Powered by Techcity

Hòa Bình – Sơn La liên kết phát triển du lịch trên sông Đà


Sông Đà có chiều dài trên 900 km bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ. Sông chảy qua các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình và Phú Thọ. Dòng sông đã được ngăn để xây dựng nhà máy Thủy điện Hòa Bình, một tổ hợp công trình ngầm lớn nhất Đông Nam Á và Nhà máy Thủy điện Sơn La, lớn nhất Đông Nam Á hiện nay. Hồ sông Đà Hòa Bình (Hồ Hòa Bình) và Hồ Thủy điện Sơn La được hình thành và tạo ra nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch dọc theo dòng sông này.

Sông Đà trở thành hồ sau khi đăp đập ngăn sông, là hồ nhân tạo lớn từ Hòa Bình đến Sơn La, nơi có nhiều tiềm năng du lịch

Hồ Hoà Bình có chiều dài khoảng 200 km kéo dài đến Tạ Bú, Sơn La. Trên địa phận tỉnh Hòa Bình, hồ có chiều dài khoảng 70km nằm trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 04 huyện Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu, Đà Bắc và thành phố Hoà Bình, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 74 km về phía Tây. Trên Hồ chỗ rộng nhất 1- 2 km, sâu từ 80 – 110m. Hồ có dung tích trên 9 tỷ m3 nước. Tổng diện tích vùng Hồ 2.249km2, trong đó diện tích rừng là 13.292ha (rừng nguyên thủy, tái sinh, trồng mới); diện tích mặt nước chiếm hơn 8.000ha; tổng diện tích Khu du lịch Hồ Hòa Bình là 522km2 (52.200ha). Hồ Hòa Bình có hàng chục đảo lớn nhỏ với phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, hai bên bờ hồ là những cánh rừng núi ngút ngàn, thơ mộng, hấp dẫn du khách. Với những lợi thế thiên nhiên phong phú, cảnh quan đa dạng, người ta thường ví hồ Hoà Bình giống như một Vịnh Hạ Long trên núi. Trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013, Khu du lịch Hồ Hòa Bình được quy hoạch thành Khu du lịch quốc gia và nằm trong các chương trình, dự án đầu tư phát triển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1528/QĐ-TTg ngày 01/8/2018 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030; Quyết định số 439/QĐ-TTg ngày 25/3/2022 phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2035. 

Tàu chở khách du lịch tham quan hồ Hòa Bình

Một số điểm đến tham quan hấp dẫn đang được khai thác đón tiếp phục vụ du khách Công trình nhà máy thủy điện Hòa Bình, đây là một trong những nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á có Tượng đài bác Hồ cao 18m trên đồi ông Tượng là một trong những tượng đài bác lớn nhất cả nước, Bức thư thế kỷ được viết bởi những kỹ sư, chuyên gia Việt Nam và Liên Xô, Đài tưởng niệm nơi ghi danh những người đã hy sinh trong quá trình xây dựng đập thủy điện Hòa Bình và Các tổ máy đặt ngầm trong lòng một quả đồi là nơi lắp đặt toàn bộ thiết bị chính với 8 tổ máy phát điện. Thăm điểm du lịch tâm linh như: Chùa Phật Quang Hòa Bình, đền Thác Bờ, động Thác Bờ, đền Đôi Cô…

Dọc theo hai bên hồ trên Khu du lịch hồ Hòa Bình là các cụm nhà nghỉ cộng đồng thuộc thành phố Hòa Bình, huyện Đà Bắc, Cao Phong và Mai Châu. Chỉ cách đập thủy điện chưa đầy nửa giờ đồng hồ, bản Mường Bích Trụ là điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng thiên nhiên, ngắm cảnh đẹp hoàng hôn rực rỡ trên hồ Hòa Bình. Xa thêm chút nữa, xóm Ké, Mó Hém (xóm Đá Bia cũ) là điểm du lịch cộng đồng dân tộc Mường và xóm Sưng là điểm du lịch cộng đồng của người dân tộc Dao… tại huyện Đà Bắc. Đây là các điểm du lịch cộng đồng nằm trong các vịnh nhỏ thơ mộng trên hồ. Du khách sẽ có cơ hội đạp xe, đi bộ thăm bản, tắm thác, leo núi, chèo thuyền, nghỉ tại nhà dân, xem biểu diễn văn nghệ, tắm lá thuốc dân tộc và mua các sản phẩm địa phương. Đặc biệt, cụm bản làng du lịch cộng đồng của huyện Đà Bắc có điểm du lịch cộng đồng Đá Bia đã vinh dự được nhận giải thưởng du lịch cộng đồng Asian năm 2018, trở thành một điểm đến yêu thích của nhiều du khách trong nước và quốc tế. Tạm biệt Đà Bắc, du khách tiếp tục hành trình đến vịnh Ngòi Hoa, nơi sinh sống của hơn 80 hộ dân ở Điểm văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mường xóm Ngòi, xã suối Hoa, huyện Tân Lạc. Tại đây, du khách được tận hưởng cảm giác thật bình yên, ung dung tản bộ trên những con đường nhỏ trong thung lung giữa bạt ngàn cây trái. Xóm Ngòi trên Khu du lịch Hồ Hoà Bình chính là điểm đến lý tưởng cho những kỳ nghỉ cuối tuần. 

