Powered by Techcity

Những ngày không thể quên trong hành trình hướng tới danh hiệu lớn

Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Hà Nội Trần Nghĩa Hòa.

Là một người gắn bó với công tác đối ngoại của Thủ đô và trải qua những ngày đầu khi Hà Nội chuẩn bị đến lúc vỡ òa khi nhận được danh hiệu này, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Hà Nội Trần Nghĩa Hòa chia sẻ, đó vẫn là một “kỷ niệm khó quên”.

Ông Hòa cho biết: Vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước, tình hình thế giới có nhiều biến động, xung đột vũ trang diễn ra gay gắt tại nhiều nơi trên thế giới nên Liên hợp quốc muốn thúc đẩy những giá trị hòa bình và nhấn mạnh, hòa bình đạt được không phải bằng súng đạn, mà bằng văn hóa. Từ đó, UNESCO có sáng kiến trao giải “Thành phố Vì hòa bình”.

Cuối năm 1998, khi nhận được thông báo của UNESCO, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã kiến nghị với thành phố Hà Nội tham gia ứng cử. Đáng chú ý, vào giai đoạn đó, Hà Nội vừa chủ trì và đóng góp lớn vào thành công của Hội nghị cấp cao các nước có sử dụng tiếng Pháp lần thứ 7 (tháng 11/1997), Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 (tháng 12/1998) và đang trên chặng đường hướng tới kỷ niệm 990 năm và 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Mặc dù xét thấy tiêu chí của giải thưởng rất cao, nhưng Hà Nội khi ấy vẫn đặt quyết tâm, tích cực phối hợp chặt chẽ với Ủy ban quốc gia UNESCO xây dựng đề án, kế hoạch tham gia ứng cử, trình Chính Phủ phê duyệt. Sở Ngoại vụ được giao nhiệm vụ làm cơ quan đầu mối, chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan lên kế hoạch thực hiện đề án tham mưu cho thành phố.

Vào thời điểm đó, Trần Nghĩa Hòa mới là chàng sinh viên “chân ướt, chân ráo” về công tác tại Sở Ngoại vụ. Anh được giao nhiệm vụ cùng tập thể cán bộ chuẩn bị hồ sơ chi tiết; đồng thời tham gia vào các phái đoàn công tác nhằm tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.

Hà Nội bình yên trong sáng sớm mùa thu.

Theo Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Hà Nội: Giai đoạn này, vị thế của Việt Nam đang lên cao. Công cuộc đổi mới của đất nước bước đầu thu được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam cũng đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ, ký Hiệp định hợp tác với Liên minh châu Âu cũng như gia nhập ngôi nhà chung ASEAN.

“Đây là một lợi thế rất lớn cho Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung khi tham gia Đề cử. Tuy nhiên, hành trình tới được với giải thưởng cũng gặp không ít khó khăn khi bạn bè quốc tế vốn biết đến Việt Nam như tên của một cuộc chiến chứ chưa biết tới một đất nước khát khao hòa bình”, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ nhớ lại.

Thư và hồ sơ Việt Nam gửi UNESCO năm 1999. (Nguồn: Báo HàNộimới)

Trong hồ sơ ứng cử, phần giới thiệu sơ lược về Thủ đô Hà Nội có đoạn: “Trải qua những thăng trầm của lịch sử Việt Nam, Hà Nội đã nhiều lần bị ảnh hưởng nặng nề của những cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài. Vì vậy, Hà Nội là Thủ đô của một trong những nước nghèo đói và lạc hậu nhất trên thế giới vào năm 1975. Mặc dù vậy, từ năm 1986, khi Chính phủ Việt Nam bắt đầu áp dụng chính sách đổi mới, xúc tiến thương mại và mở cửa để hội nhập với thế giới, người Hà Nội, với sự nỗ lực và năng động của mình, đã đem đến sự đổi thay vượt bậc cho thành phố thân yêu.

Hà Nội đã chủ trì và đóng góp lớn vào thành công của Hội nghị các nước nói tiếng Pháp vào tháng 11/1997 và Hội nghị cấp cao ASEAN vào tháng 12/1998. Nhân dịp này, các lãnh đạo cấp cao và bạn bè quốc tế từ nhiều nước đã có cơ hội được tận mắt chứng kiến một Hà Nội xanh, sạch, đẹp và yên bình, đặc biệt sự thân thiện, nồng ấm và nhiệt thành của người dân Hà Nội. Với lịch sử và những thành tựu cụ thể, Hà Nội chứng nhận đủ điều kiện để đăng ký “Giải thưởng Thành phố Vì hòa bình UNESCO”.

Giấy chứng nhận Thành phố vì hòa bình UNESCO tặng cho Thủ đô Hà Nội. (Ảnh: Báo HàNộimới)

Trình diễn áo dài trên đường phố Hà Nội.

Ở nước ngoài, phái đoàn đại diện thường trực bên cạnh UNESCO lúc đó đã tập trung vận động các cơ quan, tổ chức trong UNESCO và bạn bè quốc tế để tranh thủ sự ủng hộ của họ dành cho Việt Nam, thông qua việc trình bày về bản chất và truyền thống yêu chuộng hòa bình của dân tộc ta cũng như truyền thống ngàn năm văn hiến của Hà Nội; những cố gắng to lớn của Hà Nội trong xây dựng, phát triển Thủ đô mọi mặt.

Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ cho biết, nhiều chuyến công tác của lãnh đạo thành phố tới Paris, Moskva… cũng được lồng ghép nội dung vận động để tranh thủ sự ủng hộ của nước bạn cho giải thưởng này.

Thư thông báo trao danh hiệu Thành phố vì hòa bình cho Hà Nội. (Nguồn: Báo HàNộimới)

Đặc biệt, phải kể đến đoàn công tác trực tiếp đi vận động có sự tham gia của đồng chí Nguyễn Dy Niên, khi đó là Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Đại sứ Nguyễn Thị Hồi, Vụ trưởng Vụ Văn hóa, Đối ngoại UNESCO, các cán bộ của Vụ Văn hóa, Đối ngoại UNESCO và Sở Ngoại vụ Hà Nội.

Bản thân ông Hòa khi đó cũng từng có 90 ngày được “biệt phái” tới Pháp để làm nhiệm vụ. “Trong 3 tháng, tôi là một thành viên trong phái đoàn tham dự các kỳ họp tại Paris. Kết thúc giờ làm, tôi được bố trí ở trong gian bếp dưới tầng hầm của nhà Đại sứ Trịnh Đức Dụ – Trưởng phái đoàn Việt Nam tại UNESCO nhiệm kỳ 1996-1999”.

Thời gian này, ông Hòa được tiếp xúc và nhận được sự tham vấn của rất nhiều nhà khoa học, trí thức, nhà ngoại giao lớn. Đặc biệt, chàng thanh niên trẻ đã gặp gỡ và làm quen với ông Firmin Edouard Makoto, khi ấy là chuyên viên của UNESCO tại Pháp.

“Qua tiếp xúc, tôi được biết ông Makoto có mẹ là người Việt Nam. Ông ấy yêu Việt Nam một cách tự nhiên từ tận đáy lòng”, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ kể.

Trong lần Firmin Edouard Makoto tới Hà Nội tiếp theo, ông Hòa đã chủ động đưa người bạn mới – cũng là chuyên viên của UNESCO đi tham quan hồ Tây bằng… xe máy. Họ đã trò chuyện với nhau rất nhiều, về Hà Nội, về người mẹ Việt Nam của Makoto và những “nỗi niềm đau đáu” anh dành cho quê ngoại. Makoto cũng ngỏ ý muốn tìm gặp những người họ hàng xa đang cư trú tại thành phố nhỏ gần 1.000 năm tuổi.

Ông Trần Nghĩa Hòa (đeo kính, bên trái) trong dịp tham gia phái đoàn Việt Nam tại Pháp. (Ảnh: NVCC)

“Chỉ hơn 1 ngày sau, nhờ các đầu mối hỗ trợ, tôi đã đưa Makoto tới gặp người thân trong một căn nhà nhỏ, có phần chật chội trên phố Thụy Khuê. Một chiếc chiếu đơn sơ được trải ra, họ ngồi quây quần bên nhau, cùng cảm nhận tình cảm thân thích ngày Makoto trở về nguồn cội”, ông Hòa xúc động nhớ lại.

Ông bảo với chúng tôi, có lẽ đó là một “cơ duyên” diệu kỳ để Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng chứng minh được “tấm lòng rộng mở, cách sống lấy chữ Tình làm trọng” và khát vọng hòa hợp vĩnh cửu của mình.

Nhandan.vn

Nguồn:https://special.nhandan.vn/ky-uc-ha-noi-thanh-pho-vi-hoa-binh/index.html

Cùng chủ đề

Phát huy vai trò của công tác đối ngoại trong phát triển đất nước

Chuyến công tác đối ngoại đa phương vừa qua của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm là minh chứng thuyết phục về đường lối ngoại giao đúng đắn, ổn định và bền vững mà Việt Nam đang lựa chọn. Ngày 8/10 vừa qua, chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã hạ cánh tại sân bay Nội Bài, Hà Nội kết thúc thành công chuyến công tác thăm...

Hà Nội trong ký ức người Việt xa xứ và bạn bè Nga

Bà Phạm Thanh Xuân, Ủy viên Ban thường vụ Hội Người Việt Nam tại Nga: Tôi sinh ra và lớn lên ở Thủ đô Hà Nội. Tôi đã xa Hà Nội 36 năm rồi. Sau rất nhiều năm xa Hà Nội, khi trở về, tôi cảm thấy rất vui mừng trước sự phát triển của Thủ đô. Bên cạnh những con phố cổ, những mái ngói thâm nâu, thì bây giờ Hà Nội đã có những con đường phố to hơn,...

