Powered by Techcity

Hoàng Thành Thăng Long – biểu tượng của lịch sử, văn hóa Thủ đô


Hoàng Thành Thăng Long nằm giữa lòng Thủ đô Hà Nội, là một biểu tượng lịch sử, văn hóa đặc biệt của Việt Nam. Năm 2010, di tích này được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới nhờ vào tính toàn vẹn, tính xác thực và những giá trị nổi bật toàn cầu. Đây không chỉ là một di sản quý giá của dân tộc Việt Nam mà còn là tài sản văn hóa của thế giới.


Tòa nhà Cục Tác chiến dự kiến được hạ giải để phục vụ tái dựng trục Thần Đạo, điện Kính Thiên và không gian điện Kính Thiên.

Hoàng Thành Thăng Long – Di sản văn hóa thế giới

Hoàng Thành Thăng Long là quần thể di tích gắn liền với lịch sử của Thăng Long – Hà Nội trong suốt 13 thế kỷ, từ thời kỳ tiền Thăng Long (thế kỷ VII – IX) qua thời Đinh – Tiền Lê (thế kỷ X) và phát triển mạnh mẽ dưới các triều đại Lý, Trần, Lê (thế kỷ XI – XVIII), đến thời Nguyễn (thế kỷ XIX – XX). Đặc biệt, năm 1010, vua Lý Công Uẩn đã dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, xây dựng kinh thành với mô hình “tam trùng thành quách”, bao gồm Kinh thành, Hoàng thành và Cấm thành. Từ đó, Hoàng Thành Thăng Long trở thành trung tâm chính trị và hành chính quan trọng nhất của quốc gia Đại Việt suốt nhiều thế kỷ.

Dưới triều Nguyễn, khi kinh đô chuyển vào Phú Xuân (Huế), Thăng Long bị hạ cấp nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng với các công trình như điện Kính Thiên và Hậu Lâu, làm hành cung cho các vua Nguyễn mỗi khi ngự giá Bắc Thành.

Khi thực dân Pháp chiếm đóng Đông Dương, Hà Nội trở thành trung tâm hành chính của Liên bang Đông Dương và Thành cổ Hà Nội được sử dụng làm Sở chỉ huy tối cao của quân đội Pháp. Nhiều công trình cung điện, đền đài cổ của Hoàng Thành bị phá hủy, chỉ còn lại Bắc Môn và Kỳ Đài. Sau năm 1954, khi Thủ đô được giải phóng, Thành Hà Nội trở thành Tổng hành dinh của Quân đội nhân dân Việt Nam cho đến năm 2004.

Ngày nay, khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, bao gồm di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và Thành cổ Hà Nội, nằm trong khu vực trung tâm chính trị Ba Đình, nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước. Đây là khu vực quan trọng, nơi tổ chức nhiều sự kiện chính trị và văn hóa trọng đại của đất nước. Bên cạnh đó, Hoàng Thành Thăng Long đang được xây dựng trở thành Công viên văn hóa, lịch sử nhằm phát huy giá trị nổi bật mang tính toàn cầu của khu di tích… 

Hoàng Thành Thăng Long những ngày kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô

Được trải nghiệm Hoàng Thành Thăng Long trong dịp Thủ đô Hà Nội kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng (10/10/1954 – 10/10/2024), không gian nơi đây càng trở nên ý nghĩa và thiêng liêng hơn bao giờ hết. Trong không khí hân hoan của các sự kiện, những bước chân đến Hoàng Thành Thăng Long không chỉ để chiêm ngưỡng kiến trúc cổ kính, mà còn là cơ hội để cảm nhận rõ hơn tinh thần hào hùng của những ngày tháng lịch sử khi Hà Nội bước qua thời kỳ đấu tranh để giải phóng. 

Điểm để lại ấn tượng sâu sắc trong lần đầu đến Hoàng Thành đó chính là trong lòng di sản có một căn hầm đặc biệt đã ghi dấu lịch sử  Hà Nội trong những năm tháng hào hùng kháng chiến chống Mỹ. Đây không chỉ là công trình quân sự quan trọng, mà còn là một biểu tượng cho tinh thần kiên cường, bất khuất của quân và dân Hà Nội trong những ngày Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc.

