Powered by Techcity

Cuộc chiến “cân não” của ông Trump và bà Harris trên bàn cờ Trung Đông

Trong những tuần cuối cùng trước ngày bầu cử 5/11, cả hai ứng viên Tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump đều cố gắng sử dụng Israel như một vấn đề gây chia rẽ.

Trong khi cựu Tổng thống Trump tuyên bố Israel có thể không còn tồn tại trong vòng 2 năm nữa nếu ông thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng, chiến dịch tranh cử của Phó Tổng thống Harris đã chỉ trích những tuyên bố của ông Trump là bài Do Thái.

Ông Trump và bà Harris bất đồng về một loạt vấn đề liên quan đến Israel, từ cách thức Israel nên chiến đấu trong các cuộc xung đột cho đến tầm nhìn hoàn toàn khác biệt về vai trò của Mỹ trên thế giới. Tuy nhiên, trong bức tranh toàn cảnh, hai ứng viên tổng thống cũng có những quan điểm tương đồng.

Cả bà Harris và ông Trump đều ủng hộ cuộc chiến trên nhiều mặt trận của Israel nhằm đối phó với nhiều đối thủ, từ lực lượng Hamas ở Gaza đến Hezbollah ở Li Băng.

Theo hãng tin Times of Israel, cả hai ứng cử viên tổng thống Mỹ đều muốn cuộc chiến ở Gaza sớm kết thúc. Cả hai đều muốn mở rộng các thỏa thuận bình thường hóa giữa Israel và các nước láng giềng. Cả hai đều không ủng hộ “giải pháp hai nhà nước” giữa Israel và Palestine.

Và trong một điểm chung đặc biệt đáng chú ý, cả hai đều muốn tiếp tục từ bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran từ thời cựu Tổng thống Barack Obama.

Sự tương đồng trong chính sách Trung Đông

Cuộc chiến cân não của ông Trump và bà Harris trên bàn cờ Trung Đông - 1
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (Ảnh: Getty).

Lập trường của ông Trump và bà Harris có một số điểm tương đồng trong các vấn đề liên quan tới khu vực Trung Đông.

Cả hai ứng cử viên tổng thống Mỹ đều cam kết ủng hộ Israel, nhưng thể hiện sự ủng hộ đó theo những cách khác nhau. Trong khi cựu Tổng thống Trump tuyên bố an ninh của Israel phụ thuộc vào chính ông, Phó Tổng thống Harris cam kết sẽ bảo vệ liên minh của Mỹ.

Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Al Arabiya gần đây, ông Trump cho biết ông có thể giúp đạt được hòa bình ở Trung Đông dựa trên sự tôn trọng mà ông nhận được cũng như các mối quan hệ mà ông đã xây dựng ở khu vực này.

“Tôi muốn thấy Trung Đông trở lại hòa bình và hòa bình thực sự, nhưng là một nền hòa bình lâu dài và điều đó sẽ xảy ra. Tôi nghĩ cuộc bầu cử sắp tới sẽ tạo ra sự khác biệt lớn. Tôi được tôn trọng ở đó và có mối quan hệ tuyệt vời với rất nhiều bên”, ông Trump cho biết.

Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa khẳng định tương lai của Israel cũng phụ thuộc vào thành công của ông. Trong cuộc trao đổi với Hội đồng người Mỹ gốc Israel hồi tháng 9, ông Trump đã tự phong mình là “người bảo vệ” Israel, thậm chí cảnh báo Israel sẽ không còn tồn tại nếu bà Harris giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm nay.

“Nếu chúng ta tiếp tục đi theo con đường hiện tại, với 4 năm nhiệm kỳ tiếp theo của bà Kamala Harris, Israel sẽ không chỉ đối mặt với một cuộc tấn công, mà với sự hủy diệt hoàn toàn”, ông Trump cảnh báo.

