Powered by Techcity

Kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trong thời đại mới

Kỷ nguyên thường được hiểu là một thời kỳ lịch sử trong tiến trình phát triển của quốc gia dân tộc mà ở đó các mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược được hoàn thành, được đánh dấu bằng những sự kiện tạo ra bước ngoặt vận động, mở ra trang sử mới. Mỗi kỷ nguyên, trước hết, do các yếu tố trong nước quyết định; đồng thời, chịu sự tác động của các chuyển động mang tính thời đại diễn ra trên thế giới.

Kỷ nguyên độc lập, tự do       

Đối với Việt Nam, một kỷ nguyên mới đã được mở ra năm 1945. “Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do”, như Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội vạch rõ[1]. Từ một thuộc địa không có tên trên bản đồ thế giới, một chế độ phong kiến lạc hậu ở phương Đông, Việt Nam tuyên ngôn với toàn thế giới vị thế là quốc gia độc lập có chủ quyền, một chế độ của nhân dân lao động. Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã khắc họa kỷ nguyên mới huy hoàng của dân tộc trong bản Tuyên ngôn độc lập: “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa”[2].

 Ảnh minh họa, nguồn VOV 

Để giữ vững độc lập, tự do trong kỷ nguyên mới, quân và dân Việt Nam đã phải tiến hành các cuộc kháng chiến trường kỳ, chiến đấu gian khổ, hy sinh to lớn và thắng lợi vẻ vang trước các thế lực thực dân, đế quốc đầu sỏ và phản động quốc tế; đồng thời, phải nỗ lực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Đến mùa Xuân năm 1975, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược của kỷ nguyên độc lập, tự do đã được hoàn thành trọn vẹn. Thắng lợi của Việt Nam không chỉ có ý nghĩa vĩ đại đổi với quốc gia dân tộc, mà còn mang tầm vóc thời đại cao cả, thời đại của hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Kỷ nguyên đổi mới và phát triển

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986) khởi xướng đường lối và ngay sau đó là công cuộc đổi mới đất nước nhằm khắc phục những hạn chế, sai lầm cả về lý luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, khắc phục khủng hoảng kinh tế – xã hội và đưa đất nước đi lên. Với dũng khí nhìn thẳng vào sự thật, tôn trọng quy luật khách quan, bám sát điều kiện cụ thể, hàng loạt chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… đúng đắn, phù hợp đã được ban hành và đi vào cuộc sống. Nhờ vậy, chỉ sau 10 năm (1986 – 1996), Việt Nam đã khắc phục được khủng hoảng, giữ vững chế độ xã hội chủ nghĩa và bước vào thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngay trong bối cảnh không còn Liên Xô, không còn hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới.

Đến năm 2010, với thu nhập bình quân đầu người vượt mốc 1.000 USD/năm, Việt Nam ra khỏi tình trạng chậm phát triển, đứng vào danh sách các nước có thu nhập trung bình trên thế giới. Sự kiện này chấm dứt hàng trăm, hàng nghìn năm nghèo nàn, lạc hậu, mở ra trang sử mới về chất cho quốc gia dân tộc Việt Nam. Đến nay, sau gần 40 năm đổi mới, Việt Nam đã trở thành một trong 40 nền kinh tế có quy mô GDP hàng đầu thế giới, một trong 20 thị trường ngoại thương lớn nhất toàn cầu, quốc gia hàng đầu về Chỉ số phát triển con người (HDI), về đổi mới sáng tạo… trong nhóm các nước cùng trình độ phát triển kinh tế; đã là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, chủ động trong cộng đồng quốc tế; đã trở thành dẫn chứng không thể thiếu trên nhiều lĩnh vực phát triển của thế giới ngày nay. Chưa bao giờ đất nước có cơ đồ, vị thế, sức mạnh và uy tín quốc tế như ngày nay[3].

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thành tựu mang tầm vóc thời đại của kỷ nguyên độc lập, tự do và những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của kỷ nguyên đổi mới và phát triển tạo ra tiền đề vững chắc cho Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đại hội XIII của Đảng (năm 2021) đã vạch ra mục tiêu vươn mình đến năm 2045, Việt Nam trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao.

