Powered by Techcity

Phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị


Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị được coi là hướng đi bền vững giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân, doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tập trung ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất gắn với xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm.

Hiện nay, nhiều doanh
nghiệp, hợp tác xã nuôi cá lồng trên sông Đà 
phát triển sản xuất
theo chuỗi giá trị, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao và giải quyết việc
làm cho nhiều lao động địa phương.

Đồng bộ cơ chế, chính
sách phát triển sản xuất nông nghiệp
theo chuỗi giá trị

Theo định nghĩa chuỗi giá trị sản xuất là chuỗi các hoạt
động theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được một số giá trị nào đó.
Chuỗi sản xuất nông nghiệp bao gồm các hoạt động đầu vào – sản xuất – chế biến
và thương mại. Trong suốt quá trình xây dựng chuỗi có sự liên kết chặt chẽ giữa
nhà cung cấp phân bón, giống cây trồng, vật nuôi các hộ nông dân, HTX sản xuất
nông nghiệp, công ty chế biến và các kênh phân phối sản phẩm như chợ, siêu thị
hoặc xuất khẩu nông sản.

Nhằm sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, tăng thu nhập
cho người nông dân và đảm bảo quyền lợi cũng như trách nhiệm của các chủ thể
tham gia chuỗi giá trị, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2018/NĐ-CP, ngày
5/7/2018 về khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm nông nghiệp. Có thể nói, Nghị định số 98/2018/NĐ-CP là hướng mở quan
trọng để phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị. Thực hiện Nghị
định số 98/2018/NĐ-CP, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2793/QĐ-UBND, ngày
20/12/2018 về việc phê duyệt các ngành hàng, sản phẩm quan trọng cần khuyến
khích và ưu tiên hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đặc
biệt, HĐND tỉnh đã xây dựng và ban hành Nghị quyết số 226/2019/NQ-HĐND, ngày
11/12/2019 về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa
bàn tỉnh giai đoạn 2020 – 2025.

Với việc ban hành Quyết định số 2793/QĐ-UBND và Nghị quyết
số 226/2019/NQ-HĐND, tỉnh ta đã xây dựng được cơ chế, chính sách hiệu quả nhằm
triển khai các chuỗi sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó, trong quá trình thực
hiện, UBND tỉnh đã lồng ghép các nội dung hoạt động liên kết sản xuất và tiêu
thụ nông sản trong các kế hoạch, đề án, chương trình phát triển KT-XH của tỉnh.
Các hoạt động hỗ trợ cũng như định mức hỗ trợ sản xuất theo chuỗi cho các chủ
thể tham gia chuỗi được xây dựng đảm bảo theo các nội dung quy định tại Nghị
định số 98/2018/NĐ-CP.

Theo đồng chí Hà Ngọc Tuấn, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, các
HTX nông nghiệp với vai trò chủ thể sản xuất có thể khẳng định là đóng vai trò
then chốt trong các chuỗi giá trị nông sản. Với các cơ chế, chính sách hỗ trợ
của Trung ương, của tỉnh, hiện nay đã tạo điều kiện thuận lợi để các HTX mạnh
dạn chuyển đổi sản xuất theo chuỗi giá trị. Liên minh HTX tỉnh đã phối hợp tổ
chức nhiều hội nghị xây dựng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm cho
các sản phẩm nông sản của các thành viên HTX trên địa bàn.

