Powered by Techcity

Xã Cao Sơn, Huyện Lương Sơn: Gìn giữ và phát triển nghề làm Giấy dó của người Mường Suối Cỏ

Nghề làm Giấy dó của người Mường ở huyện Lương Sơn đã tồn tại với lịch sử hàng trăm năm nay, để tạo ra Giấy dó, người nghệ nhân phải tốn rất nhiều công sức và thời gian mới hoàn thành được. Với niềm đam mê nghề truyền thống những nghệ nhân ở xóm Suối Cỏ, xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn vẫn tiếp tục gìn giữ, phát triển nghề của cha ông để lại.

Nghệ nhân Hoàng Thị Hậu với Kỹ thuật xeo giấy thủ công

Ở xóm Suối Cỏ, nghề làm Giấy dó của người Mường nơi đây tuy chỉ mới thành lập tổ sản xuất, không phát triển thành một làng nghề truyền thống, nhưng đã và đang tồn tại như một minh chứng cho đôi bàn tay khéo léo, tài hoa và những giá trị văn hoá lâu đời của người Mường.

Theo Nghệ nhân Nguyễn Văn Chúc là Tổ trưởng tổ sản xuất Giấy dó Suối Cỏ cho: Nghề làm Giấy dó đã tồn tại từ hàng trăm năm về trước. Thời đó, Giấy dó được sử dụng trong các nghi lễ truyền thống như: Tết, ma chay, cưới hỏi. Mỗi tờ giấy chính là nguyên liệu để các nghệ nhân thể hiện các tác phẩm tranh vẽ tín ngưỡng phục vụ thờ cúng, tục treo tranh, hay sử dụng làm giấy sắc phong trong các lễ hội cấp sắc, hội xuân… Theo lời kể của ông Chúc, xưa kia Giấy dó được đóng thành quyển để viết chữ Mường. Trải qua bao thế hệ, những cuốn sách làm từ Giấy dó có thể đã rách nát bìa mà nét chữ vẫn không phai màu. Tuy nhiên, theo thời gian và sự phát triển không ngừng của xã hội, những nét văn hóa dân tộc đặc sắc cùng nghề truyền thống ít nhiều bị mai một dần. Giờ đây, cả xóm chỉ còn 5 gia đình duy trì, phát triển nghề qua việc thành lập tổ sản xuất. Ông Chúc cho biết thêm “Cá nhân tôi thấy Giấy dó là loại giấy rất đặc biệt. Vì vậy, quá trình sản xuất rất cầu kỳ. Để làm được Giấy dó phải trải qua 35 công đoạn, từ việc lấy nguyên liệu, ngâm ủ… đến làm ra sản phẩm cũng phải mất nửa tháng trời”.

Giấy dó được làm từ những nguyên liệu tự nhiên sẵn có như: Cây dó và Cây dướng (người Mường còn gọi là Cây ráng). Theo thời gian, dụng cụ làm Giấy dó được cải tiến dần để rút ngắn công đoạn sản xuất. Các dụng cụ chủ yếu là khuôn làm bằng vải, có nhiều kích cỡ khác nhau (30cm x 40cm; 60cm x 80cm; 60cm x 120cm), nồi nấu chất liệu giấy, máy khuấy nguyên liệu, tàu ngâm lề và bể chứa… Hàng năm cứ đến Tết Nguyên đán, các gia đình nghệ nhân như ông Nguyễn Văn Chúc lại tất bật chuẩn bị nguyên liệu làm Giấy dó theo đơn đặt hàng của du khách. Công việc tuy vất vả, nhưng với nhận thức cần giữ gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc, ông vẫn luôn giữ ngọn lửa đam mê duy trì hoạt động sản xuất, để giới thiệu sản phẩm Giấy dó đến với du khách thập phương tránh khỏi mai một.

