Powered by Techcity

Chưa bao giờ công tác ngoại giao kinh tế được gắn với nhu cầu sát sườn của các địa phương như hiện nay

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng cho rằng, Ngoại giao kinh tế là nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm của nền ngoại giao Việt Nam, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là động lực để thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững.

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng tại phiên Đối thoại chính sách trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 2024. (Ảnh: Nguyễn Văn Bình)

Chiều 25/9, tại phiên Đối thoại chính sách giữa Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ ngành Trung ương, Chủ tịch UBND TPHCM, lãnh đạo các tỉnh thành với các khách mời, các tập đoàn trong nước và quốc tế trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời câu hỏi của người điều phối chương trình – TS. Trần Du Lịch.

TS. Trần Du Lịch đặt câu hỏi: Lâu nay, vai trò của kinh tế đối ngoại rất quan trọng, sắp tới, việc vận dụng ngoại giao kinh tế để thu hút đầu tư chiến lược như thế nào?

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng nói: Xin khẳng định chưa bao giờ ngoại giao kinh tế được thúc đẩy như giai đoạn hiện nay. Đây là chủ trương Đảng đã định hướng chỉ đạo và ngay từ đầu nhiệm kỳ này đã xác định 3 trọng tâm của ngoại giao kinh tế: Ngoại giao kinh tế là nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm của nền ngoại giao Việt Nam; là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị; là động lực để thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững.

Trên tinh thần chỉ đạo đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt để cụ thể hóa chủ trương của Đảng. Trong thời gian vừa qua Thủ tướng đã trực tiếp chỉ đạo với nhiều tâm huyết quyết tâm để thúc đẩy ngoại giao kinh tế. Và trên thực tế chúng ta đã nhìn thấy những hiệu quả rất rõ ràng. Ví dụ như trong giai đoạn chống dịch Covid-19, khi đó Thủ tướng đã chỉ đạo ngoại giao kinh tế phải đặt trọng tâm vào ngoại giao vaccine, qua đó, đã tạo ra sự xoay chuyển tình thế.

Hiện nay, Thủ tướng cũng tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành trong đó có Bộ Ngoại giao cần tiếp tục đẩy mạnh ngoại giao kinh tế và ngoại giao cũng phải tạo ra đột phá, xoay chuyển tình thế trong việc thu hút nguồn lực bên ngoài để phục vụ cho phát triển đất nước.

Chúng tôi cho rằng, giai đoạn hiện nay, hơn lúc nào hết, việc thúc đẩy ngoại giao kinh tế vừa là yêu cầu khách quan, vừa là yêu cầu chủ quan.

Về khách quan, chúng ta đã thảo luận rất nhiều về các xu thế toàn cầu hiện nay trong một thế giới siêu kết nối thì nhu cầu hợp tác của các quốc gia cũng rất lớn để thúc đẩy hợp tác cùng phát triển.

Từ nhu cầu chủ quan của Việt Nam thì đất nước cũng đang bước vào giai đoạn phát triển mới với các mục tiêu khát vọng phát triển đất nước đến năm 2030, 2045. Việt Nam hiện nay cũng đã đang trở thành 1 trong 40 nền kinh tế hàng đầu thế giới, là 1 trong 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn trên thế giới. Chúng ta cũng đã trở thành mắt xích rất quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, do đó nhu cầu của chúng ta là cần thu hút thêm các đối tác quốc tế, các nguồn lực từ quốc tế.

Bạn bè thế giới cũng đánh giá rất cao tiềm năng của Việt Nam để có nhu cầu hợp tác. Như vậy có thể thấy chủ trương rất đúng đắn của chúng ta hiện nay là đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế vừa đáp ứng nhu cầu khách quan, chủ quan của chúng ta.

Hiện nay theo chỉ đạo của Chính phủ, ngoại giao kinh tế đang chú trọng vào 5 định hướng lớn:

Thứ nhất, tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại của Việt Nam là độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Trong đó tiếp tục kiến tạo môi trường hòa bình ổn định thuận lợi cho phát triển thúc đẩy quan hệ đối tác.

