Powered by Techcity

Con nuôi của Bác Hồ, người con của Việt Nam

Với Madeleine Riffaud, Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại, hết lòng vì nhân dân, vì đất nước. Tấm lòng bao dung và tình đoàn kết quốc tế của Người là tấm gương sáng để bà vượt qua mọi gian khó, hết lòng ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và trong công cuộc phát triển đất nước sau này.

Madeleine Riffaud được Bác Hồ nhận làm con nuôi khi Người sang Paris thăm nước Pháp vào mùa hè năm 1946 với tư cách là thượng khách của Chính phủ Pháp. Sau này, bà được chị em du kích miền nam đặt tên thân mật là “Tám Madeleine” trong thời gian cùng nhà báo Australia W. Burchett đi thăm chiến khu của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền nam năm 1963, làm việc với luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Mặt trận. Các bà má Nam Bộ vô cùng quý mến người con gái Pháp từng là nữ du kích chống phát-xít Đức, thăm vùng giải phóng trong bộ quần áo bà ba đen, cổ quấn khăn rằn.

Madeleine Riffaud đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1955 để làm phóng sự sau Chiến thắng Điện Biên Phủ. Sau đó, bà là một trong những phóng viên chiến trường nước ngoài đầu tiên có mặt trực tiếp tìm hiểu và quay phim, đưa tin về cuộc chiến đấu anh dũng của quân và dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Madeleine tại chiến trường miền nam Việt Nam.

Madeleine tại chiến trường miền nam Việt Nam.

Những tác phẩm của Madeleine Riffaud đã phản ánh sự chiến đấu anh dũng của nhân dân Việt Nam và những mất mát tàn khốc mà chiến tranh gây ra cho nhân dân Việt Nam, gây được tiếng vang lớn tại Pháp nói riêng và trong dư luận quốc tế nói chung, góp phần kêu gọi thêm nhiều sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới đấu tranh vì hòa bình của Việt Nam cũng như giúp Việt Nam có thêm ưu thế trên bàn đàm phán về Hiệp định Paris.

Madeleine Riffaud là tác giả của nhiều bài viết và thước phim quý giá, đặc biệt là hai cuốn sách Dans les acquis de Vietcong (Trong căn cứ địa của Việt Cộng), xuất bản năm 1965, và Au Nord du Vietnam, escrit sous les bombes (Ở miền bắc Việt Nam, viết dưới làn bom đạn), xuất bản năm 1967 tại Pháp, cùng với những thước phim ghi lại hình ảnh máy bay B52 của Mỹ trút bom xuống Hà Nội và Hải Phòng vào năm 1972.

Sau khi hòa bình lập lại, bà Madeleine Riffaud vẫn dành trọn tình cảm đặc biệt cho Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình và luôn quan tâm, ủng hộ nhân dân Việt Nam.

Bà đã tích cực tham gia các hoạt động của Hội Hữu nghị Pháp-Việt, hỗ trợ các nạn nhân chất độc da cam, giúp đỡ người dân có hoàn cảnh khó khăn tại Việt Nam.

Trong căn hộ nhỏ chứa đầy kỷ vật về Việt Nam ở Quận 3 của thủ đô Paris, bà Madeleine luôn trân trọng và lưu giữ những kỷ vật mà bà đã mang về sau những chuyến thăm Việt Nam. Tấm áp phích “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” được treo trang trọng giữa nhà. Với bà, Việt Nam luôn trong ký ức và tình yêu đối với đất nước xa xôi này luôn vẹn nguyên, chưa hề thay đổi. (Ảnh: Khải Hoàn)

Trong căn hộ nhỏ chứa đầy kỷ vật về Việt Nam ở Quận 3 của thủ đô Paris, bà Madeleine luôn trân trọng và lưu giữ những kỷ vật mà bà đã mang về sau những chuyến thăm Việt Nam. Tấm áp phích “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” được treo trang trọng giữa nhà. Với bà, Việt Nam luôn trong ký ức và tình yêu đối với đất nước xa xôi này luôn vẹn nguyên, chưa hề thay đổi. (Ảnh: Khải Hoàn)

Những năm gần đây, dù tuổi cao và sức khỏe không tốt, Madeleine Riffaud vẫn rất minh mẫn, nhớ như in những sự kiện lớn trong đời. Đó là những năm tháng có mặt ở chiến trường vô cùng ác liệt tại Việt Nam. Trải qua những giây phút hiểm nguy và được chứng kiến tinh thần anh dũng của quân và dân Việt Nam, bà thường nhắc lại niềm tin vững chắc rằng dù gian khổ thế nào, người Việt Nam cũng không chùn bước, vẫn tiếp tục đấu tranh cho đến ngày giành thắng lợi hoàn toàn và xây dựng đất nước giàu mạnh như ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Với Madeleine Riffaud, Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại, hết lòng vì nhân dân, vì đất nước. Tấm lòng bao dung và tình đoàn kết quốc tế của Người là tấm gương sáng để bà vượt qua mọi gian khó, hết lòng ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và trong công cuộc phát triển đất nước sau này.