Căn hầm tại Hoàng Thành Thăng Long là công trình quân sự kiên cố, được xây dựng với mục đích chống bom và đảm bảo an toàn cho các hoạt động chỉ huy. Cấu trúc của hầm bao gồm nhiều phòng chức năng, được thiết kế để chịu được những cuộc tấn công mạnh mẽ từ không quân Mỹ. Căn hầm là nhân chứng sống động cho những ngày Hà Nội oanh liệt trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, đặc biệt là trong cuộc Điện Biên Phủ trên không vào cuối tháng 12/1972. Trong cuộc chiến này, không quân Mỹ đã huy động các máy bay B52 tấn công Hà Nội với mục tiêu “đưa miền Bắc về thời kỳ đồ đá”. Tuy nhiên, với tinh thần chiến đấu kiên cường, quân dân Hà Nội đã biến thành phố trở thành một pháo đài bất khả xâm phạm.

Từ căn hầm này, các cuộc họp quan trọng để tổ chức phòng không, bảo vệ Hà Nội đã diễn ra. Những mệnh lệnh phản công từ các tướng lĩnh trong hầm đã giúp Quân đội nhân dân Việt Nam bắn rơi nhiều máy bay Mỹ, bao gồm các máy bay B52 – loại máy bay chiến lược mạnh mẽ của Mỹ. Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không đã làm nên sự kiện lịch sử, khiến cả thế giới chú ý và buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại Việt Nam.

Ngày nay, căn hầm tại Hoàng Thành Thăng Long đã trở thành một di tích lịch sử đặc biệt, được mở cửa cho du khách tham quan. Đây không chỉ là nơi để người dân và thế hệ trẻ Việt Nam tìm hiểu về những chiến công oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, mà còn là cơ hội để nhìn lại một phần quan trọng của lịch sử Thủ đô Hà Nội.

Những hiện vật còn lại trong căn hầm như máy truyền tin, bản đồ chiến sự, bàn ghế làm việc… đều là minh chứng sống động cho một giai đoạn lịch sử hào hùng. Qua tham quan căn hầm, du khách có thể hiểu rõ hơn về cách thức mà các tướng lĩnh và lãnh đạo quân sự đã điều hành cuộc chiến, cũng như cảm nhận sâu sắc về sự hy sinh và nỗ lực không ngừng của cả dân tộc trong cuộc đấu tranh giành lại hòa bình.

Hoàng Thành Thăng Long hôm nay khoác lên mình diện mạo đặc biệt. Cờ đỏ sao vàng rực rỡ tung bay, những sự kiện quan trọng, màn trình diễn nghệ thuật tái hiện khoảnh khắc lịch sử, các triển lãm trưng bày hiện vật về Hà Nội qua các thời kỳ được tổ chức tại Hoàng Thành… tất cả làm sống dậy không khí của những ngày giải phóng Thủ đô.

Hồng Duyên






Nguồn: http://www.baohoabinh.com.vn/16/194209/Hoang-Thanh-Thang-L111ng-bieu-tuong-cua-lich-su,-van-hoa-Thu-do.htm

Cùng chủ đề

Tầm nhìn về kỷ nguyên mới trong quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Ireland

Thưa các quý vị và các bạn, Thế giới đang trải qua những thay đổi mang tính thời đại. Trong đó, châu Âu và châu Á-Thái Bình Dương là hai khu vực chịu nhiều tác động sâu sắc nhất. Từ nay đến năm 2030, và nhìn xa hơn là đến năm 2045, là giai đoạn quan trọng nhất để xác lập trật tự thế giới mới. Những chuyển biến có tính thời đại đem đến thời cơ, thuận lợi mới...

Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau

Chương trình do Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện và được truyền hình trực tiếp trên sóng kênh VTV 1 và tiếp sóng trên các đài phát thanh-truyền hình cả nước. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/01/2023 về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất...

Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chương trình do Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện và được truyền hình trực tiếp trên sóng kênh VTV 1 và tiếp sóng trên các đài phát thanh-truyền hình cả nước. Cùng dự chương trình có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Thường trực Ban Bí thư Lương Cường; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp song phương lãnh đạo các nước

Tại cuộc gặp Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ Đối tác Toàn diện với Canada; Việt Nam sẽ cùng Canada tiếp tục làm sâu sắc mối quan hệ này trên tất cả các lĩnh vực, trên cơ sở cùng có lợi, tin cậy lẫn nhau, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực và quốc tế; nhờ chuyển...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Thủ tướng Canada, Thủ tướng Bỉ

NDO – Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19, tại Paris, Pháp, sáng 5/10, theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp xúc song phương với Thủ tướng Canada Justin Trudeau. (Ảnh: TTXVN) * Tại cuộc gặp với Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Tổng Bí...

Cùng tác giả

Tầm nhìn về kỷ nguyên mới trong quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Ireland

Thưa các quý vị và các bạn, Thế giới đang trải qua những thay đổi mang tính thời đại. Trong đó, châu Âu và châu Á-Thái Bình Dương là hai khu vực chịu nhiều tác động sâu sắc nhất. Từ nay đến năm 2030, và nhìn xa hơn là đến năm 2045, là giai đoạn quan trọng nhất để xác lập trật tự thế giới mới. Những chuyển biến có tính thời đại đem đến thời cơ, thuận lợi mới...

Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau

Chương trình do Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện và được truyền hình trực tiếp trên sóng kênh VTV 1 và tiếp sóng trên các đài phát thanh-truyền hình cả nước. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/01/2023 về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất...

Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chương trình do Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện và được truyền hình trực tiếp trên sóng kênh VTV 1 và tiếp sóng trên các đài phát thanh-truyền hình cả nước. Cùng dự chương trình có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Thường trực Ban Bí thư Lương Cường; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp song phương lãnh đạo các nước

Tại cuộc gặp Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ Đối tác Toàn diện với Canada; Việt Nam sẽ cùng Canada tiếp tục làm sâu sắc mối quan hệ này trên tất cả các lĩnh vực, trên cơ sở cùng có lợi, tin cậy lẫn nhau, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực và quốc tế; nhờ chuyển...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Thủ tướng Canada, Thủ tướng Bỉ

NDO – Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19, tại Paris, Pháp, sáng 5/10, theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp xúc song phương với Thủ tướng Canada Justin Trudeau. (Ảnh: TTXVN) * Tại cuộc gặp với Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Tổng Bí...

Cùng chuyên mục

Bảo tàng tỉnh tổ chức Chương trình tuyên truyền giới thiệu nội dung giá trị tiêu bểu về di sản văn hoá trên...

Ngày 27/9/2024, Bảo tàng tỉnh Hoà Bình phối hợp cùng Phòng Văn hoá và Thông tin thành phố Hoà Bình tổ chức Chương trình tuyên truyền giới thiệu nội dung giá trị tiêu bểu về di sản văn hoá trên bàn thành phố Hoà Bình tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Tiến, xã Phúc Tiến, thành phố Hoà Bình. Tới dự Chương trình có ông Tô Anh Tú - Giám đốc Bảo tàng tỉnh; Bà Đinh...

Gốm Mường về Thủ đô – hành trình một thập kỷ

Mong muốn bảo tồn và giới thiệu văn hóa dân tộc Mường đến gần hơn với công chúng cả nước, tháng 8 vừa qua, họa sĩ Vũ Đức Hiếu chính thức đưa gốm Mường về với Thủ đô trong không gian đậm đà bản sắc văn hóa tại địa chỉ số 85 Nhật Chiêu, quận Tây Hồ (Hà Nội). Hơn 130 tác phẩm gốm Mường được họa sĩ Vũ Đức Hiếu trưng bày tại số 85 Nhật Chiêu, quận Tây Hồ...

Triển lãm tranh, sản phẩm sơn mài Việt Nam tại Pháp

Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, trong 2 ngày 14-15/9, hai đơn vị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là "Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm” và "Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp” đã phối hợp tổ chức hoạt động "Quảng bá, tuyên truyền thương hiệu sơn mài Việt Nam và khai mạc Triển lãm tranh, sản phẩm sơn mài Việt Nam” tại đây. Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng...

Khai trương trưng bày chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với tỉnh Hoà Bình”

Chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày thành lập huyện Kim Bôi (17/4/1959 - 17/4/2024) và 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Huyện ủy Kim Bôi (19/9/1964 - 19/9/2024). Sáng ngày 10/9/2024, tại di tích lịch sử cách mạng Địa điểm Bác Hồ về thăm Huyện uỷ Kim Bôi, Bảo tàng tỉnh Hoà Bình long trọng tổ chức khai trương trưng bày chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với tỉnh Hoà Bình”. Các đồng chí lãnh đạo cắt...

Tin nổi bật

Tin mới nhất