Powered by Techcity

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại phiên toàn thể Hội nghị IPTP 11

Sáng 24/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung”. Chủ tịch Quốc hội khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến đóng góp cho hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới, tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Tham dự IPTP 11 có: Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Hun Sen; Chủ tịch Quốc hội Campuchia, Chủ tịch IPTP 11 Samdech Khuon Sudary; Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet; Chủ tịch Hội đồng toàn cầu về Bao dung và Hòa bình (GCTP) Ahmed Bin Mohamed Aljarwan; Chủ tịch IPTP Sous Yara cùng gần 200 đại biểu là lãnh đạo nghị viện, nghị sĩ các nước và các tổ chức nghị viện khu vực, thế giới đến từ 58 nghị viện thành viên và nghị viện khách mời, đối tác, trong đó có 11 Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội và Tổng Thư ký IPU, Tổng thư ký ASEAN, Tổng Thư ký AIPA…

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại phiên toàn thể Hội nghị IPTP 11 - 1
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với các đại biểu dự Hội nghị (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN).

Diễn ra từ ngày 23 đến 26/11, Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của IPTP được chia thành hai phiên thảo luận chuyên đề gồm: Thúc đẩy kiến trúc hòa bình, xây dựng hòa bình, hòa giải và bao dung: sức mạnh tổng hợp của Chính phủ, Nghị viện, xã hội; Củng cố chủ nghĩa đa phương, hợp tác và đối tác cùng tồn tại và kết nối bao trùm.

Tại Phiên khai mạc IPTP 11, Quốc vương Norodom Sihamoni đã gửi thông điệp chào mừng các đại biểu tham dự Phiên họp; nhấn mạnh, việc Campuchia chủ trì tổ chức IPTP 11 cùng với nghị viện các quốc gia đã thể hiện tầm quan trọng của việc xây dựng một cộng đồng chung với nền tảng là hòa bình, thịnh vượng, kết nối nhân dân, giao lưu nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại phiên toàn thể Hội nghị IPTP 11 - 2
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với các đại biểu thực hiện nghi lễ chào cờ (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN).

Quốc vương Norodom Sihamoni tin tưởng, Phiên họp sẽ thành công; với sự hỗ trợ, đồng hành, hợp tác của tất cả các chủ thể, quốc gia, các tổ chức quốc tế, chúng ta có thể đạt được mục tiêu xây dựng hòa bình, hài hòa, thịnh vượng chung cho toàn nhân loại.

Theo Quốc vương Campuchia, hòa bình dù theo nghĩa nào cũng chỉ có thể đạt được nếu chúng ta có đối thoại chân thành, tôn trọng lẫn nhau, có giá trị chung, không quên sự bao trùm của chủ nghĩa đa phương và những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, công lý và sự thịnh vượng chung.

Phát biểu khai mạc IPTP 11, Chủ tịch IPTP Sous Yara cho biết, với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung”, Phiên họp IPTP lần này là dịp để Quốc hội Campuchia và các nghị viện thành viên IPTP trao đổi, thảo luận và đưa ra các giải pháp ngăn ngừa xung đột thông qua các biện pháp hòa bình, đối thoại và tăng cường hợp tác quốc tế để đạt được những mục tiêu vì hòa bình, hòa giải, cùng tồn tại hòa bình.

Phát biểu tại Phiên khai mạc, Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet cho biết, Campuchia đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế – xã hội, tăng trưởng kinh tế năm 2024 ước đạt gần 7%, cuộc sống người dân đã thay đổi nhiều và dự kiến Campuchia sẽ không còn là nước kém phát triển vào năm 2029.

Thủ tướng nêu rõ, tiến trình mà Campuchia theo đuổi cần có sự hỗ trợ và hợp tác của các bên, đảm bảo việc vượt qua khó khăn thách thức như an ninh năng lượng, hợp tác trong những vấn đề như công nghệ thông tin, đổi mới sáng tạo; mong muốn Hiến chương Hòa bình là một động lực để các nghị viện, các tổ chức quốc tế đạt được tầm nhìn, mục tiêu về hòa bình.

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại phiên toàn thể Hội nghị IPTP 11 - 3
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN).

Phát biểu tại Phiên họp với tư cách là khách mời của Quốc hội nước chủ nhà Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh đúng như tên gọi của mình, IPTP có sứ mệnh vô cùng quan trọng.

