ sở thị trấn Tuy Phước (Bình Định), trong suốt 22 năm công tác tại tỉnh Bình Định đã luôn nhận được sự quan tâm, chia sẻ của các đồng nghiệp.

“Trong buổi gặp mặt hôm nay tôi mong muốn tất cả các đồng nghiệp cùng cố gắng hơn nữa để góp phần cho sự nghiệp giáo dục, không phụ lòng mong mỏi của học sinh, nhân dân, lãnh đạo Đảng và Nhà nước”, thầy Nhật bày tỏ.

Cô Bùi Thị Loan, giảng viên bộ môn tâm lý Trường đại học Hùng Vương (Phú Thọ), bày tỏ bản thân cần không ngừng nỗ lực trau dồi về chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức, các hành vi ứng xử phù hợp với giảng viên giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ và đổi mới sáng tạo nghiên cứu khoa học. 

Qua đó, cô Loan mong muốn truyền lửa khát khao nghiên cứu khoa học tới sinh viên, học sinh và giúp các em tự tin hình thành trí tuệ, bản lĩnh.

Hoàn thiện cơ chế tuyển dụng, đãi ngộ để giáo viên được thụ hưởng mức lương tương xứng - Ảnh 3.

Thủ tướng nhấn mạnh cần có cơ chế chính sách cho nhà giáo – Ảnh: VGP

Hoàn thiện chính sách, quan tâm chăm lo cho nhà giáo

Chia sẻ với những tâm sự của các thầy cô, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng chào đón các thầy cô giáo tiêu biểu, những người đã có nhiều đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước.

Theo Thủ tướng, qua những chia sẻ chân thành, xúc động của các thầy, cô về chuyện đời, chuyện nghề, có thể thấy rằng các thầy, các cô là những nhà giáo có nhiều thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Thầy cô là những hạt nhân nòng cốt lan tỏa những giá trị tốt đẹp tới học sinh; thực sự là những tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo, tận tâm, tận hiến cho sự nghiệp trồng người.

Hướng tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, với quan điểm giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, Thủ tướng nhấn mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, đạt tới trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.

Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo với phương châm “Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, chủ thể – Thầy cô giáo là động lực – Nhà trường làm bệ đỡ – Gia đình là điểm tựa – Xã hội là nền tảng”.

Theo đó, các nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện là quan tâm, chăm lo, hỗ trợ để ngành giáo dục thực hiện có chất lượng các nhiệm vụ chiến lược, trong đó có hoàn thiện Luật Nhà giáo. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường và giáo dục.

Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ làm công tác giáo dục và đào tạo, hoàn thiện cơ chế chính sách tuyển dụng, đãi ngộ để giáo viên được thụ hưởng mức lương tương xứng với công sức của mình, nhất là giáo viên mầm non, những người đang công tác ở vùng sâu, vùng xa, khó khăn, các nhà giáo giảng dạy ngành nghề nặng nhọc, độc hại, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên cục bộ…

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu cần hoàn thiện thể chế ngành giáo dục phù hợp tình hình đất nước, khả thi. Có cơ chế huy động nguồn lực để nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục tương xứng, để đội ngũ giáo viên ngày càng có chất lượng, toàn diện, yêu nghề hơn, bảo đảm phù hợp, thích ứng tình hình hội nhập quốc tế.

Hoàn thiện cơ chế tuyển dụng, đãi ngộ để giáo viên được thụ hưởng mức lương tương xứng - Ảnh 4.Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyên dương thầy cô giáo tiêu biểu

‘Nhiệm vụ giáo dục ở vùng sâu, vùng xa và những trường chuyên biệt còn nhiều thử thách, thiếu thốn, bất cập, nên cần hơn hết những nhà giáo tiên phong, lĩnh xướng nhận nhiệm vụ đó’, Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi chia sẻ với các nhà giáo.



Nguồn: https://tuoitre.vn/hoan-thien-co-che-tuyen-dung-dai-ngo-de-giao-vien-duoc-thu-huong-muc-luong-tuong-xung-20241115192229883.htm

Cùng chủ đề

Tác động tích cực từ việc ứng dụng công nghệ trong giảng dạy

Bình Dương – một trong những thành phố thông minh tiên phong tại Việt Nam – đang từng bước thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục với sự đồng lòng của đội ngũ giáo viên tâm huyết.

Tâm thế người thầy trong kỷ nguyên số

Việc chuyển mình của giáo viên trong kỷ nguyên số đã và đang tạo ra những thay đổi căn bản trong phương thức dạy và học, cũng như những thách thức và cơ hội mới cho nghề giáo.

‘Nghề giáo và sự nghiệp trồng người cao quý nhưng vất vả’

Bộ GD-ĐT phối hợp với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức gặp mặt các nhà giáo tham gia chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” và nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp trung ương năm 2024. Anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam cho hay, chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024 tuyên dương 60 thầy cô giáo tiêu biểu. Bên cạnh đó, 99 nhà...

Lòng yêu nghề và tình yêu thương học sinh là phẩm chất cốt lõi của một người thầy

Dù xã hội có thay đổi nhưng sự tận hiến, lòng yêu nghề và tình yêu thương học sinh vẫn là phẩm chất cốt lõi của người thầy, giúp tạo ra một môi trường học tập tích cực.

Truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam năng động, đổi mới đến Hội nghị G20

Sự tham dự và phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam năng động, đổi mới, sẵn sàng chung vai gánh vác những trách nhiệm toàn cầu. Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil, Chủ tịch G20 năm 2024 Luiz Inácio Lula da Silva và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Dominica Luis Abinader và Phu nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thanh niên TP.HCM giao lưu cùng hai người treo cờ Việt Nam trên nhà thờ Đức Bà Paris

Buổi gặp gỡ không chỉ là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, mà còn thắp lên trong lòng thế hệ thanh niên TP niềm tự hào dân tộc và luôn nhớ về một thời chiến đấu đầy oai hùng, vinh quang. Buổi...

Saigon Co.op tổ chức tuần lễ trái cây tri ân ngày nhà giáo Việt Nam

Siêu thị giảm giá 20-25% cho hơn 100 loại trái cây, dành tặng hàng ngàn phần quà cho khách hàng thành viên trong khuôn khổ chương trình “Tri ân triệu cảm xúc". ...

Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam chăng dây, đặt biển báo khắp các hiện vật trưng bày

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam ngày 15-11, rất nhiều khu vực trưng bày hiện vật đã được chăng dây, đặt biển thông báo để khách tham quan không xâm phạm. ...

Thu hồi bằng cử nhân văn học của ‘phó hiệu trưởng’ Trường đại học Kinh Bắc

Trước khi bị hủy văn bằng cử nhân văn học, bà Đào Thị Bích Thủy từng được phó chủ tịch Hội đồng trường Trường đại học Kinh Bắc ký quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm giữ chức vụ phó hiệu trưởng, kiêm chánh văn phòng của trường. ...

Bộ Công Thương lý giải việc cần tái khởi động điện hạt nhân

Nếu Luật Điện lực (sửa đổi) chậm được thông qua, chúng ta không có cách nào bảo đảm an ninh năng lượng điện, chưa nói đến mục tiêu Net Zero, theo Bộ Công Thương. Tại báo cáo tiếp thu, giải trình các ý kiến...

Bài đọc nhiều

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

‏ Mang ‘Trường học hạnh phúc’ tới với thầy và trò xứ Nghệ ‏

‏Dự án “Trường học hạnh phúc” năm học 2024 - 2025 đã chính thức được khởi động tại Trường Tiểu học Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Dự án hứa hẹn sẽ mang lại một môi trường học tập tốt hơn, tạo cơ hội giúp các em học sinh được phát triển toàn diện.‏ ...

GS.NGND Đoàn Quỳnh qua đời

GS.NGND Đoàn Quỳnh - một nhà trí thức uyên bác, tài hoa, am hiểu nhiều lĩnh vực toán học và giáo dục toán học đã qua đời vào hồi 14h25 ngày 12/11. GS Đoàn Quỳnh là một trí thức thuần túy; dù bắt gặp ông trong khoảnh khắc nào, ta đều thấy toát lên cốt cách của một người trí thức. Ông thuộc về số rất ít những ngoại lệ của các “định luật số đông” mỗi người diễn nhiều...

Việt Nam rớt xuống nhóm các nước thông thạo tiếng Anh thấp nhất toàn cầu

Đây là kết quả được công bố từ báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm 2024 (EPI), của tổ chức giáo dục Education First Việt Nam (EF Việt Nam) vào ngày 13/11. Cụ thể, chỉ số thành thạo tiếng Anh của Việt Nam năm nay đạt 498 điểm, xếp thứ 63/116 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá và nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp. Vị trí số 1 năm nay...

Cùng chuyên mục

Hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu

Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc...

Nhiều ngành cần nhân lực, tuyển sinh rất chật vật

Tại hội thảo thảo gắn kết trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ chiều 15/11, các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục đại học đã trao đổi kinh nghiệm, đề xuất giải pháp cho vấn đề này. Đào tạo chưa bám sát nhu cầu Giám đốc Đại học Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Vũ thông tin Đại học Đà Nẵng coi trọng chất lượng đào tạo...

Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội bất ngờ thu hồi 1 bằng Cử nhân: Lý do là gì?

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa có quyết định thu hồi bằng cử nhân của một người đang làm việc tại Trường Đại học Kinh Bắc là bà Đào Thị Bích Thuỷ. ...

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương thăm, chúc mừng Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa

(NLĐO)- Thay mặt cho lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Phan Xuân Thủy đã thăm hỏi tình hình công tác, hoạt động dạy và học của nhà trường ...

Thu hồi bằng cử nhân văn học của ‘phó hiệu trưởng’ Trường đại học Kinh Bắc

Trước khi bị hủy văn bằng cử nhân văn học, bà Đào Thị Bích Thủy từng được phó chủ tịch Hội đồng trường Trường đại học Kinh Bắc ký quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm giữ chức vụ phó hiệu trưởng, kiêm chánh văn phòng của trường. ...

Mới nhất

Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Mang tên "Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản', bộ sưu tập độc đáo đến từ thượng hiệu lụa DeSilk đã được giới thiệu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam vào chiều 15/11.

Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội bất ngờ thu hồi 1 bằng Cử nhân: Lý do là gì?

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa có quyết định thu hồi bằng cử nhân của một người đang làm việc...

Số người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Từ đầu năm đến nay cả nước có gần 1,1 triệu người rút bảo hiểm xã hội một lần, so với cùng kỳ năm 2023 giảm 7.599 người. Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, tính đến ngày 4/11, cả nước có 19,365 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), tăng 11,39% so với cùng kỳ năm...

Nhã Phương muốn cùng ông xã Trường Giang tham gia chương trình Mái ấm gia đình Việt

Chứng kiến sự cơ cực của các em nhỏ mồ côi trong chương trình...

Mới nhất