Trong khi đó, Phó Tổng thống Harris vẫn nhấn mạnh liên minh lâu đời giữa Mỹ và Israel. Nhân dịp đánh dấu một năm cuộc xung đột Gaza nổ ra vào ngày 7/10, bà Harris và phu quân gốc Do Thái đã trồng một cây lựu tại dinh thự của phó tổng thống, một biểu tượng cho sự bền vững của liên minh Mỹ – Israel. Trong cuộc tấn công bất ngờ của lực lượng Hamas vào Israel ngày 7/10/2023, ít nhất 1.200 người đã thiệt mạng và 251 con tin bị bắt giữ ở Dải Gaza.

“Vào ngày trọng đại này, tôi sẽ đưa ra cam kết của mình để đảm bảo rằng Israel sẽ có những gì họ cần để tự vệ”, bà Harris tuyên bố.  

Tom Nides, người từng giữ chức Đại sứ Mỹ tại Israel, cho biết sự hỗ trợ của bà Harris sẽ giúp Israel dễ dàng đưa ra quyết định của mình.

“Israel rất dễ bị tổn thương và họ cần sự giúp đỡ của chúng ta, vì vậy chúng ta sẽ giúp đỡ họ”, ông Nides nói.

Một điểm tương đồng nữa giữa hai ứng viên tổng thống là cả hai đều không muốn kéo dài cuộc chiến ở Dải Gaza và muốn xung đột sớm kết thúc.

Bà Harris đã đưa ra tầm nhìn về viễn cảnh kết thúc cuộc chiến với sự cảm thông dành cho cả các nạn nhân Palestine và Israel. Đây là nỗ lực nhằm thu hẹp sự chia rẽ trong đảng Dân chủ về cuộc chiến ở Gaza.

“Tôi đang nỗ lực để đảm bảo xung đột kết thúc, như vậy, Israel sẽ được an toàn, các con tin được thả, sự đau khổ ở Gaza sẽ kết thúc và người Palestine có quyền được tôn trọng, được tự do và tự quyết”, bà Harris nhấn mạnh trong cuộc trao đổi với các nhà lãnh đạo Do Thái.

Trong nhiều tháng qua, ông Trump cũng ủng hộ kịch bản kết thúc nhanh chóng cuộc chiến ở Gaza. Vào tháng 3, ông từng tuyên bố phải kết thúc cuộc chiến ở Gaza và kết thúc nhanh chóng. Ông cũng nhắc lại lời kêu gọi này trong những tháng sau đó.

“Tôi đã hối thúc ông ấy kết thúc cuộc chiến này. Cuộc chiến này phải kết thúc nhanh chóng. Cuộc chiến phải dừng lại, sự giết chóc phải chấm dứt”, ông Trump nói trong một cuộc họp báo hồi tháng 8, đề cập đến Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.

Cuộc chiến cân não của ông Trump và bà Harris trên bàn cờ Trung Đông - 2
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (phải) và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (Ảnh: AFP).

Sự tương đồng của hai ứng cử viên tổng thống còn thể hiện ở điểm, cả hai đều muốn rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran.

Một trong những sự khác biệt chính sách đối ngoại lớn nhất giữa ông Trump và ông Biden liên quan đến thỏa thuận hạt nhân Iran, được ký kết năm 2015 khi ông Biden là phó tổng thống dưới thời ông Obama.

Thỏa thuận này hạn chế chương trình hạt nhân Iran để đổi lấy việc nới lỏng các lệnh trừng phạt của Mỹ. Thủ tướng Netanyahu đã chỉ trích thỏa thuận này. Sau khi lên nắm quyền, ông Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận vào năm 2018. Nhưng đến thời ông Biden, trong những tháng đầu tiên sau khi nhậm chức tổng thống, ông đã tìm cách khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran.

Iran được cho là đang ở thời điểm mà nước này có thể kích hoạt vũ khí hạt nhân trong vòng một tuần. Chiến dịch của ông Trump và bà Harris đổ lỗi cho nhau về tình trạng này, nhưng không bên nào muốn đưa Mỹ quay trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran. Bà Harris thậm chí không còn đề cập đến thỏa thuận. Đầu tháng này, bà thậm chí còn gọi Iran là đối thủ chính “rõ ràng” của Mỹ.