Nghệ nhân Hoàng Thị Hậu, xóm Suối Cỏ, xã Cao Sơn cho biết: “Khi Cây dướng cao chừng 3 mét, chúng tôi chặt về và loại bỏ lá, cành, vỏ ngoài. Sau đó, tôi cắt phần vỏ giữa thành từng đoạn ngắn đem luộc. Bước tiếp theo, tôi ngâm vỏ cây với vôi và đưa vào máy khuấy thành bột nhuyễn, đem lọc lấy nước trong (còn được gọi là lề) rồi cho vào đoạn ngâm lề trong tàu và tạo giấy. Bình quân cứ 10 kg vỏ tươi hoặc 4 kg vỏ khô nguyên liệu sẽ làm ra khoảng 120 tờ giấy”.

Từ bàn tay khéo léo của người Mường, với những bí quyết riêng Giấy dó tuy mỏng manh nhưng dai và bền hơn giấy sản xuất công nghiệp, nếu được bảo quản ở nơi khô ráo, giấy có thể để vài chục năm. Hiện nay Giấy dó không đơn thuần là nguyên liệu để vẽ tranh, viết chữ; Giấy dó dưới sự sáng tạo của các nghệ nhân đã trở thành sản phẩm phục vụ cho phát triển du lịch ở nhiều huyện của tỉnh Hoà Bình. Bên cạnh đó, giấy dó của người Mường Suối Cỏ còn được các công ty lữ hành, du lịch khu vực miền trung, miền nam như: Huế, Hội An, Đà Nẵng, Lâm Đồng… tin tưởng lựa chọn đến tham quan, trải nghiệm. Ngoài ra, giấy dó cũng được các nghệ nhân xứ Mường Hoà Bình tạo nên những bức tranh dân gian đặc sắc, trở thành quà tặng cho bạn bè người thân vào các ngày Lễ, Tết. Đặc biệt, Giấy dó còn được các thầy đồ dùng viết bức thư pháp đẹp, mang đầy ý nghĩa dành tặng cho những người xin chữ với mong muốn cầu chúc cho gia đình 1 năm mới may mắn, bình an, tài lộc, vạn sự hanh thông./.

Cùng chủ đề

Ca sĩ, hoa hậu, rapper nào là đại sứ Xuân tình nguyện 2025?

Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 Nguyễn Thị Ngọc Châu, ca sĩ Phương Mỹ Chi cùng Hoa hậu Liên lục địa Lê Nguyễn Bảo Ngọc (từ trái sang) tại lễ ra quân Xuân tình nguyện 2025 – Ảnh: TRIỆU VÂN Nhiều ca sĩ, hoa hậu nhịp bước cùng Xuân tình nguyện 2025 Xuân tình nguyện ngoài cơ hội thể hiện tinh thần xung kích, dấn thân tình nguyện vì cộng đồng, tạo môi trường cho thanh niên, sinh viên rèn...

Công nghệ thực tế ảo tái hiện lịch sử 80 năm vẻ vang Quân đội Nhân dân Việt Nam

Chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng hòa bình của dân tộc, khẳng định niềm tin và thể hiện góc nhìn của thế hệ trẻ dưới lăng kính công nghệ, một dự án xã hội mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã được...

Trung đoàn 151 tăng cường phối hợp với các địa phương

Tại hội nghị, Trung đoàn 151, Vùng 1 Hải quân đã ký và triển khai kế hoạch hoạt động với các địa phương  Chiều 21/12, tại thành phố Hải Phòng, Trung đoàn 151, Vùng 1 Hải quân tổ chức Hội nghị sơ kết chương trình phối hợp hoạt động năm 2024; ký, triển khai kế hoạch hoạt động năm 2025 và gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội...

Hành trình 80 năm vì hòa bình của Quân đội nhân dân Việt Nam

Sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc và mang lại hòa bình cho dân tộc đã được đội quân “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu” thể hiện ngay từ những ngày đầu thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, Quân đội đã cùng đồng bào cả nước tiến hành Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. QĐND Việt Nam đã cùng toàn dân vượt qua...

Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân chiến đấu, vì nhân dân phục vụ

Từ những ngày đầu thành lập với sự che chở của Nhân dân tại các chiến khu, đến các chiến thắng vang dội trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quân đội ta luôn gắn bó máu thịt với Nhân dân, lấy sự yêu thương và đùm bọc của đồng bào làm nền tảng để chiến đấu và trưởng thành. Do đó, bản chất của Quân đội nhân dân Việt Nam chính là “từ Nhân dân...

Cùng tác giả

Độc đáo nhà sàn truyền thống của người Mường ở Hòa Bình

Nét văn hóa nhà sàn của dân tộc Mường với nhiều giá trị truyền thống đã và đang được người dân lưu giữ, đồng thời phát triển thành ngành du lịch. Bản làng Giang Mỗ xinh đẹp. Ảnh: Xuân Xuân Cách dựng nhà sàn cổ của người Mường Những ngày đầu tháng 8, PV Báo Lao Động đã tìm về với bản Giang Mỗ, một bản của người Mường, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Đến đây không khó để bắt gặp...

Hồ Sam Tạng – địa điểm thư giãn gần Hà Nội

Nằm giữa những ngọn đồi bát úp, hồ Sam Tạng là "viên ngọc thô" của Mai Châu, Hòa Bình với khung cảnh hoang sơ, quanh năm xanh biếc. Nằm cách Hà Nội khoảng hơn hai tiếng di chuyển, hồ Sam Tạng thuộc xã Thành Sơn, huyện Mai Châu là hồ nước trên núi cao nhất tỉnh Hòa Bình. Cảnh hồ xanh mát và khí hậu trong lành nhưng chưa được nhiều người biết đến. Xung quanh là những đồi cỏ...

48 giờ ở Hòa Bình

Hòa Bình có nhiều thắng cảnh, có thể đi nhiều lần trên những cung đường và trải nghiệm không giống nhau. Hòa Bình giáp Hà Nội, là cửa ngõ tới các điểm du lịch nổi tiếng ở vùng núi phía Bắc. Những năm gần đây, Hòa Bình là nơi nghỉ cuối tuần phổ biến với du khách từ thủ đô, các địa danh nổi tiếng như Mai Châu, Kim Bôi, Thung Nai, Thủy điện Hòa Bình. Hòa Bình có thắng cảnh...

Hòa Bình quy hoạch tổ hợp không gian văn hóa Mường tại huyện Tân Lạc

Tỉnh Hòa Bình quy hoạch không gian văn hóa Mường tại xóm Lũy Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc. Đây là làng cổ nhất của người Mường tỉnh Hòa Bình. Năm 2008, xóm Lũy Ải được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư bảo tồn và công nhận là làng truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người và là xóm đại diện dân tộc Mường. Xóm là nơi lưu giữ nhiều phong tục, tập quán,...

Bảo tồn văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình”

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh TRỌNG ĐẠT) Hiện nay, nhiều giá trị văn hóa của dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” đang bị mai một nghiêm trọng. Trước tình hình trên, tỉnh Hòa Bình đã và đang quyết liệt triển khai nhiều biện pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa một cách hiệu...

Cùng chuyên mục

Độc đáo nhà sàn truyền thống của người Mường ở Hòa Bình

Nét văn hóa nhà sàn của dân tộc Mường với nhiều giá trị truyền thống đã và đang được người dân lưu giữ, đồng thời phát triển thành ngành du lịch. Bản làng Giang Mỗ xinh đẹp. Ảnh: Xuân Xuân Cách dựng nhà sàn cổ của người Mường Những ngày đầu tháng 8, PV Báo Lao Động đã tìm về với bản Giang Mỗ, một bản của người Mường, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Đến đây không khó để bắt gặp...

Hồ Sam Tạng – địa điểm thư giãn gần Hà Nội

Nằm giữa những ngọn đồi bát úp, hồ Sam Tạng là "viên ngọc thô" của Mai Châu, Hòa Bình với khung cảnh hoang sơ, quanh năm xanh biếc. Nằm cách Hà Nội khoảng hơn hai tiếng di chuyển, hồ Sam Tạng thuộc xã Thành Sơn, huyện Mai Châu là hồ nước trên núi cao nhất tỉnh Hòa Bình. Cảnh hồ xanh mát và khí hậu trong lành nhưng chưa được nhiều người biết đến. Xung quanh là những đồi cỏ...

