Powered by Techcity

Hà Nội quê mùa và phồn hoa dưới góc nhìn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến

Trong số các tỉnh thành ở Việt Nam, ít có nơi nào mà những biến đổi về hành chính, dân cư, văn hóa lại diễn ra một cách phức tạp, xếp chồng nhiều lớp lên nhau như ở Hà Nội, từ hàng nghìn năm trước cho đến tận ngày hôm nay. Thế nhưng, bất chấp lịch sử bề bộn đó, cũng ít nơi nào mà người ta lại quan tâm đến “căn tính” của một thành phố đến vậy: gốc Hà Nội là gì, người Hà Nội là như thế nào?

Đối với Nguyễn Ngọc Tiến, Hà Nội không còn xa lạ, nếu không muốn nói đã “nhẵn mặt” trong các trang viết của ông. Nhưng mỗi lần đi, thấy và viết về Hà Nội, Nguyễn Ngọc Tiến luôn gợi mở những góc nhìn rất mới, rất lạ và thú vị.

Trong cuốn sách vừa ra mắt – Làng làng phố phố Hà Nội, đó là hình ảnh một thành phố vừa quê mùa, cổ kính với các lễ hội, các làng nghề truyền thống, vừa hiện đại, phồn hoa khi từng là kinh đô của các triều đại phong kiến, là thủ phủ của Liên bang Đông Dương thuộc Pháp, và là Thủ đô của nước Việt Nam hôm nay.

Hà Nội quê mùa và phồn hoa dưới góc nhìn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến

“Làng làng phố phố Hà Nội” là cuốn sách mới ra mắt của nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến. Ảnh: Linh Đan

Làng và phố vừa tương phản với nhau, vừa song song tồn tại làm nên diện mạo rất đặc biệt của Hà Nội,mà nếu thiếu đi một hoặc nếu cố tình loại bỏ một, thì đó không còn là Hà Nội.

Bước chân dọc ngang vòng quanh Hà Nội với chất chứa cảm xúc trong tim và lắng nghe hơi thở của thời cuộc, nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến luôn chọn lối đi riêng với nhiều khám phá.

Cuốn sách được chia làm 3 phần: Làng làng; Phố phố và Hà Nội Hà Nội.

Phần đầu, tác giả dẫn độc giả đi một tour đến thăm các ngôi làng bên bờ sông Đuống cho đến làng mang thương hiệu quốc tế, từ làng Xuân Dục và bài thơ Núi Đôi nổi tiếng đến làng Dao và tục phụ nữ sơn đầu… 

Theo nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến, điều kỳ lạ là trong lịch sử hành chính Việt Nam, làng chưa bao giờ được đặt là cấp hành chính, song sách Đại Nam thực lục, chính sử của triều Nguyễn, viết: “Nước là hợp của các làng mà thành. Từ làng mới đến nước. Dạy dân nên tục, vương chính lấy làng làm trước”.

Ý nghĩa hay cách đặt tên mỗi làng cũng được ông đề cập đến: “Dù tên làng có gốc Hán hay thuần Việt cũng đều có giá trị riêng, vì trong tên đó chứa đựng lịch sử, văn hóa của địa phương. Người ta đi chiến đấu trước hết vì làng và luôn luôn nhớ về làng. Người ta làm những điều tốt đẹp cũng vì làng. Khi làng có người thành đạt, người làng tự hào”.

Sang phần hai, nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến phân chia các phố của Hà Nội thành: phố cổ, phố mới, phố bãi, phố biệt thự, phố âm phủ, phố mùa… Người viết cũng mang đến những thông tin cập nhật về “phố ngắn nhất Hà Nội” hay “phố mà không phải là phố”, phố được nhiều người check in…

“Điểm thu hút đông đúc học sinh, sinh viên là mặt tiền trụ sở báo Hà Nội mới phố Lê Thái Tổ. Đây là tòa nhà có kiến trúc Pháp rất đẹp, sang trọng. Song điểm này ‘độc’ bởi có khung kính bên trong dán tờ báo, một sản phẩm không thể thiếu của các tòa soạn báo, trụ sở các phường thời bao cấp, nhưng ngày nay duy nhất chỉ còn ở đây. Từ sáng đến chiều tối các ngày trong tuần, gần như lúc nào cũng có một nhóm xúng xính xiêm y, tạo tư thế check in” – trích Phố check in, phố TikTok.

Phần cuối cùng là những góc nhìn đa diện về Thủ đô, những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm: Hà Nội gốc địa lý và Hà Nội gốc văn hoá, Hà Nội có phải là mảnh đất đáng sống không, Hà Nội và lịch sử tách nhập xã phường… và cả cái cách mà Hà Nội vượt qua cú sốc kinh hoàng.

