Powered by Techcity

Gìn giữ nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy dân tộc Mường Hòa Bình

(HBĐT) – Trong sinh hoạt và lao động sản xuất, người Mường ở Hòa Bình đã sáng tạo, gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa riêng biệt. Một trong những yếu tố tạo nên sự độc đáo của văn hóa Mường là trang phục truyền thống và nghệ thuật trang trí hoa văn trên cạp váy.


Phụ
nữ vùng Mường Vó (Lạc Sơn) hướng
dẫn, chỉ dạy con em cách mặc trang phục khoe
hoa văn cạp váy dân tộc Mường.

Khi mô tả về trang phục
truyền thống của phụ nữ dân tộc Mường, Giáo sư Nguyễn Từ Chi (1925-1995), một
nhà dân tộc học hàng đầu của Việt Nam thế kỷ XX, chuyên gia về người Mường và
làng xã người Việt từng viết “Họ không khắc lên gỗ, lên đá, lên đồ gốm, lên kim
loại, không tạc tượng gỗ, tượng đá, không nặn tượng đất, không đúc tượng đồng
mà họ dệt cái quan niệm thẩm mỹ của mình lên cạp váy phụ nữ. Cạp váy ở đây là
như tượng, như tranh!”. Ở những thế hệ trước, từ khi còn rất nhỏ, các bé gái Mường
đã được bà, được mẹ chỉ dạy cho cách kéo sợi, dệt vải. Lớn hơn chút nữa, các bé
được học tạo hình hoa văn trên cạp váy. Hầu như các thiếu nữ Mường đều biết tự
làm cho mình những bộ trang phục truyền thống đẹp nhất để mặc trong ngày cưới,
tham dự các dịp lễ hội.

Đồng chí Bùi Kim Phúc,
Trưởng phòng Quản lý Văn hóa, Sở VH-TT&DL cho biết: Nghệ thuật trang trí
hoa văn trên trang phục truyền thống của người Mường Hòa Bình có từ lâu đời, một
mặt phản ánh những giá trị nhân sinh của người Việt cổ, đồng thời nói lên óc thẩm
mỹ, sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo của những người đã dệt ra nó. Bộ phận sáng
tạo ra nghệ thuật trang trí trên cạp váy truyền thống là nữ giới, cũng là chủ
thể gìn giữ và trao truyền tinh hoa cho những thế hệ kế cận.

Có thực tế là nghệ thuật
trang trí hoa văn trên cạp váy truyền thống của người Mường Hòa Bình đã và đang
đứng trước nguy cơ mai một. Sở VH-TT&DL đã tiến hành khảo sát thực tế tại một
số địa phương cho thấy nhu cầu sử dụng trang phục truyền thống trong cộng đồng
ngày càng ít. Số người biết nhặt hoa văn, trang trí trang phục không còn nhiều,
chủ yếu là người lớn tuổi. Giới trẻ ít thực hành và không mặn mà với nghệ thuật
trang trí trang phục truyền thống. Tại các xã, xóm có người Mường sinh sống tập
trung, rất ít trẻ em biết nhặt hoa văn, dệt hoa văn truyền thống. Nghề trồng
bông dệt vải, nhuộm chỉ màu ngày càng mai một. Thay vào đó, người dân mua vải
đen công nghiệp, vải màu, chỉ màu bán sẵn, tiện dụng với giai đoạn công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Trang phục của người Mường cũng dần cách điệu, thay đổi từ cạp
váy đến màu dùng để nhuộm cạp.

