Powered by Techcity

Hòa Bình lên kế hoạch thành thủ phủ sân golf

Với mục tiêu trở thành thủ phủ golf, Hòa Bình muốn phát triển gần 40 sân golf từ nay đến năm 2050.

Hiện tại, Hòa Bình mới có 2 sân golf đang hoạt động và 3 sân khác đã được cấp chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, tỉnh đã bổ sung vào quy hoạch 16 sân golf với tổng diện tích 1.755 ha. Định hướng đến năm 2050, Hòa Bình sẽ có thêm 17 dự án. Như vậy, nếu thực hiện đúng kế hoạch phát triển trên, Hòa Bình có thể sở hữu gần 40 sân golf.

Ưu tiên xây dựng sân golf cũng là một trong những giải pháp Hòa Bình xác định để thúc đẩy ngành du lịch, cũng như động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội được đề cập trong hồ sơ quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, địa phương này muốn mở rộng quy mô hoạt động sản phẩm golf bằng cách phát triển các sân mới gắn với các dịch vụ giải trí đa dạng, dành cho nhiều đối tượng, cùng nhiều tiện tích phụ trợ lưu trú, nhà hàng để hút người chơi trong nước và quốc tế đến với tỉnh. Hòa Bình cũng sẽ phát triển một số dự án bất động sản gắn với xây dựng sân golf.

Hòa Bình đánh giá với lợi thế 2-4 sân golf nằm gần nhau có thể liên kết tổ chức các giải đấu lớn, giúp tỉnh thu hút các sự kiện lớn. Đa dạng hóa sản phẩm golf phi truyền thống như golf giải trí, golf mạo hiểm (trên cát, nước, ban đêm…) sẽ giúp tỉnh phục vụ nhiều đối tượng khách, không phụ thuộc thời tiết. Hòa Bình cho rằng điều này có thể khuyến khích du khách ở lưu trú tại tỉnh lâu hơn.

Dù vậy, tỉnh cũng nhận được một số góp ý về việc có cần thiết phải phát triển đến 40 sân golf, cần đánh giá kỹ hiệu quả kinh tế, cũng như như tác động đến môi trường. Trước các ý kiến này, Hòa Bình cho biết định hướng phấn đấu trở thành thủ phủ sân golf quốc gia, đã được tham vấn các bộ, ngành, cũng như có cân nhắc đến các yếu tố quỹ đất, khả năng huy động nguồn vốn để phân kỳ đầu tư.

Đồng thời, tỉnh cũng khẳng định định hướng phát triển sân golf không gây ảnh hưởng đến chỉ tiêu tỷ lệ che phủ rừng và quỹ đất cho các hoạt động kinh tế khác. Trong quá trình đánh giá, phê duyệt các dự án, các yêu cầu liên quan đến môi trường sẽ được tỉnh đặc biệt chú trọng, giám sát để đảm bảo tuân thủ pháp luật về việc sử dụng đất rừng, đảm bảo an ninh quốc phòng, giảm thiểu các tác động tiêu cực.

Hiện tại, Hòa Bình là một trong những địa phương có kế hoạch phát triển sân golf cao nhất cả nước. Trong quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Vĩnh Phúc cũng dự kiến 40 dự án dịch vụ, du lịch, sân golf chủ yếu tại TP Phúc Yên và huyện Tam Đảo.

Anh Tú

Nguồn

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Độc đáo nhà sàn truyền thống của người Mường ở Hòa Bình

Nét văn hóa nhà sàn của dân tộc Mường với nhiều giá trị truyền thống đã và đang được người dân lưu giữ, đồng thời phát triển thành ngành du lịch. Bản làng Giang Mỗ xinh đẹp. Ảnh: Xuân Xuân Cách dựng nhà sàn cổ của người Mường Những ngày đầu tháng 8, PV Báo Lao Động đã tìm về với bản Giang Mỗ, một bản của người Mường, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Đến đây không khó để bắt gặp...

Hồ Sam Tạng – địa điểm thư giãn gần Hà Nội

Nằm giữa những ngọn đồi bát úp, hồ Sam Tạng là "viên ngọc thô" của Mai Châu, Hòa Bình với khung cảnh hoang sơ, quanh năm xanh biếc. Nằm cách Hà Nội khoảng hơn hai tiếng di chuyển, hồ Sam Tạng thuộc xã Thành Sơn, huyện Mai Châu là hồ nước trên núi cao nhất tỉnh Hòa Bình. Cảnh hồ xanh mát và khí hậu trong lành nhưng chưa được nhiều người biết đến. Xung quanh là những đồi cỏ...

48 giờ ở Hòa Bình

Hòa Bình có nhiều thắng cảnh, có thể đi nhiều lần trên những cung đường và trải nghiệm không giống nhau. Hòa Bình giáp Hà Nội, là cửa ngõ tới các điểm du lịch nổi tiếng ở vùng núi phía Bắc. Những năm gần đây, Hòa Bình là nơi nghỉ cuối tuần phổ biến với du khách từ thủ đô, các địa danh nổi tiếng như Mai Châu, Kim Bôi, Thung Nai, Thủy điện Hòa Bình. Hòa Bình có thắng cảnh...

Hòa Bình quy hoạch tổ hợp không gian văn hóa Mường tại huyện Tân Lạc

Tỉnh Hòa Bình quy hoạch không gian văn hóa Mường tại xóm Lũy Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc. Đây là làng cổ nhất của người Mường tỉnh Hòa Bình. Năm 2008, xóm Lũy Ải được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư bảo tồn và công nhận là làng truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người và là xóm đại diện dân tộc Mường. Xóm là nơi lưu giữ nhiều phong tục, tập quán,...

Bảo tồn văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình”

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh TRỌNG ĐẠT) Hiện nay, nhiều giá trị văn hóa của dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” đang bị mai một nghiêm trọng. Trước tình hình trên, tỉnh Hòa Bình đã và đang quyết liệt triển khai nhiều biện pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa một cách hiệu...

Cùng chuyên mục

Huyện Kim Bôi: Tạo đồng thuận giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm

Trên địa bàn huyện Kim Bôi hiện triển khai 2 dự án trọng điểm mang tính đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gồm dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) và dự án khu đô thị sinh thái, giải trí và cáp treo Cuối Hạ. Nhằm triển khai các dự án, huyện tập trung công tác giải phóng mặt...

Tin nổi bật

Tin mới nhất