Trang chủNewsThời sựHoạch định chính sách từ kết quả điều tra thực trạng kinh...

Hoạch định chính sách từ kết quả điều tra thực trạng kinh tế hộ DTTS: Đẩy lùi hủ tục từ các giải pháp đa chiều (Bài 2)


Hoạch định chính sách từ điều tra thực trạng kinh tế hộ DTTS: Thúc đẩy giải quyết vấn đề tảo hôn (Bài 2)
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện hiệu quả Đề án 489 và Tiểu dự án 2 – Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719.

Can thiệp từ chính sách

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là vấn đề xã hội tồn tại dai dẳng, gây những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe bà mẹ, trẻ em; làm suy giảm chất lượng dân số; ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực; và là một trong những lực cản đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và sự phát triển bền vững của vùng DTTS và miền núi.

Cuộc điều tra thu thập thông tin thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS lần đầu tiên (năm 2015) đã đưa ra kết quả, trong 210.197 người DTTS kết hôn trong năm 2014, thì có 55.894 người kết hôn khi chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình (tảo hôn), chiếm tỷ lệ 26,6%. Trong đó, có những dân tộc có tỷ lệ tảo hôn cao như: Mông (59,7%); Xinh Mun (56,3%); La Ha (52,8%); Rơ Măm, Brâu (50,0%),…

“Khó khăn về kinh tế là một yếu tố rõ ràng dẫn đến tảo hôn ở các DTTS. Hôn nhân được coi đồng nghĩa với việc mang lại an ninh về sinh kế. Các em gái DTTS sau khi kết hôn sẽ trở thành lao động chính trong gia đình nhà chồng và làm hầu hết công việc nội trợ, chăm sóc”.

Báo cáo rà soát 05 năm thực hiện Đề án 498 của UN Women tại Việt Nam và Vụ Dân tộc thiểu số.

Thông tin điều tra, thu thập được là một trong những cơ sở để nghiên cứu, xây dựng chính sách giải quyết tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS và miền núi.

Trước năm 2020, một số chương trình, đề án, dự án nhằm can thiệp giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS và miền núi đã được ban hành, triển khai; nổi bật trong đó là Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong khu vực DTTS giai đoạn 2015 – 2025”, được phê duyệt tại Quyết định số 498/QĐ-TTg, ngày 14/4/2015 (Đề án 498).

Tuy nhiên, Đề án 498 được xây dựng, ban hành trước thời điểm có kết quả của cuộc điều tra thu thập thông tin thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS lần thứ nhất (ngày 30/12/2015, Tổng cục Thống kê mới có báo cáo kết quả sơ bộ). Do đó, Đề án 498 chỉ đưa ra 05 nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện; chưa thể hiện rõ các hoạt động can thiệp nhằm giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở vùng DTTS và miền núi. Hơn nữa, việc bố trí kinh phí để thực hiện Đề án 498 ở các địa phương bị thiếu hụt, bị động.

Kết quả rà soát 05 năm thực hiện Đề án 498 thể hiện rõ: Từ năm 2015 đến năm 2020, Thanh Hóa là tỉnh bố trí nguồn kinh phí cao nhất trong các địa phương để triển khai Đề án 498 (5,081 tỷ đồng); thấp nhất là tỉnh Quảng Ninh (188 triệu đồng), kế đó là An Giang (200 triệu đồng)… Đây là báo cáo rà soát được thực hiện bởi Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam và Vụ Dân tộc thiểu số – Ủy ban dân tộc, xuất bản lần đầu năm 2020.

Hoạch định chính sách từ điều tra thực trạng kinh tế hộ DTTS: Thúc đẩy giải quyết vấn đề tảo hôn (Bài 2) 2
Ảnh minh họa

Sự can thiệp từ chính sách chưa đủ mạnh nên đến năm 2019, kết quả từ cuộc điều tra, thu thâp thông tin thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS lần thứ hai cho thấy, mặc dù tình trạng tảo hôn đã giảm, nhưng vẫn còn ở mức cao, cứ 10 người DTTS kết hôn thì có 2 người tảo hôn. Giai đoạn 2014 – 2018, bình quân mỗi năm giảm được 1% tỷ lệ tảo hôn, chưa đạt mục tiêu đề của Đề án 498 (giảm từ 2 – 3%/năm). Các dân tộc có tỷ lệ tảo hôn cao, dù đã giảm so với trước, nhưng vẫn ở mức cao: Mông (51,5%), Xinh Mun (44,8%),…