Trên Khu du lịch hồ Hòa Bình có nhiều khu nghỉ dưỡng hấp dẫn đang thu hút du khách gồm Mai Châu Hideaway, Ba Khan Village Resort, Xoan Retreat, Mơ Village, Vầy Ang retreat, đảo Dừa…Các khu này có view nhìn ra hồ, thiết kế hài hòa, trang bị đầy đủ tiện nghi hiện đại mang đến không gian thư giãn yên tĩnh, gần gũi với thiên nhiên. Hiện nay, Khu du lịch hồ Hòa Bình có một số dự án du lịch sinh thái chất lượng cao đang được đầu tư và chuẩn bị đi hoạt động như: Khu du lịch thiên nhiên Robinson (đảo Sung), Khu du lịch sinh thái Ngòi Hoa, Khu nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái hồ Hòa Bình, Lakeside Village … Các dự án đang đầu tư đều có mặt nước phẳng lặng, trong xanh quanh năm được xây dựng kết hợp giữa nghỉ dưỡng và vui chơi nước. Trong thời gian tới Hồ Hòa Bình sẽ có thêm các sản phẩm du lịch mạo hiểm leo núi, khám phá hang động, lặn, nhảy dù, lướt ván, mô tô nước, thuyền cao tốc…

Hệ thống giao thông hiện trong khu vực Hồ Hoà Bình là một hệ thống đa dạng có cả đường bộ, đường thủy. Về đường bộ, những quốc lộ gần khu vực Hồ Hoà Bình gồm: Quốc lộ 6, 12a, 15 và 21. Quan trọng nhất là quốc lộ 6 đã được nâng cấp cải tạo thành đường cấp 3 miền núi từ Hà Nội lên Sơn La. Trên đường quốc lộ 6 có thể đến Hồ Hòa Bình qua Cảng Bích Hạ ở thành phố Hòa Bình; bến thuyền Bãi Sang, huyện Mai Châu để kết nối ra Khu du lịch hồ Hòa Bình.

Hồ Hòa Bình có đường thủy dài khoảng 200 km, giao thông đường thủy là hệ thống giao thông quan trọng trong tuyến du lịch Hồ Hòa Bình. Những điểm du lịch và bản làng dân cư ven hồ đều có những bến thuyền. Để phục vụ cho du lịch trên hồ nhiều cảng, bến thuyền có thể sử dụng được. Hiện nay có một số bến cảng chính là cảng Thung Nai, xã Thung Nai, huyện Cao Phong; cảng Ngòi Hoa, xã Suối Hoa và bến Hạt, xã Trung Hòa huyện Tân Lạc; bến thuyền Hiền Lương, huyện Đà Bắc và cảng Bích Hạ thành phố Hòa Bình được đầu tư có thể chứa được hàng trăm tàu chở khách tham quan du lịch.

Hồ Hòa Bình có khoảng gần 300 tàu, thuyền chuyên chở có sức chứa từ 20 đến 100 người. Tuy nhiên đây mới là những tàu được đóng tại địa phương còn đơn giản, chủ yếu chở khách đi tham quan. Trên tàu chưa có dịch vụ lưu trú, vui chơi giải trí chất lượng cao phục vụ khách du lịch.

Có thể nói Hồ Hoà Bình có tài nguyên du lịch khá phong phú và đa dạng, với nhiều cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử, văn hoá và nhiều giá trị nhân văn khác sẽ tạo nhiều sản phẩm du lịch phong phú. Đây sẽ là nơi có sức thu hút lớn đối với du khách trong nước và quốc tế đến tham quan du lịch và thúc đẩy du lịch Hòa Bình ngày càng phát triển.