“Tôi không nghĩ bà Harris hay ông Trump sẽ hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran”, nhà ngoại giao Mỹ ở Israel Nides nói.

Ông Trump từng nói rằng một trong những khoảnh khắc đáng tự hào nhất của ông là rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Tuy nhiên, hiện tại ông nói rằng sẽ đạt được một thỏa thuận khác với Iran, mặc dù ông không tiết lộ thông tin chi tiết.

Một sự đồng thuận hiếm hoi giữa ông Biden và ông Trump là cả hai đều ủng hộ Hiệp định Abraham, thỏa thuận ký năm 2020 nhằm bình thường hóa giữa Israel và 4 quốc gia Ả Rập láng giềng. Thỏa thuận này vẫn nằm trong chương trình nghị sự của cả hai ứng cử viên Trump và Harris, dù xung đột vẫn chưa chấm dứt.

Jeremy Bash, một quan chức quốc phòng và tình báo hàng đầu trong chính quyền Obama, cho biết Phó Tổng thống Harris ủng hộ mạnh mẽ sự hòa nhập của Israel vào khu vực và đưa các quốc gia khác tham gia Hiệp định Abraham.

Trong khi đó, ông Trump cũng cam kết tìm kiếm hòa bình ở Trung Đông. Con rể của ông Trump, và cựu cố vấn cấp cao Nhà Trắng, Jared Kushner, được cho là vẫn đang khuyến khích Ả Rập Xê Út tham gia hiệp định và điều này cũng được Tổng thống Biden thúc đẩy mạnh mẽ trước cuộc tấn công của Hamas vào Israel hồi tháng 10/2023.

Cựu Tổng thống Trump tuyên bố ông sẽ đưa Iran vào Hiệp định Abraham cùng với ít nhất 10 quốc gia khác. Kịch bản này nếu xảy ra sẽ đòi hỏi sự dàn xếp rất lớn giữa Israel và Mỹ.

Chính phủ Thủ tướng Netanyahu đã từ chối khả năng thành lập một nhà nước Palestine, đặc biệt sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel hồi tháng 10 năm ngoái. Kịch bản này cũng không xuất hiện trong các bài phát biểu của ông Trump và bà Harris.

Mặc dù vậy, ông Trump vẫn là một lãnh đạo khó đoán. Tháng 7, ông Trump từng khiến Thủ tướng Netanyahu không hài lòng khi ông công khai cảm ơn Tổng thống Chính quyền Palestine Mahmoud Abbas vì đã chúc ông hồi phục sau vụ ám sát hụt. Nhưng ngay sau đó, ông Trump đã có một cuộc gặp thân mật với Thủ tướng Netanyahu.

Điểm khác biệt về lập trường của hai ứng cử viên

Cuộc chiến cân não của ông Trump và bà Harris trên bàn cờ Trung Đông - 3
Người Palestine tập trung tại khu vực bị Israel tập kích ở thành phố Gaza (Ảnh: Reuters).

Chính sách về Gaza của Phó Tổng thống Harris tập trung vào việc tìm kiếm lệnh ngừng bắn. Trong khi đó, cựu Tổng thống Trump cho rằng việc chấm dứt xung đột là quyết định của Israel.

Chiến dịch tranh cử của bà Harris cho biết bà ủng hộ mục tiêu của Israel là loại bỏ Hamas và Hezbollah. Bà Harris thúc đẩy một lệnh ngừng bắn ở Gaza, trong khi Thủ tướng Netanyahu tuyên bố sẽ tiếp tục chiến tranh.

Bà Harris đã bày tỏ sự cảm thông với hàng chục nghìn dân thường thiệt mạng và bị thương trong chiến tranh, đồng thời kêu gọi Israel cho phép cung cấp thêm viện trợ vào Gaza.

