Powered by Techcity

Nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ


Không chỉ là minh chứng của các cuộc kháng chiến, những di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh được lưu giữ đến ngày nay là những “địa chỉ đỏ” về lòng yêu nước, tự tôn dân tộc, là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.


Đoàn viên, thanh niên
xóm Quà, xã Thạch Yên (Cao Phong) ôn lại truyền thống
cách mạng tại nhà truyền thống Chiến khu Thạch Yên.

Những ngày mùa thu lịch
sử, chúng tôi trở lại khu căn cứ cách
mạng Cao Phong – Thạch Yên, xã Thạch
Yên (Cao Phong). Thời kỳ tiền khởi nghĩa (tháng 8/1945), khu căn cứ cách mạng Cao Phong – Thạch Yên là 1 trong 4 khu
căn cứ cách mạng của tỉnh, nằm trong hệ thống chiến khu Hòa – Ninh – Thanh do Xứ ủy Bắc Kỳ xây dựng và trực tiếp chỉ đạo
hoạt động. Với những giá trị lịch sử đặc biệt được lưu giữ trọn vẹn đến nay, nơi đây đã được Bộ
Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL) công nhận là di tích lịch sử cách
mạng cấp quốc gia năm 1996, thắp sáng
niềm tự hào trong trái tim những người con yêu nước, trở thành truyền thống
cách mạng được tiếp nối từ đời này sang đời khác, làm rạng danh mảnh đất Thạch
Yên.

Đồng chí Bùi Văn Hậu,
Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Yên cho biết: Phát huy truyền thống quê hương cách mạng
anh hùng, những năm qua, Thạch Yên không ngừng phát triển. Đảng bộ, chính quyền
và người dân chung sức, đồng lòng trên hành trình xây dựng nông thôn mới, quyết
tâm tháo gỡ những khó khăn, thách thức để vươn lên. Từ một xã nghèo, xuất phát
điểm thấp, xã đã đạt 15/19 tiêu chí nông thôn mới. Đến nay, thu nhập bình quân đầu
người toàn xã đạt 30 triệu đồng/năm; 100% trẻ em trong độ tuổi được đến trường,
thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục tiểu học; 100% người dân được cấp thẻ
BHYT; 95% người dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Chiến khu Giằng Sèo tại
xóm Sèo, xã Cao Sơn (Đà Bắc) trải qua
79 năm đã chứng kiến bao dấu mốc lịch sử, là địa chỉ đỏ để lớp lớp thanh niên
tri ân, ôn lại truyền thống hào hùng của cha ông, cùng học tập và tiến bước.
Ngược dòng lịch sử, tháng 2/1945, Trung ương Đảng quyết định thành lập chiến
khu Hòa – Ninh – Thanh, phong trào cách
mạng trên địa bàn tỉnh có điều kiện phát triển mạnh mẽ cùng với xây dựng chiến
khu. Đồng chí Vũ Thơ khi ấy giữ chức
vụ Bí thư Ban Cán sự Đảng tỉnh Hòa Bình đã trực tiếp về vùng, mở khóa huấn luyện
quân sự đầu tiên của tỉnh tại xóm Giằng Sèo (thuộc xã Tu Lý cũ), xây dựng lực
lượng, phát triển phong trào cách mạng tại địa bàn. Đồng bào người dân tộc Mường,
Tày ở Đà Bắc cũng đã hiểu về cách mạng, ra sức che chở, đùm bọc và bảo vệ lớp học, đảm bảo tổ chức an toàn, bí mật.

Sau khi được học về
tình hình cách mạng trên thế giới,
chương trình và điều lệ Việt Minh, tập huấn về cách đánh du kích, chế tạo vũ
khí… 19 học viên đã nhanh chóng trưởng thành, phát triển các đội tự vệ cứu quốc,
chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Những ngày huấn luyện đã tạo thanh thế Việt Minh càng cao, tiếng tăm lan truyền làm
cho các hào lý run sợ, nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào cách mạng, tiếp tục
gây dựng và phát triển phong trào cách mạng, góp phần vào thắng lợi của cuộc khởi
nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945. Đến nay, nhiều người trong hàng ngũ đã
không còn nhưng giá trị không vì thế mà phai nhạt. Qua lời kể, lớp trẻ được
sinh ra trong thời bình không khỏi xúc động, tự hào về những năm tháng hào
hùng, càng thêm hiểu biết, trân trọng giá trị lịch sử, từ đó phát huy tinh thần
xung kích, góp sức xây dựng quê hương.

Em Bùi Thị Hương, xóm
Sèo, xã Cao Sơn cho biết: Thông qua những chiến công được khắc trên bia đá tại
chiến khu và lời kể của những người lớn tuổi, em rất tự hào về ý chí kiên cường,
bất khuất của quân và dân ta trước “mưa bom bão đạn” của kẻ thù trong những năm
kháng chiến. Em sẽ cố gắng học tập thật giỏi, vâng lời cha mẹ, thầy cô, luôn
ghi nhớ công lao của thế hệ cha anh đi trước bằng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”,
để sau này có những việc làm thiết thực góp phần nhỏ bé xây dựng quê hương, đất
nước.

Các di tích lịch sử
cách mạng trên địa bàn tỉnh như: Khu căn cứ cách mạng Mường Diềm, xã Trung
Thành (Đà Bắc), Đồn điền Chi Nê và Nhà máy in tiền, xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy), Tượng
đài Anh hùng Cù Chính Lan, xã Bình Thanh (Cao Phong)… không chỉ là điểm đến
tham quan, tìm hiểu của du khách mà còn là nơi giáo dục truyền thống cách mạng
cho thế hệ trẻ, góp phần vào công cuộc xây dựng, phát triển KT-XH, giữ vững
AN-QP địa phương.

Nguyễn Hoàng






Nguồn: http://www.baohoabinh.com.vn/16/192881/Noi-giao-duc-truyen-thong-cach-mang-cho-the-he-tre.htm

Cùng chủ đề

Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga

Hai Thủ tướng thống nhất cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều, trong đó có tận dụng hiệu quả FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu mà Nga là thành viên. Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Mishustin thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14-15/01/2025. Thủ...

Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế

(MPI) – Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025, trong đó đưa ra các quan điểm, trọng tâm chỉ đạo nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 và cả giai đoạn 5 năm 2021-2025 theo Kết luận, yêu...

Cùng tác giả

Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga

Hai Thủ tướng thống nhất cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều, trong đó có tận dụng hiệu quả FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu mà Nga là thành viên. Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Mishustin thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14-15/01/2025. Thủ...

Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế

(MPI) – Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025, trong đó đưa ra các quan điểm, trọng tâm chỉ đạo nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 và cả giai đoạn 5 năm 2021-2025 theo Kết luận, yêu...

Cùng chuyên mục

Một số sự kiện văn hóa tiêu biểu tỉnh Hòa Bình năm 2024

Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục được quan tâm  Trong năm 2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích khảo cổ Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình là Di tích Quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 694/QĐ-TTg ngày...

Chương trình nghệ thuật chào Xuân Ất Tỵ 2025: “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”

Tối 11/1, tại phố đi bộ (thành phố Hòa Bình), Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi (TTN) tỉnh phối hợp cùng Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông thành phố Hòa Bình tổ chức chương trình nghệ thuật chào Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề "Sáng mãi niềm tin theo Đảng”. Tiết mục nghệ thuật ca ngợi Bác Hồ kính yêu. Chương trình là sự kiện nghệ thuật đặc sắc, gửi gắm những thông điệp ý...

Kèn Bỉ Đôi – nhạc cụ độc đáo của người Mường Đà Bắc

Nói đến nhạc cụ dân tộc Mường có thể nhắc đến nhiều loại nhạc cụ như chiêng, sáo ôi, cò ke... được sử dụng phổ biến. Đối với kèn Bỉ Đôi, một nhạc cụ rất độc đáo riêng có nhiều năm nay được người Mường huyện vùng cao Đà Bắc lưu giữ, bảo tồn và quý trọng. Nghệ nhân Đinh Xuân Giao (thứ hai bên trái), tiểu khu Tày Măng, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) trình diễn kèn Bỉ Đôi. Bỉ...

Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật hát Mường

Trước kia, hát thường rang bộ mẹng, hát đúp giao duyên là thể loại diễn ra nhiều nhất trong đời sống sinh hoạt của người Mường Hòa Bình. Sau thời gian mai một, nghệ thuật độc đáo này được các cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm bảo tồn, cộng đồng chung tay giữ gìn nhằm đưa hát Mường trở về vị trí quan trọng vốn có, góp phần phát huy những giá trị truyền thống văn hóa...

Xây dựng biểu tượng linh vật chào Xuân Ất Tỵ 2025

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 03/KH-UBND về xây dựng biểu tượng linh vật chào Xuân Ất Tỵ năm 2025. Biểu tượng linh vật được xây dựng nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi phục vụ Nhân dân vui Xuân, đón Tết cổ truyền dân tộc; tạo điểm nhấn về văn hóa và du lịch để thu hút du khách đến thành phố Hòa Bình và tỉnh Hòa Bình trong dịp Xuân Ất Tỵ 2025; giới thiệu...

Người đam mê nghệ thuật hát chầu văn

Ở khu Vai, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) không ai không biết ông Trần Mạnh Hùng, nghệ nhân đam mê với nghệ thuật trình diễn văn hoá dân gian hát chầu văn. Ông Hùng từng biểu diễn ở nhiều sân khấu lớn, nhỏ trong và ngoài tỉnh. Nổi bật, tại Lễ hội chùa Tiên huyện Lạc Thuỷ năm 2024 được tổ chức quy mô cấp tỉnh, tiết mục hát chầu văn của ông cùng nhóm nghệ nhân...

Triển khai công tác văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình năm 2025

Ngày 7/1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Thừa ủy quyền, lãnh đạo Sở VH-TT&DL trao bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai cá nhân. Năm 2024, ngành VH-TT&DL nỗ lực triển khai thực hiện các nhiệm vụ và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất