Powered by Techcity

“Có những anh bằng quan hệ kiếm được dự án nhưng năng lực không có”

Ngày 30/10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày tờ trình về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật Đấu thầu.

Đề xuất áp dụng lại hợp đồng BT

Theo cơ quan soạn thảo, từ năm 2021, hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) không áp dụng đối với dự án đầu tư mới.

Lý do việc dừng thực hiện dự án BT theo Luật PPP xuất phát từ những bất cập của việc thực hiện loại hợp đồng này như một số dự án không có mục tiêu đầu tư phù hợp, không cần thiết; giá trị công trình BT được xác định không chính xác, đa số dự án có suất đầu tư cao hơn so với dự án sử dụng vốn đầu tư công.

"Có những anh bằng quan hệ kiếm được dự án nhưng năng lực không có"

Ngoài ra, việc lựa chọn nhà đầu tư chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức chỉ định thầu không cạnh tranh; công tác giám sát bị xem nhẹ dẫn đến chất lượng công trình không bảo đảm…

Bộ KH&ĐT cho biết, nếu mô hình này được nghiên cứu kỹ lưỡng để đổi mới toàn diện, khắc phục tối đa những bất cập của giai đoạn trước thì vẫn có thể phát huy hiệu quả. Hiện Quốc hội đã cho phép 3 địa phương thí điểm triển khai loại hợp đồng BT, gồm TPHCM, Hà Nội và Nghệ An.

Tuy nhiên, cách thức áp dụng còn chưa thống nhất, tùy thuộc vào điều kiện đặc thù của từng địa phương. Trong đó, TPHCM được áp dụng cơ chế BT thanh toán bằng tiền (ngân sách thành phố); Hà Nội được áp dụng cơ chế BT thanh toán bằng tiền (ngân sách thành phố) hoặc thanh toán bằng quỹ đất.

Trong bối cảnh việc huy động nguồn vốn đầu tư từ ngân sách ngày càng khó khăn và nhu cầu đầu tư cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng tăng mạnh, Bộ KH&ĐT cho rằng cần xem xét tiếp tục áp dụng loại hợp đồng BT theo hướng đổi mới, hoàn thiện cơ chế thực hiện loại hợp đồng này.

Để khắc phục các tồn tại của hợp đồng BT giai đoạn trước, Chính phủ yêu cầu đổi mới toàn diện theo hướng tổng mức đầu tư công trình BT phải được xác định chính xác, tránh nâng khống giá trị công trình. 

Cơ chế thanh toán cho nhà đầu tư (bằng đất, bằng tiền) phải được xác định cụ thể, rõ ràng, minh bạch ngay từ giai đoạn lập dự án. Cơ chế quản lý hợp đồng phải bảo đảm chặt chẽ, tránh phát sinh lãi trả chậm dẫn đến tăng tổng mức đầu tư; bảo đảm chất lượng công trình sau khi nhà đầu tư chuyển giao cho nhà nước.

Thẩm tra về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, để bảo đảm tính khả thi của quy định về loại hợp đồng BT, đề nghị quy định theo hướng giao Chính phủ hướng dẫn chi tiết đối với cơ chế, trình tự, thủ tục của loại hợp đồng BT theo nguyên tắc đổi mới toàn diện cách thức thực hiện và thanh toán cho nhà đầu tư.

Tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp

Phát biểu tại tổ, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh tinh thần xây dựng pháp luật “không phải cái gì không quản được thì cấm”.

Theo ông Bình, đây là tư duy xuyên suốt trong xây dựng các luật tới đây. Luật mới sẽ trao nhiều quyền hơn cho cơ sở, Quốc hội giao Chính phủ, Chính phủ giao cho địa phương.

"Có những anh bằng quan hệ kiếm được dự án nhưng năng lực không có"
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình phát biểu thảo luận tổ (Ảnh: CTV).

Về Luật Đầu tư, ông Bình cho biết, những vấn đề khó, vướng mắc đã được Chính phủ lựa chọn đưa vào lần sửa đổi này. Trong đó có quy định chấm dứt hoạt động đối với các dự án chậm tiến độ, dự án không được triển khai thực hiện trong nhiều năm, gây lãng phí đất đai nhằm giải phóng nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội.

Phó Thủ tướng cho hay, các địa phương đang rất cần quy định này bởi trên thực tế “có những anh bằng quan hệ kiếm được dự án nhưng năng lực thực thi không có, sau đó chuyển nhượng, tạo nên lãng phí rất lớn”.

Về Luật PPP, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam không chỉ cần nguồn lực Nhà nước mà còn cần nguồn lực xã hội, ODA… Luật PPP hiện hành đã loại bỏ phương thức hợp đồng BT nhưng lần sửa đổi này Chính phủ đề xuất áp dụng trở lại trên tinh thần kiểm soát chặt chẽ hơn.

Về quy định tỷ lệ vốn góp của Nhà nước, có đại biểu cho rằng không nên hạn chế tỷ lệ huy động vốn. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng nếu để vốn doanh nghiệp 100% thì sẽ khó kêu gọi nhà đầu tư; Nhà nước phải chiếm tỷ trọng cao, doanh nghiệp tham gia một phần thì doanh nghiệp mới tham gia…

Theo ông Bình, có những dự án rất khó kêu gọi nhà đầu tư tham gia PPP nên phải tăng tỷ lệ góp vốn Nhà nước. Để thu hút được nhà đầu tư vào các dự án khó thì phần vốn góp của Nhà nước phải vượt quá tỷ lệ cho phép hiện hành là 50% nhưng không quá 70%.