Vùng lòng hồ Thủy điện Sơn La có diện tích mặt nước trên 4.000 ha, thuộc địa phận 3 huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mường La. Vùng hồ được hình thành từ khi xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La nằm trên địa phận các huyện Quỳnh Nhai, Mường La, Thuận Châu thuộc tỉnh Sơn La và trên quốc lộ 279, kết nối với quốc lộ 6, quốc lộ 32 thông qua các tuyến đường tỉnh lộ 107, đường tỉnh lộ 106.

Thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vùng hồ những cảnh quan kỳ thú, hang động hấp dẫn với nhiều đảo lớn nhỏ cùng vùng nước mênh mông rộng lớn. Nơi đây có các loài thực vật, động vật quý hiếm tập trung ở Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La. Ngoài ra vùng lòng hồ có các loài thủy sinh phong phú với hàng trăm loài cá sinh sống tạo nên giá trị ẩm thực đặc trưng của địa phương cùng với đó là những phong tục tập quán truyền thống được các dân tộc bản địa gìn giữ qua nhiều thế hệ… Đây là tài nguyên quan trọng khai thác xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch tham quan, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch thể thao dưới nước, du lịch mạo hiểm, du lịch trải nghiệm khám phá, du lịch cộng đồng…

Nhằm khai thác những lợi thế của Vùng lòng hồ thủy điện Sơn La để phát triển các loại hình sản phẩm dịch vụ du lịch đa dạng, đặc thù, hấp dẫn khách du lịch; đồng thời có mối liên kết với các khu vực trọng điểm du lịch của tỉnh để tạo ra các tour, tuyến liên hoàn bổ trợ cho khu du lịch quốc gia Mộc Châu cũng như mở rộng phát triển tuyến du lịch với các tỉnh. Ngày 28/12/2022 Ủy ban nhân tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 2742/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án định hướng phát triển du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La trở thành Khu du lịch Quốc gia. Hiện nay Hồ Sơn La được phê duyệt nằm trong danh mục các địa điểm tiềm năng phát triển thành Khu du lịch quốc gia tại Quyết định số 509/QĐ-TTg ngày 13/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 để đưa ra các quan điểm, mục tiêu, tính chất, định hướng phát triển và lộ trình thực hiện để hướng tới phát triển hồ Sơn La trở thành Khu du lịch quốc gia.

Trên vùng lòng hồ có nhiều những điểm đến như: Nhà máy thủy điện Sơn La, công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á. Đây là công trình thủy điện lớn, minh chứng cho tài năng của con người trong việc chinh phục, cải tạo tự nhiên làm nên một nhà máy thủy điện hoành tráng giữa vùng Tây Bắc. Có cầu Pá Uôn – cây cầu được xác lập kỷ lục Guiness là cây cầu có trụ cầu cao nhất Việt Nam. Có đền Nàng Han và Linh Sơn Thủy Từ đều này nằm tọa lạc trên đồi Pú Ngịu thuộc xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai; đền Hang Miếng, huyện Mộc Châu…; có các điểm du lịch cộng đồng bản Bon xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai; bản Lướt, bản Pom Mỉn xã Ngọc Chiến, huyện Mường La… cùng với một số điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng đã và đang thu hút được nhiều du khách trong nước và quốc tế.

Để triển khai có hiệu quản công tác liên kết phát triển du lịch trên sông Đà, cụ thể là liên kết phát triển du lịch giữa Khu du lịch hồ Hòa Bình và Vùng hồ Thủy điện Sơn La (Hồ Sơn La) cần phải thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau:

*Về công tác quy hoạch

Hiện nay đối với Khu du lịch hồ Hòa Bình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia tỉnh Hòa Bình đến năm 2030 và Quy hoạch xây dựng chung của Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình tỉnh Hòa Bình đến năm 2035. Tỉnh Hòa Bình đang lập các Quy hoạch phân khu trên Khu du lịch hồ Hòa Bình để triển khai và thu hút các dự án đầu tư du lịch để nâng cao hiệu quản công tác quản lý và phát triển du lịch.