Tác động cụ thể hơn từ số liệu rõ ràng

Trong Báo cáo rà soát 05 năm thực hiện Đề án 498, do UN Women tại Việt Nam và Vụ Dân tộc thiểu số (Ủy ban dân tộc) thực hiện có nêu rõ, một trong những nguyên nhân khiến các hoạt động giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống chưa đạt mục tiêu là do “thiếu thông tin, số liệu phản ánh chính xác, có hệ thống về thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở các địa phương”.

Đây cũng là vấn đề được Tổng cục Thống kê và Ủy ban Dân tộc đặc biệt lưu ý khi thực hiện cuộc điều tra thu thập thông tin thực trạng kinh tế – xã hội 53 DTTS lần thứ hai – năm 2019. Trong lần điều tra này, để nhận diện rõ tình trạng tảo hôn, điều tra viên không chỉ xác định độ tuổi kết hôn của toàn vùng và của các dân tộc mà còn thu thập thông tin về trình độ chuyên môn kỹ thuật của người DTTS tảo hôn.

Việc điều tra thông tin này là nhằm định hướng xây dựng, triển khai các chính sách nhằm nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật cho đồng bào DTTS từ đó góp phần giảm thiểu các hủ tục lạc hậu trong vùng DTTS, trong đó có tình trạng tảo hôn.

Tiểu dự án 2 – Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719 đặt mục tiêu: Giảm bình quân 2% – 3%/năm số cặp tảo hôn và 3% – 5%/năm số cặp kết hôn cận huyết thống đối với các địa bàn, DTTS có tỷ lệ tảo hôn, kết hôn cận huyết thống cao; đến năm 2025, phấn đấu ngăn chặn, hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS và miền núi.

Từ kết quả điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế – xã hội 53 DTTS lần thứ hai – năm 2019, để đạt được kết quả cao hơn trong thực hiện Đề án 498, Ủy ban Dân tộc đã tham mưu Chính phủ tích hợp nội dung của Đề án thành một tiểu dự án trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTSvà miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Tiểu dự án 2 – Dự án 9).

Đặc biệt, từ những số liệu cụ thể của cuộc điều tra năm 2019, Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê đã tiến hành phân tích các nguyên nhân để đề ra các giải pháp chính sách can thiệp để giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: 2021 – 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg (Chương trình MTQG 1719) đã quy định rõ các nội dung hoạt động và các đối tượng áp dụng triển khai Tiểu dự án 2 – Dự án 9; kinh phí thực hiện cũng được bố trí cho cả giai đoạn 2021 – 2020 (hơn 727,7 tỷ đồng).

Triển khai Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 nhiều địa phương đã có cách làm rất đa dạng, hiệu quả, qua đó góp phần giảm tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Đơn cử tại Lào Cai, năm 2023, Lào Cai còn 112 người chưa đủ tuổi kết hôn sống chung với nhau, giảm hơn 30% so với năm 2022. Còn tại huyện Đồng Văn của tỉnh Hà Giang – địa phương có trên 97% dân số là đồng bào DTTS, trong đó dân tộc Mông chiếm 87%, nếu như ở giai đoạn 2018 – 2021, trên địa bàn huyện xảy ra 738 vụ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, thì đến giai đoạn 2021 – 2023, toàn huyện giảm xuống còn 237 vụ…

Xây dựng các giải pháp can thiệp đa chiều

Tại thời điểm này, Tổng cục Thống kê và Ủy ban Dân tộc đang triển khai điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS lần thứ ba – năm 2024. Cuộc điều tra bắt đầu từ ngày 01/7 và kết thúc ngày 15/8, trên phạm vi 54 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Kết quả điều tra sẽ đưa ra những chứng cứ chính xác để đánh giá những kết quả đạt được cũng như những khó khăn, tồn tại sau 10 năm triển khai Đề án 498; 05 năm thực hiện Tiểu dự án 2 – Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719.