Khi nhân loại bước vào thập niên thứ ba của thế kỷ XXI, chúng ta đối mặt với một nghịch lý: trong khi nền văn minh, khoa học công nghệ và sự tiến bộ của nhân loại đang phát triển chưa từng có thì thế giới chúng ta đang sống lại đối mặt cùng lúc với nhiều xung đột cục bộ và khủng hoảng phức tạp chưa từng thấy kể từ sau Chiến tranh lạnh.

Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của Samdech Hun Sen, Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia và Quốc hội Campuchia trong việc tổ chức Hội nghị quan trọng này.

“Câu chuyện thành công của Campuchia trong củng cố hòa bình, hòa giải, phát triển đất nước là một minh chứng cho mục tiêu cao cả xây dựng một thế giới hòa bình, tốt đẹp hơn, văn minh hơn, nơi con người sống bao dung với nhau”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại phiên toàn thể Hội nghị IPTP 11 - 4
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN).

Chia sẻ với lãnh đạo nghị viện, nghị sĩ các nước tham dự IPTP 11, Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, hòa bình không chỉ là việc không có chiến tranh, mà còn là sự tôn trọng, yêu thương và chia sẻ giữa các dân tộc, các quốc gia.

“Hòa bình là khi chúng ta hiểu và đồng cảm được với mỗi con người, bất kể màu da, tôn giáo hay nguồn gốc dân tộc. Hòa bình là nhằm bảo đảm mỗi con người đều xứng đáng được sống một cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong một môi trường an toàn, không bị phân biệt đối xử”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, Việt Nam là một dân tộc yêu chuộng hòa bình với truyền thống bao dung, nhân nghĩa, hòa hiếu. Trải qua nhiều cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghị để mỗi người dân đều được hưởng độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại phiên toàn thể Hội nghị IPTP 11 - 5
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các đại biểu dự Hội nghị (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN).

“Chúng tôi cũng nhận thức rõ, hòa bình, phát triển của Việt Nam gắn với khu vực và thế giới. Theo đó, Việt Nam ủng hộ các sáng kiến đóng góp cho hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới, ủng hộ việc thúc đẩy giải quyết các xung đột và tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, tuân thủ luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc”, Chủ tịch Quốc hội khẳng định.

Để xây dựng một nền hòa bình, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, trước hết cần thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau, thu hẹp khác biệt giữa các quốc gia, dân tộc.

Thứ hai, chung tay thúc đẩy phát triển bền vững, bao trùm giải quyết nguyên nhân gốc rễ của đói nghèo, bất bình đẳng cũng là cách tạo cơ sở bền vững cho một thế giới hòa bình, bao dung.

Thứ ba, tôn trọng luật pháp quốc tế và thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, đặc biệt là vai trò trung tâm của Liên Hợp Quốc, là phương cách văn minh nhất để ngăn ngừa chiến tranh, xung đột.

Với tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tin rằng, “nghị viện và các nghị sĩ sẽ đóng vai trò tích cực và có tiếng nói quan trọng trong việc thúc đẩy thượng tôn pháp luật, xây dựng lòng tin và tôn trọng lẫn nhau, cùng tìm ra giải pháp hòa bình bền vững cho các tranh chấp trong khu vực cũng như các thách thức toàn cầu cấp bách hiện nay”.

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại phiên toàn thể Hội nghị IPTP 11 - 6
Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam dự Hội nghị (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN).

Trong phát biểu, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Việt Nam đánh giá cao và hoàn toàn ủng hộ nỗ lực của Campuchia nhằm thúc đẩy đối thoại, hòa giải và hợp tác.

Là nước láng giềng của Campuchia, Việt Nam tin rằng, những kinh nghiệm thành công của Campuchia trong phát triển đất nước và xây dựng quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước láng giềng, khu vực, sẽ góp phần thúc đẩy hòa bình và hợp tác ở khu vực cũng như trên thế giới.

Tại IPTP 11, Chủ tịch Thượng viện Campuchia, Samdech Hun Sen đã phát biểu, chia sẻ câu chuyện về quá trình xây dựng và phát triển đất nước, quá trình hòa giải, vượt qua sự chia rẽ để xây dựng hòa bình, thống nhất đất nước của mình.

Trong quá trình đó, Samdech Hun Sen đánh giá cao và bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ của quân đội Việt Nam trong việc giải phóng và thống nhất đất nước, thoát khỏi nạn diệt chủng của Polpot; Việt Nam tôn trọng độc lập, tự chủ và các quyết định của Campuchia.

