Powered by Techcity

Cơm lam Hòa Bình – món ăn đặc sắc

Cơm lam Hoà Bình là món ăn đậm hương rừng gắn kết với bản sắc văn hoá dân tộc vừa lọt vào Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam (2021-2022) do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố mới đây. Qua đó mở ra cơ hội rất lớn để quảng bá hình ảnh món ăn, đặc sản, giá trị ẩm thực của tỉnh trong và ngoài nước.
Cơm Lam Hoà Bình là món ăn truyền thống của người Mường, gắn liền với văn hoá tộc người, có từ rất lâu đời và ngày nay trở thành nét đẹp văn hoá trong mỗi bữa cơm ngày lễ, Tết. Món ăn này được du khách xa gần yêu thích. Chị Lê Bích Thủy, quận Tây Hồ – TP Hà Nội chia sẻ: Lần nào đến suối Khoáng – Kim Bôi, tôi cũng mua cơm lam về làm quà cho gia đình, người thân. Đây là món ăn ngon, hấp dẫn du khách.
Ngày nay, cơm lam không chỉ có ở Mường Động (Kim Bôi) và ở nhiều vùng như Tân Lạc, Lạc Sơn, Mai Châu… Những người làm du lịch ở Hạ Bì, nay là thị trấn Kim Bôi (Kim Bôi) cho biết: Từ bao đời nay, cơm lam hiện hữu trong đời sống của người dân tộc Mường ở Kim Bôi. Trước đây, từ thủa hồng hoang, xuất phát từ việc người dân phải đi rừng vất vả từ sáng sớm đến tối muộn, họ phải mang theo một chút gạo để khi đói sẽ chặt ống nứa ở rừng, bỏ gạo và nước suối vào nướng lên thành cơm lam ngày nay. Đối với người Mường Động nói riêng, thường thì người đàn ông đảm nhận việc chế biến các món ăn trong gia đình, nhưng với món cơm lam thì cả phụ nữ, đàn ông và trẻ em đều biết làm. Họ làm cơm lam khi đi lao động trên nương, vào rừng kiếm củi, trẻ em thì làm để ăn khi đi chăn trâu. Đến nay, văn hoá làm cơm lam vẫn được giữ nguyên giá trị. Cơm lam đơn giản là cách dùng ống nứa thay nồi để nấu, đó còn là cách đun nấu rất dân dã, khác thường của người dân miền núi. Xưa kia, cuộc sống lao động sản xuất của người dân gắn liền với rừng núi, mọi việc đều đơn giản, người dân nghĩ ra phương pháp nấu cơm mới là cho gạo vào ống nứa, thắp lửa nướng lên mang theo rất thuận tiện.
Cùng với thời gian, món cơm lam được chế biến ngày càng tinh tế. Nứa phải lựa những ống nứa bánh tẻ, không được quá già hoặc quá non. Bởi hương thơm từ ống nứa sẽ quyện cùng hương thơm của gạo nếp khi nướng, tạo nên mùi vị đặc trưng của món cơm lam. Gạo là loại nếp nương nổi tiếng, hạt vừa phải, thuôn dài, trắng và thơm. Gạo ngâm từ 8-10 tiếng, sau đó để ráo nước và cho vào ống nứa. Khi đổ gạo vào các ống nứa không được nén quá chặt. Sau cùng, dùng lá cơm nếp cuộn chặt lại, bịt kín miệng ống rồi xếp lên bếp nướng. Xưa kia, người dân nướng cơm lam bằng củi, nhưng ngày nay chủ yếu sử dụng than bởi nó giữ nhiệt tốt, cơm chín đều. Cơm được nướng trong khoảng 50 phút, phải trực tiếp canh lửa và xoay cơm lam thường xuyên, giữ lửa vừa phải. Nếu thấy mùi thơm từ ống lam bay ra có nghĩa là cơm sắp chín. Nhiều người dân còn sáng tạo ra cách ướp hương vị thiên nhiên làm cơm lam ngũ sắc rất lạ và đẹp mắt. Cơm lam là món ăn dân dã, nhưng chấm với muối vừng ngon và bùi ngậy hấp dẫn vị giác.
Đến nay, cơm lam đã trở thành sản phẩm hàng hoá cung cấp tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, đem lại thu nhập cho người dân địa phương. Tại các địa phương cũng đã hình thành tổ hợp sản xuất cơm lam vừa để trao đổi những kinh nghiệm làm cơm lam vừa để phục vụ du khách gần xa. Có thể nói, cơm lam không chỉ làm phong phú ẩm thực của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh mà nó còn góp phần quảng bá văn hóa Mường Hòa Bình tới du khách khi đến thăm quan du lịch.
Linh Trang

Cùng chủ đề

Ca sĩ, hoa hậu, rapper nào là đại sứ Xuân tình nguyện 2025?

Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 Nguyễn Thị Ngọc Châu, ca sĩ Phương Mỹ Chi cùng Hoa hậu Liên lục địa Lê Nguyễn Bảo Ngọc (từ trái sang) tại lễ ra quân Xuân tình nguyện 2025 – Ảnh: TRIỆU VÂN Nhiều ca sĩ, hoa hậu nhịp bước cùng Xuân tình nguyện 2025 Xuân tình nguyện ngoài cơ hội thể hiện tinh thần xung kích, dấn thân tình nguyện vì cộng đồng, tạo môi trường cho thanh niên, sinh viên rèn...

Công nghệ thực tế ảo tái hiện lịch sử 80 năm vẻ vang Quân đội Nhân dân Việt Nam

Chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng hòa bình của dân tộc, khẳng định niềm tin và thể hiện góc nhìn của thế hệ trẻ dưới lăng kính công nghệ, một dự án xã hội mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã được...

Trung đoàn 151 tăng cường phối hợp với các địa phương

Tại hội nghị, Trung đoàn 151, Vùng 1 Hải quân đã ký và triển khai kế hoạch hoạt động với các địa phương  Chiều 21/12, tại thành phố Hải Phòng, Trung đoàn 151, Vùng 1 Hải quân tổ chức Hội nghị sơ kết chương trình phối hợp hoạt động năm 2024; ký, triển khai kế hoạch hoạt động năm 2025 và gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội...

Hành trình 80 năm vì hòa bình của Quân đội nhân dân Việt Nam

Sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc và mang lại hòa bình cho dân tộc đã được đội quân “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu” thể hiện ngay từ những ngày đầu thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, Quân đội đã cùng đồng bào cả nước tiến hành Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. QĐND Việt Nam đã cùng toàn dân vượt qua...

Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân chiến đấu, vì nhân dân phục vụ

Từ những ngày đầu thành lập với sự che chở của Nhân dân tại các chiến khu, đến các chiến thắng vang dội trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quân đội ta luôn gắn bó máu thịt với Nhân dân, lấy sự yêu thương và đùm bọc của đồng bào làm nền tảng để chiến đấu và trưởng thành. Do đó, bản chất của Quân đội nhân dân Việt Nam chính là “từ Nhân dân...

Cùng tác giả

Độc đáo nhà sàn truyền thống của người Mường ở Hòa Bình

Nét văn hóa nhà sàn của dân tộc Mường với nhiều giá trị truyền thống đã và đang được người dân lưu giữ, đồng thời phát triển thành ngành du lịch. Bản làng Giang Mỗ xinh đẹp. Ảnh: Xuân Xuân Cách dựng nhà sàn cổ của người Mường Những ngày đầu tháng 8, PV Báo Lao Động đã tìm về với bản Giang Mỗ, một bản của người Mường, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Đến đây không khó để bắt gặp...

Hồ Sam Tạng – địa điểm thư giãn gần Hà Nội

Nằm giữa những ngọn đồi bát úp, hồ Sam Tạng là "viên ngọc thô" của Mai Châu, Hòa Bình với khung cảnh hoang sơ, quanh năm xanh biếc. Nằm cách Hà Nội khoảng hơn hai tiếng di chuyển, hồ Sam Tạng thuộc xã Thành Sơn, huyện Mai Châu là hồ nước trên núi cao nhất tỉnh Hòa Bình. Cảnh hồ xanh mát và khí hậu trong lành nhưng chưa được nhiều người biết đến. Xung quanh là những đồi cỏ...

48 giờ ở Hòa Bình

Hòa Bình có nhiều thắng cảnh, có thể đi nhiều lần trên những cung đường và trải nghiệm không giống nhau. Hòa Bình giáp Hà Nội, là cửa ngõ tới các điểm du lịch nổi tiếng ở vùng núi phía Bắc. Những năm gần đây, Hòa Bình là nơi nghỉ cuối tuần phổ biến với du khách từ thủ đô, các địa danh nổi tiếng như Mai Châu, Kim Bôi, Thung Nai, Thủy điện Hòa Bình. Hòa Bình có thắng cảnh...

Hòa Bình quy hoạch tổ hợp không gian văn hóa Mường tại huyện Tân Lạc

Tỉnh Hòa Bình quy hoạch không gian văn hóa Mường tại xóm Lũy Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc. Đây là làng cổ nhất của người Mường tỉnh Hòa Bình. Năm 2008, xóm Lũy Ải được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư bảo tồn và công nhận là làng truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người và là xóm đại diện dân tộc Mường. Xóm là nơi lưu giữ nhiều phong tục, tập quán,...

Bảo tồn văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình”

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh TRỌNG ĐẠT) Hiện nay, nhiều giá trị văn hóa của dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” đang bị mai một nghiêm trọng. Trước tình hình trên, tỉnh Hòa Bình đã và đang quyết liệt triển khai nhiều biện pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa một cách hiệu...