Theo đồng chí Bùi Thị
Niềm, Giám đốc Sở VH-TT&DL, kỹ thuật tạo hoa văn cạp váy dân tộc Mường Hòa
Bình là loại hình nghề thủ công truyền thống. Một số cộng đồng dân tộc Mường ở
các huyện: Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy đang nắm giữ di sản với vai trò chủ thể.
Những năm qua, tỉnh luôn dành sự quan tâm đến công tác bảo vệ, phát huy giá trị
di sản văn hóa, trong đó có trang phục các dân tộc thiểu số. Để thực hiện tốt
nhiệm vụ bảo tồn và phát huy di sản nghệ thuậttạo hoa văn trên cạp váy dân tộc Mường Hòa Bình, bên cạnh giải pháp quản
lý nhà nước về di sản văn hóa từ cấp tỉnh, huyện đến cơ sở, tỉnh cần tăng cường
tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá vẻ đẹp, giá trị văn hóa, lịch sử của bộ
trang phục truyền thống đến các tầng lớp nhân dân, thế hệ trẻ, con em đồng bào
dân tộc Mường. Qua đó nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa đặc sắc của bộ
trang phục truyền thống, lòng tự hào dân tộc để có ý thức và trách nhiệm hơn
trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của trang phục truyền thống. Nghiên cứu,
sưu tầm và ghi hình lưu lại hình ảnh về trang phục truyền thống sử dụng trong
điều kiện, hoàn cảnh cụ thể như lễ hội, nghi lễ tâm linh… để có tư liệu cho
việc khôi phục, bảo tồn, phát huy; đưa nghệ thuật trang trí hoa văn trên cạp
váy của người Mường vào trường học, nhất là những trường nội trú có đông học
sinh dân tộc Mường để các em học cách trang trí hoa văn, tạo trang phục và tự
giác mặc trang phục truyền thống. Mặt khác, tiến hành nghiên cứu, phục hồi các
hoa văn cổ và bảo tồn kỹ thuật tạo hoa văn được xem là kho tàng tri thức dân
gian đặc sắc, phản ánh tư duy, sự hiểu biết về thiên nhiên, xã hội, triết lý sống,
óc sáng tạo, trình độ mỹ thuật của người Mường. Triển khai các hoạt động bảo tồn
gắn với phát triển du lịch, đưa trang phục của người Mường trở thành sản phẩm
du lịch độc đáo, hấp dẫn.

Bùi Minh




Nguồn

Cùng chủ đề

Tiếp tục làm sâu sắc thêm về lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam và truyền thống hữu nghị tốt đẹp giữa hai...

(Bqp.vn) – Nhận lời mời của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng Trung Quốc, từ ngày 27 – 31/10, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã đến thăm các di tích lịch sử gắn với cách mạng Việt Nam tại Khu Tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Thượng...

Tin tưởng vào tương lai đầy hứa hẹn mối quan hệ Việt Nam – Qatar

Từ ngày 30/10 đến ngày 1/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính có chuyến thăm chính thức tới Qatar theo lời mời của Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mohammed bin Abdulrahman bin Jassim Al Thani. Nhân dịp này, hai bên đã ra thông cáo chung Việt Nam – Qatar. Báo Dân trí trân trọng giới thiệu toàn văn thông cáo chung Việt Nam – Qatar: 1. Nhận lời mời của Ngài Mohammed bin Abdulrahman bin Jassim Al Thani, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng...

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Văn phòng Chính phủ mới có Thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để đảm bảo cung ứng điện, bảo đảm an ninh năng lượng. Thông báo kết luận nêu rõ, trong 9 tháng năm 2024 vừa qua, tăng trưởng kinh tế của nước ta tính chung đã đạt mức 6,82%...

Những “điểm tựa” vững vàng trên các tuyến biên giới đất nước

Bình yên trên các xóm bản Là một trong những Người có uy tín ở khu vực biên giới của tỉnh Lạng Sơn, ông Hoàng Văn Sìn, 68 tuổi, ở thôn Bản Thín, xã Tú Mịch, huyện Lộc Bình được xem là hạt nhân nòng cốt trong phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới” và xây dựng “Nền biên phòng toàn dân”, “Thế trận biên...

Cùng tác giả

Tiếp tục làm sâu sắc thêm về lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam và truyền thống hữu nghị tốt đẹp giữa hai...