Sau đó các bên liên quan sẽ tiến hành phân tích các số liệu, thông tin thu thập được, từ đó tham mưu xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách phù hợp để giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS và miền núi cho giai đoạn 2026 – 2030.

Cũng cần xác định rằng, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS đã tồn tại từ rất lâu đời, là tập tục đã ăn sâu vào lối sống và quan niệm hôn nhân của mỗi cá nhân, cộng đồng. Việc xóa bỏ tảo hôn là công việc rất khó khăn, đòi hỏi phải có cách tiếp cận toàn diện và hệ thống giải pháp đồng bộ và kiên trì thực hiện.

Hoạch định chính sách từ điều tra thực trạng kinh tế hộ DTTS: Thúc đẩy giải quyết vấn đề tảo hôn (Bài 2) 3
Cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS lần thứ ba – năm 2024 có ý nghĩa đặc biệt quan trong cho việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế – xã hội nói chung, đối với việc thực hiện mục tiêu giảm tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở vùng DTTS và miền núi nói riêng. (Trong ảnh: Điều tra viên thu thập thông tin tại hộ dân xã Nhạn Môn, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn ngày 01/7/2024)

Các chuyên gia, thời gian tới cần đặt vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong bối cảnh rộng lớn và đa chiều hơn. Trong đó, cần tiếp tục nghiên cứu toàn diện và sâu sắc hơn về tình hình, nguyên nhân của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở từng cộng đồng, từng nhóm dân tộc, từng địa phương (nghiên cứu, lập bản đồ và đánh giá), làm căn cứ cho đề xuất các chiến lược, giải pháp can thiệp, ứng phó phù hợp; kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để có thể xác định chính xác những nguyên nhân của tảo hôn và kết hôn cận huyết thống ở các cộng đồng, các địa phương khác nhau.

Để thực hiện được những giải pháp này, thì cần có những số liệu, thông tin chính xác. Vì vậy, cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS lần thứ ba – năm 2024 có ý nghĩa đặc biệt quan trong cho việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế – xã hội nói chung, đối với việc thực hiện mục tiêu giảm tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở vùng DTTS và miền núi nói riêng.

Kết quả điều tra năm 2024 sẽ tác động đến việc triển khai Tiểu dự án 2 – Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719. Từ thông tin thu thập được, các cơ quan, đơn vị thực hiện sẽ phân tích nhu cầu của nhóm đối tượng nam và nữ trong cộng đồng DTTS trước khi triển khai xây dựng kế hoạch, nội dung, phương pháp, công cụ, tài liệu tập huấn và truyền thông về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS; biên soạn tài liệu truyền thông đơn giản, dễ hiểu, trọng tâm và phù hợp với trình độ của cán bộ và người dân vùng DTTS; đồng thời có những hoạt động, hình thức tuyên truyền đặc thù, gắn với những tình huống phát sinh trong đời sống hằng ngày, phù hợp với tập quán, văn hóa của đồng bào các DTTS.

Hoạch định chính sách từ kết quả điều tra thực trạng kinh tế hộ DTTS: Giải quyết các vấn đề dân số và phát triển (Bài 1)





Nguồn: https://baodantoc.vn/hoach-dinh-chinh-sach-tu-ket-qua-dieu-tra-thuc-trang-kinh-te-ho-dtts-day-lui-hu-tuc-tu-cac-giai-phap-da-chieu-bai-2-1722573585954.htm

Cùng chủ đề

Bộ GD-ĐT lưu ý duy trì sĩ số học sinh sau Tết Nguyên đán

Sau dịp Tết Nguyên Đán có hiện tượng học sinh bỏ học ở một số địa phương, đặc biệt là một số cơ sở giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Bộ GD-ĐT vừa có công văn số 761/BGDĐT-GDDT gửi 46 sở GD-ĐT về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn và duy trì sĩ số học sinh trong các cơ sở giáo dục...

Phù dâu bị trói vào cột, đốt pháo dưới chân và những hủ tục của ‘náo động phòng’

Mới đây, dư luận Trung Quốc phẫn nộ khi xuất hiện đoạn video ghi lại hình ảnh một nhóm đàn ông lôi các phù dâu ra khỏi cốp xe cưới, sau đó dùng băng dính trói họ vào cột đèn và đốt pháo dưới chân. Các phù rể chạy trốn khỏi hiện trường sau khi đốt pháo.Khi tia lửa phát ra và khói dày đặc bao trùm, hai cô gái đã phải dùng tay để bảo vệ gương...