Đến hết năm 2023, trên toàn tỉnh có hơn 100 chuỗi liên kết
sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn với các lĩnh vực sản xuất rau củ quả, thủy
sản, chăn nuôi, chế biến sản phảm nông, lâm, thủy sản, trong đó có 4 chuỗi liên
kết là sản phẩm chủ lực được ngân sách hỗ trợ. Riêng năm 2024, UBND tỉnh đã
phân bổ trên 166 tỷ đồng từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia nhằm xây
dựng các chuỗi giá trị sản xuất, đồng thời phê duyệt 12 dự án sản xuất theo
chuỗi giá trị. Trong đó, huyện Kim Bôi có 4 dự án gồm: chuỗi liên kết sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm ớt của HTX nông nghiệp xanh Kim Bôi; dự án liên kết sản
xuất và tiêu thụ rau an toàn của HTX dịch vụ nông nghiệp và thương mại Bình
Sơn; dự án phát triển chuỗi liên kết sản xuất ngô ngọt, dưa Queen; dự án phát
triển chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ khoai tây chế biến và bí Nhật. Huyện
Lạc Sơn có dự án liên kết chuỗi sản phẩm gà ri bản địa thương phẩm trên địa bàn
các xã: Vũ Bình, Quyết Thắng, Miền Đồi. Huyện Tân Lạc có 3 dự án gồm: liên kết
sản xuất và tiêu thụ mía ăn tươi theo chuỗi giá trị sản xuất tại xã Mỹ Hòa;
liên kết sản xuất và tiêu thụ rau củ quả an toàn theo chuỗi giá trị tại xã
Quyết Chiến; liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị tiêu thụ ớt tại xã Mỹ Hòa.
Huyện Cao Phong có 2 dự án: phát triển chuỗi liên kết sản xuất cam Cao Phong và
phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị chăn nuôi bò vàng sinh sản tại xã Thạch
Yên. Huyện Đà Bắc có 2 dự án: chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cá
nheo Mỹ nuôi lồng trên lòng hồ Hòa Bình tại xã Tiền Phong, Vầy Nưa; chuỗi liên
kết chăn nuôi lợn bản địa gắn với bao tiêu sản phẩm tại huyện Đà Bắc.

Xây dựng chuỗi giá
trị sản xuất bền vững

Thực tế cho thấy, chuỗi giá trị sản xuất có ý nghĩa rất lớn
trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Đối với tỉnh Hòa Bình, sản phẩm nông nghiệp ngoài phục vụ nhu cầu tiêu dùng
trong nước còn hướng tới xuất khẩu. Hiện nay, một số nông sản chủ lực của tỉnh
đã được xuất khẩu như bưởi Diễn Ngọc Lương (Yên Thủy), bưởi đỏ Tân Lạc, cam Cao
Phong… Theo đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình, nhiều diện tích trồng
trọt, chăn nuôi trong các chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh đã được cấp chứng
nhận VietGAP, GlobalGAP, chứng nhận an toàn thực phẩm, sản phẩm hữu cơ… mở
rộng cơ hội tiếp cận các thị trường lớn. Đồng thời các doanh nghiệp, HTX ký hợp
đồng cung ứng nông sản với hệ thống siêu thị nhà phân phối theo giá cố định đảm
bảo đầu ra cho sản phẩm. Với việc áp dụng quy trình quản lý chất lượng đồng bộ,
tỉnh ta đã xuất khẩu hơn 6 nghìn tấn sản phẩm chế biến từ nông sản sang các thị
trường Nhật Bản, Anh quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc…

Tuy nhiên, thực tế sản xuất theo chuỗi giá trị cũng vấp phải
những khó khăn không nhỏ trong khâu liên kết giữa các chuỗi giá trị, nhất là
khâu tiêu thụ. Chị Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc HTX Nông nghiệp 3TFarm Cao Phong
cho biết: Thực tế khâu thu gom, chế biến và tiêu thụ nông sản hiện nay còn
thiếu tính bền vững, nhiều cấp trung gian. Với thị trường cam Cao Phong có thể
thấy, nông dân chủ yếu bán cho tư thương. Như 3TFarm là HTX sản xuất cam có
tiếng nhưng chúng tôi thường phải tự tìm các kênh bán hàng và quảng bá thương
hiệu của mình. Cũng đã có sự hỗ trợ từ các sàn thương mại điện tử, song thực tế
hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, tôi lo nhất là việc duy trì, phát triển và bảo
vệ thương hiệu nông sản còn gặp nhiều khó khăn do tình trạng đội lốt sản phẩm,
đánh cắp, làm nhái thương hiệu.

Với vai trò cầu nối để liên kết sản xuất, chuyển giao công
nghệ và tiêu thụ sản phẩm, trong thời gian qua, Liên minh HTX tỉnh đã tổ chức
nhiều hội nghị, hội thảo kết nối liên kết, tiêu thụ sản phẩm nông sản. Tại các
diễn đàn, Liên minh HTX tỉnh trao đổi nhiều giải pháp nhằm phát triển các chuỗi
giá trị sản xuất nông nghiệp trong các HTX nông sản. Đồng chí Hà Ngọc Tuấn, Chủ
tịch Liên minh HTX tỉnh khẳng định: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các
HTX thông qua bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng là một trong những giải pháp quan trọng
mà các HTX đang hướng đến. Bên cạnh đó, Liên minh HTX tỉnh sẽ tham mưu UBND
tỉnh xây dựng có cơ chế, chính sách hỗ trợ thành lập lực lượng tư vấn hỗ trợ
phát triển HTX nông nghiệp, đổi mới chương trình khuyến nông để hỗ trợ đào tạo
cán bộ HTX. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp liên
kết với HTX. Doanh nghiệp được xác định là đầu tàu của liên kết, vì thế để thúc
đẩy HTX tham gia liên kết cần khuyến khích doanh nghiệp đầu tư liên kết thông
qua HTX. Đẩy mạnh xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng sản phẩm sản xuất
theo chuỗi, gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng các điều kiện về vệ
sinh an toàn thực phẩm.

Việc phát triển chuỗi giá trị sản xuất nông sản không chỉ
tăng khả năng cạnh tranh của nông sản trên thị trường mà còn tạo động lực phát
triển bền vững cho kinh tế địa phương. Đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở
NN&PTNT cho biết: Để thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển
nông sản theo chuỗi giá trị, Sở tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí nguồn lực
đầu tư, hỗ trợ cơ sở hạ tầng sản xuất nông nghiệp để hình thành các vùng sản
xuất hàng hóa tập trung theo thế mạnh của từng vùng. Có kế hoạch về nguồn lực
vốn hỗ trợ theo giai đoạn, tránh tình trạng chỉ hỗ trợ được trong thời gian
đầu. Đồng thời có chiến lược quảng bá, giới thiệu ưu điểm của vùng, thương
hiệu, chỉ dẫn địa lý của sản phẩm nông nghiệp cho các nhà đầu tư thấy rõ tiềm
năng, thế mạnh của địa phương để thu hút vốn đầu tư, góp phần phát triển kinh
tế nông nghiệp hơn nữa. Tăng cường phối hợp với các cơ quan nghiên cứu khoa học
hướng dẫn, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giúp các hộ dân ứng dụng
kỹ thuật tiên tiến, góp phần nâng cao chất lượng và sản lượng sản phẩm. Đồng
thời, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong việc giám sát ký kết hợp
đồng giữa bên sản xuất và bên tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tránh việc hai bên
phá vỡ hợp đồng và cam kết cung ứng, tiêu thụ trong sản xuất. Giám sát chặt chẽ
chất lượng thị trường vật tư nông nghiệp và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

Hỗ trợ chuyển giao
khoa học, công nghệ và kết nối thị trường

Đỗ Thị Loan

Phó trưởng phòng Kinh tế thành phố Hoà Bình

Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị đáp ứng nhu cầu
phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập cho nông dân,
doanh nghiệp. Chính vì vậy, thành phố Hoà Bình đã chủ động triển khai các cơ
chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh về hỗ trợ phát triển sản xuất, tiêu
thụ nông sản, xây dựng các chuỗi giá trị. Trong đó, thành phố tập trung nguồn
lực hỗ trợ chuyển giao khoa học, công nghệ; hỗ trợ bao bì, nhãn mác và kết
nối giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp cho nông dân, các doanh
nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn.

