Powered by Techcity

Liệu có thể cùng chung tiếng nói?

BRICS: Cầu nối hay rào cản?

Nhà nghiên cứu Kester Kenn Klomegah mới đây có bài phân tích về việc liệu Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) có thể làm trung gian cho tiến trình hòa bình giữa Nga và Ukraine hay không.

Theo ông, cuộc gặp của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kiev nêu bật những nỗ lực và vai trò dự kiến của Ấn Độ trong quá trình hòa giải giữa Nga và Ukraine. Chuyến thăm chính thức của ông Modi ngày 23/8 là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu Chính phủ Ấn Độ tới Kiev kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992. Mặc dù không thể đánh giá thấp tầm quan trọng của chuyến thăm này, nhưng nó cũng đặt ra một số câu hỏi gây tranh cãi.

Một số chuyên gia diễn giải chuyến thăm chính thức này, dù mang tính hữu nghị và biểu tượng, nhưng cũng được coi là nỗ lực chung nhằm củng cố ngoại giao kinh tế của Ấn Độ khi đạt được một loạt thỏa thuận giữa các doanh nghiệp sau các cuộc thảo luận và đàm phán chung về dàn xếp hòa bình. Ông Modi và ông Zelensky nhất trí về “hội nghị thượng đỉnh hòa bình” thường được đề xuất – một số cuộc họp cấp cao như vậy đã được tổ chức kể từ khi Nga tấn công Ukraine.

Ukraine và BRICS: Liệu có thể cùng chung tiếng nói?
Xung đột Nga-Ukraine đặt ra bài toán khó cho BRICS khi các thành viên khối này đều có lợi ích riêng và phải cân nhắc giữa việc giữ vững lập trường trung lập. Ảnh: RIA

Vì một số lý do ngay từ đầu, đề xuất của Ấn Độ về việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình lần thứ hai cho thấy rõ tầm quan trọng mà nước này gắn với nội dung quan hệ song phương của mình với Nga. Ấn Độ và Nga có quan hệ thân thiện từ thời Liên Xô và gần đây được mô tả là “thân thiện” và về mặt lợi ích kinh tế là rất đáng trân trọng như các số liệu về thương mại song phương thể hiện rõ ràng trong các tài liệu cấp bộ trưởng.

Thủ tướng Modi và Tổng thống Putin có mối quan hệ lâu dài. Trong năm tài chính 2024, thương mại song phương giữa Ấn Độ với Nga đạt 65,6 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2023 và gấp gần 6,5 lần so với trước đại dịch là 10,1 tỷ USD. Thương mại song phương tăng lên đặc biệt kể từ năm 2022 khi các nhà nhập khẩu nhiên liệu Ấn Độ mua dầu thô giá rẻ của Nga dù bị các quốc gia phương Tây chỉ trích nhiều lần.

Với Ukraine, sự ủng hộ của ông Modi được coi là yếu tố có thể thúc đẩy các nỗ lực hướng tới đàm phán hòa bình. Đồng thời, nhà lãnh đạo Ấn Độ tận dụng cơ hội này để tăng cường hợp tác kinh tế của nước này với Ukraine, có thể là với khu vực nói chung. Theo Bộ Ngoại giao Ấn Độ, tại cuộc gặp, Thủ tướng Modi và Tổng thống Zelensky thảo luận chi tiết về công thức hòa bình của Ukraine theo hướng ưu tiên toàn vẹn lãnh thổ và việc Nga rút quân.

Theo đó, Thủ tướng Modi nhấn mạnh: “Ấn Độ đứng về phía hòa bình. Về mặt cá nhân, với tư cách là một người bạn, nếu có bất kỳ vai trò nào tôi có thể đảm nhận, tôi rất sẵn lòng đảm nhận vai trò hướng tới hòa bình”.

Hai nhà lãnh đạo dành 2,5 giờ thảo luận kín trước khi ký thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp, y học và văn hóa. Tuyên bố chung cho biết hai nước nhất trí về tầm quan trọng của việc đối thoại chặt chẽ hơn để “đảm bảo một nền hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài”.

Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bắt đầu vào tháng 2/2022, Trung Quốc và Ấn Độ (thuộc BRICS) luôn tránh việc lên án cuộc tấn công của Nga và thay vào đó thúc giục Moscow và Kiev giải quyết xung đột thông qua đối thoại và ngoại giao. Các nhà phân tích trước đó đã lập luận về lập trường trung lập của Modi giống như trường hợp của Brazil, Trung Quốc và Nam Phi.

Một nhà phân tích người Ukraine cho biết, kết quả chuyến thăm đầu tiên của ông Modi là khiêm tốn, vì đó chỉ là “sự khởi đầu của cuộc đối thoại phức tạp giữa Ấn Độ, Ukraine và châu Âu”. Nếu Ấn Độ ủng hộ cách tiếp cận của Ukraine đối với giải pháp hòa bình, điều này có thể nâng cao cơ hội Kiev giành thêm sự ủng hộ từ các quốc gia khác ở Nam bán cầu, nơi Ấn Độ vẫn là đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng chính của Trung Quốc.

Các thông tin cho thấy các cuộc đàm phán đang diễn ra với Saudi Arabia, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Sĩ liên quan đến hội nghị thượng đỉnh hòa bình lần thứ hai được chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội. Ngoài Ấn Độ và Nam Phi với tư cách là thành viên BRICS, Trung Quốc cũng có mối quan hệ nồng ấm trong lịch sử với Nga.

Nam Phi cố gắng với giải pháp hòa bình và sau đó là Trung Quốc. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đánh giá thấp Nam Phi (chủ tịch BRICS năm 2023) khi nói rằng sáng kiến hòa bình của châu Phi gồm 10 yếu tố, không được xây dựng tốt trên giấy tờ. Tương tự, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: “Sáng kiến hòa bình do các nước châu Phi đề xuất rất khó thực hiện, khó trao đổi quan điểm“.

Nền tảng mới cho quan hệ quốc tế

Ngay từ tháng 5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rõ rằng “phía Trung Quốc ủng hộ việc tổ chức hội nghị quốc tế phản ánh lợi ích của cả Nga và Ukraine một cách bình đẳng và dựa trên nhiều ý tưởng và sáng kiến”. Các cuộc thảo luận ở đây cần phải được cân nhắc cẩn thận trong bối cảnh Sáng kiến an ninh toàn cầu (GSI) của Trung Quốc có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine và có thể là nhiều cuộc khủng hoảng khác trên thế giới.

Trước hết, Trung Quốc coi hợp tác là thành phần then chốt trong chính sách đối ngoại của mình. Theo khái niệm của Trung Quốc, GSI của nước này chủ yếu nhằm mục đích loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của các cuộc xung đột quốc tế, cải thiện quản trị an ninh toàn cầu, khuyến khích các nỗ lực quốc tế chung nhằm mang lại sự ổn định và chắc chắn hơn cho một kỷ nguyên bất ổn và thay đổi, đồng thời thúc đẩy hòa bình và phát triển lâu dài trên thế giới.

Khái niệm này được hướng dẫn bởi 6 cam kết/trụ cột, đó là: (1) Theo đuổi an ninh chung, toàn diện, hợp tác và bền vững; (2) Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia; (3) Tuân thủ các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc; (4) Coi trọng những lo ngại chính đáng về an ninh của tất cả các quốc gia; (5) Giải quyết hòa bình những khác biệt và tranh chấp giữa các quốc gia thông qua đối thoại và tham vấn; (6) Duy trì an ninh trong cả lĩnh vực truyền thống và phi truyền thống.

Từ những nguyên tắc cốt lõi này, có thể yên tâm khi nói rằng GSI có thể và có lẽ trở thành chất xúc tác để thế giới vạch ra con đường mới hướng tới xây dựng hòa bình, ổn định và phát triển bền vững. GSI lần đầu tiên được Chủ tịch Cận Bình đề xuất tại Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á-Bác Ngao ngày 21/4/2022.

