Powered by Techcity

Từng bước phát triển đa giá trị cây chè


Nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên và văn hóa bản địa, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch phát bền vững, đa giá trị cây chè trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2024 – 2030. Thực hiện kế hoạch, ngành nông nghiệp tỉnh tích cực chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và các địa phương từng bước rà soát diện tích, triển khai đồng bộ các giải pháp. Phấn đấu đến năm 2030, tỉnh ổn định diện tích vùng trồng chè khoảng 1.200 ha.


Nông dân xã Pà Cò, huyện Mai Châu thu hoạch chè Shan tuyết cổ thụ.

Tại xã Pà Cò (Mai Châu) hiện có trên 80ha trồng chè cho thu hái hàng năm. Theo đồng chí Vàng A Chà, Phó Chủ tịch UBND xã, hiện trạng phát triển cây chè trên địa bàn xã còn một số tồn tại, trong đó, đối với những cây chè cổ thụ, vẫn có hộ tự ý bán giống cây cho khách du lịch; việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa đúng cách cũng làm số ít cây chè cổ thụ bị chết… Thời gian qua, xã tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến cáo các hộ không bán bất kỳ cây chè cổ thụ nào trên địa bàn để bảo tồn nguồn giống và diện tích. Xã cũng mong muốn các doanh nghiệp thu mua, đơn vị chuyên môn tích cực hướng dẫn các hộ trồng chè trên địa bàn về kỹ thuật, tiêu chuẩn để quá trình sản xuất đảm bảo được chất lượng cũng như nâng cao giá trị của sản phẩm chè khi thu hoạch. Bên cạnh đó, mong được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền, ngành chuyên môn đối với xã để từng bước mở rộng diện tích, xây dựng thương hiệu cho cây chè ở Pà Cò. 

Toàn tỉnh hiện có trên 870ha trồng chè, trong đó 6 huyện có vùng sản xuất chè tập trung với lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu, lịch sử và các giống chè đặc trưng gồm: Yên Thủy, Lạc Thủy, Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Lương Sơn. Đầu tháng 11 này, ngành nông nghiệp đã triển khai Kế hoạch của UBND tỉnh về phát triển bền vững, đa giá trị cây chè trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2024 – 2030. Theo đó, mục tiêu đến năm 2030 sẽ ổn định diện tích chè toàn tỉnh đạt khoảng 1.200 ha; sản lượng đạt 13,8 nghìn tấn; 80% sản xuất theo hình thức hợp tác, liên kết, đảm bảo truy xuất, an toàn thực phẩm, GAP, IPHM; các sản phẩm trà chế biến sâu chiếm 20%; 100% diện tích được quản lý, cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu nhập khẩu; có 5 sản phẩm chế biến, 3 sản phẩm phi vật thể; 1 bộ tiêu chuẩn một số sản phẩm chè Hòa Bình.

Tỉnh cũng có định hướng về quy mô vùng trồng cũng như việc chế biến, đa dạng sản phẩm. Đối với vùng nguyên liệu chè Shan tuyết, huyện Mai Châu được quy hoạch diện tích vùng trồng từ 200 – 250 ha; huyện Đà Bắc khoảng 100 ha; Tân Lạc 50 ha. Vùng nguyên liệu chè xanh tại địa bàn huyện Yên Thủy và Lạc Thủy được quy hoạch từ 400 – 500 ha; vùng thành phố Hòa Bình và huyện Lương Sơn từ 250 – 300 ha. Trong chế biến, đa dạng sản phẩm, các địa phương cần tập trung xây dựng điểm sơ chế chè với công suất phù hợp cho từng vùng nguyên liệu; cải thiện, nâng cấp dây chuyền, công nghệ chế biến; đồng thời, bảo tồn, phát huy xưởng chè thủ công gắn với văn hóa bản địa và sản phẩm đặc sản.

Để có thể đạt được mục tiêu trên, ngành nông nghiệp đã triển khai đến các đơn vị chuyên môn, các địa phương tập trung thực hiện 7 nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, trọng tâm là đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt cho người dân, hộ, hợp tác xã sản xuất. Đổi mới, nâng cao hiệu quả hình thức tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, hợp tác xã. Áp dụng khoa học công nghệ nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm chè; phục tráng, lưu giữ nguồn gen giống chè bản địa, giống chè mới năng suất; áp dụng công nghệ sau thu hoạch, chế biến và bảo quản sản phẩm, ưu tiên chế biến tinh, chế biến sâu. Chú trọng xúc tiến thương mại, phát triển thị trường; đẩy mạnh xây dựng thương hiệu chè, sản phẩm OCOP; tận dụng lợi thế của thương mại điện tử. Đầu tư tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân. Tăng cường quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện kế hoạch. 