Có nhiều tiêu chí để xác định trình độ của một quốc gia phát triển. Theo chuẩn hiện hành, thế giới ngày nay có 38 quốc gia thành viên Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) được xem là các nước phát triển, bao gồm các nước G7, các nước công nghiệp hóa mới và một số quốc gia khác có nền sản xuất công nghiệp hiện đại[4]. Để trở thành quốc gia phát triển, trước hết phải là một nước công nghiệp hóa, có nền sản xuất công nghiệp tiên tiến, xã hội hiện đại, văn minh và thu nhập bình quân tính theo đầu người ở mức cao, trên 12.050 USD/năm.

Việc vạch ra mục tiêu đến năm 2045 Việt Nam trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao là có đầy đủ căn cứ. Đó là sức mạnh tổng hợp quốc gia được tạo ra từ các thời kỳ trước, nhất là trong quá trình đổi mới. Đó là kinh nghiệm của các nước đi trước, chỉ trong vòng 2-3 thập kỷ công nghiệp hóa thành công họ đều trở thành các quốc gia phát triển. Đó là cơ hội mới do bước ngoặt vận động của thế giới đem lại cho các nước đi sau có thể về đích sớm. Đó là động lực tinh thần to lớn của hơn 100 triệu người Việt Nam quyết tâm thực hiện khát vọng Hồ Chí Minh xây dựng đất nước ngày càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, “sánh vai với các cường quốc năm châu”…

Những chiến lược cần thiết, cấp bách

Tầm nhìn và mục tiêu vươn mình của dân tộc đã sáng tỏ, vấn đề đặt ra là phải kịp thời có các chiến lược thực hiện kịp thời, khả thi.

Trước hết là chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh đã xuất hiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Công nghiệp hóa là nội dung cốt lõi của phát triển và hiện đại hóa ngày nay, quyết định trình độ phát triển của mỗi quốc gia dân tộc; đồng thời, tạo ra các tiền đề cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Các nhà kinh điển đã từng khẳng định, chủ nghĩa xã hội chỉ có thể chiến thắng, suy cho cùng, bằng năng suất lao động và trình độ xã hội hóa lực lượng sản xuất, đều do công nghiệp hóa tạo ra.

PGS TS Nguyễn Viết Thảo, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Ảnh: VOV)

Do nhiều nguyên nhân, Việt Nam không có điều kiện tham gia ba cuộc cách mạng công nghiệp trước kia; bởi vậy, các chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay phải tích hợp đáp ứng các yêu cầu đa dạng của ba trình độ sản xuất công nghiệp đã qua là cơ khí hóa, điện khí hóa và tin học hóa; đồng thời, phù hợp với trình độ số hóa của nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Mặt khác, thế giới ngày nay về cơ bản là một thị trường tự do toàn cầu, được cấu tạo và vận hành bởi chuỗi giá trị toàn cầu, không còn nhiều ranh giới, khác biệt giữa thị trường quốc nội và thị trường quốc tế. Bởi vậy, các mô hình công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, hướng xuất khẩu hoặc hỗn hợp vừa hướng xuất khẩu và thay thế nhập khẩu đều không còn chỗ đứng. Việt Nam cần hoạch định chiến lược đúng đắn, trong đó phải sáng rõ mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp, xác định trúng những mũi nhọn công nghiệp hóa của đất nước.

Thứ hai là chiến lược phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Trước kia, Đảng đã xác định đường lối tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt. Ngày nay, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo nhất thiết phải là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Không quốc gia nào trở thành quốc gia phát triển mà không có khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo ở trình độ cao. Việt Nam phải có một số mũi nhọn khoa học công nghệ, nhất là khoa học ứng dụng và năng lực đổi mới sáng tạo. Tập trung vào một số mũi nhọn gì cụ thể? Đây là vấn đề cơ bản nhất, cần nghiên cứu thận trọng nhưng phải xác định kịp thời.

Thứ ba là chiến lược phát triển nhanh và bền vững. Phát triển nhanh đòi hỏi tốc độ cao trong tăng trưởng kinh tế, gia tăng sản xuất – kinh doanh, tạo điều kiện thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới. Phát triển bền vững đòi hỏi hiệu quả và năng suất lao động cao, không tăng đầu tư, nguyên nhiên vật liệu, lao động… nhưng vẫn tăng nhanh sản lượng, chất lượng; không hy sinh công bằng, tiến bộ xã hội, môi trường sinh thái lấy tăng trưởng kinh tế. Phát triển nhanh cần hệ thống chủ trương, chính sách riêng biệt và phát triển bền vững cũng cần hệ thống chủ trương, chính sách riêng biệt khác. Bởi vậy, cần có chiến lược phát triển nhanh và bền vững để kết hợp hai hệ thống chủ trương, chính sách ấy trong một chỉnh thể thống nhất, hài hòa.

Nhìn lại lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, gần nhất là lịch sử cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng từ năm 1930, toàn Đảng, toàn dân rất đỗi tự hào về những thắng lợi vẻ vang, trong đó có không ít kỳ tích vươn mình, biến điều tưởng như không thể trở thành có thể. Thế giới ngày nay vừa khâm phục Việt Nam Anh hùng trong chiến tranh chống thực dân, đế quốc, giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ xã hội mới; vừa trân trọng Việt Nam đổi mới thành công, đem lại cho quốc gia dân tộc nhiều bước tiến vượt bậc, trở thành dẫn chứng sinh động cho các quốc gia đang phát triển vươn lên những tầm cao mới. Phía trước, có nhiều thuận lợi, cơ hội cùng những khó khăn, thách thức đan xen, nhưng một kỷ nguyên mới đã mở ra, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam tới tầm cao của quốc gia phát triển, vững bước trên con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội./.


[1]https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-xi/cuong-linh-xay-dung-dat-nuoc-trong-thoi-ky-qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi-bo-sung-phat-trien-nam-2011-1528

[2] https://vietnamnet.vn/toan-van-ban-tuyen-ngon-doc-lap-771240.html

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t1, tr.104

[4] https://www.oecd.org/en/about/members-partners.html

PGS TS Nguyễn Viết Thảo
Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Nguồn:https://dangcongsan.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/ky-nguyen-vuon-minh-cua-viet-nam-trong-thoi-dai-moi-679728.html

Cùng chủ đề

Hòa Bình có tên trong top 71 điểm đến đẹp nhất thế giới

Đáng chú ý, Hòa Bình là đại diện duy nhất của Việt Nam có tên trong danh sách này. Đây là lần đầu tiên Hòa Bình vào top điểm đến hàng đầu thế giới. Top 71 điểm đến được đề xuất dựa trên cảnh sắc thiên nhiên, bề dày lịch sử, con người, ẩm thực… Tạp chí Condé Nast Traveller của Mỹ giới thiệu tỉnh Hòa Bình nằm ở phía bắc của Việt Nam và là nơi sinh sống của...

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ Việt Nam trong năm 2024

Ngày 23/12 tại Hà Nội, Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ Việt Nam công bố kết quả bình chọn 10 sự kiện Khoa học và Công nghệ nổi bật năm 2024. Đây là năm thứ 19 hoạt động này được Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức, với sự tham gia của các phóng viên, biên tập viên theo dõi lĩnh vực khoa học và công nghệ của...

Thủ tướng: Việt Nam xây dựng tiềm lực quốc phòng đủ mạnh để tăng khả năng tự vệ

Sáng 19/12, tại sân bay Gia Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng chủ trì khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ hai năm 2024. Dự khai mạc có lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, các ban, bộ, ngành. Về phía quốc tế có đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, chỉ huy Quân đội các nước trong khu vực và thế giới. Đại...