Tinh thần của Chính phủ là thủ tục phải rất đơn giản, “chứ còn xách hồ sơ đi hết cửa nọ, cửa kia thì phiền hà cho doanh nghiệp”, theo Phó Thủ tướng.

Ông Bình cũng khẳng định, cơ quan chức năng tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.

“Không phải xách hồ sơ đi chạy lòng vòng, hạn chế xin – cho. Thủ tục đơn giản thì thuận lợi cho doanh nghiệp, loại trừ việc phiền hà, nhũng nhiễu, góp phần phòng ngừa tham nhũng, chống lãng phí”, ông Bình nói.

Dantri.vn

Nguồn: https://dantri.com.vn/xa-hoi/co-nhung-anh-bang-quan-he-kiem-duoc-du-an-nhung-nang-luc-khong-co-20241030144537632.htm

Cùng chủ đề

Công khai trình tự thủ tục để không phải ‘xách hồ sơ chạy lòng vòng’

TPO – “Khi công khai trình tự thủ tục cũng đảm bảo xây dựng Chính phủ liêm chính, hạn chế xin – cho, không phải xách hồ sơ chạy lòng vòng”, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nêu. Ngày 30/10, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án 1 luật sửa 4 Luật Quy hoạch, Đầu tư, Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật Đấu thầu. Tại phiên thảo luận, đề cập đến Luật...

Tân Chủ tịch nước Lương Cường: Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc

Tân Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu – Ảnh: GIA HÂN Chiều 21-10, với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc bầu Thường trực Ban Bí thư – Đại tướng Lương Cường làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026. Ngay sau khi tuyên thệ, tân Chủ tịch nước Lương Cường đã có bài phát biểu nhậm chức trước Quốc hội. Tuyệt nhiên không nghĩ, không mơ làm đến cấp này, chức kia “Trong thời khắc...

Hai nữ thành viên Chính phủ có thể đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội

Phiếu xin ý kiến về dự kiến nhóm vấn đề chất vấn và người trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV vừa được gửi tới các đại biểu Quốc hội. Theo đó, các đại biểu được đề nghị cho ý kiến và lựa chọn 3 trong số 4 nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 8. Nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tư gồm: Công tác đảm bảo...

Toàn văn Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội

Sáng 21/10, tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trình bày Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025. Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Báo cáo: “Kính thưa đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm! Kính thưa các đồng...

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif

Trong khuôn khổ chuyến thăm, làm việc và tham dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai (FII) lần thứ 8 tại Ả Rập Xê-út, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif. Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng chuyển lời của Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn mời các nhà lãnh đạo Pakistan thăm Việt Nam. Thủ tướng Phạm...

Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân tuyên truyền biển, đảo tại Sóc Trăng

Ngày 30/10, Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tuyên truyền biển, đảo, tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng và tặng quà cho các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học giỏi. Thượng tá Nguyễn Văn Phiếm, Chủ nhiệm Chính trị Lữ đoàn 125 thông tin tình hình biển, đảo tại hội nghị. Tham dự hội nghị...

Xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh cho doanh nghiệp, doanh nhân phát triển

(MPI) – Thông báo số 496/TB-VPCP ngày 29/10/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Buổi Gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nghiệp, nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam nêu rõ, Chính phủ luôn bám sát, thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng, góp phần xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh cho doanh nghiệp, doanh nhân phát triển;...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif

Trong khuôn khổ chuyến thăm, làm việc và tham dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai (FII) lần thứ 8 tại Ả Rập Xê-út, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif. Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng chuyển lời của Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn mời các nhà lãnh đạo Pakistan thăm Việt Nam. Thủ tướng Phạm...

Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân tuyên truyền biển, đảo tại Sóc Trăng

Ngày 30/10, Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tuyên truyền biển, đảo, tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng và tặng quà cho các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học giỏi. Thượng tá Nguyễn Văn Phiếm, Chủ nhiệm Chính trị Lữ đoàn 125 thông tin tình hình biển, đảo tại hội nghị. Tham dự hội nghị...

Xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh cho doanh nghiệp, doanh nhân phát triển

(MPI) – Thông báo số 496/TB-VPCP ngày 29/10/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Buổi Gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nghiệp, nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam nêu rõ, Chính phủ luôn bám sát, thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng, góp phần xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh cho doanh nghiệp, doanh nhân phát triển;...

Công khai trình tự thủ tục để không phải ‘xách hồ sơ chạy lòng vòng’

TPO – “Khi công khai trình tự thủ tục cũng đảm bảo xây dựng Chính phủ liêm chính, hạn chế xin – cho, không phải xách hồ sơ chạy lòng vòng”, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nêu. Ngày 30/10, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án 1 luật sửa 4 Luật Quy hoạch, Đầu tư, Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật Đấu thầu. Tại phiên thảo luận, đề cập đến Luật...

Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ hạt nhân trong y tế

Công nghệ hạt nhân được sử dụng để ứng phó với nhiều vấn đề quan trọng của sự phát triển toàn cầu trong các lĩnh vực y tế, sinh học, nông nghiệp và khoa học. Đặc biệt trong y tế, công nghệ mới giúp đảm bảo chẩn đoán chính xác hơn và tiết kiệm chi phí điều trị (tránh những liệu pháp không phù hợp). Sản xuất dược phóng xạ tại bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh minh hoạ: Internet. Các ngành...

Tin nổi bật

Tin mới nhất