Sơ kết 2 năm thực hiện mô hình phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại xã Pa Cheo

Ngày 1/6, Ủy ban MTTQ huyện Bát Xát phối hợp với xã Pa Cheo tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện mô hình “Phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống”; ra mắt mô hình “Cải tạo các hủ tục trong việc tang ma”. Thực hiện mô hình “Phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống” giai đoạn 2021 – 2024, Đảng ủy xã Pa Cheo đã chỉ đạo các ngành, đoàn thể đẩy mạnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chuyện về những cây sầu riêng trăm tuổi

Từ cây trồng phụ, sầu riêng trở thành cây trồng chủ lực. Hiện nay, huyện Krông Pắc có diện tích sầu riêng lớn nhất tỉnh Đắk Lắk với hơn 7.000ha, trong đó, 2.015ha sầu riêng được cấp mã vùng trồng xuất khẩu, tổng số 34 mã. Trên địa bàn huyện hiện có 13 cơ sở đóng gói các loại trái cây tươi xuất khẩu đã được cấp mã số hoạt động.Bí thư Huyện ủy Krông Pắc Trần...

Khánh Hòa: Nhân dân các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển bền vững

Dịp này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã tặng Bằng khen cho Ban Dân tộc tỉnh Khánh Hòa và 5 cá nhân có thành tích xuất sắc; tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc” cho 5 cá nhân. Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã tặng Bằng khen cho 16 tập thể và 19 cá nhân có thành tích xuất sắc.Cũng tại Đại đại hội, 100% đại biểu đã biểu...

Người có uy tín ở Tuyên Quang: “Điểm tựa” của đồng bào DTTS

Có thể nói, trong sự phát triển của vùng đồng bào DTTS tỉnh Tuyên Quang hôm nay, bên cạnh sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, sự vươn lên của mỗi người dân còn có sự đóng góp quan trọng của những Người có uy tín. Họ đã trở thành những “điểm tựa” của bản làng, là những người “truyền lửa” và “giữ lửa”, chung sức chung lòng cùng cấp ủy Đảng, chính quyền...

Hội nghị sơ kết triển khai thực hiện Thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế – xã hội giữa TP. Hồ Chí Minh...

Hiện nay, thương mại trên không gian mạng đang phát triển rất mạnh mẽ. TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh liên kết phải tính toán, đẩy mạnh hợp tác, liên kết các hệ thống thương mại trên không gian mạng bởi vì trong tương lai thương mại không gian mạng sẽ quyết định. “Chúng ta cố gắng làm sao giữa thành phố và các tỉnh vùng Duyên hải khi doanh nghiệp đến làm việc, đầu từ thì quy...

Những cầu nối Ý Đảng với lòng dân ở Ninh Thuận

Ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực, cống hiến của đội ngũ Người uy tín trong đồng bào DTTS, bà Pi Năng Thị Thủy, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận cho biết: Trong giai đoạn hiện nay, vùng đồng bào DTTS đã và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước trong đầu tư thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình MTQG 1719. Các...

Bài đọc nhiều

Người dùng Facebook Việt Nam sắp được sử dụng Meta AI

Chatbot của Meta AI sẽ hỗ trợ tiếng Việt trong vài tuần tới và được tích hợp sẵn vào các ứng dụng phổ biến như Facebook, Instagram. Meta vừa thông báo chatbot AI của họ sẽ có mặt tại 21 thị trường mới, sau khi thử nghiệm ở Mỹ và Úc. Người dùng tại Anh, Brazil, Bolivia, Guatemala, Paraguay và Philippines được trải nghiệm Meta AI ngay từ 9.10, trong khi Việt Nam và các quốc gia khác sẽ được...

Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam tạo động lực phát triển công nghiệp xây dựng

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam sẽ là cơ hội không thể tốt hơn cho ngành cơ khí Việt Nam và các nhà thầu xây dựng có bước chuyển mình mạnh mẽ trong việc làm chủ công nghệ.   Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam với sơ bộ tổng mức đầu tư thời điểm hiện nay lên tới 67,34 tỷ USD sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp cơ khí đường sắt và...
14:50:58

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Du lịch thả ga, vé máy bay sẽ bớt “nóng”?

(Dân trí) - Nếu có đường sắt tốc độ cao thì thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Nghệ An, TPHCM... rút ngắn nhiều so với đi xe khách. Điều này giúp du khách có nhiều lựa chọn, từ đó lượng khách du lịch sẽ tăng lên. Du khách, đơn vị lữ hành hào hứng chờ viễn cảnh tàu cao tốc Bắc - Nam Mới đây, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến khởi công...

Khai mạc Hội nghị ngành Công Thương khu vực phía Nam lần thứ X năm 2024

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho hay, năm 2024 Chính phủ xác định là năm bứt phá, năm bản lề cả nước và các địa phương phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Bộ Công Thương cũng đã tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, cụ thể ngay từ...

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024

Tiếp sức cho doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp nông thôn phát triển Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XIV, năm 2024 Phát biểu tại lễ khai mạc Hội chợ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng nhận định, với tiềm năng và thế mạnh sẵn có về biển đảo, cùng với sự nỗ...

Cùng chuyên mục

Mãi xứng đáng là tấm gương sáng trong học và làm theo Bác

Mô hình “Tổ Phụ nữ nhân ái” tại Khu phố 2, phường 4, thành phố Bến Tre, tỉnh...

Làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt

 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp đồng chí Lương Cường cùng đoàn...

HLV Kim Sang-sik hạ mục tiêu giành chiến thắng trước Ấn Độ, Tiến Linh để ngỏ khả năng ra sân

Phát biểu tại cuộc họp báo trước trận giao hữu FIFA Days với đội tuyển Ấn Độ, HLV trưởng Kim Sang-sik đặt niềm tin vào các học trò và khẳng định đội tuyển Việt Nam sẽ giành chiến thắng để mang đến niềm vui cho người hâm mộ. Trước sự lo ngại về sức mạnh trên hàng công khi Tuấn Hải vắng mặt ở đợt tập trung lần này do chấn...

Chủ tịch Hà Nội: Đường Thủ đô ‘bé tẹo’, trong khi đường tỉnh ngoài rộng 60m

Chiều 11/10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cùng các đại biểu Quốc hội (đơn vị bầu cử số 10) đã tiếp xúc cử tri huyện Mê Linh và Sóc Sơn trước kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 15. Tại buổi tiếp xúc, cử tri Vũ Văn Tĩnh (xã Tráng Việt, Mê Linh) đã phản ánh về việc các tuyến đê ở nhiều địa phương được trải thảm nhựa mặt đường đẹp, trong khi huyện...

Tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân TP Hồ Chí Minh tiêu biểu năm 2024

Các đồng chí: Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh; Huỳnh Thanh Nhân, Phó Chủ...

Mới nhất

HLV Kim Sang-sik hạ mục tiêu giành chiến thắng trước Ấn Độ, Tiến Linh để ngỏ khả năng ra sân

Phát biểu tại cuộc họp báo trước trận giao hữu FIFA Days với đội tuyển Ấn Độ, HLV trưởng Kim Sang-sik đặt niềm tin vào các học trò và khẳng định đội tuyển Việt Nam sẽ giành chiến thắng để mang đến niềm vui cho người hâm mộ. Trước sự lo...

Thụy Sĩ phát triển dự án lắp đặt pin mặt trời có thể tháo dỡ ngay dưới đường sắt

Văn phòng Giao thông Vận tải Liên bang (FOT) Thụy Sĩ vừa cấp phép triển khai dự án hệ thống điện mặt trời di động đầu tiên của nước này trên một tuyến đường...

Tìm kiếm sự hỗ trợ của đồng minh, hy vọng thời điểm chấm dứt xung đột với Nga

Ngày 11/10, phát biểu trong chuyến thăm Berlin (Đức) nhằm đề nghị hỗ trợ quân sự, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bày tỏ hy vọng xung đột với Nga sẽ kết thúc vào năm tới.

Mới nhất

Lịch thi đấu Việt Nam