Cùng chủ đề

Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết kịp thời, đồng bộ nhiều vấn đề

Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết kịp thời, đồng bộ nhiều vấn đề Cấp thiết sửa đổi Luật Điện lực Đường lối tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong thời gian tới đã được Đảng và Chính phủ xác định, trong đó có hai mục tiêu lớn là đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 và cam kết phát thải ròng bằng 0...

Mỹ triển khai tên lửa tại Philippines, Nga phản đối “đóng băng xung đột” ở Ukraine, Iran kêu gọi đưa Israel và Mỹ ra...

NATO chuẩn bị ‘kịch bản thời chiến’, tính đến việc tấn công phòng ngừa vào Nga. (Nguồn: AP) Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày. Châu Á – Thái Bình Dương *Chuyên gia dự báo nguy cơ xung đột Trung-Mỹ ở Biển Đông: Cựu Đại tá quân đội Trung Quốc Chu Bá, hiện là thành viên cấp cao tại Trung tâm Chiến lược và An ninh Quốc tế tại Đại học Thanh Hoa,...

Cùng tác giả

Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết kịp thời, đồng bộ nhiều vấn đề

Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết kịp thời, đồng bộ nhiều vấn đề Cấp thiết sửa đổi Luật Điện lực Đường lối tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong thời gian tới đã được Đảng và Chính phủ xác định, trong đó có hai mục tiêu lớn là đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 và cam kết phát thải ròng bằng 0...

Mỹ triển khai tên lửa tại Philippines, Nga phản đối “đóng băng xung đột” ở Ukraine, Iran kêu gọi đưa Israel và Mỹ ra...

NATO chuẩn bị ‘kịch bản thời chiến’, tính đến việc tấn công phòng ngừa vào Nga. (Nguồn: AP) Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày. Châu Á – Thái Bình Dương *Chuyên gia dự báo nguy cơ xung đột Trung-Mỹ ở Biển Đông: Cựu Đại tá quân đội Trung Quốc Chu Bá, hiện là thành viên cấp cao tại Trung tâm Chiến lược và An ninh Quốc tế tại Đại học Thanh Hoa,...

Cùng chuyên mục

Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết kịp thời, đồng bộ nhiều vấn đề

Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết kịp thời, đồng bộ nhiều vấn đề Cấp thiết sửa đổi Luật Điện lực Đường lối tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong thời gian tới đã được Đảng và Chính phủ xác định, trong đó có hai mục tiêu lớn là đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 và cam kết phát thải ròng bằng 0...

Mỹ triển khai tên lửa tại Philippines, Nga phản đối “đóng băng xung đột” ở Ukraine, Iran kêu gọi đưa Israel và Mỹ ra...

NATO chuẩn bị ‘kịch bản thời chiến’, tính đến việc tấn công phòng ngừa vào Nga. (Nguồn: AP) Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày. Châu Á – Thái Bình Dương *Chuyên gia dự báo nguy cơ xung đột Trung-Mỹ ở Biển Đông: Cựu Đại tá quân đội Trung Quốc Chu Bá, hiện là thành viên cấp cao tại Trung tâm Chiến lược và An ninh Quốc tế tại Đại học Thanh Hoa,...

Phái bộ gìn giữ hòa bình LHQ ấn tượng với kỹ thuật làm sân bay dã chiến của công binh Việt Nam

Trung tá Phạm Văn Hảo (bìa phải) giới thiệu về đơn vị Từ ngày 24 đến 28-11, trong khuôn khổ chuyến thăm các đơn vị của phái bộ An ninh lâm thời Hiệp Quốc tại khu vực Abyei (UNISFA), ông Vadim Potanin, trưởng đại diện cán bộ cao cấp Cục Hỗ trợ hoạt động gìn giữ hòa bình tại Liên Hiệp Quốc đã đến thăm, làm việc với Đội Công binh Việt Nam số 3 Việt Nam. Ông bày tỏ...

Trao giải Cuộc thi ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia “Tự hào một dải biên cương”

Tham dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; các đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng cùng các đồng chí lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan ở Trung ương và...

Đại diện Liên hợp quốc đánh giá cao về năng lực tổ chức thực hiện của Đội Công binh Việt Nam

Ông Vadim Potanin đánh giá cao về năng lực tổ chức thực hiện của Đội Công binh Việt Nam. (Ảnh: Cục GGHBVN)  Trong khuôn khổ chuyến thăm các đơn vị của Phái bộ An ninh lâm thời Liên hợp quốc tại khu vực Abyei (UNISFA) từ ngày 24-28/11/2024, ông Vadim Potanin – Trưởng đại diện cán bộ cao cấp Cục Hỗ trợ hoạt động gìn giữ hòa bình tại Trụ sở Liên hợp quốc, New York và bà Uchenna Odenigbo...

Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Tổng thống Bulgaria Rumen Radev gặp gỡ báo chí.  Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đã đến thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 – 28/11/2024. Sáng 25/11, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Rumen Radev tại Phủ Chủ tịch theo nghi thức dành đón nguyên thủ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất