Powered by Techcity

Nhanh chóng hỗ trợ các địa phương, người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3

NDO – Sáng 8/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Hồ Đức Phớc đồng chủ trì Hội nghị. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới điểm cầu Ủy ban nhân dân 26 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ Thanh Hóa trở ra phía bắc.

Phát biểu ý kiến mở đầu Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cơn bão số 3 với cường độ rất mạnh đổ bộ vào miền bắc gây hậu quả nghiêm trọng; tuy nhiên, hoàn lưu sau bão sẽ gây mưa lũ, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc, gây ra sạt lở, sụt lún, lũ ống, lũ quét. Hội nghị này nằm sơ bộ đánh giá tình hình công tác dự báo có sát, “đúng, trúng” kịp thời không? Với dự báo như vậy, công tác tuyên truyền, vận động người dân, cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng, cho nhân dân biết thực hiện “4 tại chỗ” như thế nào? Công tác ứng phó ở cả ở Trung ương và địa phương như thế nào? Hậu quả để lại như thế nào?

Nhanh chóng hỗ trợ các địa phương, người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3 ảnh 1
Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Trần Hải)

Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta phải khắc phục hậu quả trong thời gian ngắn nhất có thể? Rút ra bài học gì trong phòng chống thiên tai, bão lũ, trong đó cả công tác ứng trực, sẵn sàng phản ứng trong điều kiện nước ta là nước nhiệt đới gió mùa, thường xuyên có bão? Về lâu dài thì như thế nào, phải tiến hành những biện pháp gì có tính chất lâu dài, chiến lược như đê điều, chống sụt lún, hay vấn đề nhân dân ở miền núi thường sống ở địa hình phức tạp hay bị sạt lở, lũ ống, lũ quét. Điều này đặt ra liệu có dự báo để sơ tán nhân dân không? Hậu quả bão gây ra mất điện làm ảnh hưởng sản xuất, kinh doanh, nhất là sản xuất công nghệ cao; hệ lụy nữa là sóng viễn thông bị ảnh hưởng. Thủ tướng cũng đã chỉ đạo các nhà mạng liên kết chia sẻ kết nối mạng viễn thông để bảo đảm sóng viễn thông phục vụ công tác chỉ huy, khắc phục hậu quả thiên tai. Qua đây cần đánh giá công tác điều phối lực lượng, phản ứng như thế nào? Đây là những bài học kinh nghiệm rất quan trọng.

Nhanh chóng hỗ trợ các địa phương, người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3 ảnh 2
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình phát biểu ý kiến tại Hội nghị. (Ảnh: Trần Hải)

Thủ tướng yêu cầu cần rà soát ngay, có hỗ trợ cho các địa phương, các gia đình có người thiệt mạng…, là những vấn đề cần phải làm ngay. Trong lúc này, người dân đang phải chịu thiệt hại, mất mát nhà cửa, người thân. Do đó, Hội nghị phải bàn với tinh thần khẩn trương, sau đó báo cáo Bộ Chính trị, lãnh đạo Đảng, Nhà nước; tiếp tục triển khai ngay các công việc phòng chống lụt bão, khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Nhanh chóng hỗ trợ các địa phương, người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3 ảnh 3
Thủ tướng Phạm Minh Chính, các Phó Thủ tướng Chính phủ: Nguyễn Hoà Bình và Hồ Đức Phớc đồng chủ trì Hội nghị. (Ảnh: Trần Hải)

Hội nghị này đánh giá lại công tác phòng chống lụt bão, đánh giá hậu quả và giải pháp khắc phục, kịp thời xử lý các vấn đề liên quan người dân, sản xuất, kinh doanh, ứng phó những vấn đề sạt lở, sụt lún có thể diễn ra trong những ngày tới. Thủ tướng mong các cơ quan chức năng, địa phương chia sẻ bài học kinh nghiệm trong công tác phòng, chống thiên tai.

* Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thiệt hại bước đầu (cập nhật đến 7 giờ sáng 8/9): do trời tối, sóng to, gió lớn và mất điện, mất liên lạc nên các địa phương chưa thống kê chính xác được. Trước mắt, sơ bộ một số thiệt hại bước đầu như sau:

Nhanh chóng hỗ trợ các địa phương, người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3 ảnh 4
Hội nghị được truyền trực tuyến đến điểm cầu 26 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ Thanh Hoá trở ra phía Bắc (Ảnh: Trần Hải).

Về người: 9 người chết (Hòa Bình 4, Quảng Ninh 3, Hải Phòng 1, Hải Dương 1); 186 người bị thương (Quảng Ninh 157, Hải Phòng 13, Hải Dương 05, Hà Nội 10); 25 tàu xi-măng và gỗ loại nhỏ bị chìm tại nơi neo đậu ở Quảng Ninh; Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội bị mất điện, mất liên lạc trên diện rộng. Do thời gian lưu bão dài và duy trì cường độ gió bão, gió giật rất mạnh đã làm 3.279 nhà ở bị hư hỏng; 401 cột điện bị gãy đổ; nhiều cửa hàng, trụ sở, trường học bị tốc mái, hư hỏng; rất nhiều biển hiệu quảng cáo, cột viễn thông bị gãy đổ; cây xanh đô thị bị bật gốc, gãy đổ la liệt trên các tuyến đường tại các tỉnh, thành phố như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội…

Nhanh chóng hỗ trợ các địa phương, người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3 ảnh 5
Đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương tham dự Hội nghị. (Ảnh: Trần Hải)

Về nông nghiệp: 121.500ha lúa và hoa màu bị ngập, hư hại (tập trung tại Thái Bình: 76.345ha; Hải Phòng: 6.750ha; Hải Dương 11.200ha; Bắc Ninh: 11.009ha; Hà Nội: 6.218ha; Nam Định: 2.800ha; Hưng Yên: 11.923 ha; Hà Nam: 7.418ha, Hà Nội: 6.218ha, Bắc Ninh: 8.977ha,…); 5.027ha cây ăn quả bị hư hại (tập trung tại Hải Phòng: 1.000ha; Thái Bình: 1.385ha, Hưng Yên 1.818ha,…); trên 1.000 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi (chủ yếu ở Quảng Ninh). Vào khoảng 0 giờ 5 phút sáng 8/9, tại Xóm Chầm, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình đã xảy ra vụ sạt lở đất vào 1 hộ gia đình làm 4 người chết, 1 người bị thương.

Nhanh chóng hỗ trợ các địa phương, người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3 ảnh 6
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy báo cáo tại Hội nghị. (Ảnh: Trần Hải)

Về những công việc triển khai tiếp theo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị: hiện nay, bão đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và tan dần trên khu vực phía Tây Bắc Bộ, song hoàn lưu của bão còn tiếp tục gây mưa lớn đến hết ngày 9/9 cho các tỉnh Bắc Bộ, nhất là khu vực Tây Bắc với lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, cục bộ có nơi đến 350mm.

Để sớm ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất, đồng thời triển khai ứng phó với mưa lớn sau bão, cần tiếp tục thực hiện nghiêm Công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Ban Chỉ đạo tiền phương, trong đó: Đối với vùng đồng bằng, ven biển, do vẫn còn sóng to, gió lớn nên tiếp tục duy trì nghiêm lệnh cấm biển; kiên quyết không để người dân quay trở lại trên tàu cá, các lồng, bè, chòi canh khi chưa đảm bảo an toàn. Triển khai tất cả các biện pháp tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn các tầu thuyền bị đứt neo trôi dạt và người còn mất tích trên biển; tổ chức thăm hỏi, động viên và thực hiện các chính sách đối với các gia đình có người bị thiệt mạng, bị thương; tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả do bão gây ra; bảo đảm cung cấp, hỗ trợ đủ lương thực, thực phẩm, nước sạch, tuyệt đối không để người dân bị đói, rét; huy động lực lượng hỗ trợ người dân sửa chữa nhà ở, dọn dẹp vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh; ưu tiên nguồn lực được hỗ trợ sửa chữa trường học, bệnh viện; hỗ trợ, dọn dẹp, vệ sinh trường, lớp để đưa học sinh trở lại lớp học; dọn dẹp, xử lý môi trường đảm bảo ngăn chặn để không phát sinh dịch bệnh sau bão.

Tập trung vận hành các trạm bơm và hệ thống công trình thủy lợi để tiêu ủng cứu diện tích lúa và hoa mầu bị ngập; chuẩn bị sẵn sàng nguồn giống để khôi phục sản xuất ngay sau bão. Tập trung vận hành tiêu úng cho các khu vực đô thị, khu công nghiệp và vùng trũng thấp. Tập trung khắc phục ngay sự cố hệ thống lưới điện, thông tin,… để sớm cung cấp điện phục vụ tiêu úng và sinh hoạt của người dân.

Nhanh chóng hỗ trợ các địa phương, người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3 ảnh 8
Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp báo cáo tại Hội nghị. (Ảnh: Trần Hải)

Đối với khu vực miền núi phía bắc: triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn; tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát giao thông tại các ngẩm, trân, khu vực ngập sâu, có nguy cơ xảy ra sạt lở, kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; bố trí lực lượng, chuẩn bị vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố thông tuyến giao thông; kiểm tra, sẵn sàng phương án bảo đảm an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ chứa xung yếu, đã đầy nước; bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống; tăng cường công tác thông tin, truyền thông để người dân chủ động nắm bắt, động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại; duy trì lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, từ ngày 8 đến 9/9, hoàn lưu sau bão số 3 sẽ gây mưa lớn cho cả khu vực các đồng bằng, trung du và vùng núi phía bắc, với lượng mưa trung bình 24 giờ có thể lên tới 100-150mm, có nơi có thể trên 200mm. Nguy cơ cao xảy lũ trên các sông suối và lũ quét, sạt lở đất tại một số địa phương, trong đó đặc biệt cần lưu ý:

Các sông nhỏ ở Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hòa Bình lũ có thể lên mức báo động 2 đến báo động 3; nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các đô thị, thành phố và các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ do mưa lớn, đặc biệt tại các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái, Bắc Kạn, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hà Nội; nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đối với các tỉnh: Quảng Ninh (12 huyện/thị xã), Lạng Sơn (11 huyện), Bắc Kạn (6 huyện), Thái Nguyên (9 huyện), Bắc Giang (8 huyện), Vĩnh Phúc (5 huyện), Hòa Bình (11 huyện), Phú Thọ (9 huyện), Tuyên Quang (6 huyện), Yên Bái (9 huyện), Sơn La (8 huyện), Lai Châu (3 huyện), Lào Cai (4 huyện), Thanh Hóa (10 huyện).

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia và các đơn vị dự báo ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến mưa, lũ tại các khu vực nêu trên và cung cấp thông tin chi tiết, kịp thời cho các cơ quan phòng chống thiên tai của Trung ương và các địa phương để có biện pháp chỉ đạo, điều hành, ứng phó kịp thời, hiệu quả.

Nhandan.vn

Nguồn:https://nhandan.vn/nhanh-chong-ho-tro-cac-dia-phuong-nguoi-dan-khac-phuc-hau-qua-con-bao-so-3-post829267.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng Tây Ban Nha muốn hợp tác tàu điện ngầm, metro với Việt Nam

Tại cuộc gặp với Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược với Tây Ban Nha; cảm ơn Chính phủ Tây Ban Nha đã hỗ trợ Việt Nam trong việc khắc phục hậu quả của cơn bão Yagi.  Thủ tướng gặp Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez Nhằm đẩy mạnh quan hệ hai nước, người đứng đầu...

Thủ tướng làm Trưởng Ban chỉ đạo về tinh gọn bộ máy của Chính phủ

(VTC News) – Thủ tướng Phạm Minh Chính thành lập Ban chỉ đạo về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII. Ngày 16/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1403 thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20

Rạng sáng 16/11, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Thành phố Rio de Janeiro, Brasil từ ngày 16-19/11/2024 và thăm chính thức Cộng hòa Dominica từ ngày 19-21/11/2024, theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil, Chủ tịch G20 năm 2024 Luiz Inácio Lula da Silva và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Dominica Luis Abinader và Phu nhân. Sáng 16/11, Thủ...

UAE là Đối tác toàn diện đầu tiên của Việt Nam tại Trung Đông

Hội đàm hẹp giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính với Tổng thống UAE Sheikh Mohammed bin Zayed Al Nahyan – Ảnh: DƯƠNG GIANG Ngày 28-10, tại Abu Dhabi, sau lễ đón với 21 loạt đại bác vang rền được cử hành long trọng tại Phủ Tổng thống, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội đàm hẹp với Tổng thống UAE Sheikh Mohammed bin Zayed Al Nahyan, nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác toàn diện. Tổng...

Tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới đề xuất mở rộng thị trường ở Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Tập đoàn Lulu M. A. Yusuff Ali Tập đoàn bán lẻ Lulu, với chuỗi siêu thị lớn tại hơn 23 quốc gia, bao gồm cả UAE, đang khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với hơn 259 cửa hàng và 65.000 nhân viên, doanh thu hàng năm vượt 8 tỉ USD. Sự phát triển của Lulu được Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao, mở ra cơ hội hợp tác kinh tế song phương. Chiến lược...

Cùng tác giả

Phát triển nuôi trồng thủy sản hồ Hòa Bình

Phát huy lợi thế về diện tích, độ sâu, chất lượng nước của hồ nhân tạo lớn thứ 4 ở Việt Nam, năm 2014, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 12 về phát triển nuôi cá lồng bè vùng hồ thủy điện Hòa Bình, giai đoạn 2014 - 2020. Từ đó tạo nên bước phát triển mạnh cho ngành nuôi trồng thủy sản hồ thủy điện sông Đà.Người dân xã Suối Hoa (Tân Lạc) phát...

Việt Nam hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah

Ngày 28/11, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về việc Israel và Hezbollah vừa đạt được thỏa thuận ngừng bắn, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ: “Việt Nam hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah, kêu gọi các bên liên quan thực hiện ngay lập tức thỏa thuận nhằm hướng đến hòa bình lâu dài và bền vững ở khu...

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Campuchia phát triển sâu rộng, bền chặt trên mọi lĩnh vực

Thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước nhiệt liệt chào mừng Quốc vương thăm Việt Nam; tin tưởng với tình cảm chân thành và quyết tâm thúc đẩy quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài đã được nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp, chuyến thăm của Quốc vương sẽ góp phần tích cực đưa quan...

Cùng chuyên mục

Việt Nam hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah

Ngày 28/11, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về việc Israel và Hezbollah vừa đạt được thỏa thuận ngừng bắn, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ: “Việt Nam hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah, kêu gọi các bên liên quan thực hiện ngay lập tức thỏa thuận nhằm hướng đến hòa bình lâu dài và bền vững ở khu...

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Campuchia phát triển sâu rộng, bền chặt trên mọi lĩnh vực

Thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước nhiệt liệt chào mừng Quốc vương thăm Việt Nam; tin tưởng với tình cảm chân thành và quyết tâm thúc đẩy quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài đã được nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp, chuyến thăm của Quốc vương sẽ góp phần tích cực đưa quan...

Làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneat Norodom Sihamoni  Chiều 28/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneat Norodom Sihamoni đang có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường. Thay mặt Quốc hội và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày...

Thêm một ông lớn xăng dầu bị rút phép sau nhiều tháng ôm tiền quỹ bình ổn

Công ty Trung Linh Phát bị thu hồi giấy phép – Ảnh: C.DŨNG Công ty TNHH Trung Linh Phát có trụ sở tại Ninh Bình, được cấp phép năm 2021. Đây là doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu hoạt động ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Theo quyết định được Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân ký ban hành, Bộ Công Thương thu hồi giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu với công...

Quan hệ Việt Nam – Campuchia không ngừng được củng cố, phát triển sâu rộng

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni   Chiều ngày 28/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến với Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đang thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.  Tổng Bí thư Tô Lâm nhiệt liệt chào mừng Quốc vương Norodom Sihamoni sang thăm Việt Nam, mang đến cho nhân dân Việt Nam những tình cảm thắm thiết và gửi lời chúc sức khỏe Hoàng...

Đẩy mạnh tuyên truyền cho nhân dân khu vực biên giới nâng cao ý thức chấp hành Quy chế biên giới Việt Nam-Lào

Về phía đoàn Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Xê Kông do đồng chí Thiếu tướng Thong Sỉ Kun sá nạ, Phó Chủ tịch thường trực UBQP-AN tỉnh, Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng Quân sự, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Xê Kông, làm trưởng đoàn. Về phía đoàn Việt Nam do đồng chí Đại tá Hoàng Văn Mẫn, Chính ủy BĐBP tỉnh Quảng Nam làm trưởng đoàn, cùng tham dự có đồng chí Đại tá Phạm...

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Quốc vương Campuchia

Tổng Bí thư Tô Lâm nhiệt liệt chào mừng Quốc vương Norodom Sihamoni sang thăm Việt Nam, mang đến cho nhân dân Việt Nam những tình cảm thắm thiết và gửi lời chúc sức khỏe Hoàng Thái Hậu, Chủ tịch Thượng viện Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary, Thủ tướng Hun Mannet và các nhà lãnh đạo Campuchia. Tổng Bí thư Tô Lâm chúc mừng những thành tựu to lớn và quan trọng trên tất...

Hình thành thói quen văn hóa khi tới bảo tàng

Sau gần 1 tháng mở cửa đón khách, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước. Được biết, bảo tàng sẽ mở cửa miễn phí đến hết tháng 12 năm nay. Nơi lưu giữ hơn 150.000 hiện vật Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới khánh thành ở địa chỉ Km 6+500 Đại lộ Thăng Long (phường Tây Mỗ, Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Bảo...

Tin nổi bật

Tin mới nhất