Samdech Hun Sen cũng chia sẻ về các thành quả đạt được của Campuchia trong những năm qua, nỗ lực hội nhập quốc tế, tham gia là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, nỗ lực giải quyết các thách thức toàn cầu hiện nay; nhấn mạnh cách tiếp cận cùng thắng; nhấn mạnh các bên cần đối thoại và hợp tác để xây dựng hòa bình.

Tại Phiên họp, các đại biểu tập trung thảo luận các biện pháp nhằm thúc đẩy hòa bình, hòa giải và bao dung bằng việc đầu tư vào một cấu trúc thống nhất của việc xây dựng hòa bình và hợp tác phát triển bởi các quốc gia yêu chuộng hòa bình và các bên liên quan; nhấn mạnh vai trò quan trọng của ngoại giao nghị viện và nhà nước trong thúc đẩy hòa bình, phát triển, tuân thủ luật pháp quốc tế, tư pháp và thương mại.

IPTP là một cơ chế thuộc Hội đồng toàn cầu về Khoan dung và Hòa bình (GCTP) – tổ chức quốc tế do nhà ngoại giao Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), Chủ tịch đương nhiệm GCTP Ahmed Bin Mohamed Aljarwan thành lập vào năm 2017 với mục đích thúc đẩy văn hóa hòa bình, chống lại sự phân biệt và bạo lực cực đoan. Campuchia hiện giữ vai trò Chủ tịch của IPTP nhiệm kỳ 2023-2024 và là nơi đặt trụ sở của GCTP khu vực châu Á – Thái Bình Dương. IPTP đã ký Thỏa thuận hợp tác với khoảng 40 nghị viện quốc gia và khu vực, có tư cách quan sát viên của Liên minh Nghị viện thế giới.

Quốc hội Việt Nam chưa phải là thành viên của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình, trước đó cũng chưa cử Đoàn của Quốc hội tham dự các Phiên họp IPTP. Do đó, đây là lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam tham dự Phiên họp của IPTP.

Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/chu-tich-quoc-hoi-phat-bieu-tai-phien-toan-the-hoi-nghi-iptp-11-20241124131752883.htm

Cùng chủ đề

Khơi dậy ký ức hào hùng với “Bài ca không quên”

Tham dự chương trình có ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Quốc hội; Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP HCM; Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; ông Phan Văn Mãi, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP HCM;… cùng...

Đưa quan hệ Việt Nam với Singapore và Nhật Bản phát triển ngày càng hiệu quả

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Singapore Tharman Shanmugaratnam. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN) Tối 7/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Singapore và Nhật Bản theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng và Phu nhân, Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi...

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam – Singapore, Việt Nam

Với hơn 50 hoạt động của Chủ tịch Quốc hội và của các bộ, ngành, địa phương tham gia Đoàn với các đối tác của bạn, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã thành công rất tốt đẹp, đạt nhiều kết quả thực chất, toàn diện, trên các kênh Đảng, Quốc hội, Chính phủ, giao lưu nhân dân và các trụ cột...

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Nhật Bản

Lễ tiễn Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân tại sân bay Nagasaki. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN) Theo đặc phái viên TTXVN, tối 7/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn Đại biểu Cấp cao Quốc hội Việt Nam đã về đến thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Nhật Bản theo lời mời của Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và...

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Singapore, Nhật Bản

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức tại Cộng hòa Singapore, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có các cuộc hội kiến, hội đàm với tất cả lãnh đạo cấp cao nhất của Singapore như: Tổng thống Tharman Shanmugaratnam; Chủ tịch Quốc hội Seah Kian Peng, Thủ tướng Lawrence Wong, tiếp các tập đoàn hàng đầu của Singapore đang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước...

Cùng tác giả

Sự cố ở cầu Suối Nhum do xe cẩu trượt bánh

Sau sự cố xe cẩu va làm rơi nứt gãy các phiến dầm cầu Suối Nhum, Công ty CP 479 Hòa Bình cam kết sẽ lao lắp bù lại các phiến dầm bị hư hỏng bằng kinh phí của nhà thầu và đơn vị bảo hiểm. Ngày 1/1, Ban QLDA công trình giao thông khu...

