Powered by Techcity

Trang phục truyền thống – niềm tự hào của các dân tộc Hòa Bình


Phụ nữ xã Miền Đồi (Lạc Sơn) duyên dáng trong trang phục truyền thống dân tộc Mường.

Lưu giữ trang phục truyền thống các dân tộc Hòa Bình

Trang phục truyền thống là biểu tượng văn hóa độc đáo của từng dân tộc, phản ánh tín ngưỡng, phong tục và bản sắc riêng. Mỗi họa tiết, màu sắc trên trang phục là sự kết hợp tinh tế giữa kỹ thuật thủ công, tri thức dân gian và nghệ thuật; chứa đựng trong đó cả lịch sử và tinh hoa văn hóa. Những bộ trang phục của các dân tộc thiểu số (DTTS) Hòa Bình được sử dụng không chỉ trong sinh hoạt hàng ngày mà còn trong các lễ hội, nghi lễ quan trọng của đời người như cưới hỏi, tang ma.

Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm bảo tồn từ các cấp chính quyền và cộng đồng, các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có trang phục đã được khôi phục và phát huy mạnh mẽ. Theo Kế hoạch số 87/KH-UBND, UBND tỉnh Hòa Bình đã khuyến khích cán bộ, giáo viên, học sinh ở các trường dân tộc nội trú mặc trang phục truyền thống ít nhất một buổi trong tuần. Nhiều trường học đã đưa trang phục truyền thống của dân tộc Mường vào đồng phục, góp phần giáo dục thế hệ trẻ về lòng tự hào và trách nhiệm gìn giữ văn hóa dân tộc.

Ngày 24/11/2023, UBND tỉnh tiếp tục ban hành Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” giai đoạn 2023 – 2030. Đề án đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể để bảo tồn trang phục truyền thống của người Mường, đồng thời nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành và người dân trong công tác này.

Chị Bùi Thị Hòa, hội viên phụ nữ xã Miền Đồi (Lạc Sơn) chia sẻ: Tôi luôn ý thức và tự hào khi mặc trang phục truyền thống của dân tộc Mường. Trong các dịp lễ, Tết, các chương trình giao lưu, văn nghệ hay các sự kiện trong gia đình, ổ nhà, tôi đều lựa chọn trang phục là bộ váy Mường truyền thống.

Có thể nói, trang phục truyền thống các DTTS tỉnh Hòa Bình là biểu tượng văn hóa, cầu nối gắn kết giữa các thế hệ và điểm nhấn trong du lịch văn hóa của tỉnh. Vẻ đẹp mộc mạc và đậm chất truyền thống của những bộ trang phục không chỉ ý nghĩa với người dân địa phương mà còn chinh phục bao du khách khi đến Hòa Bình.

Chị Ngô Thị Hoa, khách du lịch đến Hòa Bình chia sẻ: Ấn tượng khi đến các bản làng người Thái ở huyện Mai Châu là hình ảnh những cô gái duyên dáng trong trang phục truyền thống. Đặc biệt, khi được xem các cô gái biểu diễn điệu Keng Loóng (một di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia) của dân tộc Thái và cùng nắm tay trong vòng xòe đoàn kết, thể hiện tình cảm gắn bó bền chặt của người Thái với cộng đồng… thật ý nghĩa.

Tôn vinh trang phục truyền thống tại Tuần Văn hóa – Du lịch 

Theo Sở VH-TT&DL, trong khuôn khổ Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024, chương trình trình diễn trang phục truyền thống sẽ diễn ra đầy sắc màu, tái hiện đậm nét văn hóa các dân tộc ở Hòa Bình: Mường, Thái, Dao, Tày, Mông và Kinh. Sự kiện không chỉ là cơ hội tôn vinh trang phục truyền thống, mà còn đưa người xem về với bản sắc dân tộc qua từng bộ trang phục và màn trình diễn nghệ thuật đặc sắc. Các tiết mục được tổ chức theo trình tự trình diễn của các dân tộc, giúp khán giả có cái nhìn toàn diện và sinh động về văn hóa phong phú của đồng bào các dân tộc ở Hòa Bình.

Phần trình diễn trang phục dân tộc Mường sẽ tôn vinh vẻ đẹp 4 Mường với màn trình diễn của 4 đôi nam nữ đại diện cho các vùng Mường (Bi, Vang, Thàng, Động). Màn trình diễn được thể hiện song hành với màn múa bông và múa xênh tiền – nét đặc trưng của người Mường. Tiếng chiêng hòa cùng điệu múa sẽ tạo không khí đầy cảm xúc cho phần mở đầu chương trình.

Tiếp theo là màn trình diễn trang phục của 3 đôi nam nữ dân tộc Thái ở huyện Mai Châu. Trang phục Thái, đặc biệt là váy, áo của phụ nữ duyên dáng với những họa tiết thổ cẩm tinh xảo sẽ được trình diễn song hành với màn trình diễn nghệ thuật Keng Lóong và màn múa xòe thể hiện tình cảm gắn bó bền chặt của người Thái với cộng đồng.

Phần trình diễn của 2 đôi nam nữ dân tộc Dao, đại diện cho hai ngành Dao Tiền và Dao quần Chẹt sẽ khoác lên mình những bộ trang phục đỏ rực rỡ với các phụ kiện bạc cầu kỳ. Điểm nhấn là phần múa và hoạt cảnh dân tộc Dao khơi gợi hình ảnh sinh động về cuộc sống của đồng bào giữa thiên nhiên hùng vĩ. Mỗi động tác múa sẽ đưa người xem khám phá chiều sâu văn hóa, tín ngưỡng của người Dao và cũng thể hiện tính cách phóng khoáng, mạnh mẽ của họ.

Phần trình diễn của dân tộc Tày tiếp nối bằng những bộ trang giản dị nhưng thanh thoát. Phụ nữ Tày trong bộ trang phục truyền thống mang đến vẻ đẹp đằm thắm và nền nã. Phần trình diễn trang phục được hòa quyện giữa âm thanh bài ca, điệu múa tái hiện cuộc sống êm đềm và lòng tự hào dân tộc của người Tày.

Trang phục của dân tộc Mông xuất hiện với đầy màu sắc, phụ kiện sặc sỡ, thể hiện cá tính mạnh mẽ và phong phú trong văn hóa. Các chàng trai, cô gái dân tộc Mông trình diễn điệu múa khèn và các trò chơi dân gian truyền thống như ném pao, tạo ra không khí sôi động, hào hứng. 

Khép lại chương trình là màn trình diễn trang phục của dân tộc Kinh – dân tộc có vai trò quan trọng trong sự giao thoa văn hóa với các dân tộc khác. Bộ áo dài truyền thống đại diện cho vẻ đẹp duyên dáng, thanh lịch của người phụ nữ Việt Nam, cùng với trang phục áo tứ thân, áo bà ba thể hiện nét đẹp đa dạng của người Kinh. Phần trình diễn của người Kinh là lời kết hoàn hảo, đưa khán giả trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc Việt Nam trong sự giao hòa các sắc màu văn hóa…

Hồng Duyên





Nguồn: http://www.baohoabinh.com.vn/16/195437/Trang-phuc-truyen-thong-niem-tu-hao-cua-cac-dan-toc-Hoa-Binh.htm

Cùng chủ đề

Chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị di sản của nền “Văn hóa Hòa Bình”

Tối 16/11, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Di tích khảo cổ Hang xóm Trại, Mái đá Làng Vành và Khai mạc Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh năm 2024. Hai di tích quốc gia đặc biệt là đại diện tiêu biểu cho các di sản khảo cổ, có giá trị lịch sử,...

Họp Tổ tư vấn Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường...

Sáng 16/11, Tổ tư vấn Ban Chỉ đạo (BCĐ) triển khai thực hiện Đề án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền "Văn hóa Hòa Bình (VHHB)” giai đoạn 2023 - 2030 (Đề án) tổ chức họp nhằm triển khai Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ của Đề án. Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng BCĐ Đề án chủ trì hội...

Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội kỷ niệm 50 năm ngày tuyền thống

PGS.TS. Lê Trung Thành, hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế, ĐHQGHN phát biểu tại buổi lễ – Ảnh: NGUYÊN BẢO Tối 16-11, Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức chương trình chào mừng 50 năm ngày tuyền thống của trường tại Công viên Hòa Bình. Lễ kỷ niệm thu hút hàng ngàn sinh viên, giảng viên tham dự với nhiều hoạt động như hội trại khoa – viện, chung kết Lớp tôi là số...

Cùng tác giả

Chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị di sản của nền “Văn hóa Hòa Bình”

Tối 16/11, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Di tích khảo cổ Hang xóm Trại, Mái đá Làng Vành và Khai mạc Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh năm 2024. Hai di tích quốc gia đặc biệt là đại diện tiêu biểu cho các di sản khảo cổ, có giá trị lịch sử,...

Họp Tổ tư vấn Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường...

Sáng 16/11, Tổ tư vấn Ban Chỉ đạo (BCĐ) triển khai thực hiện Đề án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền "Văn hóa Hòa Bình (VHHB)” giai đoạn 2023 - 2030 (Đề án) tổ chức họp nhằm triển khai Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ của Đề án. Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng BCĐ Đề án chủ trì hội...

Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội kỷ niệm 50 năm ngày tuyền thống

PGS.TS. Lê Trung Thành, hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế, ĐHQGHN phát biểu tại buổi lễ – Ảnh: NGUYÊN BẢO Tối 16-11, Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức chương trình chào mừng 50 năm ngày tuyền thống của trường tại Công viên Hòa Bình. Lễ kỷ niệm thu hút hàng ngàn sinh viên, giảng viên tham dự với nhiều hoạt động như hội trại khoa – viện, chung kết Lớp tôi là số...

Cùng chuyên mục

Họp Tổ tư vấn Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường...

Sáng 16/11, Tổ tư vấn Ban Chỉ đạo (BCĐ) triển khai thực hiện Đề án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền "Văn hóa Hòa Bình (VHHB)” giai đoạn 2023 - 2030 (Đề án) tổ chức họp nhằm triển khai Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ của Đề án. Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng BCĐ Đề án chủ trì hội...

Khai trương trưng bày chuyên đề “Vật thiêng xứ Mường”

Sáng 15/11, Sở VH-TT&DL tổ chức khai trương trưng bày chuyên đề "Vật thiêng xứ Mường” tại Bảo tàng tỉnh. Các đại biểu và nhiều học sinh tham quan hiện vật chuyên đề "Vật thiêng xứ Mường” trưng bày tại Bảo tàng tỉnh. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, người Mường Hòa Bình có những đặc trưng riêng, vẻ đẹp phong phú và đặc sắc trong bức tranh văn hóa Hòa Bình. Nổi bật là 2 di sản...

Quảng bá nền “Văn hóa Hòa Bình” và giá trị di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của tỉnh

Cuối tháng 10 vừa qua, chúng tôi có dịp về thăm xã Yên Phú (Lạc Sơn). Niềm vui xen lẫn tự hào hiện hữu trên gương mặt của cán bộ, người dân nơi đây khi di tích Mái đá Làng Vành của xã cùng Hang xóm Trại, xã Tân Lập được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Thời gian qua, cùng với việc bảo tồn, phát huy giá trị của di tích,...

Sẵn sàng cho Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024

Bữa cơm đại đoàn kết – thắt chặt tình làng, nghĩa xóm ...

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS), trong những năm qua, Hòa Bình luôn chú trọng gắn kết phát triển KT-XH với bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc, góp phần tạo sự phát triển bền vững. Hội viên Câu lạc bộ Chiêng Mường phường Thái Bình (TP Hoà Bình) phục dựng các điệu chiêng cổ phục vụ biểu diễn trong các ngày lễ, tết tại khu dân cư. Trên địa bàn tỉnh, ĐBDTTS chiếm trên 74%...

Mời bạn đọc gửi tác phẩm cho Báo Hòa Bình Xuân Ất Tỵ – 2025

Mừng đất nước đổi mới, mừng 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, mừng Xuân mới, Báo Hòa Bình sẽ xuất bản ấn phẩm đặc biệt Xuân Ất Tỵ - 2025. Để số báo xuân thực sự là món quà ý nghĩa, đặc sắc gửi đến độc giả, Ban Biên tập Báo Hòa Bình trân trọng mời các nhà báo, đội ngũ cộng tác viên, bạn đọc trong và ngoài tỉnh tham gia viết bài, gửi tác...

Tin nổi bật

Tin mới nhất