Nhân quyền ở Việt Nam: Những dấu ấn trên hành trình vì con người

Niềm vui của trẻ em vùng cao. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN) “Nhân quyền lớn nhất ở Việt Nam là lo cho 100 triệu dân ấm no và hạnh phúc, dân chủ, cuộc sống bình yên, an ninh, an toàn, an dân, phát huy tối đa yếu tố con người.” Câu nói của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã toát lên một cách chân thực nhất quan điểm của Đảng và Nhà nước trong thực hiện cam kết đảm bảo quyền con...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại

Sáng 12/12, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương tới dự và phát biểu chỉ đạo tại lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống (22/12/1944-22/12/2024) Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam.  Báo Dân trí trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại lễ kỷ niệm. Kính thưa các đồng chí Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quân...

Cùng tác giả

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chia sẻ điều tự hào nhất trong 40 năm làm đối ngoại

TPO – Không phải ngẫu nhiên mà dư luận quốc tế mong muốn tìm hiểu tại sao Việt Nam có thể duy trì quan hệ cân bằng, hài hòa, tích cực với tất cả các nước láng giềng, các nước lớn, các đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống trong bối cảnh quốc tế đầy biến động.   Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí nhân dịp sắp...

Nga cân nhắc nơi tổ chức hòa đàm?

Ukraine tấn công các mục tiêu của Nga ở Zaporizhzhia Súng tiếp tục nổ trên các mặt trận Ukraine hôm 28.12 cho biết đã phá hủy một kho chứa và nơi bảo trì các máy bay không người lái (UAV) Shahed tầm xa ở vùng Oryol thuộc Nga. Văn phòng Tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine nhận định bước tiến trên của phía quân đội Ukraine “đã làm suy yếu đáng kể” năng lực của Nga trong việc tung những đòn...

Nguyễn Ngọc Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Clip đăng quang của Nguyễn Ngọc Kiều Duy: Từ đầu mùa giải, Kiều Duy luôn là ứng viên thể hiện xuất sắc các phần thi, nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả. Kiều Duy cũng nhận danh hiệu Người đẹp đồng bằng sông Cửu Long. Với danh hiệu cao nhất, Nguyễn Ngọc Kiều Duy sẽ đại diện Việt Nam tham gia Hoa hậu Quốc tế 2025 (Miss International 2025). Á hậu 1 cuộc thi là Đỗ Thị Phương...

Công ty may không đơn hàng suốt 2 năm, cổ phiếu lao dốc thảm lại đón ‘tin dữ’

Garmex Sài Gòn ở thời kỳ hoạt động bình thường, số lượng công nhân lên tới hàng ngàn người – Ảnh: QUANG ĐỊNH Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết sẽ phải thực hiện hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu GMC của Công ty cổ phần Garmex Sài Gòn theo quy định. Cổ phiếu GMC trượt dài về vùng 7.000 đồng, sắp bị “đuổi” khỏi sàn Hiện GMC thuộc diện chứng khoán bị kiểm soát theo quyết...

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Algeria

Chức năng, nhiệm vụ của Thương vụ Việt Nam tại Algeria Algeria nằm ở khu vực Bắc Phi, là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 châu Phi. Dân số Algeria tương đối đông, hơn 46 triệu người. Việt Nam và Algeria tuy cách xa về địa lý nhưng hai nước luôn gắn kết bởi sự tương đồng về lịch sử, có chung khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh...

Cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chia sẻ điều tự hào nhất trong 40 năm làm đối ngoại

TPO – Không phải ngẫu nhiên mà dư luận quốc tế mong muốn tìm hiểu tại sao Việt Nam có thể duy trì quan hệ cân bằng, hài hòa, tích cực với tất cả các nước láng giềng, các nước lớn, các đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống trong bối cảnh quốc tế đầy biến động.   Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí nhân dịp sắp...

Nga cân nhắc nơi tổ chức hòa đàm?

Ukraine tấn công các mục tiêu của Nga ở Zaporizhzhia Súng tiếp tục nổ trên các mặt trận Ukraine hôm 28.12 cho biết đã phá hủy một kho chứa và nơi bảo trì các máy bay không người lái (UAV) Shahed tầm xa ở vùng Oryol thuộc Nga. Văn phòng Tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine nhận định bước tiến trên của phía quân đội Ukraine “đã làm suy yếu đáng kể” năng lực của Nga trong việc tung những đòn...

Nguyễn Ngọc Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Clip đăng quang của Nguyễn Ngọc Kiều Duy: Từ đầu mùa giải, Kiều Duy luôn là ứng viên thể hiện xuất sắc các phần thi, nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả. Kiều Duy cũng nhận danh hiệu Người đẹp đồng bằng sông Cửu Long. Với danh hiệu cao nhất, Nguyễn Ngọc Kiều Duy sẽ đại diện Việt Nam tham gia Hoa hậu Quốc tế 2025 (Miss International 2025). Á hậu 1 cuộc thi là Đỗ Thị Phương...

Công ty may không đơn hàng suốt 2 năm, cổ phiếu lao dốc thảm lại đón ‘tin dữ’

Garmex Sài Gòn ở thời kỳ hoạt động bình thường, số lượng công nhân lên tới hàng ngàn người – Ảnh: QUANG ĐỊNH Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết sẽ phải thực hiện hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu GMC của Công ty cổ phần Garmex Sài Gòn theo quy định. Cổ phiếu GMC trượt dài về vùng 7.000 đồng, sắp bị “đuổi” khỏi sàn Hiện GMC thuộc diện chứng khoán bị kiểm soát theo quyết...

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Algeria

Chức năng, nhiệm vụ của Thương vụ Việt Nam tại Algeria Algeria nằm ở khu vực Bắc Phi, là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 châu Phi. Dân số Algeria tương đối đông, hơn 46 triệu người. Việt Nam và Algeria tuy cách xa về địa lý nhưng hai nước luôn gắn kết bởi sự tương đồng về lịch sử, có chung khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh...

Ukraine mở mặt trận thứ hai

Đại sứ Nga tại Mali Igor Gromyko cho biết, Ukraine đã mở mặt trận thứ hai chống lại Nga ở châu Phi. Theo ông, chính quyền Kiev dung túng cho các nhóm vũ trang bất hợp pháp. “Không thể đánh bại Nga trên chiến trường, ông Volodymir Zelensky quyết định mở mặt trận thứ hai ở châu Phi và dung túng các nhóm vũ trang bất hợp pháp chống lại các nước châu Phi thân thiện với Moscow”, ông Igor...

Tiên phong trong đổi mới tư duy, xây dựng thể chế, huy động mọi nguồn lực cho phát triển đất nước

NDO – Sáng 28/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành kế hoạch và đầu tư. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương. Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến chỉ đạo hội nghị. (Ảnh: TRẦN HẢI) Trong năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kịp thời nghiên cứu, theo dõi, đánh giá và dự...

Việt Nam vận dụng chuẩn xác các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển

Trưởng đại diện các cơ quan Liên hợp quốc (LHQ) tại Việt Nam, bà Pauline Tamesis trả lời phỏng vấn TG&VN về vai trò của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển. (Ảnh: PH) Trả lời phỏng vấn TG&VN bên lề Lễ kỷ niệm 30 năm UNCLOS do Bộ Ngoại giao tổ chức vừa qua, Trưởng đại diện các cơ quan Liên hợp quốc (LHQ) tại Việt Nam, bà Pauline Tamesis khẳng định UNCLOS vẫn còn có ý nghĩa...

Mỹ khẳng định liên minh “thép” với Hàn Quốc, ủng hộ Seoul củng cố nội bộ theo hiến pháp

Quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang Mok tại cuộc họp của Hội đồng An ninh quốc gia ở thủ đô Seoul hôm 27/12. (Nguồn: Yonhap) Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 27/12 cho biết, Mỹ sẵn sàng làm việc với quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang Mok và ủng hộ “mạnh mẽ” liên minh “thép” với quốc gia châu Á này, sau khi Quốc hội Hàn Quốc bỏ phiếu luận tội Tổng thống Han Duck Soo. Phát biểu trên được...

Tin nổi bật

Tin mới nhất