(Bqp.vn) – Nhận lời mời của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng Trung Quốc, từ ngày 27 – 31/10, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã đến thăm các di tích lịch sử gắn với cách mạng Việt Nam tại Khu Tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Thượng...

Tin tưởng vào tương lai đầy hứa hẹn mối quan hệ Việt Nam – Qatar

Từ ngày 30/10 đến ngày 1/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính có chuyến thăm chính thức tới Qatar theo lời mời của Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mohammed bin Abdulrahman bin Jassim Al Thani. Nhân dịp này, hai bên đã ra thông cáo chung Việt Nam – Qatar. Báo Dân trí trân trọng giới thiệu toàn văn thông cáo chung Việt Nam – Qatar: 1. Nhận lời mời của Ngài Mohammed bin Abdulrahman bin Jassim Al Thani, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng...

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Văn phòng Chính phủ mới có Thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để đảm bảo cung ứng điện, bảo đảm an ninh năng lượng. Thông báo kết luận nêu rõ, trong 9 tháng năm 2024 vừa qua, tăng trưởng kinh tế của nước ta tính chung đã đạt mức 6,82%...

Những “điểm tựa” vững vàng trên các tuyến biên giới đất nước

Bình yên trên các xóm bản Là một trong những Người có uy tín ở khu vực biên giới của tỉnh Lạng Sơn, ông Hoàng Văn Sìn, 68 tuổi, ở thôn Bản Thín, xã Tú Mịch, huyện Lộc Bình được xem là hạt nhân nòng cốt trong phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới” và xây dựng “Nền biên phòng toàn dân”, “Thế trận biên...

Cùng chuyên mục

Xây dựng hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người trong giai đoạn mới

Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình luôn ý thức việc xây dựng và gìn giữ phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa của từng địa phương. Đặc biệt là bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, văn hóa gia đình là nòng cốt tạo nên một Hòa Bình giàu bản sắc, mang những giá trị phong phú về đời sống văn hóa. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh luôn...

Văn hóa – động lực phát triển kinh tế – xã hội ở huyện Cao Phong

Trong những năm qua, huyện Cao Phong chú trọng xây dựng và phát triển văn hóa không chỉ trong đời sống mà còn trong chính trị và kinh tế. Đây là 1 trong 6 nhiệm vụ quan trọng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cao Phong lần thứ XVII và XVIII đề ra, nhằm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển văn hóa,...

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham quan phòng trưng bày chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với tỉnh Hoà...

Nhân kỷ niệm kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm, làm việc với Huyện uỷ Kim Bôi (19/9/1964 - 19/9/2024), 65 năm ngày thành lập huyện Kim Bôi (17/4/1959 - 17/4/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Chiều ngày 18/10, trong khuôn khổ chương trình công tác tại tỉnh Hòa Bình, Đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước đã tới tham quan phòng...

Hội nghị tập huấn kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố Hòa Bình

Ngày 22/10/2024 tại phòng VIP, Cung Văn hóa tỉnh Hòa Bình. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị tập huấn kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố Hòa Bình. Dự hội nghị, có đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Phó Trưởng ban Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố Hòa Bình; đại...

Hội nghị tập huấn, hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số 86 của Chính phủ; Quyết định số 34/2024/QĐ-UBND ngày 6/9/2024 của...

Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã tổ chức Hội nghị tập huấn, hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số 86/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ quy định về khung tiêu chuẩn và trình tự, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”; Quyết định...

Đoàn nghệ thuật các dân tộc tỉnh Hòa Bình biểu diễn tại buổi Lễ khởi công Dự án cao tốc Hòa Bình – Mộc...

Sáng ngày 29/9, tại xóm Sèo, xã Cao Sơn - huyện Đà Bắc (Hòa Bình), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đại biểu đã bấm nút khởi công Dự án Cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu trong niềm phần khởi, hân hoan của bà con nhân dân huyện Đà Bắc sau bao năm vất vả giao thông đi lại khó khăn.  Tham gia Lễ khởi công có đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính...

Tin nổi bật

Tin mới nhất