Powered by Techcity

Chủ động các biện pháp ứng phó mưa lũ trên địa bàn tỉnh


Ngày 16/7, UBND tỉnh ban hành Công văn số 1147/UBND-KTN yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố chủ động các biện pháp ứng phó mưa lũ trên địa bàn tỉnh.

Từ tối 15/7 đến 9h ngày 16/7, trên địa bàn tỉnh đã có mưa to đến rất to, một số nơi mưa rất to như xã Quý Hòa (Lạc Sơn) 136,2mm; Mãn Đức (Tân Lạc) 121mm; Hợp Phong (Cao Phong) 107,2mm; Yên Trị (Yên Thủy) 102mm. Một số địa phương đã xảy ra tình trạng sạt lở, lũ trên các sông, suối và ngập úng cục bộ, gây ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng và người dân.

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia, trong những ngày tới mưa lớn vẫn tiếp diễn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Để tăng cường các biện pháp phòng, chống thiên tai, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung sau:

Các đồng chí trưởng đoàn và thành viên đoàn công tác phòng chống thiên tai của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh được phân công phụ trách địa bàn các huyện, thành phố chủ động nắm bắt tình hình thiên tai, tổ chức kiểm tra, chỉ đạo địa phương được giao phụ trách trong công tác ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn và nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất do ảnh hưởng của mưa lũ; thực hiện báo cáo theo quy định.

Tiếp tục triển khai Công điện số 07/CĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh về việc chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; Công văn số 1954/SNN-TL, ngày 14/7/2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai Công điện số 4978/CĐ-BNN-ĐĐ, ngày 13/7/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lớn.

Các địa phương tăng cường các lực lượng, đặc biệt lực lượng xung kích tại cơ sở rà soát, kịp thời phát hiện, sơ tán, di dời người và phương tiện, tài sản ở những khu vực nguy hiểm, không bảo đảm an toàn, đặc biệt là tại khu vực bị ngập sâu, ven sông, suối, khu vực đã xảy ra sạt lở và có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét; giúp người dân sơ tán đến nơi an toàn; khắc phục các hư hỏng, sạt lở đã xảy ra đảm bảo đời sống người dân.

Tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát, hỗ trợ, hướng dẫn bảo đảm giao thông an toàn cho người và phương tiện, nhất là tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực đã xảy ra sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở; kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; không để xảy ra thiệt hại đáng tiếc về người do bất cẩn, chủ quan.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh sẵn sàng các lực lượng để triển khai ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai.

Sở Giao thông vận tải bố trí máy móc, thiết bị, vật tư và nhân lực ở những vị trí trọng yếu, vị trí đã xảy ra sạt lở thường xuyên bị sụt trượt để chủ động khắc phục, đảm bảo giao thông trong thời gian nhanh nhất; chủ động triển khai lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, đặc biệt giao thông qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết.

Các sở, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ, chủ động phối hợp với các địa phương triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lũ và các tình huống bất thường gây ra theo phương châm “bốn tại chỗ”. Chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương thực hiện phương án ứng phó, khắc phục thiên tai, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, Nhà nước.

Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hòa Bình tiếp tục phát sóng, truyền tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình mưa lũ để các cấp chính quyền địa phương và người dân chủ động phòng tránh.

V.Đ (TH)






Nguồn: http://www.baohoabinh.com.vn/12/191298/Chu-dong-cac-bien-phap-ung-pho-mua-lu-tren-dia-ban-tinh.htm

Cùng chủ đề

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga vì hòa bình và phát triển

Diễn ra trong bối cảnh năm 2024, Việt Nam và Liên bang Nga kỷ niệm 30 năm ký kết Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị và hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2025, chuyến thăm là dấu mốc quan trọng, góp phần nâng tầm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga, đồng thời là bước tiếp nối truyền thống...

Những “gam màu” xung đột vũ trang trong 20 năm qua

Thế giới trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI trải qua nhiều biến động sâu sắc, với hàng loạt xung đột vũ trang diễn ra ngày càng phức tạp và khó lường. Các cuộc xung đột nổ ra khắp nơi trên thế giới khiến bức tranh an ninh toàn cầu ngày càng nhiều thêm các gam màu tối. Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP) Từ những cuộc nội chiến kéo dài ở Trung Đông và châu Phi đến các cuộc...

Vì sao nhiều người mắc vi khuẩn ăn thịt người?

Tin mới y tế ngày 5/9: Vì sao nhiều người mắc vi khuẩn ăn thịt người?Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết, đơn vị đang điều trị cho 2 bệnh nhân mắc bệnh Whitmore (nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người’). Trong đó có một bệnh nhân tiên lượng nặng, đang được điều trị, chăm sóc tích cực. Thêm nhiều ca bệnh mắc vi khuẩn ăn thịt người Theo đó, bệnh nhân thứ nhất là Hà Ngọc T. (43 tuổi,...

Cùng tác giả

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga vì hòa bình và phát triển

Diễn ra trong bối cảnh năm 2024, Việt Nam và Liên bang Nga kỷ niệm 30 năm ký kết Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị và hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2025, chuyến thăm là dấu mốc quan trọng, góp phần nâng tầm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga, đồng thời là bước tiếp nối truyền thống...

Những “gam màu” xung đột vũ trang trong 20 năm qua

Thế giới trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI trải qua nhiều biến động sâu sắc, với hàng loạt xung đột vũ trang diễn ra ngày càng phức tạp và khó lường. Các cuộc xung đột nổ ra khắp nơi trên thế giới khiến bức tranh an ninh toàn cầu ngày càng nhiều thêm các gam màu tối. Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP) Từ những cuộc nội chiến kéo dài ở Trung Đông và châu Phi đến các cuộc...

Vì sao nhiều người mắc vi khuẩn ăn thịt người?

Tin mới y tế ngày 5/9: Vì sao nhiều người mắc vi khuẩn ăn thịt người?Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết, đơn vị đang điều trị cho 2 bệnh nhân mắc bệnh Whitmore (nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người’). Trong đó có một bệnh nhân tiên lượng nặng, đang được điều trị, chăm sóc tích cực. Thêm nhiều ca bệnh mắc vi khuẩn ăn thịt người Theo đó, bệnh nhân thứ nhất là Hà Ngọc T. (43 tuổi,...

Cùng chuyên mục

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm

Năm 2024 tỉnh Hòa Bình đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế chung cả năm là 9%. Theo đánh giá của UBND tỉnh, trong 6 tháng đầu năm, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều khó khăn, thách thức, cùng với diễn biến bất thường của biến đổi khí hậu, thiên tai, thời tiết cực đoan đã ảnh hưởng đến KT-XH của tỉnh. Cùng với đó, hoạt động của các doanh nghiệp, nhà đầu...

Liên kết, thúc đẩy phát triển du lịch Hòa Bình – Hà Nội

Giáp ranh với Thủ đô Hà Nội, giao thông thuận tiện, khí hậu trong lành, bản sắc văn hóa các dân tộc phong phú, sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng… Hòa Bình là điểm đến hấp dẫn với người dân Hà Nội. Ở chiều ngược lại, Thủ đô văn hiến với dày đặc di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và nơi văn hóa hội tụ là điểm đến yêu thích của người dân Hòa Bình....

Tin nổi bật

Tin mới nhất