“Israel phải khẩn trương hành động nhiều hơn để tạo điều kiện cho nguồn viện trợ tới những người có nhu cầu. Dân thường phải được bảo vệ và phải có quyền tiếp cận thực phẩm, nước uống và thuốc. Luật nhân đạo quốc tế phải được tôn trọng”, bà Harris nhấn mạnh.

Trong khi đó, ông Trump xác định cuộc chiến ở Trung Đông sẽ kết thúc theo hướng Israel giành chiến thắng. Ông đã chỉ trích lời kêu gọi ngừng bắn của bà Harris, coi đây là một rào cản đối với Israel.

“Ngay từ đầu, bà Harris đã tìm cách trói tay Israel sau lưng, yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức và luôn đòi hỏi ngừng bắn. Việc ngừng bắn sẽ càng cho Hamas thêm thời gian để tập hợp lại lực lượng và tiến hành một cuộc tấn công mới tương tự cuộc tấn công vào ngày 7/10 năm ngoái”, ông Trump nói trong cuộc họp báo hồi tháng 8.

Tuy vậy, trong cuộc phỏng vấn với Al Arabiya, ông Trump nói rằng các cuộc đàm phán vẫn khả thi. Ông cũng nói rằng các cuộc tấn công sẽ không xảy ra nếu ông là chủ nhân Nhà Trắng.

Ông Trump và bà Harris cũng có lập trường khác biệt về cách thức Israel tấn công Iran, khi căng thẳng giữa hai quốc gia này ngày càng leo thang.

Kể từ khi Iran tấn công Israel với hơn 180 tên lửa vào đầu tháng 10, nhiều thông tin đã được đưa ra về cách thức Israel tiến hành đòn đáp trả. Mỹ đã phát tín hiệu rằng nước này có thể hỗ trợ Israel thực hiện đòn đáp trả Iran.

Bà Harris tuyên bố “mọi phương án đều được đưa ra xem xét”. Chiến dịch tranh cử của bà Harris để ngỏ khả năng đòn đáp trả của Israel sẽ có sự tham gia của Mỹ.

Về phần ông Trump, từ khi còn là tổng thống, ông đã ra lệnh hạ Qassem Soleimani, một vị tướng hàng đầu của Iran. Tuy nhiên, ông Trump không ủng hộ chiến tranh và không đưa ra tuyên bố về việc liệu ông có để Mỹ tham gia vào cuộc tấn công trả đũa của Israel hay không.

Trong cuộc phỏng vấn với Al Arabiya, ông Trump nói rằng Israel nên tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran.

“Rủi ro lớn nhất của chúng ta là vũ khí hạt nhân, sức mạnh của vũ khí hạt nhân. Tấn công các cơ sở hạt nhân trước, phần còn lại để sau”, ông Trump phát biểu tại một sự kiện vận động tranh cử trong tháng này.

Elijah J. Magnier, một phóng viên chiến trường kỳ cựu và nhà phân tích chính trị với hơn 35 năm kinh nghiệm trong các vấn đề về Trung Đông và Bắc Phi, nói với hãng tin Sputnik rằng, có rất nhiều mâu thuẫn trong những gì mà cả hai ứng cử viên tổng thống Mỹ đang nói và làm trong các vấn đề liên quan đến Trung Đông.

“Chúng tôi đã nghe chính quyền Mỹ, cả ông Joe Biden và bà Kamala Harris, nói rằng họ muốn ngừng bắn ở Gaza và Li Băng, nhưng họ đang ủng hộ Israel với tất cả các vũ khí mà Israel cần và đạn dược để hỗ trợ cuộc chiến ở Gaza”, chuyên gia Magnier nhấn mạnh.

Theo ông Magnier, đối với Kamala Harris, bà là “một công tố viên lão luyện” chứ không phải là “một chính trị gia lão luyện”, đó là lý do nếu bà thắng cử, lập trường của bà về Trung Đông sẽ bị tác động bởi những chính trị gia khác, những người sẽ đưa ra quyết định thực sự trong chính quyền Mỹ.

Cựu Tổng thống Trump cũng cho thấy những mâu thuẫn trong lập trường của ông.

“Cựu Tổng thống Trump nói rằng ông muốn ngăn chặn cuộc chiến ở Gaza, nhưng sau đó lại đưa ra một thông tin khác, nói rằng Israel quá nhỏ và cần phải được mở rộng… Việc mở rộng Israel đồng nghĩa với việc nước này sẽ can dự nhiều cuộc chiến với các nước láng giềng của mình. Chúng ta đang nói về Li Băng, Jordan, Ai Cập”, chuyên gia Magnier nhận định.

“Đây là lý do nếu ông Trump thắng, tôi không nghĩ ông ấy sẽ thực hiện những gì ông ấy đã hứa để ngăn chặn cuộc chiến ở Trung Đông và tìm một giải pháp cho Iran, thay vào đó cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa vẫn áp đặt các lệnh trừng phạt, và đảng Cộng hòa thậm chí còn áp đặt nhiều hơn”, ông Magnier nói thêm.

“Rốt cuộc, cả hai ứng cử viên đều phải đảm bảo lợi ích toàn cầu của Mỹ và các đồng minh, trong đó có Israel. Đó là lý do mọi thứ sẽ phụ thuộc vào chính quyền mới cũng như việc chính quyền này có thể đi bao xa”, chuyên gia kết luận.

Theo Times of Israel, Sputnik, Newsweek

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/the-gioi/cuoc-chien-can-nao-cua-ong-trump-va-ba-harris-tren-ban-co-trung-dong-20241028182323818.htm

Cùng chủ đề

Ông Trump có động thái đầu tiên với NATO

Theo tờ Kyiv Independent, việc đề cử ông Whitaker diễn ra trong bối cảnh nhiều người lo ngại chính quyền mới của ông Trump sẽ giảm đáng kể khoản đầu tư của Mỹ vào NATO. “Ông Matt sẽ củng cố mối quan hệ của Mỹ với các đồng minh NATO, và kiên định trước các mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định. Ông ấy sẽ đặt nước Mỹ lên hàng đầu”, tuyên bố hôm 20/11 của ông...

Elon Musk và con ông Trump cảnh báo Thế chiến 3 đến gần

Ông Donald Trump Jr. – Ảnh: AFP Rạng sáng 18-11 (giờ Việt Nam), ông Donald Trump Jr., con trai cả của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, phản ứng gay gắt việc chính quyền Tổng thống Joe Biden đã gỡ lệnh cấm Ukraine dùng tên lửa do Mỹ cung cấp tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Chia sẻ trên X một bài viết về quyết định mới đây của Nhà Trắng, ông Trump Jr. nêu ý kiến bức xúc trên X: “Có vẻ...

Tổng thống đắc cử Trump: Xung đột Nga – Ukraine phải chấm dứt

Tổng thống đắc cử Donald Trump (Ảnh: Reuters). “Chúng ta sẽ giải quyết vấn đề Trung Đông và sẽ làm việc cật lực trong vấn đề Nga – Ukraine”, Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố tại sự kiện ở dinh thự Mar-a-Lago của ông tại bang Florida hôm 14/11. Ông Trump nhấn mạnh cuộc xung đột Nga – Ukraine “phải chấm dứt”. Tổng thống đắc cử nói thêm rằng ông đã xem một báo cáo, trong đó cho biết “hàng...

Sự trở lại của Trump 2.0 sẽ vẽ lại bức tranh kinh tế toàn cầu?

Ngày 6/11, ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump vượt qua đối thủ đảng Dân chủ Kamala Harris để đắc cử Tổng thống Mỹ. “Ở đây có ai cảm thấy dưới thời ông Biden và bà Kamala Harris giàu hơn là nhiệm kỳ của tôi không?”, ông Donald Trump đặt câu hỏi trong một sự kiện ở North Carolina hồi tháng 8. Ông khẳng định nếu bà Harris giành chiến thắng, kết quả sẽ là kinh tế lao dốc như suy thoái...

