Powered by Techcity

Khám phá mùa vàng và săn mây ở Hòa Bình

Đến Hòa Bình vào mùa thu, Phạm Tú đã được chiêm ngưỡng mùa vàng ở bản Lác và biển mây trắng vắt ngang lưng chừng núi ở Hang Kia – Pà Cò.

Hòa Bình là cửa ngõ vùng Tây Bắc, gây ấn tượng với du khách bởi thắng cảnh đa dạng từ sông, hồ, suối khoáng, vườn quốc gia và bản sắc văn hóa người dân tộc H’Mông, Mường, Dao, Thái…

Ngày 15/10, Phạm Tú (29 tuổi, Hà Nội), một du khách đam mê nhiếp ảnh đã thực hiện chuyến đi khám phá Hòa Bình cùng bạn bè, qua các điểm đèo Đá Trắng, bản Lác, Hang Kia – Pà Cò.

Từ trung tâm TP Hà Nội, Tú và nhóm bạn di chuyển bằng xe máy qua đại lộ Thăng Long đến Hòa Bình với quãng đường khoảng 150km. Trên đường di chuyển qua TP Hòa Bình, du khách có thể mua vé tham quan đập thủy điện Hòa Bình. Đây là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á được hoàn thành vào năm 1994.

Du khách có thể mua vé, giá 50.000 đồng để tham quan tổ hợp công trình hoặc 20.000 đồng tham quan công trình hở, hoặc mua vé du thuyền trên lòng hồ Hòa Bình với giá dao động 1,5 – 2 triệu đồng một chuyến trong hai tiếng.

Qua đập thủy điện khoảng 50km đến đèo Đá Trắng, cả nhóm dừng chân ở trạm nghỉ. Điểm đặc trưng dễ nhận biết của đèo Đá Trắng là mỏm đá có cắm lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới để du khách check in. Ở đây cũng phục vụ các dịch vụ ăn uống.

Địa điểm thứ hai nhóm anh Tú tìm đến là bản Lác nằm trong thung lũng Mai Châu. Đây là bản làng cổ có tuổi đời hơn 700 năm hiện vẫn giữ được nét nguyên sơ cùng nếp sinh hoạt truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, theo trang web Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam.

Thời điểm Tú đến, những cánh đồng lúa hai bên đường dẫn vào bản đã chín vàng, được bao bọc bởi những rặng núi xanh. Không gian thanh bình thích hợp cho đạp xe đi dạo, ngắm cảnh.

Tại đây có dịch vụ thuê xe đưa đi thăm quan quanh bản với giá 400.000 đồng một chuyến cho 8 người hoặc 600.000 đồng với 12 người. Dịch vụ ăn uống dao động khoảng 600.000 – 800.000 đồng một mâm cho 6 người và có nhiều hàng quán để du khách lựa chọn, anh Tú cho biết.

Du khách có thể tham quan và mua sắm các đồ thủ công mỹ nghệ nhiều chủng loại, đa dạng mẫu mã do người dân sản xuất như áo, váy, mũ, túi, ví, gấu bông, cung tên, nỏ, sáo trúc, mõ trâu, chiêng, tù và, sừng trâu. Bên cạnh đó, du khách cũng có thể trực tiếp trải nghiệm dệt vải, tham gia các hoạt động múa hát, nhảy sạp, đốt lửa trại vào buổi tối của người dân bản.

Rời bản Lác, nhóm anh Tú đến địa điểm hào hứng được khám phá nhất là thung lũng Hang Kia – Pà Cò (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) nằm giữa bốn bề núi đá, quanh năm mây mù bao phủ. Nằm cách Hà Nội khoảng 200 km, Hang Kia và Pà Cò là hai xã thuộc huyện vùng cao Mai Châu, là nơi lưu giữ nét văn hóa đặc trưng cũng như các nghề truyền thống của người Mông như dệt thủ công, thêu thùa thổ cẩm, nhuộm chàm, vẽ sáp ong, nghề rèn, theo trang web Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam.

Đường tới điểm săn mây ở Hang Kia thuận tiện, có thể di chuyển bằng xe máy và ôtô.

Hang Kia – Pà Cò nằm ở giữa dải núi Xà Lĩnh và Lương Xa, với độ cao trung bình khoảng 900m so với mực nước biển, khí hậu quanh năm mát mẻ. Đến đây, du khách thường tìm đến khu vực cổng trời để săn mây.

“Biển mây ở Hang Kia sẽ thấp hơn tầm nhìn nên có cảm giác như mình đang đứng trên mây”, anh Tú nói. Những lớp mây nằm ở lưng chừng như tấm vải trắng của thiên nhiên căng giữa hai dãy núi, trải dài vô tận.

Hiện đang bước vào mùa săn mây ở các tỉnh miền núi phía Bắc, vì vậy lớp mây lên dày và trải rộng hơn. So với các địa điểm săn mây nổi tiếng khác như Tà Xùa, Y Tý, Hà Giang, Hang Kia – Pà Cò “khá yên bình, chưa nhiều khách du lịch, có thể thoải mái lựa chọn góc chụp để thu hết sự hùng vĩ, thơ mộng của thiên nhiên trong từng tấm hình”, anh Tú chia sẻ.

Mỗi mùa, Hòa Bình đều mang những vẻ đẹp riêng. Mùa thu là thời điểm xuất hiện những cánh đồng lúa chín vàng, những biển mây trắng xóa. Thức quà của mùa đông Hòa Bình là những trái hồng đỏ đung đưa dưới những cành khô trụi lá. Mùa xuân là những vạt rừng phủ trắng hoa mơ, hoa mận hay sắc hồng của hoa đào. Còn mùa hè là lúc thưởng thức những trái đào, mận chín đỏ trên cây, theo trang thông tin điện tử Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình.

Ðến với Hang Kia – Pà Cò, bên cạnh cung đường khám phá bản làng, du khách có thể đặt chân tới những điểm đến còn giữ được vẻ hoang sơ như đồi chè, vườn mận khu Tà Xông A, khu Tà Xồ, Thung A Láng.

Một số địa điểm lý tưởng khác để săn mây ở Hang Kia – Pà Cò là cung đường Pà Khôm đi Thung Mài hoặc trên đỉnh núi Sảm Thà, nơi có thể phóng tầm mắt ngắm đỉnh Pù Luông (Thanh Hóa) và đỉnh Pha Luông (Sơn La).

“Hòa Bình là một điểm du lịch thích hợp để trải nghiệm cho những du khách thích sự dân dã, nhẹ nhàng, chậm rãi”, anh Tú nhận xét sau chuyến đi. Các điểm du lịch ở Hòa Bình chưa bị thương mại hóa nhiều, cảnh sắc thiên nhiên và con người còn giữ được sự gần gũi, bình dị.

“Hiện thời tiết ở Hòa Bình ban ngày ấm áp nhưng đêm và sáng sớm khá lạnh, nên mang theo quần áo ấm và chuẩn bị sức khỏe tốt để có thể khám phá hết cảnh sắc thiên nhiên mùa thu của Hòa Bình”, anh Tú nói.

Quỳnh Mai
Ảnh: Phạm Tú

nguồn

Cùng chủ đề

Chung tay kiến tạo thế giới hòa bình

Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 có chủ đề “Chung tay kiến tạo thế giới hòa bình” khai mạc tối 6/7 tại Khu Di tích Lịch sử Quốc gia Đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, tỉnh Quảng Trị. Báo Thế giới và Việt Nam CƠ QUAN BÁO CHÍ CỦA BỘ NGOẠI GIAO Tổng Biên tập: Nguyễn Trường Sơn Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Vũ Quang Tùng, Hoàng Diễm Hạnh Giấy phép số 526/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền...

Sẵn sàng cho cuộc hội ngộ xuyên biên giới

Ngày 27.6, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Minh Tuấn, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Trị, Trưởng ban tổ chức Ngày hội đạp xe Vì hòa bình, cho biết đến thời điểm hiện tại công tác chuẩn bị cho lễ diễu hành Ngày hội đạp xe Vì hòa bình và Cuộc đua Điểm đến hòa bình đã được chuẩn bị chu đáo. Từ cơ sở hạ tầng, vật chất cho đến điều kiện đảm bảo về...

Vẻ đẹp ruộng bậc thang Miền Đồi ở Hòa Bình

Năm nay là năm đầu tiên, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ hội ruộng bậc thang Miền Đồi, tại huyện Lạc Sơn. Lễ hội dự kiến tổ chức vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 với các hoạt động trải nghiệm văn hóa bản địa và giới thiệu cảnh quan, vẻ đẹp ruộng bậc thang của xã Miền Đồi. Vnews Nguồn:https://vnews.gov.vn/video/ve-dp-ruong-bac-thang-mien-doi-o-hoa-binh-125577.htm

Hồ Sam Tạng – địa điểm thư giãn gần Hà Nội

Nằm giữa những ngọn đồi bát úp, hồ Sam Tạng là "viên ngọc thô" của Mai Châu, Hòa Bình với khung cảnh hoang sơ, quanh năm xanh biếc. Nằm cách Hà Nội khoảng hơn hai tiếng di chuyển, hồ Sam Tạng thuộc xã Thành Sơn, huyện Mai Châu là hồ nước trên núi cao nhất tỉnh Hòa Bình. Cảnh hồ xanh mát và khí hậu trong lành nhưng chưa được nhiều người biết đến. Xung quanh là những đồi cỏ...

48 giờ ở Hòa Bình

Hòa Bình có nhiều thắng cảnh, có thể đi nhiều lần trên những cung đường và trải nghiệm không giống nhau. Hòa Bình giáp Hà Nội, là cửa ngõ tới các điểm du lịch nổi tiếng ở vùng núi phía Bắc. Những năm gần đây, Hòa Bình là nơi nghỉ cuối tuần phổ biến với du khách từ thủ đô, các địa danh nổi tiếng như Mai Châu, Kim Bôi, Thung Nai, Thủy điện Hòa Bình. Hòa Bình có thắng cảnh...

Cùng tác giả

Hồ Sam Tạng – địa điểm thư giãn gần Hà Nội

Nằm giữa những ngọn đồi bát úp, hồ Sam Tạng là "viên ngọc thô" của Mai Châu, Hòa Bình với khung cảnh hoang sơ, quanh năm xanh biếc. Nằm cách Hà Nội khoảng hơn hai tiếng di chuyển, hồ Sam Tạng thuộc xã Thành Sơn, huyện Mai Châu là hồ nước trên núi cao nhất tỉnh Hòa Bình. Cảnh hồ xanh mát và khí hậu trong lành nhưng chưa được nhiều người biết đến. Xung quanh là những đồi cỏ...

48 giờ ở Hòa Bình

Hòa Bình có nhiều thắng cảnh, có thể đi nhiều lần trên những cung đường và trải nghiệm không giống nhau. Hòa Bình giáp Hà Nội, là cửa ngõ tới các điểm du lịch nổi tiếng ở vùng núi phía Bắc. Những năm gần đây, Hòa Bình là nơi nghỉ cuối tuần phổ biến với du khách từ thủ đô, các địa danh nổi tiếng như Mai Châu, Kim Bôi, Thung Nai, Thủy điện Hòa Bình. Hòa Bình có thắng cảnh...

Hòa Bình quy hoạch tổ hợp không gian văn hóa Mường tại huyện Tân Lạc

Tỉnh Hòa Bình quy hoạch không gian văn hóa Mường tại xóm Lũy Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc. Đây là làng cổ nhất của người Mường tỉnh Hòa Bình. Năm 2008, xóm Lũy Ải được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư bảo tồn và công nhận là làng truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người và là xóm đại diện dân tộc Mường. Xóm là nơi lưu giữ nhiều phong tục, tập quán,...

Bảo tồn văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình”

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh TRỌNG ĐẠT) Hiện nay, nhiều giá trị văn hóa của dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” đang bị mai một nghiêm trọng. Trước tình hình trên, tỉnh Hòa Bình đã và đang quyết liệt triển khai nhiều biện pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa một cách hiệu...

Hòa Bình – Điểm đến đầu tư bền vững

Hòa Bình - Điểm đến đầu tư bền vững

Cùng chuyên mục

Hồ Sam Tạng – địa điểm thư giãn gần Hà Nội

Nằm giữa những ngọn đồi bát úp, hồ Sam Tạng là "viên ngọc thô" của Mai Châu, Hòa Bình với khung cảnh hoang sơ, quanh năm xanh biếc. Nằm cách Hà Nội khoảng hơn hai tiếng di chuyển, hồ Sam Tạng thuộc xã Thành Sơn, huyện Mai Châu là hồ nước trên núi cao nhất tỉnh Hòa Bình. Cảnh hồ xanh mát và khí hậu trong lành nhưng chưa được nhiều người biết đến. Xung quanh là những đồi cỏ...

