Powered by Techcity

Khám phá cảnh quan ruộng bậc thang ở huyện Lạc Sơn


Với diện tích hàng nghìn ha trải dài, uốn lượn giữa các sườn núi, lưng đồi, ven suối, hệ thống ruộng bậc thang ở huyện Lạc Sơn mang vẻ đẹp hùng vĩ và quyến rũ. Tại khu vực có thắng cảnh ruộng bậc thang đặc sắc cũng chính là vùng trung tâm của nền Văn hóa Hòa Bình nổi tiếng với nhiều di chỉ khảo cổ được phát hiện.

Cảnh quan ruộng bậc
thang vào mùa lúa chín ở xã Miền Đồi (Lạc Sơn) 
cuốn hút du khách đến
tham quan, khám phá.

Theo kết quả nghiên cứu của Dự án di sản “Ruộng lúa, ruộng
bậc thang của người Mường Hòa Bình” (năm 2021), các khu ruộng lúa của người
Mường Hòa Bình phần lớn nằm trên địa bàn 3 huyện: Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn.
Trong đó, quần thể ruộng bậc thang của huyện Lạc Sơn được xác định là vùng lõi
với hàng trăm thửa ruộng lớn nhỏ, cảnh quan vô cùng ngoạn mục. Nơi đây, văn hóa
trồng lúa trên khu vực ruộng bậc thang song hành với tập tục văn hóa tín ngưỡng
trải qua hàng trăm thế hệ tiếp nối nhau tạo nên đời sống vật thể phong phú, hệ
sinh thái bền vững.

So với các xã trong khu vực ruộng bậc thang được bảo tồn, xã
vùng cao Miền Đồi có cảnh quan ruộng bậc thang đặc sắc hơn cả, với diện tích
khoảng 800 ha thuộc địa bàn nhiều xóm như: Thây Voi, Róm Bái, Rểnh, Thăn Trên,
Thăn Dưới, Vôi Thượng, Vôi Hạ… Tại đây, xen kẽ các khu ruộng bậc thang là những
thác nước đẹp với độ cao hàng trăm mét đổ xuống, những cánh rừng nhỏ, bản làng
cùng các nếp nhà sàn tạo nên khung cảnh giao hòa với thiên nhiên và con người.
Có khu ruộng nằm ở địa hình nhiều đồi nhấp nhô, thay đổi chiều cao, độ rộng tạo
cảnh quan muôn hình, muôn vẻ. Ở xóm Vôi Thượng và Vôi Hạ còn có khoảng 80 ha
ruộng nằm trên độ cao từ 600 – 850m nên khí hậu mát mẻ về mùa hè và khá lạnh
vào mùa đông. Đây cũng là vùng trồng các loại lúa bản địa, quê hương của đặc sản gạo nếp Trứng Khe.

Nhắc đến khu ruộng bậc thang đẹp không thể không kể đến khu
ruộng của các xóm: Thêu, Vệ, Củ, Ngọc, Kẻm, Rọi, Đồi Thung thuộc xã Quý Hòa với
diện tích khoảng 300 ha. Các khu ruộng có cốt cao độ từ 300 – 750m, địa hình
càng lên cao rừng tự nhiên nguyên sinh càng lâu đời, các khu ruộng càng dốc và
hòa với thiên nhiên. Tại xã Mỹ Thành có khoảng 320 ha chia làm 2 khu ruộng
chính (khu Cỏ và các xóm: Pheo, Riệc, Bờ Cả, Xì). Một phần các khu ruộng chạy
dọc theo tỉnh lộ đi Kim Bôi, phần còn lại xen giữa các bản làng và chân núi,
các cánh rừng với cốt cao độ 200 – 400m, vẻ đẹp đặc trưng kết hợp bản làng,
rừng cây, ruộng lúa tạo thành bức tranh tổng thể.

Theo đồng chí Nguyễn Thế Hùng, Trưởng phòng Văn hóa – Thông
tin huyện Lạc Sơn, nét đặc trưng nổi bật của thắng cảnh ruộng bậc thang ở vùng
Mường Vang là hệ thống ruộng rộng và đẹp, các rừng cây xen kẽ, xóm làng của
người Mường gần như chưa bị thay đổi bởi đô thị hóa. Nguồn nước dồi dào cung
cấp cho ruộng lấy từ các khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã. Vẻ đẹp quần thể
ruộng bậc thang còn hòa vào thiên nhiên hoang sơ với nhiều khu núi karst độc
đáo, hệ thống thác nước, hang động, thảo nguyên, suối nước nóng… Ngoài vị trí
độc đáo, cảnh quan đẹp, nhiều khu ruộng bậc thang có sự kết nối giao thông liên
huyện, tuyến đường giao thông khá thuận tiện cho du lịch liên vùng.

Ruộng bậc thang cũng được xác định là một hợp phần của cảnh
quan văn hóa, kết hợp với phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt, không gian cư
trú của cộng đồng Mường nơi đây. Trên địa bàn có nhiều di tích khảo cổ có thể
thành điểm tham quan du lịch như Hang xóm Trại – xã Tân Lập, hình vẽ ở bãi đá
xóm Cỏ – xã Mỹ Thành… Hiện nay, cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên
truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ, gìn giữ thắng cảnh ruộng bậc
thang; quan tâm phục dựng và trình diễn các lễ hội truyền thống, nhất là các lễ
hội liên quan đến tín ngưỡng, tập quán trồng lúa; quảng bá, giới thiệu tiềm năng
du lịch của danh thắng ruộng bậc thang. Cùng với đó, chú trọng bảo tồn nhằm
từng bước xây dựng sản phẩm du lịch, tham quan trải nghiệm.

Cũng với hệ thống
ruộng bậc thang tạo điểm nhấn cho vẻ đẹp cảnh quan miền sơn cước, huyện Lạc Sơn
đang thu hút du khách và một số doanh nghiệp, tập đoàn đến khảo sát, nghiên
cứu, lựa chọn đầu tư loại hình du lịch sinh thái. Tiêu biểu là Công ty cổ phần
Tập đoàn Mặt Trời – Sun Group đã lựa chọn đầu tư xây dựng Khu nghỉ dưỡng sinh
thái cao cấp Đồi Thung và Khu du lịch nghỉ dưỡng khoáng nóng hồ Khả với tổng
vốn hàng nghìn tỷ đồng. 

Bùi Minh





Nguồn: http://www.baohoabinh.com.vn/276/194652/Kham-pha-canh-quan-ruong-bac-thang-o-huyen-Lac-Son.htm

Cùng chủ đề

Trung Quốc kiểm soát xuất khẩu 28 công ty Mỹ, Ukraine bắn hạ 47 UAV Nga, Washington gửi thông điệp đối thoại tới Moscow

Tổng thống Yoon Suk Yeol ‘cố thủ’ chống lại lệnh bắt giữ của Tòa án. (Nguồn: Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc) Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày. Châu Á – Thái Bình Dương *Trung Quốc áp đặt kiểm soát xuất khẩu đối với 28 công ty Mỹ: Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 2/1 đã quyết định bổ sung 28 công ty Mỹ vào danh sách kiểm soát xuất khẩu của...

Thúc đẩy hợp tác thực thi pháp luật trên biển giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn...

(Bqp.vn) – Vượt hải trình gần 6.000 hải lý, tàu CSB 8005 và Đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam đã có chuyến thăm và làm việc thành công tại thành phố Kochi (bang Kerala, Ấn Độ). Nhân dịp này, Đại tá Nguyễn Minh Khánh, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3, Trưởng đoàn công tác đã trả lời phỏng vấn của các cơ quan thông tấn, báo chí về mục...

Cùng tác giả

Trung Quốc kiểm soát xuất khẩu 28 công ty Mỹ, Ukraine bắn hạ 47 UAV Nga, Washington gửi thông điệp đối thoại tới Moscow

Tổng thống Yoon Suk Yeol ‘cố thủ’ chống lại lệnh bắt giữ của Tòa án. (Nguồn: Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc) Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày. Châu Á – Thái Bình Dương *Trung Quốc áp đặt kiểm soát xuất khẩu đối với 28 công ty Mỹ: Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 2/1 đã quyết định bổ sung 28 công ty Mỹ vào danh sách kiểm soát xuất khẩu của...

Thúc đẩy hợp tác thực thi pháp luật trên biển giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn...

(Bqp.vn) – Vượt hải trình gần 6.000 hải lý, tàu CSB 8005 và Đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam đã có chuyến thăm và làm việc thành công tại thành phố Kochi (bang Kerala, Ấn Độ). Nhân dịp này, Đại tá Nguyễn Minh Khánh, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3, Trưởng đoàn công tác đã trả lời phỏng vấn của các cơ quan thông tấn, báo chí về mục...

Cùng chuyên mục

Hòa Bình khảo sát, chuẩn bị tổ chức Lễ Khai hội Đền Thác Bờ năm 2025

Thực hiện Thông báo số 2468-TB/VPTU, ngày 16/12/2024 của Văn phòng Tỉnh ủy Thông báo Kết luận của Thường trực Tỉnh ủy về tổ chức Khai hội Đền Thác Bờ năm 2025. Ngày 28/12/2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thành lập đoàn khảo sát Đền Thác Bờ và cảng Thung Nai để chuẩn bị công tác tổ chức Lễ Khai hội Đền Thác Bờ năm 2025. Tham gia đoàn có Lãnh đạo các Sở,...

Ban Chỉ đạo du lịch tỉnh tổ chức khảo sát, đánh giá tiềm năng các khu, điểm tại huyện Mai Châu.

Thực hiện Kế hoạch số 43/KH-BCĐDL ngày 21/02/2024 của Ban Chỉ đạo du lịch tỉnh Hòa Bình về phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024. Từ ngày 25-26/12/2024 Ban Chỉ đạo du lịch tỉnh tổ chức khảo sát, đánh giá tiềm năng các khu, điểm và nắm bắt tình hình triển khai thực hiện công tác phát triển du lịch tại huyện Mai Châu.  Tham gia đoàn có Đồng chí Quách Thị Kiều- Phó Trưởng Ban chỉ đạo...

Sức hút du lịch Mường Bi

Mường Bi - Tân Lạc được biết đến là 1 trong 4 vùng Mường nổi tiếng "Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”. Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, cảnh quan, Tân Lạc có nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Thời gian gần đây, với sự quan tâm của các cấp, ngành, du lịch trên địa bàn đã có bước tiến mới.Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao...

Hội nghị tổng kết Chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và thành phố Hồ Chí...

Ngày 13/12/2024, tại Khách sạn Sài Gòn Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Hội nghị tổng kết chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và thành phố Hồ Chí Minh năm 2024. Đến dự hội nghị có lãnh đạo UBND tỉnh, Sở Du lịch, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch các tỉnh: Phú Thọ, Lào  Cai, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên...

Khai thác lợi thế phát triển các mô hình du lịch tiềm năng ở Hòa Bình

Đặc biệt, Hòa Bình có văn hóa các dân tộc Mường, Thái, Dao, Tày, Mông đa sắc. Tiêu biểu hơn cả là nền Văn hóa Hòa Bình, các bộ di sản Mo Mường, Sử thi Đẻ đất - đẻ nước nổi tiếng cùng ẩm thực độc đáo, sản vật địa phương phong phú, như: cơm lam, lợn dân tộc, cá sông Đà, rượu cần, mía tím, cam Cao Phong, bưởi đỏ Tân Lạc… Con người Hòa Bình giàu truyền...

Hòa Bình – Điểm đến du lịch cộng đồng

Tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn phong phú là điều kiện, lợi thế để Hòa Bình phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ). Những năm gần đây, với sự quan tâm về chính sách của trung ương, của tỉnh và sự hỗ trợ của một số tổ chức phi chính phủ, nhiều bản làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong tỉnh tích cực phát triển DLCĐ. Với dân số trên 15,7 vạn người,...

Khai mạc Lễ hội cam Cao Phong và Hội chợ Thương mại – Du lịch tỉnh Hòa Bình 2024

Tối ngày 6/12/2024, tại Sân vận động huyện Cao Phong, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Du lịch tỉnh Hoà Bình phối hợp với UBND huyện Cao Phong Khai mạc Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ 8 và Hội chợ Thương mại - Du lịch huyện Cao Phong năm 2024. Lễ hội đã thu hút được hàng nghìn du khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Chương phát biểu tại...

Tin nổi bật

Tin mới nhất