Powered by Techcity

Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng – tầm nhìn tương lai

Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - tầm nhìn tương lai

Hà Nội trong ngày Ủy ban Quân chính ra mắt nhân dân Thủ đô (10-1954). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Nhận diện được kết quả đạt được cũng như tồn tại và nhất là thách thức trong giai đoạn tới luôn là yêu cầu cần thiết để hướng tới Thủ đô Hà Nội là Thành phố “Văn hiến – văn minh – hiện đại”, là trung tâm, động lực phát triển vùng và cả nước, Thành phố kết nối toàn cầu, có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, bảo đảm quốc phòng, giữ vững an ninh, an toàn xã hội để xây dựng, phát triển Thủ đô bền vững.

Về quy mô Thủ đô, khi tiếp quản năm 1954, Hà Nội chỉ có diện tích 152 km2 thì qua 4 lần được điều chỉnh địa giới, đến nay, đã có diện tích 3.344 km (diện tích đô thị lớn nhất cả nước).

Mỗi giai đoạn phát triển, diện mạo Thủ đô đều có những dấu ấn đặc thù. Từ những ngày đầu hòa bình, việc giải quyết nơi ăn ở cho cán bộ, viên chức, cho người lao động đã được quan tâm. Gần 200 khu, xóm lao động với gần 2 vạn hộ dân sống trong điều kiện chật hẹp, thiếu vệ sinh đã được cải tạo, sửa chữa. Nhiều khu ở mới thấp tầng theo mô hình đơn vị ở Xã hội chủ nghĩa đã được xây dựng như Phúc Xá, Mai Hương, Chương Dương…, thể hiện tính ưu việt với người lao động, với công nhân – viên chức.

Cùng với nhà ở là các công trình công cộng như câu lạc bộ Thống Nhất, các bãi chiếu bóng ngoài trời: Lương Yên, Khương Thượng, Cầu Giấy…, cải tạo bệnh viện Việt – Đức. Điểm nổi bật là 1957, chúng ta đã thành lập, xây dựng 5 trường đại học: Tổng hợp, sư phạm, Y dược, Bách Khoa, Nông lâm, dấu ấn minh chứng Hà Nội là trung tâm văn hóa – giáo dục, động lực cho phát triển các giai đoạn tiếp theo.

Ngay từ đầu Kế hoạch 5 năm (1960 – 1965) đã hình thành mô hình không gian đơn vị ở mới là khu nhà ở Kim Liên 5 tầng đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Cũng vào thời kỳ này, nhiều khu vực trong nội đô lịch sử đã xây dựng các khu ở tạo diện mạo mới: Thọ Lão, Quỳnh Lôi. Khu ở Nguyễn Công Trứ được triển khai khá hoàn chỉnh trên khu đất 6ha (đường Nguyễn Công Trứ), vốn là một nghĩa trang ngoại kiều mới được giải tỏa, chỉ giữ lại duy nhất một kiến trúc kiên cố là nhà quàn, mãi sau này mới dùng làm nơi sinh hoạt câu lạc bộ. Trong khu bố trí hai dãy nhà ở năm tầng, trong đó hai nhà làm nơi ở tập thể cho cán bộ độc thân. Toàn khu có nhà mẫu giáo, nhà trẻ, có cửa hàng bách hóa. Giữa các khối nhà có cây xanh, sân chơi, nơi thu rác.

Khu nhà ở Văn Chương, xây dựng năm 1963, được bố cục bởi những nhóm nhà ở hai tầng mái ngói, gắn với kiến trúc truyền thống là dấu ấn ở nội đô. Nhiều công trình công cộng được xây dựng, tiêu biểu như: Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, Đại học Thương mại, Học viện Thủy lợi, Cục Thống kê Trung ương, trụ sở Tổng cục Lâm nghiệp, cải tạo Bách hóa Tổng hợp, trụ sở Ủy ban trị thủy sông Hồng, Nhà sàn Bác Hồ, lễ đài Ba Đình, Công viên Thống Nhất, Bệnh viện Mắt Trung ương; Hội trường Ba Đình, Nhà hát Quân đội, Bệnh viện đa khoa Gia Lâm, trụ sở Bộ Công nghiệp nặng, Viện Thí nghiệm vật liệu xây dựng ở Nghĩa Đô, Sân vận động Hàng Đẫy…