Cuối tháng 8 vừa qua, Trung Quốc nhắc lại lời kêu gọi ủng hộ nhiều hơn cho kế hoạch hòa bình Ukraine mà nước này cùng Brazil đưa ra. Cả hai, với tư cách là thành viên BRICS, đều ủng hộ một kế hoạch hòa bình toàn diện cho Ukraine, sau các vòng tham vấn ngoại giao với Indonesia và Nam Phi để ủng hộ kế hoạch được đề xuất này. Điều quan trọng cần nhắc lại là Trung Quốc và Nga vắng mặt tại hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên được tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hồi tháng 6. Nga không được mời trong khi Trung Quốc chọn không tham dự.

Mặc dù vậy, Đặc phái viên Trung Quốc về các vấn đề Á-Âu Lý Huy nhấn mạnh đến đối thoại để giải quyết xung đột, đồng thời nói thêm “các lực lượng toàn cầu đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hòa bình thế giới”, họ chia sẻ lập trường tương tự về ngoại giao và đối thoại với Trung Quốc.

Các lực lượng này đã duy trì liên lạc với cả Nga và Ukraine và vẫn tận tụy với giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng thông qua đối thoại và đàm phán”, ông Lý Huy nói.

Trong bối cảnh địa chính trị đang diễn ra, trong tuyên bố ngày 23/8/2023 tại Sandton, Nam Phi, BRICS nhấn mạnh thực tế nhóm này đã sẵn sàng “khi các quốc gia có chủ quyền hợp tác để duy trì hòa bình và an ninh” và phản đối mạnh mẽ các hành động “không phù hợp với các nguyên tắc dân chủ và hệ thống đa phương” trong thế giới hiện đại.

Tuyên bố cũng tái khẳng định lập trường chung của các nước trong nhóm “về việc tăng cường hợp tác đối với các vấn đề có lợi ích chung trong BRICS” và Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi, thông qua những nỗ lực trước đây của mình, chưa thể tìm thấy sự quan tâm chung để thiết lập hòa bình tương đối, thậm chí bền vững hơn giữa Nga và Ukraine.

Toàn bộ câu chuyện giải quyết vấn đề Ukraine hiện đạt đến điểm rất quan trọng, ngay cả BRICS cũng không thể tìm ra giải pháp có triển vọng được chấp nhận trên nền tảng BRICS. Trong mọi trường hợp, cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine vẫn tiếp tục đe dọa an ninh toàn cầu, ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới nói chung.

Hoàn toàn không cần trích dẫn để hỗ trợ cho các lập luận ở đây, nhưng cần phải nhắc lại Tuyên bố chung của cuộc họp Bộ trưởng Ngoại giao và Quan hệ quốc tế BRICS ngày 1/6/2023 và cuộc họp lần thứ 13 của Cố vấn an ninh quốc gia và Đại diện cấp cao về an ninh quốc gia BRICS được tổ chức ngày 25/7/2023, đã nêu rõ (Điểm 12 trong Tuyên bố 94 điểm): “Chúng tôi quan ngại về các cuộc xung đột đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Chúng tôi nhấn mạnh cam kết của mình đối với việc giải quyết hòa bình các khác biệt và tranh chấp thông qua đối thoại và tham vấn toàn diện theo cách phối hợp và hợp tác và ủng hộ mọi nỗ lực có lợi cho việc giải quyết hòa bình các cuộc khủng hoảng”.

Nguồn: https://congthuong.vn/ukraine-va-brics-lieu-co-the-cung-chung-tieng-noi-348917.html

Cùng chủ đề

Tên lửa Sarmat mới của Nga nghi thử nghiệm thất bại

Hình ảnh khu vực phóng được cho là trước (phải) và sau khi thử nghiệm Tờ The Guardian ngày 24.9 dẫn lời giới chuyên gia vũ khí phân tích các hình ảnh vệ tinh cho rằng Nga dường như ‘thất bại thảm khốc” khi thử nghiệm tên lửa Sarmat trong nỗ lực hiện đại hóa vũ khí của nước này. Những hình ảnh do Công ty Maxar Technologies (Mỹ) chụp vào ngày 21.9 cho thấy một miệng hố rộng khoảng...

Tổng thống Pháp muốn EU “nghĩ lại” về quan hệ với Nga, nước NATO bất đồng với Mỹ, Hàn Quốc dọa cứng rắn với...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày. Các nguyên thủ quốc gia lắng nghe các cuộc thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh tương lai của Đại hội đồng LHQ diễn ra tại New York ngày 22/9. (Nguồn: UNGA) Châu Âu * “Châu Âu cần suy nghĩ lại về mối quan hệ với Nga trong tương lai cũng như hòa bình trên lục địa này. Chúng ta cần cách tiếp cận mới...

Xung đột vĩnh viễn cho Ukraine; Nga nêu điều kiện giải quyết chiến sự

Một số diễn biến liên quan đến chiến sự Nga-Ukraine: Xung đột vĩnh viễn cho Ukraine Ông Mark Galeotti, chuyên gia cấp cao thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh thuộc Bộ Quốc phòng Anh (RUSI) cho rằng, ở phương Tây họ tin rằng việc Ukraine từ chối công nhận một phần lãnh thổ cho Nga có thể biến chiến dịch quân sự đặc biệt thành cuộc xung đột vĩnh viễn. “Biên giới của Ukraine đã thay đổi thường xuyên...

Nga đang sở hữu ‘bom tấn’ thách thức hệ thống thanh toán toàn cầu của phương Tây

Các quốc gia thành viên Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) đang tiến triển rất tốt trên con đường hướng tới phi USD hóa nhờ thứ “vũ khí” thời cách mạng công nghệ này. Nga sở hữu ‘bom tấn’ thách thức hệ thống thanh toán toàn cầu của phương Tây. (Nguồn: mapamundi) Hệ thống thanh toán kỹ thuật số BRICS Bridge “sẽ là một quả bom tấn thách thức hệ thống thanh toán toàn cầu...

Những “gam màu” xung đột vũ trang trong 20 năm qua

Thế giới trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI trải qua nhiều biến động sâu sắc, với hàng loạt xung đột vũ trang diễn ra ngày càng phức tạp và khó lường. Các cuộc xung đột nổ ra khắp nơi trên thế giới khiến bức tranh an ninh toàn cầu ngày càng nhiều thêm các gam màu tối. Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP) Từ những cuộc nội chiến kéo dài ở Trung Đông và châu Phi đến các cuộc...

Cùng tác giả

“Em bé Hà Nội” Lan Hương: Vẫn chờ cơ hội làm một vở kịch lớn về Hà Nội

Phóng viên: Cô bé Hà Nội ngày ấy và bây giờ có gì khác nhau không? NSND Lan Hương: Có lẽ, khác nhau ở chỗ tăng nhiều cân hơn và có thêm những nếp nhăn. Còn lại tôi thấy mình vẫn giữ được nét cô bé Hà Nội, vẫn đôi mắt như xưa, vẫn yêu điện ảnh mê mệt. (Cười) Phóng viên: Đôi mắt hẳn là thế mạnh để chị vượt qua hàng trăm các bạn nhỏ, thuyết phục những nhà làm...

Thủ tướng đề nghị Trung Quốc hợp tác xây dựng các tuyến đường sắt

Những đề nghị này được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra khi tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ, chiều 1/10. Việt Nam nhất quán coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong tổng thể chính sách đối ngoại, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính. Cảm ơn phía Trung Quốc đã hỗ trợ Việt Nam ứng phó và khắc phục hậu quả...

[Ảnh] Thường trực Chính phủ làm việc với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về xóa nhà tạm, nhà dột...

Dự cuộc làm việc có: Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cùng lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Thủ tướng nêu rõ, cần thành lập Ban Chỉ đạo do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban, chỉ đạo chung triển khai...

Tăng cường quan hệ đoàn kết truyền thống, hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam

(MPI) – Nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez và Phu nhân từ ngày 25-27/9/2024, hai bên đã ra Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đoàn kết truyền thống, hữu...

Người có uy tín – trung tâm đoàn kết ở vùng đồng bào DTTS

Vì bình yên trên mỗi xóm làng Từ hằng chục năm nay, ông Sùng A Dếnh, Người có uy tín xóm Thung Mặn, xã Hang Kia, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác bảo vệ an ninh trật tự ở địa phương. Với vai trò Người có uy tín, ông Dếnh đã vận động được 23 người nghiện ma túy ở xóm Thung Mặn tự giác đi cai nghiện. Ông còn trực tiếp...

Cùng chuyên mục

“Em bé Hà Nội” Lan Hương: Vẫn chờ cơ hội làm một vở kịch lớn về Hà Nội

Phóng viên: Cô bé Hà Nội ngày ấy và bây giờ có gì khác nhau không? NSND Lan Hương: Có lẽ, khác nhau ở chỗ tăng nhiều cân hơn và có thêm những nếp nhăn. Còn lại tôi thấy mình vẫn giữ được nét cô bé Hà Nội, vẫn đôi mắt như xưa, vẫn yêu điện ảnh mê mệt. (Cười) Phóng viên: Đôi mắt hẳn là thế mạnh để chị vượt qua hàng trăm các bạn nhỏ, thuyết phục những nhà làm...

Thủ tướng đề nghị Trung Quốc hợp tác xây dựng các tuyến đường sắt

Những đề nghị này được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra khi tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ, chiều 1/10. Việt Nam nhất quán coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong tổng thể chính sách đối ngoại, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính. Cảm ơn phía Trung Quốc đã hỗ trợ Việt Nam ứng phó và khắc phục hậu quả...

[Ảnh] Thường trực Chính phủ làm việc với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về xóa nhà tạm, nhà dột...

Dự cuộc làm việc có: Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cùng lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Thủ tướng nêu rõ, cần thành lập Ban Chỉ đạo do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban, chỉ đạo chung triển khai...

Tăng cường quan hệ đoàn kết truyền thống, hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam

(MPI) – Nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez và Phu nhân từ ngày 25-27/9/2024, hai bên đã ra Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đoàn kết truyền thống, hữu...

Người có uy tín – trung tâm đoàn kết ở vùng đồng bào DTTS

Vì bình yên trên mỗi xóm làng Từ hằng chục năm nay, ông Sùng A Dếnh, Người có uy tín xóm Thung Mặn, xã Hang Kia, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác bảo vệ an ninh trật tự ở địa phương. Với vai trò Người có uy tín, ông Dếnh đã vận động được 23 người nghiện ma túy ở xóm Thung Mặn tự giác đi cai nghiện. Ông còn trực tiếp...

Nhiệm kỳ thành công của Đội Công binh số 2 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 trong sứ mệnh gìn giữ...

(Bqp.vn) – Vui mừng, phấn khởi xen lẫn tự hào trở về Tổ quốc sau một nhiệm kỳ công tác thành công để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp. Đó là cảm xúc chung dễ nhận thấy đối với cán bộ, nhân viên Đội Công binh số 2 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 (BVDC2.5) sau một năm thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình (GGHB) Liên hợp quốc. Đội Công binh số 2 hoàn thành...

Việt Nam luôn chào đón và hoan nghênh các doanh nghiệp Mông Cổ

 Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, chiều 1/10, tại thủ đô Ulan Bator, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp các tổ chức kinh tế tiêu biểu của Mông Cổ. Sự kiện do Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp với Bộ Ngoại giao Mông Cổ, Phòng Thương mại và Công nghiệp quốc gia Mông Cổ, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ và các cơ quan hữu quan của hai...

Chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp

Theo phương án phát triển các Cụm công nghiệp (CCN) tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, toàn tỉnh được quy hoạch 38 CCN. Trong giai đoạn 2017-2023, có 9 CCN được thành lập với tổng diện tích khoảng 542 ha. Đến nay, có 7 CCN đã đi vào hoạt động, thu hút được 41 dự án thứ cấp, tỷ lệ lấp đầy bình quân các CCN có dự án thứ cấp đạt 41,93%. Điển hình...

Tin nổi bật

Tin mới nhất