Đối với hồ Sơn La thì cần phải sớm lập Quy hoạch xây dựng chung của Khu du lịch quốc gia hồ Sơn La để xác định: Phạm vi, ranh giới, quy mô lập quy hoạch, tính chất, dự báo, định hướng phát triển không gian, quy hoạch sử dụng đất, định hướng phát triển kiến trúc cảnh quan, định hướng phát triển hạ tầng du lịch, định hướng bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu và các chương trình dự án ưu tiên đầu tư để làm căn cứ triển khai, quản lý, đầu tư phát triển du lịch. 

Việc thực hiện triển khai công tác lập quy hoạch là rất cần thiết. Đây là những định hướng quan trọng để kết nối cơ sở hạ tầng, đặc biệt là tuyến đường đường thủy và đường bộ trên sông Đà từ hồ Hòa Bình lên hồ Sơn La và hướng tới hoàn thiện các điều công nhận trở thành Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình và Khu du lịch quốc gia hồ Sơn La trong giai đoạn tới.

* Về đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch

Hiện nay trên Khu du lịch hồ Hòa Bình và hồ Sơn La cơ bản  mới có một số tuyến đường giao thông kết nối ra bến cảng để đến các điểm du lịch trên hồ. Tuy nhiên trong thời gian tới thì cần phải khảo sát, mở thêm các tuyến đường dọc bên ven hồ và các cảng du lịch của Khu du lịch hồ Hòa Bình cũng như hồ Sơn La để kết nối cả đường bộ và đường thủy giữa hai vùng hồ, tạo điều kiện cho du khách có thể dễ tiếp cận, đến tham quan du lịch.

* Về công tác xây dựng sản phẩm du lịch

Tỉnh Hòa Bình và tỉnh Sơn La cần phải liên kết với nhau trong việc xây dựng sản phẩm du lịch trên Khu du lịch hồ Hòa Bình và Vùng hồ Thủy điện Sơn La. Trên Khu du lịch hồ Hòa Bình đã có nhiều loại hình du lịch tâm linh, văn hóa, cộng động, sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí dưới nước… Tuy nhiên trên hồ Hòa Bình địa phận Sơn La cũng như hồ Sơn La thì các sản phẩm du lịch chưa có nhiều, chủ yếu khai thác cảnh quan tự nhiên và đền Hang Miếng thuộc huyện Vân Hồ, Sơn La; Tỉnh Sơn La cần phải khai thác các thế mạnh của vùng hồ như tạo ra các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, khám phá, thể thao, bơi thuyền, thăm hang động; tổ chức các hoạt động câu cá, thưởng thức món ăn dân tộc chế biến từ sản phẩm thủy sản tại lòng hồ; trải nghiệm các hoạt động tại các lễ hội truyền thống để thu hút du khách … Cần lưu ý, sản phẩm du lịch trên hồ của từng tỉnh phải có nét đặc sắp hấp dẫn riêng, dễ nhận biết, không trùng lắp tránh gây nhàm chán cho du khách, đặc biệt là xây dựng các sản phẩm du lịch cộng đồng.

Hiện nay trên hồ Hòa Bình và hồ Sơn La đã có tàu chở khách thông thường, chất lượng chưa cao, một số tàu thuyền được đóng lại và cải hoán thành tàu chở khách, chưa có tàu lưu trú. Trong thời gian tới cần có nhiều loại tàu, thuyền mới với kích cỡ khác nhau để thuận tiện cho việc đón các đoàn khách; cần phải có các tàu lưu trú du lịch chất lượng cao để cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. 

* Kết nối các tuyến đường để xây dựng chương trình du lịch

Cần phải xây dựng được một số chương trình du lịch của vùng hồ hai tỉnh, kết nối đường thủy gắn với đường bộ đưa vào khai thác phục vụ du khách, hiện tại có thể khai thác một số chương trình như sau:

– Trên khu du lịch hồ Hòa Bình có một số cảng, bến thuyền chính như: cảng Bích Hạ, thành phố Hòa Bình; cảng Thung Nai, huyện Cao Phong; cảng Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc; bến thuyền Hiền Lương, huyện Đà Bắc; bến thuyền Bãi Sang, huyện Mai Châu… Từ các cảng, bến thuyền du lịch này xây dựng các Tour du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng, thăm quan vui chơi giải trí kết nối qua di chuyển bằng tàu lên đền Hang Miếng, huyện Mộc Châu và tiếp tục di chuyển bằng tàu lên cảng Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Từ cảng Tà Hộc di chuyển bằng xe ô tô lên huyện Quỳnh Nhai và di chuyển trên tàu ngắm cảnh vùng hồ Quỳnh Nhai tham quan, nghỉ dưỡng tại các điểm đến trên vùng hồ huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.