Nga bác tin ông Putin và ông Trump điện đàm về Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters). “Không có bất cứ cuộc điện đàm nào. Điều này không đúng với thực tế. Đây là hư cấu. Thông tin này sai sự thật”, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov phản hồi ngày 11/11 sau khi có thông tin Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm ngay sau bầu cử Mỹ. Báo Washington...

Cùng tác giả

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị ICAPP 12

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 22/11, Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình và hòa giải” đã khai mạc tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam tham dự hội nghị và có bài phát biểu quan trọng khẳng định quan...

Hội nghị báo cáo kết quả kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn huyện Yên Thuỷ

Căn cứ Quyết định số 345/QĐ-SVHTTDL, ngày 20/7/2023 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc giao dự toán kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 của Bảo tàng tỉnh Hòa Bình; Thực hiện Kế hoạch số 141/KH-BTTHB, ngày 21/7/2023 của Bảo tàng tỉnh Hoà Bình về việc kiểm kê di sản văn...

Khai trương trưng bày chuyên đề “Vật thiêng xứ Mường”

Chào mừng kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024 và các ngày lễ lớn. Sáng ngày 15/11/2024 tại Bảo tàng tỉnh Hoà Bình. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức khai trương trưng bày chuyên đề “Vật thiêng xứ Mường”. Các đồng chí lãnh đạo cắt băng khai trương trưng bày Dự buổi lễ về phía Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có đồng chí Lưu Huy Linh...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị ICAPP 12

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 22/11, Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình và hòa giải” đã khai mạc tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam tham dự hội nghị và có bài phát biểu quan trọng khẳng định quan...

Thứ trưởng Đỗ Thành Trung tham dự Diễn đàn hợp tác đầu tư Việt Nam

(MPI) – Chiều ngày 21/11/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung đã tham dự Diễn đàn hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc năm 2024 với chủ đề “Niềm tin và hợp tác: Chiến lược phát triển bền vững doanh nghiệp nhỏ và vừa. Diễn đàn do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc phối hợp với Bộ Kế...

Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo

Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức tới Malaysia, chiều 21/11, ngay sau hội đàm cấp cao, Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cùng chủ trì họp báo, công bố nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện giữa 2 nước. Tham dự buổi họp báo có lãnh đạo một số Bộ, ban ngành Trung...

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari Bin Abdul  Chiều  21/11, tại trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari Bin Abdul. Chủ tịch Hạ viện Malaysia nhiệt liệt hoan nghênh và bày tỏ vui mừng được gặp lại Tổng Bí thư Tô Lâm; bày tỏ nhiều tình cảm tốt đẹp với đất nước, con người...

Quan hệ Việt Nam – Campuchia không ngừng được củng cố, phát triển sâu rộng trên các lĩnh vực

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary   Chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm. Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary nồng nhiệt chào mừng và chân thành cảm ơn Chủ tịch Quốc hội...

Nhà nước Campuchia tặng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự

Thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary trao Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia tặng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn  Phát biểu tại buổi lễ, Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Campuchia Cheam Yeap cho biết, Campuchia và Việt Nam đã xây dựng mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, đặc biệt. Đây là nhân tố tạo nên sự hợp tác hiệu quả, mang lại lợi...

Toàn văn Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Malaysia

1. Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân đã thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 11 năm 2024. 2. Trong chuyến thăm, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim; hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Tan Sri Dato’ Dr Johari bin...

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch Thượng viện Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah  Chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah. Chủ tịch Thượng viện vui mừng đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia; bày tỏ hết sức coi trọng và tin tưởng chuyến thăm của Tổng Bí thư sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ...

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025

(MPI) – Nhằm đạt được các mục tiêu đề ra tại Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 20/11/2024 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025. Ảnh minh họa. Kế hoạch xác định...

Tin nổi bật

Tin mới nhất