Powered by Techcity

Những điểm bất thường của bão Yagi – cơn bão mạnh nhất 30 năm qua

Bão số 3 có cường độ tăng rất nhanh, chỉ trong 24 giờ, cường độ bão tăng 8 cấp và duy trì cấp siêu bão trong thời gian dài, khi đổ bộ vào đảo Hải Nam (Trung Quốc) vẫn còn giữ cường độ siêu bão.

 

Bão số 3 (bão Yagi) và hoàn lưu sau bão đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều tỉnh đồng bằng và miền núi phía Bắc.

Theo Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm, bão số 3 là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên khu vực Biển Đông.

Bão số 3 cũng là cơn bão có cường độ tăng rất nhanh, chỉ trong 24 giờ cường độ bão tăng 8 cấp và duy trì cấp siêu bão trong thời gian dài, khi đổ bộ vào phía Đông của đảo Hải Nam (Trung Quốc) vẫn còn giữ cường độ siêu bão.

Đáng chú ý, mức độ giảm cấp trên đường đi của bão không theo quy luật thông thường.

Bão khiến thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình phải cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4, tức là gần cấp thảm họa.

Tỉnh Yên Bái, Lào Cai phải cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai tới cấp 3 đối với lũ quét, sạt lở đất, tức là cấp cao nhất.

Cụ thể, thông thường khi đi qua đảo Hải Nam (Trung Quốc) vào Vịnh Bắc Bộ, các cơn bão thường yếu đi nhanh, nhưng với bão số 3 cường độ không giảm nhanh, khi áp sát bờ biển Quảng Ninh-Hải Phòng vẫn giữ cường độ cấp 12-13. Ngoài ra, thời gian lưu bão trên đất liền kéo dài (12 giờ).

Bão số 3 di chuyển sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới ở khu vực phía Tây Bắc Bộ.

ttxvn_1709_bao so 3 (2).jpg
Hiện trường khu vực xảy ra lũ ống, lũ quét do bão số 3. (Ảnh: TTXVN phát)

Tuy nhiên, mưa lớn nhất do hoàn lưu bão số 3 chủ yếu ở phía Đông dãy núi Hoàng Liên Sơn dù không nằm trên đường đi của bão, không chịu tác động trực tiếp của gió bão. Hầu hết các cơn bão có quỹ đạo tương tự trước đây thường gây mưa lớn ở phía Tây dãy núi Hoàng Liên Sơn.

Mưa rất lớn trên diện rộng (gồm nhiều tỉnh) thuộc lưu vực sông Thao, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm với cường suất cao (trên 200 mm/ngày), kéo dài nhiều ngày sau khi bão tan; trong đó, có những khu vực xuất hiện lượng mưa trên 200mm chỉ trong vòng 2 giờ đồng hồ.

“Trong các phiên họp thảo luận trực tuyến của cán bộ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia với các chuyên gia quốc tế thuộc Trung tâm Dự báo bão khu vực của Nhật Bản và cơ quan Khí tượng Trung Quốc đều chung nhận định về đặc điểm bất thường của bão số 3 và mưa lớn do hoàn lưu bão gây ra ở Vịnh Bắc Bộ, vùng Trung du và miền núi phía Bắc và khu vực phía Nam Trung Quốc,” Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia chia sẻ.

Những con số về đỉnh lũ lịch sử

Về lũ, ngập lụt, theo Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do mưa lớn, từ 8/9 nên mực nước trên nhiều sông, suối ở Bắc Bộ lên nhanh. Trong đó, mực nước trên sông Thao, sông Lô, sông Thương, sông Gâm, sông Thái Bình, vùng hạ lưu sông Hồng, sông Lục Nam, sông Hoàng Long… đều vượt báo động 3, một số sông vượt báo động 3 từ 3-4m.

“Đặc biệt, lũ trên sông Thao tại Lào Cai, Yên Bái đã vượt đỉnh lũ lịch sử tồn tại 53 năm. Đỉnh lũ tại Yên Bái lên mức 35,73m vào 16 giờ ngày 10/9, trên mức báo động 3 là 3,73m và vượt mức lũ lịch sử năm 1968 là 1,31m. Mực nước đỉnh lũ tại trạm Lào Cai 86,97m trên báo động 3 là 3,47m; tại Bảo Hà 61,95m, trên báo động 3 là 4,95m, trên mức lũ lịch sử năm 2008 (60,93m) 1,02m; tại Yên Bái đã đạt đỉnh ở mức 35,73m, trên báo động 3: 3,73m, trên mức lũ lịch sử năm 1968 là 1,31m,” ông Mai Văn Khiêm thông tin.

Tại Hà Nội, mực nước sông Hồng cũng ghi nhận cao nhất trong 20 năm.

ttxvn_1709_song hong.jpeg
Mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội đã gần báo động 3 vào đầu giờ chiều 11/9. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

Các sông thuộc lưu vực sông Hồng, Thái Bình – hệ thống sông lớn nhất miền Bắc xảy ra lũ, ngập lụt trên quy mô rộng lớn với nhiều mức vượt ngưỡng cũng là điều hiếm thấy.

Theo thống kê có 20/25 tỉnh, thành phía Bắc xảy ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng.

Về lũ quét, sạt lở đất: do mưa lớn nên sạt lở đất, lũ ống, lũ quét đã xảy ra ở nhiều địa phương gây thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản. Một số khu vực đã xảy ra lũ quét, sạt lở đất nghiêm trọng, như tại các tỉnh Cao Bằng, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh…

Đặc biệt, tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai sạt lở đã gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về người.

Nguyên nhân chính là do khu vực miền núi phía Bắc trong 3 tháng qua đã có mưa rất nhiều, cao hơn 40-60% so với trung bình nhiều năm.

Ở Lào Cai trong tháng 8 có đến 23/31 ngày mưa và ở Yên Bái là 21/31 ngày cũng là điều hiếm gặp.

Hầu hết các khu vực, đất đã ngậm no nước, ở trạng thái bão hòa nên khi có đợt mưa rất lớn, kéo dài nhiều ngày với cường suất cao như vừa qua thì hiện tượng sạt lở đất đã xảy ra tại nhiều nơi.

Lào Cai xảy ra lũ quét, mảng sạt lở quy mô lớn, Yên Bái có quy mô mảng sạt lở nhỏ hơn nhưng xảy ra ở nhiều nơi (riêng tại thành phố Yên Bái đã thống kê được trên 1.000 điểm sạt lở đất).

Theo báo cáo nhanh từ Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến 17h ngày 16/9, số người chết và mất tích do bão số 3, mưa lũ tại các tỉnh phía Bắc lên tới 329 người (291 người chết, 38 người mất tích); 1.922 người bị thương.

Tổng thiệt hại kinh tế ước tính trên 32.787 tỷ đồng.

Ngày 15/9, chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng bão số 3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu, với tinh thần “tất cả vì nhân dân, vì sự phát triển của đất nước,” các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ, các ngành, địa phương tiếp tục thống kế thiệt hại của nhà nước, nhân dân; tổ chức nơi ở tạm, an toàn cho người dân đã mất nhà; đồng thời tổ chức tái định cư cho tất cả người dân bị mất nhà, vùi lấp tới nơi ở an toàn, hoàn thành trước ngày 31/12/2024 với điều kiện an toàn và tốt hơn nơi ở cũ; tổ chức khôi phục giao thông; đảm bảo an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau; thống kê thiệt hại để có chính sách hỗ trợ gia đình bị thiệt hại, miễn giảm học phí cho học sinh bị ảnh hưởng bởi bão lũ.

Đối với sản xuất, kinh doanh, Thủ tướng yêu cầu rà soát, thống kê thiệt hại để khôi phục trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ; đặc biệt là chính sách về tín dụng, hỗ trợ giống cây con, phân bón cho nông nghiệp, hỗ trợ khôi phục các loại hình dịch vụ, khôi phục sản xuất công nghiệp, không để đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất. Cùng với đó có phương án tăng cường các loại hình giao thông, giảm giá cước vận tải, khôi phục các kho bãi tập kết hàng hóa; điều hòa các công trình thủy điện, thủy lợi trong xả lũ và tích nước.

Vietnamplus.vn

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/nhung-diem-bat-thuong-cua-bao-yagi-con-bao-manh-nhat-30-nam-qua-post977216.vnp

Cùng chủ đề

Nguy cơ sạt lở đổ sập nhà, người dân ở Hòa Bình thấp thỏm cảnh ở nhờ

Đồi nứt toác, sạt lở khắp nơi Mưa lớn kéo dài khiến nhiều địa phương ở Hòa Bình xảy ra tình trạng nứt đồi núi, sạt lở đường giao thông, ngập úng nhiều khu dân cư. Trong đó, tình trạng nứt toác đồi ngay sát khu dân cư, nguy cơ sạt lở cao xảy ra khắp các huyện, thành phố ở Hòa Bình, như: TP Hòa Bình, Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thủy, Lương Sơn…. Mới đây, Chủ tịch...

Thủ tướng: “Đau đớn, xót xa khi chứng kiến tài sản đồng bào bị lũ tàn phá”

Ngày 21/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài viết: “Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát”. Báo Dân trí trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết. Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đối với nhiều địa phương Bắc Bộ, nhưng ngay trong những thời khắc khó khăn nhất luôn có sự...

Đồi nứt toác hàng trăm mét ở Hòa Bình, 200 người được sơ tán khẩn cấp

Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long cùng đoàn công tác của tỉnh vừa đến hiện trường, kiểm tra khu vực sạt trượt tại xóm Rài, xã Tuân Đạo, huyện Lạc Sơn. Ông Nguyễn Phi Long, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình, thăm hỏi người dân xóm Rài (Ảnh: Báo Hòa Bình). Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình yêu cầu huyện Lạc Sơn quan tâm hỗ trợ đời sống cho người dân, tuyệt đối không để người dân quay...

Miền Bắc đang mưa rất lớn, 6 tỉnh cảnh báo lũ quét, sạt lở đất

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, ở miền Bắc, Trung và Nam Trung bộ, Tây nguyên và Nam bộ có nơi mưa to đến rất to với lượng mưa tính từ 19 giờ ngày 15.9 đến 3 giờ ngày 16.9 có nơi trên 60 mm như: Mường Báng (Điện Biên) 85,6 mm, Phúc Lợi (Yên Bái) 90,6 mm, Độc Lập (Hòa Bình) 81,6 mm, Bất Bạt (Hà Nội) 135,6 mm, Thanh Thủy (Phú Thọ)...

Cập nhật thiệt hại bão số 3 và mưa lũ: 330 người chết và mất tích

Tính đến 17 giờ 30 phút ngày 15/9, bão số 3 và hoàn lưu bão đã khiến 330 người chết, mất tích (292 người chết, 38 người mất tích).   Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đến 17 giờ 30 phút ngày 15/9, bão số 3 và hoàn lưu bão đã khiến 330 người chết, mất tích (292 người chết, 38 người mất tích). Ngày 15/9, chủ trì Hội...

Cùng tác giả

Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình góp ý vào dự án Luật Nhà giáo

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, tại phiên thảo luận Tổ sáng 9/11, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết vào dự án Luật Nhà giáo. Các đại biểu cho rằng, việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các chính sách về xây...

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến: Lan tỏa tinh thần đại đoàn kết dân tộc lên tầm cao...

Dự Đại hội có các đồng chí: Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Y Thanh Hà Niê Kđăm, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng,...

Quốc hội cho ý kiến lần đầu vào dự án Luật Nhà giáo tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, tại phiên thảo luận Tổ sáng 9/11, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết vào dự án Luật Nhà giáo. Các đại biểu cho rằng, việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các chính sách về xây...

Hơn 50 quốc gia cảnh báo về các vụ tấn công mã độc nhằm vào bệnh viện

Ngày 8/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và đại diện từ hơn 50 quốc gia đã đưa ra lời cảnh báo chung tại Liên hợp quốc về sự gia tăng của các cuộc tấn công mã độc tống tiền (ransomware) nhằm vào các bệnh viện trên toàn cầu. Ransomware là hình thức tấn công mạng nhằm vào dữ liệu của nạn nhân – từ cá nhân, công ty đến các tổ chức quan trọng, trong đó tin tặc...

SẴN SÀNG CHO IRCTIRE CUP 2024: TỔNG THƯ KÝ LIÊN ĐOÀN XE ĐẠP – MÔ TÔ THỂ THAO VIỆT NAM GẶP GỠ CÁC VĐV

14h chiều nay ngày 9/11, ông Nguyễn Ngọc Vũ – Tổng thư ký Liên đoàn Xe đạp – Mô tô Thể thao Việt Nam cùng BTC giải đua IRCtire Cup và Ban trọng tài đã có cuộc họp phổ biến chi tiết các thông tin trước thềm giải đua. Những lưu ý về đường đua, timeline thi đấu, hạng mục thi đấu được trao đổi cụ thể trong bầu không khí thân mật, sôi nổi của buổi họp. BTC nhấn mạnh,...

Cùng chuyên mục

Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình góp ý vào dự án Luật Nhà giáo

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, tại phiên thảo luận Tổ sáng 9/11, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết vào dự án Luật Nhà giáo. Các đại biểu cho rằng, việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các chính sách về xây...

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến: Lan tỏa tinh thần đại đoàn kết dân tộc lên tầm cao...

Dự Đại hội có các đồng chí: Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Y Thanh Hà Niê Kđăm, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng,...

Quốc hội cho ý kiến lần đầu vào dự án Luật Nhà giáo tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, tại phiên thảo luận Tổ sáng 9/11, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết vào dự án Luật Nhà giáo. Các đại biểu cho rằng, việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các chính sách về xây...

Hơn 50 quốc gia cảnh báo về các vụ tấn công mã độc nhằm vào bệnh viện

Ngày 8/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và đại diện từ hơn 50 quốc gia đã đưa ra lời cảnh báo chung tại Liên hợp quốc về sự gia tăng của các cuộc tấn công mã độc tống tiền (ransomware) nhằm vào các bệnh viện trên toàn cầu. Ransomware là hình thức tấn công mạng nhằm vào dữ liệu của nạn nhân – từ cá nhân, công ty đến các tổ chức quan trọng, trong đó tin tặc...

SẴN SÀNG CHO IRCTIRE CUP 2024: TỔNG THƯ KÝ LIÊN ĐOÀN XE ĐẠP – MÔ TÔ THỂ THAO VIỆT NAM GẶP GỠ CÁC VĐV

14h chiều nay ngày 9/11, ông Nguyễn Ngọc Vũ – Tổng thư ký Liên đoàn Xe đạp – Mô tô Thể thao Việt Nam cùng BTC giải đua IRCtire Cup và Ban trọng tài đã có cuộc họp phổ biến chi tiết các thông tin trước thềm giải đua. Những lưu ý về đường đua, timeline thi đấu, hạng mục thi đấu được trao đổi cụ thể trong bầu không khí thân mật, sôi nổi của buổi họp. BTC nhấn mạnh,...

Chàng trai, cô gái miền núi về TP.HCM tranh tài với các dự án khởi nghiệp

Giới thiệu sự án khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa Sáng 9/11, rất đông các thí sinh trên cả nước của cuộc thi Khởi nghiệp xanh – Phát triển bền vững, quy tụ về TP.HCM để tranh tài ở vòng thi chung kết. Cuộc thi do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp phối hợp cùng các đơn vị tổ chức. Vòng chung kết cuộc thi năm...

Từng bước giúp đồng bào dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống

Để giải quyết tình trạng thiếu nhà ở, đất ở, đất sản xuất cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai có hiệu quả chính sách về đất đai và các tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG 1719. Từ năm 2021 đến nay, tỉnh Hòa Bình đã hỗ trợ hơn 2.600 hộ chuyển đổi nghề; hỗ trợ nguồn nước, thiết bị tích nước phục vụ...

Việt Nam – Thụy Điển không ngừng vun đắp, phát triển quan hệ song phương

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Johan Ndisi, ngày 15/10/2024. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)  Từ ngày 10-13/11/2024, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân sẽ thực hiện chuyến thăm chính thức Vương quốc Thụy Điển. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Thụy Điển Trần Văn Tuấn đã có bài trả lời phỏng vấn báo chí về sự kiện quan trọng trên. Đánh giá về sự phát triển của...

Tin nổi bật

Tin mới nhất