Hà Nội quê mùa và phồn hoa dưới góc nhìn của nhà văn Nguyễn Ngọc TiếnNhà văn Nguyễn Ngọc Tiến. Ảnh: NVCC

Chia sẻ với VietNamNet, nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến cho hay: “Tên sách ban đầu có 8 chữ Làng làng phố phố Hà Nội Hà Nội, tuy nhiên đơn vị làm sách trao đổi muốn bớt một chữ Hà Nội, tôi đành nghe theo. Điều này cũng là tính cách của người Hà Nội – ngại va chạm, mong được yên thân. Tôi rất tiếc vì thêm 2 chữ khi đọc sẽ có nhịp điệu. Nếu nhìn mục lục, ai cũng thấy rõ tác phẩm gồm 63 bài viết. Nhưng khi đọc hết, tôi tin rằng độc giả sẽ cảm nhận Làng làng phố phố Hà Nội là tư duy viết sách vì thông tin lặp lại khá ít, nếu có chỉ nêu tên sách trích dẫn hay nhắc lại những sự kiện lịch sử là dấu mốc quan trọng”.  

Điểm đặc biệt ở Làng làng phố phố Hà Nội là tác giả “soi chiếu” Hà Nội ở các góc khác nhau, khách quan, không thiên lệch, cố gắng làm sáng tỏ những câu chuyện tưởng chừng như đã quá quen thuộc nhưng vẫn còn đó những điểm mờ đòi hỏi phải tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau để lý giải. 

“Trong cuốn sách mới này, tôi đã dành nhiều trang viết về làng, về phố mà trước đã từng thuộc các tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, sau sáp nhập vào Hà Nội. Tôi cho rằng đây là một mảng đề tài quan trọng chưa được chú ý”, ông cho biết.

Một số người cho rằng mở rộng địa lý khiến Hà Nội mất đi vẻ đẹp gốc, pha tạp và quy hoạch lộn xộn, nét văn hoá Tràng An cũng “biến tướng”. Nhưng ở luồng ý kiến ngược lại thì tán thành vì tạo nên diện mạo Thủ đô đa sắc màu. Trong cuốn sách, anh có gửi gắm thông điệp gì về điều này không?, hỏi nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến, ông nói: “Trong Làng làng phố phố Hà Nội tôi khẳng định rằng việc sáp nhập Hà Tây làm cho văn hoá Thăng Long – Hà Nội thêm phong phú, đa dạng”.

Tác giả giải thích thêm: “Ngược dòng lịch sử, năm 1831 vua Minh Mạng thực hiện cải cách hành chính chia Việt Nam thành 30 tỉnh và 1 phủ thì huyện Thường Tín, Hoài Đức, Ứng Hòa (sau này thuộc tỉnh Hà Tây) cùng với khu vực Kinh thành Thăng Long thành tỉnh Hà Nội. Và tỉnh Hà Nội tồn tại cho đến ngày 19/7/1888 khi thực dân Pháp thành lập thành phố Hà Nội gồm huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận (tương ứng với quận Hoàn Kiếm, Ba Đình ngày nay). Như vậy một phần của Hà Tây xưa đã nằm trong tỉnh Hà Nội.  

Năm 1965, tỉnh Hà Đông sáp nhập với tỉnh Sơn Tây thành Hà Tây. Tỉnh Hà Đông là đất trăm nghề còn Sơn Tây thuộc xứ Đoài, một vùng đất gốc của người Việt cổ và văn minh Việt cổ, nơi hình thành nhà nước Văn Lang. Có thể nói xứ Đoài, nơi người Việt, Mường cổ cùng chung sống đã sinh ra nền văn hóa vô cùng độc đáo mà các nhà nghiên cứu gọi là văn hóa xứ Đoài, trong đó có truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh lan tỏa khắp vùng đồng bằng rộng lớn”.

Hà Nội quê mùa và phồn hoa dưới góc nhìn của nhà văn Nguyễn Ngọc TiếnẢnh: Linh Đan

Không chỉ là Hà Nội của quá khứ, nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến cũng đề cập đến Hà Nội hôm nay với những bộn bề, trăn trở. Đất và người trong các tác phẩm của ông đã tái hiện một Hà Nội giao thời giữa cổ kính và hiện đại với những gam màu đa sắc.

Nhà báo – nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến

Nhà báo – nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến sinh năm 1958 tại làng Vọng (nay thuộc phường Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội). Ông là tác giả của các tác phẩm: 5678 bước chân quanh Hồ Gươm, Đi dọc Hà Nội, Đi ngang Hà Nội, Đi xuyên Hà Nội cùng các tiểu thuyết Lính Hà, Mong manh, Me Tư Hồng…

Trong đó, Đi ngang Hà Nội và Đi dọc Hà Nội từng được trao tặng Giải thưởng Bùi Xuân Phái về Tình yêu Hà Nội 2012 và Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Hà Nội 2012.