Hiện nay, một số
sản phẩm có thể phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị như cá lòng hồ sông Đà
tại xã Hoà Bình; sản phẩm bí xanh, mướp đắng tại xã Độc Lập. Đây là những sản phẩm có tiềm
năng và đã xây dựng được quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Do đó,
để có thể sản xuất được theo chuỗi, người dân rất cần hỗ trợ về công nghệ để có
thể phát triển các dòng sản phẩm sơ chế hoặc chế biến sâu.

Mong tiếp cận được
nguồn vốn hỗ trợ để phát triển theo chuỗi giá trị

Bùi Thị Mơ

Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Mơ Đức Hoà
Bình

Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp hữu cơ Mơ Đức Hoà Bình chuyên
nuôi và chế biến các sản phẩm từ ốc nhồi, ốc lác được nuôi hữu cơ. Hiện nay,
HTX có diện tích ao nuôi hơn 1,4 ha với 7 hộ thành viên. HTX đã xây dựng được
quy trình nuôi ốc nhồi hoàn toàn tự nhiên và sản xuất một số sản phẩm chế
biến từ ốc như chả ốc, ốc sơ chế đóng gói đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
HTX đã phối hợp với Hội Nông dân huyện Lạc Sơn mở một gian hàng trưng bày,
giới thiệu sản phẩm nông sản đặc trưng của huyện Lạc Sơn. Tại đây chúng tôi
xây dựng một nhà hàng chuyên các món đặc sản từ ốc. Có thể nói, quy trình sản
xuất của HTX đã khép kín từ con giống – sản xuất – chế biến đến thành phẩm.
Tuy nhiên, để xây dựng được thương hiệu, mở rộng sản xuất và tạo thêm việc
làm cho người lao động, tôi mong muốn có thể tiếp cận được các nguồn hỗ trợ
để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, nông nghiệp tuần hoàn.

 

Đinh Hòa





Nguồn: http://www.baohoabinh.com.vn/12/196443/Phat-trien-san-xuat-nong-nghiep-theo-chuoi-gia-tri.htm

Cùng chủ đề

Phát huy truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam, lực lượng vũ trang tỉnh Hòa Bình tiếp tục “Đoàn kết, Sáng tạo,...

Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam là đội quân từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà phục vụ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh "vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của Nhân dân”. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và Bộ CHQS tỉnh khánh thành di tích địa điểm thành lập lực lượng vũ trang tỉnh tại xóm Khị, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) nhân kỷ niệm 80 năm...

Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp bán dẫn

(MPI) – Phát biểu tại phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn diễn ra sáng ngày 14/12/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó thường trực Ban Chỉ đạo nhấn mạnh, trong xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và diễn biến phức tạp về địa chính trị trên thế giới, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà...

Cuộc đời bay của Trung tướng Nguyễn Đức Soát, từ chiến trận đến hòa giải

Bìa cuốn sách của Trung Tướng Nguyễn Đức Soát. (Nguồn: Anninhthudo) Cuốn sách không chỉ là một hồi ức về cuộc đời bay của ông mà còn là một tác phẩm đầy cảm hứng, mang đến cái nhìn sâu sắc về những ký ức và tình cảm của một người lính trong suốt những năm tháng cống hiến cho Tổ quốc. Hành trình đầy cảm hứng Trong cuốn sách, Trung tướng Nguyễn Đức Soát kể lại hành trình từ một chàng trai...

Quân đội nhân dân Việt Nam

(Bqp.vn) – Ngày 14/12, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề: “Quân đội nhân dân Việt Nam – Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh” đã được Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban...

Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Lào

Tối 13/12, tại thủ đô Viêng Chăn, Văn phòng Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại Lào đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Các đại biểu Việt Nam và Lào chụp ảnh lưu niệm. Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, tham dự sự kiện có Đại tướng Chansamone Chanyalath - Ủy viên Bộ...

Cùng tác giả

Phát huy truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam, lực lượng vũ trang tỉnh Hòa Bình tiếp tục “Đoàn kết, Sáng tạo,...

Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam là đội quân từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà phục vụ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh "vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của Nhân dân”. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và Bộ CHQS tỉnh khánh thành di tích địa điểm thành lập lực lượng vũ trang tỉnh tại xóm Khị, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) nhân kỷ niệm 80 năm...

Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp bán dẫn

(MPI) – Phát biểu tại phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn diễn ra sáng ngày 14/12/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó thường trực Ban Chỉ đạo nhấn mạnh, trong xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và diễn biến phức tạp về địa chính trị trên thế giới, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà...

Cuộc đời bay của Trung tướng Nguyễn Đức Soát, từ chiến trận đến hòa giải

Bìa cuốn sách của Trung Tướng Nguyễn Đức Soát. (Nguồn: Anninhthudo) Cuốn sách không chỉ là một hồi ức về cuộc đời bay của ông mà còn là một tác phẩm đầy cảm hứng, mang đến cái nhìn sâu sắc về những ký ức và tình cảm của một người lính trong suốt những năm tháng cống hiến cho Tổ quốc. Hành trình đầy cảm hứng Trong cuốn sách, Trung tướng Nguyễn Đức Soát kể lại hành trình từ một chàng trai...

Quân đội nhân dân Việt Nam

(Bqp.vn) – Ngày 14/12, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề: “Quân đội nhân dân Việt Nam – Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh” đã được Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban...

Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Lào

Tối 13/12, tại thủ đô Viêng Chăn, Văn phòng Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại Lào đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Các đại biểu Việt Nam và Lào chụp ảnh lưu niệm. Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, tham dự sự kiện có Đại tướng Chansamone Chanyalath - Ủy viên Bộ...

Cùng chuyên mục

Hội Nông dân 3 tỉnh Hòa Bình – Sơn La – Yên Bái: Vận động được 16.762 triệu đồng xây dựng nông thôn mới

Ngày 13/12, tại xã Nuông Dăm (Kim Bôi) Hội Nông dân (HND) tỉnh Hòa Bình chủ trì, phối hợp với HND 2 tỉnh Sơn La, Yên Bái tổ chức hội nghị tổng kết chương trình phối hợp giữa HND 3 tỉnh giai đoạn 2022 - 2023. Lãnh đạo Hội Nông dân 3 tỉnh Hòa Bình - Sơn La - Yên Bái tham gia gắn biển công trình sân nhà văn hóa xóm Mý Thượng, xã Nuông Dăm (Kim Bôi). Việc triển...

Rà soát cụ thể từng dự án để tăng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công

Ngày 13/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị nghe báo cáo về tình hình thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC) đến ngày 30/11/2024. Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố là chủ đầu tư các dự án sử dụng VĐTC. Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tổng hợp kết...

Thẩm định điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Chiều 12/12, đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị thẩm định điều chỉnh bảng giá các loại đất năm 2020 - 2024 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh thực hiện theo Bảng giá các loại đất năm 2020 - 2024 ban hành theo Quyết định số 57/2019/QĐ-UBND, ngày 20/12/2019 của UBND tỉnh...

Thúc đẩy phát triển kinh tế hợp tác xã trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, Hòa Bình đã dành nhiều nguồn lực phát triển kinh tế hợp tác xã (HTX) nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) khai thác tiềm năng, lợi thế, vươn lên thoát nghèo. Sản phẩm nông sản của Hợp tác xã nông nghiệp Bản Dao Thống Nhất (TP Hòa Bình) trưng bày tại Hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (tháng 11/2024) nhận được sự quan tâm...

Huyện Đà Bắc đẩy nhanh giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu

Tính đến hết tháng 11, huyện Đà Bắc mới bàn giao được 3km mặt bằng sạch Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (từ km24+500 - km27+500, đoạn qua xã Cao Sơn) cho chủ đầu tư. Huyện quyết tâm hoàn thành giải phóng mặt bằng (GPMB) cho nhà thầu trong quý I/2025. Với tinh thần "có mặt bằng tới đâu, triển khai thi công luôn tới đó”, ngay sau khi nhận mặt bằng sạch, nhà thầu chủ động triển khai...

Tin nổi bật

Tin mới nhất