– Cũng xuất phát bằng tàu từ cảng Bích Hạ, thành phố Hòa Bình hay từ cảng Thung Nai, huyện Cao Phong di chuyển bằng tàu thăm Điểm du lịch văn hóa, tâm linh, cộng đồng, các điểm nghỉ dưỡng trên hồ tại: Thành phố Hòa Bình, Đà Bắc và Cao Phong di chuyển bằng tàu lên bến thuyền Bãi Sang, huyện Mai Châu vào thăm Khu du lịch Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Từ đây di chuyển theo quốc lộ 6 lên Khu du lịch quốc gia Mộc Châu tỉnh Sơn La để thăm các khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, điểm du lịch cộng đồng, tran trạng nông nghiệp… sau đó di chuyển bằng xe ô tô lên huyện Quỳnh Nhai và di chuyển trên tàu ngắm cảnh vùng hồ Quỳnh Nhai tham quan, nghỉ dưỡng tại các điểm đến trên vùng hồ huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.

– Hiện nay Khu du lịch hồ Hòa Bình và hồ Sơn La đang có nhiều dự án đầu tư du lịch có các dịch vụ nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể thao mạo hiểm dưới nước và trên núi… Bên ven hồ còn nhiều các hang động, cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ cùng với nhiều tuyến đường có cảnh quan đẹp … cần được khảo sát xây dựng thành các chương trình du lịch leo núi, đi bộ, đạp xe… để đưa vào khai thác phục vụ du khách.

* Về công tác tuyên truyền quảng bá

Để đẩy mạnh công tác tuyền truyền quảng cho Khu du lịch hồ Hòa Bình và Hồ Sơ La thì cần phải xây dựng thương hiệu cho Khu du lịch hồ Hòa Bình và Hồ Sơ La.

 Tập trung đẩy mạnh công tác số hóa các điểm đến để tạo điều kiện thuận lợi cho du khách dễ tiếp cận truy cập bằng hình ảnh; xây dựng công thông tin du lịch thông minh, các trang mạng xã hội; xây dựng các clip, ấn phẩm du lịch; tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch để quảng bá thu hút khách.

Xây dựng Đề án tuyên truyền quảng bá cho Khu du lịch hồ Hòa Bình và Hồ Sơ La để xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và nguồn lực thực hiện đề án để  nâng cao hiệu quả công tác giới thiệu tuyên truyền quảng bá thu hút khách du lịch.

* Về công tác liên kết hợp tác phát triển du lịch

Tỉnh Hòa Bình và Tỉnh Sơn La đang tham gia Chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng. Tuy nhiên trong thời gian tới nên cần phải có Chương trình hợp tác riêng về công tác Hợp tác phát giữa Khu du lịch hồ Hòa Bình và Khu du lịch hồ Sơn La để đẩy mạnh công liên kết phát triển du lịch của hai vùng hồ.. 

Hiệp hội du lịch và các doanh nghiệp du lịch của hai tỉnh cũng phải có Chương trình ký kết hợp tác phát triển du lịch để khảo sát, xây dựng sản phẩm, xây dựng các chương trình du lịch liên hồ. Đặc biệt là cần phải tổ chức các đoàn Famtrip và Press trip mời các công ty lữ hành quốc tế và nội địa đi khảo sát, xây dựng các chương trình cũng như giới thiệu các điểm đến để đưa vào khai thác đón tiếp phục vụ khách du lịch.

* Đẩy mạnh công tác phối hợp Công – Tư. 

Hai tỉnh cần phải quan tâm chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tham mưu đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ cho Khu du lịch quốc gia có kết nối với nhau như đầu tư về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là ưu tiên kết nối các tuyến đường giao thông; hỗ trợ thu hút các dự án đầu tư, giải quyết tháo gỡ những khó khăn cho nhà đầu tư như: Cắt giảm thời gian về giải quyết thủ tục hành chính, hỗ trợ công tác giải chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giải phóng mặt bằng… để các dự án sớm trên vung hồ sông Đà sớm được triển khai tạo sản phẩm mới, đưa vào khai thác phục du khách du lịch. 



