Powered by Techcity

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Văn phòng Chính phủ mới có Thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để đảm bảo cung ứng điện, bảo đảm an ninh năng lượng.

Thông báo kết luận nêu rõ, trong 9 tháng năm 2024 vừa qua, tăng trưởng kinh tế của nước ta tính chung đã đạt mức 6,82% (riêng Quý III/2024 đạt 7,4% so với cùng kỳ), dẫn đến nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao trong các tháng cuối năm dự kiến có thể tăng từ 11-13%, cao hơn mức 9% kế hoạch dự báo.

Trong bối cảnh các nguồn điện không có nhiều thay đổi nhưng rút kinh nghiệm năm 2023, công tác chuẩn bị được thực hiện từ sớm, từ xa, công tác điều hành đã tốt hơn, đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân, không để xảy ra thiếu điện. Qua đó, thực hiện đúng cam kết đề ra, không để thiếu điện tại miền Bắc trong giai đoạn mùa khô năm 2024 vừa qua.

Năm 2025, tăng trưởng điện phải đạt từ 12-13%

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2025 dự kiến là 7% và để bảo đảm đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh, đời sống Nhân dân, tăng trưởng điện phải đạt từ 12-13%. Theo báo cáo, dự kiến tổng công suất cần tăng thêm đáp ứng nhu cầu khoảng 2.297 MW. Do đó, với kinh nghiệm điều hành trong năm 2024, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nhất định không để thiếu điện cho năm 2025, trong đó, đề nghị triển khai các giải pháp để bảo đảm bù đắp tổng công suất thiếu hụt.

Thủ tướng yêu cầu triển khai có hiệu quả Nghị định số 80/2024/NĐ-CP ngày 03/7/2024 của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn.

Bộ Công Thương nghiên cứu thúc đẩy việc mua điện từ Lào, thống nhất với bạn mua cho cả giai đoạn 5 năm và điều chỉnh giá điện nhập khẩu phù hợp. Bên cạnh đó, cũng xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Đối với giai đoạn 2026 – 2030, Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các tập đoàn, tổng công ty liên quan trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng điện khoảng 12-15% mỗi năm xây dựng các kịch bản về nguồn điện, truyền tải điện, phân phối điện, sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và giá điện phù hợp, với mục tiêu nhất định không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào cho cả giai đoạn từ nay đến 2030, vừa đảm bảo cho tăng trưởng, vừa thực hiện chuyển đổi xanh, trong đó giá điện phải phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân.

Bộ Công Thương cần nghiên cứu để chuyển điện nền từ điện than sang điện khí, đa dạng hóa các nguồn điện, trong đó có nghiên cứu và thực hiện xây dựng phát triển điện hạt nhân, chú trọng phát triển nguồn điện sạch góp phần chống biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn như điện mặt trời mái nhà, điện gió, điện rác…

Đối với nguồn thủy điện, cần phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch điều tiết lưu lượng nước hài hòa, khoa học, bảo đảm tưới tiêu nhưng tinh thần là phải tích nước cho phát điện và mùa khô ở miền Bắc.

Đối với điện khí, đề nghị tính toán giá điện phù hợp, sát với thị trường và tình hình của đất nước, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên, tạo động lực và hiệu quả đầu tư để nhà đầu tư có thể tham gia.

Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không “giật cục”; ngành điện đẩy mạnh tiết kiệm chi phí, tăng cường ứng dụng chuyển đổi số, tăng năng lực cạnh tranh, giảm chi phí….. giá điện phải phù hợp nền kinh tế, có sự điều tiết của Nhà nước để ổn định kinh tế vĩ mô.

Khẩn trương hoàn thiện dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương với vai trò Tổ trưởng Tổ công tác rà soát các vướng mắc pháp lý trong triển khai dự án điện, tiếp tục chủ trì, phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 932/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2024, khẩn trương hoàn thiện dự án Luật Điện lực (sửa đổi) giải quyết những vấn đề vướng mắc như cam kết về sản lượng (Qc), chuyển ngang giá khí, theo hướng luật chỉ quy định những vấn đề lớn có nhiều vướng mắc, còn những vấn đề cụ thể, nhiều biến động, cần giao Chính phủ quy định như giá điện, tiêu chuẩn kỹ thuật…

Việc sửa luật cần cập nhật đầy đủ các nội dung vướng mắc hiện nay, với tinh thần mở ra không gian để phát triển nhưng phải quản lý được, thực hiện phân cấp, phân quyền triệt để, xóa cơ chế quan liêu, bao cấp, cơ chế “xin cho”, cắt giảm thủ tục hành chính, giấy phép “con” để giảm chi phí tuân thủ; bổ sung các nội hàm về phát triển điện gió, điện hạt nhân, trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 theo quy trình một kỳ họp.

Bộ Công Thương chủ trì phối hợp Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo có kế hoạch cụ thể để triển khai nhanh, hoàn thành và đưa vào vận hành các dự án nguồn điện nền có quy mô công suất lớn ở miền Bắc như: triển khai sớm các dự án nhà máy LNG Nghi Sơn – Thanh Hóa (1.500 MW), LNG Quỳnh Lập – Nghệ An (1.500 MW); phấn đấu khởi công trong Quý II năm 2025 và hoàn thành đóng điện trong năm 2027 các dự án đã có chủ đầu tư: LNG Quảng Ninh (1.500 MW), LNG Thái Bình (1.500 MW); khẩn trương hoàn thành dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng (480MW), Quảng Trạch I (EVN- 1403MW), Na Dương II (TKV-110MW),…

Bộ Công Thương rà soát các dự án có trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII nhưng chưa giao chủ đầu tư, chỉ đạo các địa phương khẩn trương có tổ chức lựa chọn nhà đầu tư và có kế hoạch triển khai để bảo đảm tiến độ đề ra.

Bộ Công Thương khẩn trương rà soát để xem xét điều chỉnh Quy hoạch điện VIII cho giai đoạn 2026-2030 bảo đảm phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội theo đúng quy định của pháp luật về quy hoạch, trong đó lưu ý triển khai quy hoạch nguồn điện gió ngoài khơi, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Nguồn: https://baophapluat.vn/thu-tuong-chi-dao-ve-dieu-hanh-gia-dien-va-xem-xet-nhap-khau-dien-nuoc-ngoai-post530539.html

Cùng chủ đề

Việt Nam và Thụy Sĩ nhất trí nâng tầm quan hệ đối tác

Nhân dịp dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, ngày 21.1.2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Liên bang Thụy Sĩ Karin Keller-Sutter. Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi quan điểm về quan hệ song phương, tình hình mỗi nước và các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại và...

Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

Báo VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng. Tựa cho báo VietNamnet đặt.  Những kết quả quan trọng, toàn diện, nổi bật đạt được trên các lĩnh vực trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi của năm 2024 khẳng định nỗ lực vượt bậc, ý chí kiên cường, quyết tâm sắt đá tiếp tục đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới của toàn Đảng, toàn dân và toàn...

Tuyên bố chung Việt Nam – Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Nhân dịp này, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam – Brazil lên Đối tác chiến lược và ra Tuyên bố chung Việt Nam – Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược với các nguyên tắc và định hướng lớn. Sau đây Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) xin trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung: 1. Ngài Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa...

Thủ tướng dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Lạng Sơn

Tại Ngày hội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đại biểu, cán bộ và đồng bào các dân tộc ôn lại truyền thống 94 năm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nghe báo cáo tình hình khối đại đoàn kết toàn dân tộc và kết quả thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước năm 2024 tại địa phương. Theo đó, khu 8 cách trung tâm thị trấn Na Sầm...

EVN đề nghị được giao đầu tư thêm dự án nguồn điện mới

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang triển khai đầu tư 10 dự án nguồn điện với tổng công suất 6.793 MW. Ngoài ra, EVN đề nghị được giao đầu tư thêm một số nguồn điện mới. Dự án không nhiều Trong số các dự án đang thi công của EVN sẽ đi vào hoạt động trong thời gian tới, thì Dự án Thủy điện Ialy mở rộng (360 MW) sẽ về đích sớm nhất. Cụ thể, vào tháng 11/2024,...