Nếu như theo dõi có thể thấy trong đối ngoại cấp cao của chúng ta thì nội hàm kinh tế là then chốt và tất cả những hoạt động đối ngoại cấp cao đều hướng tới và đạt kết quả cụ thể về hợp tác kinh tế và đóng góp cho phát triển đất nước.

Thứ hai, Thủ tướng vẫn thường xuyên chỉ đạo là thúc đẩy động lực cho tăng trưởng gồm: thúc đẩy thu hút đầu tư, thương mại, du lịch, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.

Thứ ba, ngoại giao kinh tế phải thúc đẩy 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nhân lực.

Thứ tư, ngoại giao kinh tế phải nắm bắt được xu thế của thời đại. Việc này Bộ Ngoại giao cùng các Bộ, ngành và qua cả hội nghị hôm nay để chúng ta nắm bắt xu thế mới nhất của thời đại, tình hình quốc tế để áp dụng phù hợp với tình hình đất nước.

Thứ năm, ngoại giao kinh tế phải gắn với các địa phương, doanh nghiệp. Có lẽ chưa bao giờ chúng ta đẩy mạnh ngoại giao kinh tế gắn với các nhu cầu sát sườn của các địa phương như giai đoạn hiện nay.

Và hiện nay Thủ tướng cũng đang chỉ đạo Bộ Ngoại giao đẩy mạnh ngoại giao công nghệ, ngoại giao tập đoàn để thu hút các nhà đầu tư lớn trong các lĩnh vực chiến lược. Đây là một số những định hướng mà ngoại giao kinh tế đã triển khai trong thời gian vừa qua cũng như là trong thời gian sắp tới.

Về câu hỏi liên quan công tác ngoại giao kinh tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói: Những vấn đề hiện nay trên thế giới tác động tới toàn cầu, toàn dân, như đại dịch Covid-19, cạnh tranh chiến lược, cạn kiệt tài nguyên, giá hóa dân số… là những vấn đề rất lớn mà không nước ngoài tự mình giải quyết được, nên phải đề cao chủ nghĩa đa phương, kêu gọi đoàn kết quốc tế.

Nền ngoại giao Việt Nam phải góp phần giữ vững môi trường hòa bình, hợp tác để phát triển, trong đó có nội dung ngoại giao kinh tế, để phát triển kinh tế, tham gia xử lý các vấn đề toàn cầu, toàn dân.

Về vấn đề cụ thể, ngoại giao kinh tế cuối cùng là phải đưa nền kinh tế Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, chuỗi cung ứng toàn cầu, chuỗi sản xuất toàn cầu; mở rộng thị trường, đối tác, như các thị trường mới tại Trung Đông, Nam Mỹ, châu Phi… Hiện nay, chúng ta đã làm tốt, chúng ta phải làm tốt hơn.

Nguồn: https://baoquocte.vn/thu-truong-ngoai-giao-nguyen-minh-hang-chua-bao-gio-cong-tac-ngoai-giao-kinh-te-duoc-gan-voi-nhu-cau-sat-suon-cua-cac-dia-phuong-nhu-hien-nay-287680.html

Cùng chủ đề

Lễ thượng cờ trang trọng kỷ niệm 57 năm Ngày thành lập ASEAN

(Dân trí) – Sáng nay 8/8 tại trụ sở Bộ Ngoại giao (Hà Nội) đã trọng thể diễn ra Lễ thượng cờ kỷ niệm 57 ngày thành lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN. Lễ thượng cờ kỷ niệm 57 năm Ngày thành lập ASEAN (Video: Minh Quang). Sáng nay, Nhân dịp kỷ niệm 57 năm Ngày thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN (8/8/1967 – 8/8/2022), Bộ Ngoại giao tổ...

Lễ thượng cờ kỷ niệm 57 năm thành lập ASEAN

Nguyễn Hồng 08:50 | 08/08/2024 Sáng nay, 8/8, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam long trọng tổ chức Lễ thượng cờ ASEAN nhân kỷ niệm 57 năm ngày thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 29 năm ngày Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức này. Ngay từ sáng sớm, đội danh dự đã có mặt tại trụ sở Bộ Ngoại giao để chuẩn bị cho Lễ thượng cờ ASEAN. (Ảnh: Nguyễn...

Đoàn Tiểu ban Văn kiện làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại giao

Tại cuộc làm việc, đại diện Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại giao báo cáo tình hình, kết quả triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, trong đó tập trung đánh giá bối cảnh, tình hình, các kết quả nổi bật, một số hạn chế, tồn tại, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, từ đó đề xuất một số nội hàm kiến nghị bổ sung vào đường lối đối ngoại Đại hội XIV của...

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tham dự Diễn đàn ASEAN-Nhật Bản lần thứ 39

Cả ASEAN và Nhật Bản cùng đề cao tầm quan trọng và giá trị của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện đối với mỗi bên và cả khu vực. Các đại biểu tham dự Diễn đàn ASEAN-Nhật Bản chụp ảnh chung. Ngày 25/6, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam, cùng Trưởng SOM, Trưởng đoàn các nước ASEAN và Nhật Bản tham dự Diễn đàn ASEAN-Nhật Bản thường niên lần thứ 39...

Cùng tác giả

Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet. Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì bao dung và hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến...

Tăng cường quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen.  Chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Chủ tịch Hun Sen nhiệt liệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh...

Chuyến công tác của Thủ tướng thể hiện vai trò, uy tín, đóng góp trách nhiệm của Việt Nam với các vấn đề toàn...

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro, Brazil. Xin Thứ trưởng cho biết những đóng góp của Việt Nam vào hội nghị? Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến...

“Mái ấm Công đoàn” đến với giáo viên có hoàn cảnh khó khăn Lào Cai

Thầy giáo Đinh Công Nghiệp hiện đang công tác tại Trường THPT số 2 thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Gia đình thầy Nghiệp có 7 thành viên, bà nội tuổi cao, ốm đau thường xuyên, bố mẹ đẻ của thầy Nghiệp cũng đã lớn tuổi, nương tựa hoàn toàn vào làm nghề nông, vợ chồng thầy Nghiệp là giáo viên dạy cùng trường và hai con nhỏ, một cháu 4 tuổi, một cháu 1 tuổi. Chi tiêu...

Cùng chuyên mục

Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet. Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì bao dung và hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến...

Tăng cường quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen.  Chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Chủ tịch Hun Sen nhiệt liệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh...

Chuyến công tác của Thủ tướng thể hiện vai trò, uy tín, đóng góp trách nhiệm của Việt Nam với các vấn đề toàn...

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro, Brazil. Xin Thứ trưởng cho biết những đóng góp của Việt Nam vào hội nghị? Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến...

“Mái ấm Công đoàn” đến với giáo viên có hoàn cảnh khó khăn Lào Cai

Thầy giáo Đinh Công Nghiệp hiện đang công tác tại Trường THPT số 2 thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Gia đình thầy Nghiệp có 7 thành viên, bà nội tuổi cao, ốm đau thường xuyên, bố mẹ đẻ của thầy Nghiệp cũng đã lớn tuổi, nương tựa hoàn toàn vào làm nghề nông, vợ chồng thầy Nghiệp là giáo viên dạy cùng trường và hai con nhỏ, một cháu 4 tuổi, một cháu 1 tuổi. Chi tiêu...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet chụp ảnh chung. (Ảnh: TTXVN) Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet trân trọng cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam thăm chính thức Campuchia và dự 2 Hội nghị quan trọng do Campuchia tổ chức; nhấn mạnh, đây là minh chứng cho quyết tâm của hai bên trong phát triển quan hệ...

Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshnik?

Trong tuyên bố mới nhất, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát biểu với người dân và binh sĩ quân đội Nga sau khi Moscow thực hiện đòn tấn công bằng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik với thiết bị lượn siêu thanh nhằm vào Ukraine. Đây là hành động đáp trả việc Lực lượng Vũ trang Ukraine (AFU) tấn công lãnh thổ Nga trước đó bằng vũ khí do phương Tây viện trợ. Tổng thống Nga khẳng định...

Tin nổi bật

Tin mới nhất