48 giờ ở Hòa Bình

Hòa Bình có nhiều thắng cảnh, có thể đi nhiều lần trên những cung đường và trải nghiệm không giống nhau. Hòa Bình giáp Hà Nội, là cửa ngõ tới các điểm du lịch nổi tiếng ở vùng núi phía Bắc. Những năm gần đây, Hòa Bình là nơi nghỉ cuối tuần phổ biến với du khách từ thủ đô, các địa danh nổi tiếng như Mai Châu, Kim Bôi, Thung Nai, Thủy điện Hòa Bình. Hòa Bình có thắng cảnh...

Hòa Bình quy hoạch tổ hợp không gian văn hóa Mường tại huyện Tân Lạc

Tỉnh Hòa Bình quy hoạch không gian văn hóa Mường tại xóm Lũy Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc. Đây là làng cổ nhất của người Mường tỉnh Hòa Bình. Năm 2008, xóm Lũy Ải được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư bảo tồn và công nhận là làng truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người và là xóm đại diện dân tộc Mường. Xóm là nơi lưu giữ nhiều phong tục, tập quán,...

Bảo tồn văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình”

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh TRỌNG ĐẠT) Hiện nay, nhiều giá trị văn hóa của dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” đang bị mai một nghiêm trọng. Trước tình hình trên, tỉnh Hòa Bình đã và đang quyết liệt triển khai nhiều biện pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa một cách hiệu...

Hòa Bình – Điểm đến đầu tư bền vững

Hòa Bình - Điểm đến đầu tư bền vững

Cẩm nang du lịch Mai Châu

Vượt qua những khúc quanh co đèo dốc ở Thung Khe, Thung Nhuối... bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp trùng điệp của núi non và cỏ cây trên đường đến Mai Châu, Hòa Bình. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 140 km, Mai Châu chinh phục du khách với những "mùa thơm nếp xôi" dần hiện ra dưới màu nắng mới, khung cảnh yên bình. Mai Châu mùa nào đẹp Mai Châu mùa nào cũng đẹp theo một cách rất...

Hòa Bình tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch

Với diện tích gần 4600 km2, Hòa Bình là vùng đất hội tụ nhiều cảnh quan thiên nhiên kì thú và hùng vĩ, được bao bọc bởi núi đồi trùng điệp của đại ngàn và hệ thống sông suối dày đặc. Điều này đã mang lại cho Hòa Bình điều kiện khí hậu tuyệt vời cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng đa dạng và phong phú...

Hòa Bình lên kế hoạch thành thủ phủ sân golf

Với mục tiêu trở thành thủ phủ golf, Hòa Bình muốn phát triển gần 40 sân golf từ nay đến năm 2050. Hiện tại, Hòa Bình mới có 2 sân golf đang hoạt động và 3 sân khác đã được cấp chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, tỉnh đã bổ sung vào quy hoạch 16 sân golf với tổng diện tích 1.755 ha. Định hướng đến năm 2050, Hòa Bình sẽ có thêm 17 dự án. Như vậy, nếu thực...

Cẩm nang du lịch Hoà Bình

Hòa Bình nằm cách Hà Nội khoảng 80-140km tùy điểm đến và là cửa ngõ vùng Tây Bắc. Nơi đây gây ấn tượng với du khách bởi thắng cảnh đa dạng từ sông, hồ, suối khoáng, vườn quốc gia và bản sắc văn hóa người dân tộc H'Mông, Mường, Dao, Thái... Những năm gần đây, Hòa Bình càng khẳng định sức hút khi hàng loạt khu nghỉ dưỡng ra đời, phù hợp với xu hướng nghỉ ngơi, chăm sóc...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Đức Hinh tặng quà người có công với cách mạng tại huyện Lạc Sơn

Ngày 21/7, nhân kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh – liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2023), đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến thăm, tặng quà người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Lạc Sơn. Cùng tham gia có lãnh đạo Công an tỉnh, Tỉnh Đoàn, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và huyện Lạc Sơn. Tại các gia đình đoàn đến thăm, gồm:...

Tin nổi bật

Tin mới nhất