Cùng chuyên mục

Độc đáo nhà sàn truyền thống của người Mường ở Hòa Bình

Nét văn hóa nhà sàn của dân tộc Mường với nhiều giá trị truyền thống đã và đang được người dân lưu giữ, đồng thời phát triển thành ngành du lịch. Bản làng Giang Mỗ xinh đẹp. Ảnh: Xuân Xuân Cách dựng nhà sàn cổ của người Mường Những ngày đầu tháng 8, PV Báo Lao Động đã tìm về với bản Giang Mỗ, một bản của người Mường, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Đến đây không khó để bắt gặp...

Hồ Sam Tạng – địa điểm thư giãn gần Hà Nội

Nằm giữa những ngọn đồi bát úp, hồ Sam Tạng là "viên ngọc thô" của Mai Châu, Hòa Bình với khung cảnh hoang sơ, quanh năm xanh biếc. Nằm cách Hà Nội khoảng hơn hai tiếng di chuyển, hồ Sam Tạng thuộc xã Thành Sơn, huyện Mai Châu là hồ nước trên núi cao nhất tỉnh Hòa Bình. Cảnh hồ xanh mát và khí hậu trong lành nhưng chưa được nhiều người biết đến. Xung quanh là những đồi cỏ...

48 giờ ở Hòa Bình

Hòa Bình có nhiều thắng cảnh, có thể đi nhiều lần trên những cung đường và trải nghiệm không giống nhau. Hòa Bình giáp Hà Nội, là cửa ngõ tới các điểm du lịch nổi tiếng ở vùng núi phía Bắc. Những năm gần đây, Hòa Bình là nơi nghỉ cuối tuần phổ biến với du khách từ thủ đô, các địa danh nổi tiếng như Mai Châu, Kim Bôi, Thung Nai, Thủy điện Hòa Bình. Hòa Bình có thắng cảnh...

Hòa Bình quy hoạch tổ hợp không gian văn hóa Mường tại huyện Tân Lạc

Tỉnh Hòa Bình quy hoạch không gian văn hóa Mường tại xóm Lũy Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc. Đây là làng cổ nhất của người Mường tỉnh Hòa Bình. Năm 2008, xóm Lũy Ải được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư bảo tồn và công nhận là làng truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người và là xóm đại diện dân tộc Mường. Xóm là nơi lưu giữ nhiều phong tục, tập quán,...

Bảo tồn văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình”

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh TRỌNG ĐẠT) Hiện nay, nhiều giá trị văn hóa của dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” đang bị mai một nghiêm trọng. Trước tình hình trên, tỉnh Hòa Bình đã và đang quyết liệt triển khai nhiều biện pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa một cách hiệu...

Hòa Bình – Điểm đến đầu tư bền vững

Hòa Bình - Điểm đến đầu tư bền vững

Khám phá mùa vàng và săn mây ở Hòa Bình

Đến Hòa Bình vào mùa thu, Phạm Tú đã được chiêm ngưỡng mùa vàng ở bản Lác và biển mây trắng vắt ngang lưng chừng núi ở Hang Kia - Pà Cò. Hòa Bình là cửa ngõ vùng Tây Bắc, gây ấn tượng với du khách bởi thắng cảnh đa dạng từ sông, hồ, suối khoáng, vườn quốc gia và bản sắc văn hóa người dân tộc H'Mông, Mường, Dao, Thái... Ngày 15/10, Phạm Tú (29 tuổi, Hà Nội), một du...

Cẩm nang du lịch Mai Châu

Vượt qua những khúc quanh co đèo dốc ở Thung Khe, Thung Nhuối... bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp trùng điệp của núi non và cỏ cây trên đường đến Mai Châu, Hòa Bình. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 140 km, Mai Châu chinh phục du khách với những "mùa thơm nếp xôi" dần hiện ra dưới màu nắng mới, khung cảnh yên bình. Mai Châu mùa nào đẹp Mai Châu mùa nào cũng đẹp theo một cách rất...

Hòa Bình tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch

Với diện tích gần 4600 km2, Hòa Bình là vùng đất hội tụ nhiều cảnh quan thiên nhiên kì thú và hùng vĩ, được bao bọc bởi núi đồi trùng điệp của đại ngàn và hệ thống sông suối dày đặc. Điều này đã mang lại cho Hòa Bình điều kiện khí hậu tuyệt vời cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng đa dạng và phong phú...

Hòa Bình lên kế hoạch thành thủ phủ sân golf

Với mục tiêu trở thành thủ phủ golf, Hòa Bình muốn phát triển gần 40 sân golf từ nay đến năm 2050. Hiện tại, Hòa Bình mới có 2 sân golf đang hoạt động và 3 sân khác đã được cấp chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, tỉnh đã bổ sung vào quy hoạch 16 sân golf với tổng diện tích 1.755 ha. Định hướng đến năm 2050, Hòa Bình sẽ có thêm 17 dự án. Như vậy, nếu thực...

Tin nổi bật

Tin mới nhất