Công trình kiến trúc ở giai đoạn này nói chung quy mô vừa phải, chủ yếu với phong cách tiền hiện đại, đa phần có mặt bằng đối xứng ngay ngắn. Mặt nhà với nhiều tìm tòi trong hình khối và tương quan tỷ lệ, khai thác những giải pháp và đường nét gần gũi với văn hóa dân tộc.

Năm 1961, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội xây dựng với viện trợ của Liên Xô, là công trình rõ nét của kiến trúc hiện đại, được Việt Nam hóa.

Một công trình viện trợ khác là Viện Khoa học Việt Nam được xây dựng ở Nghĩa Đô, dấu ấn kiến trúc hiện đại lan tỏa ra ngoài nội đô.

Ngay sau khi giải phóng Thủ đô, Hà Nội bắt tay xây dựng Nhà máy Diêm, Nhà máy gỗ dán Cầu Đuống. Tiếp theo là mở rộng Nhà máy điện Yên Phụ, Nhà máy xay Lương Yên, Nhà máy cao su, Nhà máy xà phòng, Nhà máy thuốc lá, văn phòng phẩm Hồng Hà, Xí nghiệp dược phẩm II….

Trong kế hoạch 5 năm (1960 – 1965), chúng ta đã xây dựng Nhà máy Bóng đèn phích nước Rạng Đông, Dệt 8/3, Nhà máy đông lạnh Cầu Diễn, điện cơ Thống Nhất, bê tông Chèm, Nhà máy in Tiến Bộ, Phân lân Văn Điển, Nhà máy Pin, dệt kim Đông Xuân, xí nghiệp Dược phẩm II… Trên địa bàn thành phố có 134 cơ sở công nghiệp (79 của Trung ương và 55 của địa phương), phần lớn được sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.

Hàng loạt xí nghiệp tư nhân được chuyển sang hợp doanh và hoạt động hiệu quả như: Điện Thông, Thủy tinh Thanh Đức, Dệt Cự Doanh. Thành phố đã tổ chức những khu công nghiệp tập trung: Thượng Đình, Minh Khai, Văn Điển, Chèm, Cầu Đuống, Yên Viên, Đông Anh. Đến nay, nhìn lại về công nghiệp hóa, những kết quả trên là minh chứng tự hào về công nghiệp hóa, song cũng đang là thách thức cho diện mạo mới của nội đô Hà Nội.

Sau Kế hoạch 5 năm, Hà Nội đã tiên phong ứng dụng công nghệ mới trong kiến trúc nhà ở lắp ghép tấm như: Trương Định, Yên Lãng (2 tầng) và hàng loạt các khu ở 5 tầng tại Trung Tự, Khương Thượng, Giảng Võ, Vĩnh Hồ. Công trình có không gian kiến trúc nổi trội hơn cả là nhà ở khu ngoại giao đoàn Vạn Phúc (1967).

Nhìn tổng quan kiến trúc giai đoạn 1954 – 1986 ở Hà Nội là minh chứng cho thấy yếu tố tạo nên bản sắc đô thị gắn liền với tiến trình đô thị hóa được phát triển và kế thừa qua các thời kỳ.

Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - tầm nhìn tương lai

Thành phố đang được kiến tạo nhiều động lực để diện mạo Thủ đô có bước đột phá. Ảnh: HNM

Giai đoạn 1986 đến nay là giai đoạn có nhiều dấu ấn mới về diện mạo đô thị, về kiến trúc cảnh quan. Trước hết phải kể đến các khu đô thị mới như: Linh Đàm, Trung Yên, Mỹ Đình, Trung Hòa Nhân Chính, Ciputra, Royal City, Gamuda, Times City… Kiến trúc hiện đại không chỉ hiện diện ở Nam sông Hồng mà đã sang Bắc sông Hồng (Long Biên, Đông Anh). Cấu trúc Hà Nội với mô hình chùm đô thị đã từng bước hiện diện.

Cùng với các khu đô thị là các công trình tầm vóc quốc gia đã được xây dựng như Bảo tàng Hà Nội (2010), tòa nhà Quốc hội (2014), tòa nhà Keangnam 72 tầng (2010), các khách sạn: Daewoo, Grand Plaza, tòa nhà Lotte Center 65 tầng (2015)… Để trở thành Hà Nội xanh, thành phố đã chú trọng đến xây dựng các công viên tầm vóc quốc gia như: Công viên Hòa Bình, Cầu Giấy, Yên Sở. Bên cạnh phát triển mới về diện mạo đô thị, thành phố đã quan tâm đến bảo tồn di sản đô thị, các công trình kiến trúc có giá trị (biệt thự, làng cổ, nhà ở có giá trị trong nội đô lịch sử).

Khó mà có thể liệt kê hết các không gian kiến trúc cảnh quan, các công trình kiến trúc hiện đại trong giai đoạn này, song có thể khẳng định, Hà Nội với diện mạo văn minh, hiện đại đang hiện hữu dần. Kết cấu hạ tầng được xây dựng hiện đại, đã sử dụng, khai thác tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, các cầu vượt sông Hồng, biểu tượng mới của Hà Nội.

Về không gian kiến trúc, nếu trước 1954, công trình cao nhất là 7 tầng; trước năm 1986, công trình 11 tầng thì nay đã xây dựng công trình 74 tầng (Keang Nam), đang chuẩn bị xây dựng công trình 108 tầng.

Nhìn lại giai đoạn đã qua, chúng ta có thể tự hào về những gì diện mạo cảnh quan Hà Nội đạt được, góp phần tạo nên vai trò, vị thế mới của Thủ đô, phát huy được giá trị văn hóa lịch sử tích lũy qua hàng nghìn năm. Song, chúng ta cũng nhìn nhận được những tồn tại như chưa định hình được đặc thù kiến trúc Thủ đô, tái thiết, cải tạo đô thị còn chậm, chưa kiểm soát tốt việc tổ chức thực hiện theo quy hoạch…

Để giải quyết, Hà Nội đang song hành điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và lập Quy hoạch Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Bên cạnh đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua sẽ tạo động lực để diện mạo Thủ đô có bước đột phá. Hà Nội “văn hiến – văn minh – hiện đại – bền vững” sẽ từng bước hiện hữu, đáp ứng mong muốn của cả nước và bạn bè quốc tế.

Hanoimoi.vn

Nguồn: https://hanoimoi.vn/dien-mao-thu-do-ha-noi-sau-70-nam-giai-phong-tam-nhin-tuong-lai-680074.html

Cùng chủ đề

Hà Nội trong ký ức người Việt xa xứ và bạn bè Nga

Bà Phạm Thanh Xuân, Ủy viên Ban thường vụ Hội Người Việt Nam tại Nga: Tôi sinh ra và lớn lên ở Thủ đô Hà Nội. Tôi đã xa Hà Nội 36 năm rồi. Sau rất nhiều năm xa Hà Nội, khi trở về, tôi cảm thấy rất vui mừng trước sự phát triển của Thủ đô. Bên cạnh những con phố cổ, những mái ngói thâm nâu, thì bây giờ Hà Nội đã có những con đường phố to hơn,...

Từ điểm tựa hoà bình tiến tới tương lai

Khu vực Hồ Hoàn Kiếm và phụ cận. Ảnh: DUY LINHCũng năm này, một đoạn video về Hà Nội tour của các Đại sứ Phái đoàn Liên minh châu Âu, Pháp, Anh và Romania đã được chia sẻ chóng mặt trên các nền tảng mạng xã hội khắp toàn cầu. Đoạn clip bắt đầu từ cảnh Đại sứ Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam Bruno Angelet, Đại sứ Anh Giles Lever, Đại sứ Pháp Jean Noel...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Hà Nội phải xứng tầm Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới

Sáng 10/10,  Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và TP Hà Nội tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024). Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự lễ kỷ niệm. Tham dự lễ kỷ niệm còn có lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, ban,...