48 giờ ở Hòa Bình

Hòa Bình có nhiều thắng cảnh, có thể đi nhiều lần trên những cung đường và trải nghiệm không giống nhau. Hòa Bình giáp Hà Nội, là cửa ngõ tới các điểm du lịch nổi tiếng ở vùng núi phía Bắc. Những năm gần đây, Hòa Bình là nơi nghỉ cuối tuần phổ biến với du khách từ thủ đô, các địa danh nổi tiếng như Mai Châu, Kim Bôi, Thung Nai, Thủy điện Hòa Bình. Hòa Bình có thắng cảnh...

Hòa Bình quy hoạch tổ hợp không gian văn hóa Mường tại huyện Tân Lạc

Tỉnh Hòa Bình quy hoạch không gian văn hóa Mường tại xóm Lũy Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc. Đây là làng cổ nhất của người Mường tỉnh Hòa Bình. Năm 2008, xóm Lũy Ải được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư bảo tồn và công nhận là làng truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người và là xóm đại diện dân tộc Mường. Xóm là nơi lưu giữ nhiều phong tục, tập quán,...

Bảo tồn văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình”

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh TRỌNG ĐẠT) Hiện nay, nhiều giá trị văn hóa của dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” đang bị mai một nghiêm trọng. Trước tình hình trên, tỉnh Hòa Bình đã và đang quyết liệt triển khai nhiều biện pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa một cách hiệu...

Hòa Bình – Điểm đến đầu tư bền vững

Hòa Bình - Điểm đến đầu tư bền vững

Khám phá mùa vàng và săn mây ở Hòa Bình

Đến Hòa Bình vào mùa thu, Phạm Tú đã được chiêm ngưỡng mùa vàng ở bản Lác và biển mây trắng vắt ngang lưng chừng núi ở Hang Kia - Pà Cò. Hòa Bình là cửa ngõ vùng Tây Bắc, gây ấn tượng với du khách bởi thắng cảnh đa dạng từ sông, hồ, suối khoáng, vườn quốc gia và bản sắc văn hóa người dân tộc H'Mông, Mường, Dao, Thái... Ngày 15/10, Phạm Tú (29 tuổi, Hà Nội), một du...

Cẩm nang du lịch Mai Châu

Vượt qua những khúc quanh co đèo dốc ở Thung Khe, Thung Nhuối... bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp trùng điệp của núi non và cỏ cây trên đường đến Mai Châu, Hòa Bình. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 140 km, Mai Châu chinh phục du khách với những "mùa thơm nếp xôi" dần hiện ra dưới màu nắng mới, khung cảnh yên bình. Mai Châu mùa nào đẹp Mai Châu mùa nào cũng đẹp theo một cách rất...

Hòa Bình tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch

Với diện tích gần 4600 km2, Hòa Bình là vùng đất hội tụ nhiều cảnh quan thiên nhiên kì thú và hùng vĩ, được bao bọc bởi núi đồi trùng điệp của đại ngàn và hệ thống sông suối dày đặc. Điều này đã mang lại cho Hòa Bình điều kiện khí hậu tuyệt vời cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng đa dạng và phong phú...

Hòa Bình lên kế hoạch thành thủ phủ sân golf

Với mục tiêu trở thành thủ phủ golf, Hòa Bình muốn phát triển gần 40 sân golf từ nay đến năm 2050. Hiện tại, Hòa Bình mới có 2 sân golf đang hoạt động và 3 sân khác đã được cấp chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, tỉnh đã bổ sung vào quy hoạch 16 sân golf với tổng diện tích 1.755 ha. Định hướng đến năm 2050, Hòa Bình sẽ có thêm 17 dự án. Như vậy, nếu thực...

Tin nổi bật

Tin mới nhất