Chợ Tết thưa thớt, tiểu thương ‘ngóng theo từng du khách’

TPO – Nhiều tiểu thương lo đứt hàng Tết, không có hàng để bán không phải vì bán quá chạy, hàng quá “hot” mà do sức mua chậm khiến họ không dám dự trữ nhiều. Giá tăng, sức mua yếu Ngày đầu năm 2025, chợ Bến Thành (quận 1, TPHCM) tấp nập du khách. Những đoàn khách nước ngoài chủ yếu đến chợ Bến Thành để chụp ảnh, thưởng thức ẩm thực. Bà Hương Xuân, tiểu thương ngành thực...

Cùng chuyên mục

Sự cố ở cầu Suối Nhum do xe cẩu trượt bánh

Sau sự cố xe cẩu va làm rơi nứt gãy các phiến dầm cầu Suối Nhum, Công ty CP 479 Hòa Bình cam kết sẽ lao lắp bù lại các phiến dầm bị hư hỏng bằng kinh phí của nhà thầu và đơn vị bảo hiểm. Ngày 1/1, Ban QLDA công trình giao thông khu...

Chợ Tết thưa thớt, tiểu thương ‘ngóng theo từng du khách’

TPO – Nhiều tiểu thương lo đứt hàng Tết, không có hàng để bán không phải vì bán quá chạy, hàng quá “hot” mà do sức mua chậm khiến họ không dám dự trữ nhiều. Giá tăng, sức mua yếu Ngày đầu năm 2025, chợ Bến Thành (quận 1, TPHCM) tấp nập du khách. Những đoàn khách nước ngoài chủ yếu đến chợ Bến Thành để chụp ảnh, thưởng thức ẩm thực. Bà Hương Xuân, tiểu thương ngành thực...

Thừa nhận sẽ chẳng ai tặng hòa bình cho Ukraine, Tổng thống Zelensky đặt niềm tin nơi Mỹ

Tổng thống Volodymyr Zelensky và Đệ nhất phu nhân Olena Zelenska trong bức ảnh chụp vào đêm Giao thừa 2025. (Nguồn: X) Ukrinform cho hay, trong video chúc mừng, Tổng thống Zelensky thừa nhận sẽ không ai “tặng” hòa bình cho nước này, song tin tưởng Mỹ sẽ đồng hành cùng Ukaraine trong chiến dịch quân sự đặc biệt kéo dài 34 tháng qua của Nga. Nhắc lại các cuộc trò chuyện với Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden, Tổng...

Người Việt sống ở nước ngoài đón năm mới 2025 như thế nào?

Hòa chung trong không khí chào đón năm mới, nhiều bạn trẻ Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài cố gắng vượt qua nỗi nhớ nhà, vào bếp nấu bữa cơm tất niên và tận hưởng thời khắc chuyển giao thiêng liêng. Trung Quốc Giữa cái lạnh dưới 0 độ C tại Bắc Kinh (Trung Quốc), Phạm Thị Thương (29 tuổi, nghiên cứu sinh ngành Hán ngữ quốc tế, Đại học Ngôn ngữ và Văn hóa Bắc...

Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

Báo VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng. Tựa cho báo VietNamnet đặt.  Những kết quả quan trọng, toàn diện, nổi bật đạt được trên các lĩnh vực trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi của năm 2024 khẳng định nỗ lực vượt bậc, ý chí kiên cường, quyết tâm sắt đá tiếp tục đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới của toàn Đảng, toàn dân và toàn...

Việt Nam hạnh phúc – Vietnam.vn

Dân tộc Việt Nam sẽ cùng với nhân dân khu vực và quốc tế vun đắp Hạnh phúc qua sự đoàn kết, sẻ chia và khát vọng phát triển. Đây không chỉ là cảm xúc, mà là hành trình xây dựng một xã hội an lành, thịnh vượng và tràn đầy yêu thương cho riêng Việt Nam và cho toàn nhân loại nói chung. Hạnh phúc Việt Nam, nhìn từ triết lý nhà Phật, là dòng chảy liên tục luân hồi của quá khứ, hiện tại...

Mỹ công bố quốc tang tưởng niệm cố Tổng thống Jimmy Carter

“Tôi mời những người dân trên thế giới chia sẻ nỗi đau buồn của chúng tôi và tham gia cùng chúng tôi trong buổi lễ long trọng này”, theo Reuters dẫn lời của Tổng thống Biden. Cố Tổng thống Jimmy Carter qua đời hôm 29.12.2024 Ngoài ra, Mỹ sẽ treo cờ rủ trong 30 ngày để tưởng nhớ vị cựu tổng thống, bao gồm cả tại lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump dự kiến diễn ra...

Tin nổi bật

Tin mới nhất