Hà Nội – đô thị hiện đại giữa lòng di sản nghìn năm

(Dân trí) – TP Hà Nội đang có nhiều thay đổi lớn về diện mạo. Nhiều tuyến đường vành đai, trục hướng tâm, cầu được đầu tư, từng bước hình thành hệ thống giao thông đồng bộ, khép kín, xứng với vị thế là Thủ đô. Những công trình hiện đại tiêu biểu của Hà Nội (Video: Hữu Nghị) Di sản kiến trúc đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng bản sắc các đô thị lịch sử. Cùng với...

Thành phố sáng tạo – Động lực phát triển cho Thủ đô Hà Nội

Hà Nội là thành phố đầu tiên của Việt Nam tham gia vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO. Theo PGS, TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO không chỉ là một danh hiệu, mà là một lời kêu gọi mạnh mẽ cho sự đổi mới và sáng tạo. Trong thế giới đang thay đổi nhanh chóng, những...

Cùng tác giả

Khơi dậy ký ức hào hùng với “Bài ca không quên”

Tham dự chương trình có ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Quốc hội; Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP HCM; Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; ông Phan Văn Mãi, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP HCM;… cùng...

Cập nhật tiến độ các dự án tuyến cao tốc Hà Nội – Hòa Bình

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm. Ảnh: MPI Báo cáo tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ tư diễn ra chiều nay (18/12) tại tỉnh Hoà Bình, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm đã báo cáo về việc tổ chức triển khai tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội – Hòa Bình – Mộc Châu (Sơn La). Theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Tâm,...

Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Facebook của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 Nguyễn Thị Ngọc Châu vừa công bố cô chính là đại sứ của chương trình đầy ý nghĩa này trong năm nay. Thông điệp mà Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 gửi đến chương trình là “Hãy cùng chúng tôi, những đại sứ của Xuân tình nguyện 2025 lan toả ngọn lửa tình nguyện, kết nối những trái tim, mang mùa xuân đến mọi nhà”. Cùng với Hoa hậu Nguyễn...

Ký ức Trường Sơn – Vietnam.vn

Ngôi nhà mang tên “Ký ức Trường Sơn” ở Gio Linh (Quảng trị) là nơi lưu giữ những ký ức chiến tranh và nhắc nhở các thế hệ hôm nay về giá trị của hòa bình. Đài Truyền hình Việt Nam Nguồn:https://vtvgo.vn/tin-tuc/ky-uc-truong-son-thoi-su-19h-908746?time=1698725677&_clk_bc=4367627968b1734868133

Ca sĩ, hoa hậu, rapper nào là đại sứ Xuân tình nguyện 2025?

Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 Nguyễn Thị Ngọc Châu, ca sĩ Phương Mỹ Chi cùng Hoa hậu Liên lục địa Lê Nguyễn Bảo Ngọc (từ trái sang) tại lễ ra quân Xuân tình nguyện 2025 – Ảnh: TRIỆU VÂN Nhiều ca sĩ, hoa hậu nhịp bước cùng Xuân tình nguyện 2025 Xuân tình nguyện ngoài cơ hội thể hiện tinh thần xung kích, dấn thân tình nguyện vì cộng đồng, tạo môi trường cho thanh niên, sinh viên rèn...

Cùng chuyên mục

Khơi dậy ký ức hào hùng với “Bài ca không quên”

Tham dự chương trình có ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Quốc hội; Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP HCM; Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; ông Phan Văn Mãi, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP HCM;… cùng...

Cập nhật tiến độ các dự án tuyến cao tốc Hà Nội – Hòa Bình

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm. Ảnh: MPI Báo cáo tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ tư diễn ra chiều nay (18/12) tại tỉnh Hoà Bình, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm đã báo cáo về việc tổ chức triển khai tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội – Hòa Bình – Mộc Châu (Sơn La). Theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Tâm,...

Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Facebook của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 Nguyễn Thị Ngọc Châu vừa công bố cô chính là đại sứ của chương trình đầy ý nghĩa này trong năm nay. Thông điệp mà Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 gửi đến chương trình là “Hãy cùng chúng tôi, những đại sứ của Xuân tình nguyện 2025 lan toả ngọn lửa tình nguyện, kết nối những trái tim, mang mùa xuân đến mọi nhà”. Cùng với Hoa hậu Nguyễn...

Ký ức Trường Sơn – Vietnam.vn

Ngôi nhà mang tên “Ký ức Trường Sơn” ở Gio Linh (Quảng trị) là nơi lưu giữ những ký ức chiến tranh và nhắc nhở các thế hệ hôm nay về giá trị của hòa bình. Đài Truyền hình Việt Nam Nguồn:https://vtvgo.vn/tin-tuc/ky-uc-truong-son-thoi-su-19h-908746?time=1698725677&_clk_bc=4367627968b1734868133

Ca sĩ, hoa hậu, rapper nào là đại sứ Xuân tình nguyện 2025?

Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 Nguyễn Thị Ngọc Châu, ca sĩ Phương Mỹ Chi cùng Hoa hậu Liên lục địa Lê Nguyễn Bảo Ngọc (từ trái sang) tại lễ ra quân Xuân tình nguyện 2025 – Ảnh: TRIỆU VÂN Nhiều ca sĩ, hoa hậu nhịp bước cùng Xuân tình nguyện 2025 Xuân tình nguyện ngoài cơ hội thể hiện tinh thần xung kích, dấn thân tình nguyện vì cộng đồng, tạo môi trường cho thanh niên, sinh viên rèn...

Công nghệ thực tế ảo tái hiện lịch sử 80 năm vẻ vang Quân đội Nhân dân Việt Nam

Chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng hòa bình của dân tộc, khẳng định niềm tin và thể hiện góc nhìn của thế hệ trẻ dưới lăng kính công nghệ, một dự án xã hội mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã được...

Trung đoàn 151 tăng cường phối hợp với các địa phương

Tại hội nghị, Trung đoàn 151, Vùng 1 Hải quân đã ký và triển khai kế hoạch hoạt động với các địa phương  Chiều 21/12, tại thành phố Hải Phòng, Trung đoàn 151, Vùng 1 Hải quân tổ chức Hội nghị sơ kết chương trình phối hợp hoạt động năm 2024; ký, triển khai kế hoạch hoạt động năm 2025 và gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội...

Hành trình 80 năm vì hòa bình của Quân đội nhân dân Việt Nam

Sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc và mang lại hòa bình cho dân tộc đã được đội quân “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu” thể hiện ngay từ những ngày đầu thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, Quân đội đã cùng đồng bào cả nước tiến hành Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. QĐND Việt Nam đã cùng toàn dân vượt qua...

Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân chiến đấu, vì nhân dân phục vụ

Từ những ngày đầu thành lập với sự che chở của Nhân dân tại các chiến khu, đến các chiến thắng vang dội trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quân đội ta luôn gắn bó máu thịt với Nhân dân, lấy sự yêu thương và đùm bọc của đồng bào làm nền tảng để chiến đấu và trưởng thành. Do đó, bản chất của Quân đội nhân dân Việt Nam chính là “từ Nhân dân...

Chặng đường 80 năm anh hùng của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Lễ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (22.12.1944), tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ảnh: Tư liệu TTXVN Từ những ngày đầu thành lập với chỉ 34 chiến sĩ, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã trưởng thành vượt bậc, lập nên những chiến công hiển hách, đồng hành cùng dân tộc trong mọi thời kỳ lịch sử, từ đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước đến bảo vệ và xây...

Tin nổi bật

Tin mới nhất