Đồng chí Bùi Duy Linh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Việc phát triển các vùng nguyên liệu chè tập trung nhằm nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Ứng dụng khoa học công nghệ đồng bộ trong các khâu từ sản xuất đến chế biến, góp phần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm; sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm, áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp tốt. Từ đó, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của sản phẩm và phát triển bền vững; tăng cường hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Với 9 nhiệm vụ trọng tâm và dự án được ưu tiên thực hiện, các đơn vị, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình để tập trung triển khai, đảm bảo hiệu quả.

Thu Hằng






Nguồn: http://www.baohoabinh.com.vn/12/195739/Tung-buoc-phat-trien-da-gia-tri-cay-che.htm

Cùng chủ đề

Nông dân đang rất lo nước dừa cũng bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt

Sáng 22/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sửa đổi. Chính phủ đề xuất bổ sung nước giải khát theo tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế TTĐB với mức thuế suất 10%. Đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính – Ngân sách nhất trí với việc bổ sung sản phẩm này vào diện chịu thuế TTĐB, tuy nhiên một số ý kiến...

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)

 Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo trường Đại học Quốc gia Malaya. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia). Cùng tham dự về phía Malaysia có Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Chang Lih Kang; Ban lãnh đạo Trường Đại học...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị ICAPP 12

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 22/11, Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình và hòa giải” đã khai mạc tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam tham dự hội nghị và có bài phát biểu quan trọng khẳng định quan...

Hội nghị báo cáo kết quả kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn huyện Yên Thuỷ

Căn cứ Quyết định số 345/QĐ-SVHTTDL, ngày 20/7/2023 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc giao dự toán kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 của Bảo tàng tỉnh Hòa Bình; Thực hiện Kế hoạch số 141/KH-BTTHB, ngày 21/7/2023 của Bảo tàng tỉnh Hoà Bình về việc kiểm kê di sản văn...

Cùng tác giả

Nông dân đang rất lo nước dừa cũng bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt

Sáng 22/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sửa đổi. Chính phủ đề xuất bổ sung nước giải khát theo tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế TTĐB với mức thuế suất 10%. Đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính – Ngân sách nhất trí với việc bổ sung sản phẩm này vào diện chịu thuế TTĐB, tuy nhiên một số ý kiến...

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)

 Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo trường Đại học Quốc gia Malaya. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia). Cùng tham dự về phía Malaysia có Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Chang Lih Kang; Ban lãnh đạo Trường Đại học...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị ICAPP 12

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 22/11, Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình và hòa giải” đã khai mạc tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam tham dự hội nghị và có bài phát biểu quan trọng khẳng định quan...

Hội nghị báo cáo kết quả kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn huyện Yên Thuỷ

Căn cứ Quyết định số 345/QĐ-SVHTTDL, ngày 20/7/2023 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc giao dự toán kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 của Bảo tàng tỉnh Hòa Bình; Thực hiện Kế hoạch số 141/KH-BTTHB, ngày 21/7/2023 của Bảo tàng tỉnh Hoà Bình về việc kiểm kê di sản văn...

Cùng chuyên mục

Sức hút đặc biệt của Lễ hội cá, tôm sông Đà lần thứ 2, năm 2024

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà ...

Định vị lợi thế cạnh tranh, tái cơ cấu ngành, hướng tới nền nông nghiệp sạch chất lượng cao

Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đặt ra 19 mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu, trong đó ngành Nông nghiệp được giao thực hiện 4 chỉ tiêu, gồm: Tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản bình quân đạt 4,5%; đảm bảo độ che phủ rừng trên 51,5%; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95%; tỷ lệ xã đạt...

Kết nối tiêu thụ sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Trong 2 ngày 14 - 15/11, tại Cung Văn hóa tỉnh, Sở Công Thương tổ chức Hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, các doanh nghiệp, nhà sản xuất, phân phối trong và ngoài tỉnh. Đại diện Tập đoàn Central retail- nhà bán lẻ đa lĩnh vực có vốn đầu tư nước ngoài...

Tin nổi bật

Tin mới nhất