Từ điểm tựa hoà bình tiến tới tương lai

Khu vực Hồ Hoàn Kiếm và phụ cận. Ảnh: DUY LINHCũng năm này, một đoạn video về Hà Nội tour của các Đại sứ Phái đoàn Liên minh châu Âu, Pháp, Anh và Romania đã được chia sẻ chóng mặt trên các nền tảng mạng xã hội khắp toàn cầu. Đoạn clip bắt đầu từ cảnh Đại sứ Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam Bruno Angelet, Đại sứ Anh Giles Lever, Đại sứ Pháp Jean Noel...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Hà Nội phải xứng tầm Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới

Sáng 10/10,  Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và TP Hà Nội tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024). Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự lễ kỷ niệm. Tham dự lễ kỷ niệm còn có lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, ban,...

Hà Nội – đô thị hiện đại giữa lòng di sản nghìn năm

(Dân trí) – TP Hà Nội đang có nhiều thay đổi lớn về diện mạo. Nhiều tuyến đường vành đai, trục hướng tâm, cầu được đầu tư, từng bước hình thành hệ thống giao thông đồng bộ, khép kín, xứng với vị thế là Thủ đô. Những công trình hiện đại tiêu biểu của Hà Nội (Video: Hữu Nghị) Di sản kiến trúc đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng bản sắc các đô thị lịch sử. Cùng với...

Cùng tác giả

Nông dân đang rất lo nước dừa cũng bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt

Sáng 22/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sửa đổi. Chính phủ đề xuất bổ sung nước giải khát theo tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế TTĐB với mức thuế suất 10%. Đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính – Ngân sách nhất trí với việc bổ sung sản phẩm này vào diện chịu thuế TTĐB, tuy nhiên một số ý kiến...

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)

 Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo trường Đại học Quốc gia Malaya. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia). Cùng tham dự về phía Malaysia có Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Chang Lih Kang; Ban lãnh đạo Trường Đại học...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị ICAPP 12

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 22/11, Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình và hòa giải” đã khai mạc tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam tham dự hội nghị và có bài phát biểu quan trọng khẳng định quan...

Hội nghị báo cáo kết quả kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn huyện Yên Thuỷ

Căn cứ Quyết định số 345/QĐ-SVHTTDL, ngày 20/7/2023 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc giao dự toán kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 của Bảo tàng tỉnh Hòa Bình; Thực hiện Kế hoạch số 141/KH-BTTHB, ngày 21/7/2023 của Bảo tàng tỉnh Hoà Bình về việc kiểm kê di sản văn...

Cùng chuyên mục

Nông dân đang rất lo nước dừa cũng bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt

Sáng 22/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sửa đổi. Chính phủ đề xuất bổ sung nước giải khát theo tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế TTĐB với mức thuế suất 10%. Đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính – Ngân sách nhất trí với việc bổ sung sản phẩm này vào diện chịu thuế TTĐB, tuy nhiên một số ý kiến...

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)

 Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo trường Đại học Quốc gia Malaya. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia). Cùng tham dự về phía Malaysia có Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Chang Lih Kang; Ban lãnh đạo Trường Đại học...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị ICAPP 12

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 22/11, Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình và hòa giải” đã khai mạc tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam tham dự hội nghị và có bài phát biểu quan trọng khẳng định quan...

Thứ trưởng Đỗ Thành Trung tham dự Diễn đàn hợp tác đầu tư Việt Nam

(MPI) – Chiều ngày 21/11/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung đã tham dự Diễn đàn hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc năm 2024 với chủ đề “Niềm tin và hợp tác: Chiến lược phát triển bền vững doanh nghiệp nhỏ và vừa. Diễn đàn do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc phối hợp với Bộ Kế...

Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo

Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức tới Malaysia, chiều 21/11, ngay sau hội đàm cấp cao, Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cùng chủ trì họp báo, công bố nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện giữa 2 nước. Tham dự buổi họp báo có lãnh đạo một số Bộ, ban ngành Trung...

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari Bin Abdul  Chiều  21/11, tại trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari Bin Abdul. Chủ tịch Hạ viện Malaysia nhiệt liệt hoan nghênh và bày tỏ vui mừng được gặp lại Tổng Bí thư Tô Lâm; bày tỏ nhiều tình cảm tốt đẹp với đất nước, con người...

Quan hệ Việt Nam – Campuchia không ngừng được củng cố, phát triển sâu rộng trên các lĩnh vực

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary   Chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm. Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary nồng nhiệt chào mừng và chân thành cảm ơn Chủ tịch Quốc hội...

Nhà nước Campuchia tặng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự

Thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary trao Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia tặng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn  Phát biểu tại buổi lễ, Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Campuchia Cheam Yeap cho biết, Campuchia và Việt Nam đã xây dựng mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, đặc biệt. Đây là nhân tố tạo nên sự hợp tác hiệu quả, mang lại lợi...

Tin nổi bật

Tin mới nhất