Cùng tác giả

Biểu tượng linh vật chào Xuân Ất Tỵ 2025: “Hòa Bình – Vững tin tiến bước”

Mời bạn đọc đón đọc Báo Hoà Bình Xuân Ất Tỵ 2025 ...

Chi tiết 15 điểm bắn pháo hoa Tết 2025 ở TPHCM

TPO – TPHCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn và khu Đền Tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược, đồng thời với 13 điểm bắn tầm thấp khác vào thời khắc chuyển giao năm Giáp Thìn 2024 và năm mới Ất Tỵ 2025. UBND TPHCM vừa có công văn chỉ đạo các sở, ban ngành, địa phương có liên quan về công tác tổ chức bắn pháo hoa đón giao thừa Tết Nguyên đán...

Việt Nam và Thụy Sĩ nhất trí nâng tầm quan hệ đối tác

Nhân dịp dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, ngày 21.1.2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Liên bang Thụy Sĩ Karin Keller-Sutter. Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi quan điểm về quan hệ song phương, tình hình mỗi nước và các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại và...

Cùng chuyên mục

Chi tiết 15 điểm bắn pháo hoa Tết 2025 ở TPHCM

TPO – TPHCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn và khu Đền Tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược, đồng thời với 13 điểm bắn tầm thấp khác vào thời khắc chuyển giao năm Giáp Thìn 2024 và năm mới Ất Tỵ 2025. UBND TPHCM vừa có công văn chỉ đạo các sở, ban ngành, địa phương có liên quan về công tác tổ chức bắn pháo hoa đón giao thừa Tết Nguyên đán...

Việt Nam và Thụy Sĩ nhất trí nâng tầm quan hệ đối tác

Nhân dịp dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, ngày 21.1.2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Liên bang Thụy Sĩ Karin Keller-Sutter. Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi quan điểm về quan hệ song phương, tình hình mỗi nước và các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại và...

Đoàn đại biểu Tỉnh ủy – HĐND – UBND – UB MTTQ Việt Nam tỉnh dâng hương Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh...

Sáng 22/1, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Đoàn đại biểu Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UB MTTQ Việt Nam tỉnh do đồng chí Nguyễn Phi Long, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến đặt vòng hoa, dâng hương Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh...

Hòa Bình có 2 sản phẩm được công nhận “Sản phẩm OCOP cấp quốc gia”

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Quyết định số 377/QĐ-BNN-VPĐP phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm cấp quốc gia năm 2024 (đợt 3). Sản phẩm măng nứa khô nấu ngay của Công ty cổ phần Kim Bôi là 1 trong 2 sản phẩm của tỉnh Hòa Bình được công nhận sản phẩm OCOP 5 sao. Theo đó, có 28 sản phẩm trong 5 nhóm sản...

Bảo tồn, phát huy giá trị chuẩn mực trong thực hành Di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong bối cảnh ngày càng xuất hiện những hiện tượng không đúng chuẩn mực, làm sai lệch di sản Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, các nhà quản lý, chuyên gia văn hóa, di sản cũng như các nghệ nhân uy tín, gắn bó lâu năm với di sản đều nhấn mạnh sự cần thiết phải có những không gian, hoạt động thực hành chuẩn mực, góp phần tôn vinh giá trị di sản. Bảo...

Công nhận thêm 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp Quốc gia

NDO – Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương vừa quyết định công nhận thêm 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp Quốc gia. Trong đó, nhóm thực phẩm có 21 sản phẩm, nhóm dược liệu có 2 sản phẩm, nhóm du lịch có 2 sản phẩm, nhóm đồ uống có 2 sản phẩm, nhóm thủ công mỹ nghệ có 1 sản phẩm. Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, đến hết...

Tin nổi bật

Tin mới nhất