Nguồn: https://sovanhoa.hoabinh.gov.vn/du-lich/2506-ha-a-ba-nh-a-s-n-la-lia-n-ka-t-pha-t-tria-n-du-la-ch-tra-n-sa-ng-a

Cùng chủ đề

Hợp tác quốc phòng Trung Quốc

Chiều 21/11 tại Vientiane (Lào) đã diễn ra Cuộc gặp không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN – Trung Quốc dưới sự đồng chủ trì của Đại tướng Chansamone Chanyalath, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào và Thượng tướng Đổng Quân, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Đại tướng Phan Văn Giang có cuộc gặp với Thượng tướng Đổng Quân. – Ảnh: QĐND Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do...

Tăng cường hợp tác vì ổn định khu vực

Ngày 21/11, Hội nghị Tư lệnh Lục quân các nước ASEAN lần thứ 25 (ACAMM-25) đã diễn ra tại Philippines, với sự tham dự của Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Hội nghị năm nay có chủ đề “Lục quân ASEAN 2024: Tăng cường quan hệ đối tác và tình hữu nghị hướng tới ổn định khu vực”. Tại hội nghị, các ý kiến nhấn mạnh vai trò trung tâm...

Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Ngày 21/11 tại Hà Nội, Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Chung kết cuộc thi Tuyên truyền kết quả triển khai phong trào “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”. Phát biểu khai mạc, bà Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y...

Việt Nam – Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim phát biểu với báo chí – Ảnh: TTXVN Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức tới Malaysia, chiều 21-11, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cùng chủ trì họp báo. Cột mốc quan trọng Phát biểu với báo chí, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi...

Cùng tác giả

Hợp tác quốc phòng Trung Quốc

Chiều 21/11 tại Vientiane (Lào) đã diễn ra Cuộc gặp không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN – Trung Quốc dưới sự đồng chủ trì của Đại tướng Chansamone Chanyalath, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào và Thượng tướng Đổng Quân, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Đại tướng Phan Văn Giang có cuộc gặp với Thượng tướng Đổng Quân. – Ảnh: QĐND Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do...

Tăng cường hợp tác vì ổn định khu vực

Ngày 21/11, Hội nghị Tư lệnh Lục quân các nước ASEAN lần thứ 25 (ACAMM-25) đã diễn ra tại Philippines, với sự tham dự của Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Hội nghị năm nay có chủ đề “Lục quân ASEAN 2024: Tăng cường quan hệ đối tác và tình hữu nghị hướng tới ổn định khu vực”. Tại hội nghị, các ý kiến nhấn mạnh vai trò trung tâm...

Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Ngày 21/11 tại Hà Nội, Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Chung kết cuộc thi Tuyên truyền kết quả triển khai phong trào “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”. Phát biểu khai mạc, bà Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y...

Việt Nam – Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim phát biểu với báo chí – Ảnh: TTXVN Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức tới Malaysia, chiều 21-11, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cùng chủ trì họp báo. Cột mốc quan trọng Phát biểu với báo chí, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi...

Cùng chuyên mục

Khám phá cảnh quan ruộng bậc thang ở huyện Lạc Sơn

Với diện tích hàng nghìn ha trải dài, uốn lượn giữa các sườn núi, lưng đồi, ven suối, hệ thống ruộng bậc thang ở huyện Lạc Sơn mang vẻ đẹp hùng vĩ và quyến rũ. Tại khu vực có thắng cảnh ruộng bậc thang đặc sắc cũng chính là vùng trung tâm của nền Văn hóa Hòa Bình nổi tiếng với nhiều di chỉ khảo cổ được phát hiện. Cảnh quan ruộng bậc thang vào mùa lúa chín ở xã Miền...

Kế hoạch thực hiện chiến dịch truyền thông quảng bá du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2024-2025

Ngày 18/9/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Kế hoạch thực hiện chiến dịch truyền thông quảng bá du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2024-2025 nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về du lịch, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên...

Kế hoạch hoạch tổ chức Lễ hội cá tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ hai năm 2024

Trong tháng 9/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức Lễ hội cá tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ hai năm 2024, với mục tiêu thúc đẩy phát triển sản xuất ngành thủy sản và các sản phẩm từ cá tôm sông Đà; đẩy mạnh quảng bá, khẳng định thương hiệu có bản quyền gắn với sản phẩm hai nhãn hiệu đặc sản “Tôm sông Đà Hòa Bình” và “Cá sông Đà Hòa...

Tin nổi bật

Tin mới nhất