Vietnamnet.vn

Nguồn: https://vietnamnet.vn/ha-noi-que-mua-va-phon-hoa-duoi-goc-nhin-cua-nha-van-nguyen-ngoc-tien-2330564.html

Cùng chủ đề

Thông điệp của hòa bình, hợp tác và phát triển

Dự khai mạc có Thủ tướng Phạm Minh Chính; Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hoà Bình; đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, cùng nhiều lãnh đạo các bộ, ban, ngành T.Ư và khách quốc tế. VN thấu hiểu và trân trọng giá trị của tình hữu nghị, vì hòa bình Phát biểu tại lễ khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Triển lãm Quốc...

Hà Nội vươn mình trong kỷ nguyên mới, xây dựng Thành phố thông minh

Xây dựng Thành phố “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” Trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt...

Hà Nội trong ký ức người Việt xa xứ và bạn bè Nga

Bà Phạm Thanh Xuân, Ủy viên Ban thường vụ Hội Người Việt Nam tại Nga: Tôi sinh ra và lớn lên ở Thủ đô Hà Nội. Tôi đã xa Hà Nội 36 năm rồi. Sau rất nhiều năm xa Hà Nội, khi trở về, tôi cảm thấy rất vui mừng trước sự phát triển của Thủ đô. Bên cạnh những con phố cổ, những mái ngói thâm nâu, thì bây giờ Hà Nội đã có những con đường phố to hơn,...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Hà Nội phải xứng tầm Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới

Sáng 10/10,  Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và TP Hà Nội tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024). Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự lễ kỷ niệm. Tham dự lễ kỷ niệm còn có lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, ban,...

Hà Nội – đô thị hiện đại giữa lòng di sản nghìn năm

(Dân trí) – TP Hà Nội đang có nhiều thay đổi lớn về diện mạo. Nhiều tuyến đường vành đai, trục hướng tâm, cầu được đầu tư, từng bước hình thành hệ thống giao thông đồng bộ, khép kín, xứng với vị thế là Thủ đô. Những công trình hiện đại tiêu biểu của Hà Nội (Video: Hữu Nghị) Di sản kiến trúc đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng bản sắc các đô thị lịch sử. Cùng với...

Cùng tác giả

Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Facebook của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 Nguyễn Thị Ngọc Châu vừa công bố cô chính là đại sứ của chương trình đầy ý nghĩa này trong năm nay. Thông điệp mà Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 gửi đến chương trình là “Hãy cùng chúng tôi, những đại sứ của Xuân tình nguyện 2025 lan toả ngọn lửa tình nguyện, kết nối những trái tim, mang mùa xuân đến mọi nhà”. Cùng với Hoa hậu Nguyễn...

Ký ức Trường Sơn – Vietnam.vn

Ngôi nhà mang tên “Ký ức Trường Sơn” ở Gio Linh (Quảng trị) là nơi lưu giữ những ký ức chiến tranh và nhắc nhở các thế hệ hôm nay về giá trị của hòa bình. Đài Truyền hình Việt Nam Nguồn:https://vtvgo.vn/tin-tuc/ky-uc-truong-son-thoi-su-19h-908746?time=1698725677&_clk_bc=4367627968b1734868133

Ca sĩ, hoa hậu, rapper nào là đại sứ Xuân tình nguyện 2025?

Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 Nguyễn Thị Ngọc Châu, ca sĩ Phương Mỹ Chi cùng Hoa hậu Liên lục địa Lê Nguyễn Bảo Ngọc (từ trái sang) tại lễ ra quân Xuân tình nguyện 2025 – Ảnh: TRIỆU VÂN Nhiều ca sĩ, hoa hậu nhịp bước cùng Xuân tình nguyện 2025 Xuân tình nguyện ngoài cơ hội thể hiện tinh thần xung kích, dấn thân tình nguyện vì cộng đồng, tạo môi trường cho thanh niên, sinh viên rèn...

Công nghệ thực tế ảo tái hiện lịch sử 80 năm vẻ vang Quân đội Nhân dân Việt Nam

Chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng hòa bình của dân tộc, khẳng định niềm tin và thể hiện góc nhìn của thế hệ trẻ dưới lăng kính công nghệ, một dự án xã hội mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã được...

Trung đoàn 151 tăng cường phối hợp với các địa phương

Tại hội nghị, Trung đoàn 151, Vùng 1 Hải quân đã ký và triển khai kế hoạch hoạt động với các địa phương  Chiều 21/12, tại thành phố Hải Phòng, Trung đoàn 151, Vùng 1 Hải quân tổ chức Hội nghị sơ kết chương trình phối hợp hoạt động năm 2024; ký, triển khai kế hoạch hoạt động năm 2025 và gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội...

Cùng chuyên mục

Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Facebook của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 Nguyễn Thị Ngọc Châu vừa công bố cô chính là đại sứ của chương trình đầy ý nghĩa này trong năm nay. Thông điệp mà Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 gửi đến chương trình là “Hãy cùng chúng tôi, những đại sứ của Xuân tình nguyện 2025 lan toả ngọn lửa tình nguyện, kết nối những trái tim, mang mùa xuân đến mọi nhà”. Cùng với Hoa hậu Nguyễn...

Ký ức Trường Sơn – Vietnam.vn

Ngôi nhà mang tên “Ký ức Trường Sơn” ở Gio Linh (Quảng trị) là nơi lưu giữ những ký ức chiến tranh và nhắc nhở các thế hệ hôm nay về giá trị của hòa bình. Đài Truyền hình Việt Nam Nguồn:https://vtvgo.vn/tin-tuc/ky-uc-truong-son-thoi-su-19h-908746?time=1698725677&_clk_bc=4367627968b1734868133

Ca sĩ, hoa hậu, rapper nào là đại sứ Xuân tình nguyện 2025?

Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 Nguyễn Thị Ngọc Châu, ca sĩ Phương Mỹ Chi cùng Hoa hậu Liên lục địa Lê Nguyễn Bảo Ngọc (từ trái sang) tại lễ ra quân Xuân tình nguyện 2025 – Ảnh: TRIỆU VÂN Nhiều ca sĩ, hoa hậu nhịp bước cùng Xuân tình nguyện 2025 Xuân tình nguyện ngoài cơ hội thể hiện tinh thần xung kích, dấn thân tình nguyện vì cộng đồng, tạo môi trường cho thanh niên, sinh viên rèn...

Công nghệ thực tế ảo tái hiện lịch sử 80 năm vẻ vang Quân đội Nhân dân Việt Nam

Chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng hòa bình của dân tộc, khẳng định niềm tin và thể hiện góc nhìn của thế hệ trẻ dưới lăng kính công nghệ, một dự án xã hội mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã được...

Trung đoàn 151 tăng cường phối hợp với các địa phương

Tại hội nghị, Trung đoàn 151, Vùng 1 Hải quân đã ký và triển khai kế hoạch hoạt động với các địa phương  Chiều 21/12, tại thành phố Hải Phòng, Trung đoàn 151, Vùng 1 Hải quân tổ chức Hội nghị sơ kết chương trình phối hợp hoạt động năm 2024; ký, triển khai kế hoạch hoạt động năm 2025 và gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội...

Hành trình 80 năm vì hòa bình của Quân đội nhân dân Việt Nam

Sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc và mang lại hòa bình cho dân tộc đã được đội quân “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu” thể hiện ngay từ những ngày đầu thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, Quân đội đã cùng đồng bào cả nước tiến hành Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. QĐND Việt Nam đã cùng toàn dân vượt qua...

Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân chiến đấu, vì nhân dân phục vụ

Từ những ngày đầu thành lập với sự che chở của Nhân dân tại các chiến khu, đến các chiến thắng vang dội trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quân đội ta luôn gắn bó máu thịt với Nhân dân, lấy sự yêu thương và đùm bọc của đồng bào làm nền tảng để chiến đấu và trưởng thành. Do đó, bản chất của Quân đội nhân dân Việt Nam chính là “từ Nhân dân...

Chặng đường 80 năm anh hùng của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Lễ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (22.12.1944), tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ảnh: Tư liệu TTXVN Từ những ngày đầu thành lập với chỉ 34 chiến sĩ, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã trưởng thành vượt bậc, lập nên những chiến công hiển hách, đồng hành cùng dân tộc trong mọi thời kỳ lịch sử, từ đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước đến bảo vệ và xây...

Quân đội Nhân dân Việt Nam: Những mốc son trong chặng đường 80 năm xây dựng và phát triển

LỜI TÒA SOẠN Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), báo VietNamNet trân trọng gửi tới quý độc giả những bài viết, câu chuyện, ký ức, kỷ niệm… khắc họa hình ảnh người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu” và hành trình 80 năm...

Phát huy truyền thống anh hùng, sự nghiệp vẻ vang, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh, bảo vệ vững chắc...

(Bqp.vn) – Cách đây 80 năm, thực hiện Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân – tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập. Đây là sự kiện có tính bước ngoặt đánh dấu bước phát triển mới của lực lượng vũ trang cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp công nhân và nhân dân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất