Powered by Techcity

Bước ngoặt lịch sử đưa quan hệ Việt- Hàn xứng tầm Đối tác chiến lược toàn diện

Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân sẽ có chuyến thăm chính thức Hàn Quốc trong 4 ngày theo lời mời của Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo và phu nhân.

Nhân dịp này, PV VietNamNet có cuộc phỏng vấn với Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Choi Young Sam về ý nghĩa chuyến thăm cũng như phương hướng hợp tác giữa hai nước.

MỐI QUAN HỆ ĐẶC BIỆT, NHƯ “MỘT GIA ĐÌNH”

Việt Nam – Hàn Quốc đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện vào tháng 12/2022. Thủ tướng Phạm Minh Chính lần đầu tiên sẽ có chuyến thăm chính thức Hàn Quốc. Đại sứ có thể nói rõ ý nghĩa của chuyến thăm, dự kiến những nội dung sẽ được trao đổi giữa lãnh đạo cấp cao hai nước?

Chuyến thăm lần này sẽ là bước ngoặt lịch sử, tiếp tục đưa quan hệ Hàn Quốc – Việt Nam vốn được đánh giá đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất lên một tầm cao hơn.

Đây là chuyến thăm đầu tiên ở cấp cao nhất của Việt Nam sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, diễn ra sau đúng một năm chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Yoon Suk-yeol nên càng có ý nghĩa đặc biệt.

Hai nước sẽ đẩy nhanh thực hiện “Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Hàn Quốc” đã được đưa ra nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Yoon Suk-yeol vào năm ngoái.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol.

 Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo. Ảnh: Phạm Hải/TTXVN

Dự kiến, Thủ tướng hai nước sẽ trao đổi về mở rộng hợp tác trên mọi lĩnh vực. Trong đó có thương mại, khoáng sản, hợp tác lao động; trong công nghệ thông tin và truyền thông có hợp tác về bán dẫn, Al, chuyển đổi số; ngoài ra là giao lưu nhân dân, văn hóa, du lịch, giao lưu địa phương…

Hai nước cũng sẽ thảo luận nhằm tăng cường hợp tác tại diễn đàn đa phương và ứng phó với thách thức chung toàn cầu, đóng góp cho hòa bình, thịnh vượng của khu vực và thế giới.

Phía Hàn Quốc kỳ vọng đây sẽ là một trong những chuyến thăm nước ngoài thành công trong năm 2024 của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Bởi hai nước sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác chiến lược và thực chất xứng tầm quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện.

Chúng ta sẽ được chứng kiến quan hệ hai nước đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất tiếp tục được phát triển tốt đẹp hơn.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Seok Yeol từng nói Việt Nam và Hàn Quốc đã duy trì quan hệ thông gia trong suốt 800 năm qua, giờ đây, hai nước không khác gì người một nhà. Xin Đại sứ chia sẻ về mối quan hệ đặc biệt này, nhất là trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động?

Hàn Quốc và Việt Nam là những đối tác đặc biệt của nhau. không có gì có thể cản trở được sự phát triển quan hệ hai nước.

Việt Nam đưa ra mục tiêu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao; trong khi Hàn Quốc thực hiện tầm nhìn quốc gia quan trọng toàn cầu để đóng góp cho tự do, hòa bình và thịnh vượng.

Đến nay, hai nước đã vượt qua khuôn khổ quan hệ đối tác để trở thành quan hệ đặc biệt không khác gì “một gia đình”.

Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Choi Young Sam.

Giao lưu nhân dân diễn ra vô cùng sôi nổi với dẫn chứng hiện có khoảng 90 nghìn cặp gia đình Hàn – Việt.

Tôi cho rằng việc hai nước gần nhau về mặt địa lý và tương đồng về văn hóa cũng có tác động lớn. Thời gian tới, trên nền tảng mối quan hệ đặc biệt, nhiều lĩnh vực mới mà hai nước có thể cùng hợp tác.

Thế giới đang phải đối mặt với thách thức như khủng hoảng chuỗi cung ứng, biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, quan hệ hai nước sẽ còn tỏa sáng hơn trước những thách thức mới này.

Hàn Quốc được biết đến là đất nước có ngành công nghiệp văn hoá phát triển hàng đầu thế giới. Làn sóng Hallyu từ âm nhạc, phim ảnh, ẩm thực lan tỏa ở nhiều quốc gia, Việt Nam cũng vậy, rất nhiều người dân, đặc biệt là giới trẻ yêu thích văn hóa Hàn Quốc. Đại sứ có thể chia sẻ kinh nghiệm từ sự phát triển này của Hàn Quốc?

Trong lĩnh vực văn hóa có rất nhiều điều mà Hàn Quốc và Việt Nam có thể học hỏi lẫn nhau. Tôi nhận thấy Việt Nam có nền văn hóa phong phú không thua kém bất kỳ quốc gia nào.

Hàn Quốc sẵn sàng đóng góp và cùng hợp tác nhằm phát triển ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam. Tiêu biểu là hai nước đang hợp tác trong các dự án giao lưu điện ảnh, sản xuất chung chương trình truyền hình, đào tạo nguồn nhân lực.

Đặc biệt, hai nước còn có nhiều tương đồng về văn hóa nên những kinh nghiệm, thành công của Hàn Quốc sẽ phù hợp để Việt Nam tham khảo hơn bất kỳ quốc gia nào khác.

Trong gần một năm đảm nhiệm cương vị Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam, tôi cũng đã cảm nhận được có nhiều điểm Hàn Quốc có thể học được từ Việt Nam.

Chương trình Giao lưu văn hóa Việt-Hàn nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hàn Quốc. Ảnh: Bộ Ngoại giao

Người dân Hà Nội trải nghiệm làm kim chi tại lễ hội Con đường văn hóa Hàn Quốc tổ chức vào tháng 4. Ảnh: ĐSQ Hàn Quốc 

Tiêu biểu nhất là ẩm thực. Các món ăn Hàn Quốc như kimbap, thịt ba chỉ nướng, tteokbokki đã trở nên phổ biến ở Việt Nam và toàn thế giới. Tuy nhiên, tôi cho rằng món toàn cầu hóa thành công trước chính là phở của Việt Nam. Việt Nam đã chinh phục được khẩu vị của người dân toàn thế giới. Hàn Quốc nhất định sẽ học hỏi Việt Nam bí quyết để thương hiệu hóa ẩm thực.

Văn hóa áo dài của người Việt Nam rất đáng tự hào. Hanbok gần đây cũng được biết đến rộng rãi. Tuy nhiên, tôi nhận thấy người dân Việt Nam đón nhận áo dài như một bộ trang phục thường ngày, một phần của cuộc sống thường nhật. Tôi rất muốn học theo cách người Việt Nam khi kế thừa và phát huy văn hóa truyền thống.

Trong tương lai, tôi kỳ vọng hai nước sẽ tiếp tục học hỏi những điểm mạnh của nhau để cùng tìm ra con đường phát triển văn hóa.

Đại sứ nhận nhiệm vụ tại Việt Nam đến nay đã gần 1 năm, ông có cảm nhận như thế nào về đất nước, con người Việt Nam. Điều gì để lại cho ông ấn tượng về Việt Nam? 

Một năm vừa qua là khoảng thời gian tôi phát hiện nhiều điểm chung giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Được thấy hình ảnh người dân Việt Nam coi trọng gia đình và tình cảm, cần cù, thật thà và có trách nhiệm, tôi cảm thấy rất giống với người Hàn Quốc.

Mỗi ngày tôi được chứng kiến những tiềm năng, tiềm lực đáng kinh ngạc của Việt Nam. Việt Nam bảo tồn truyền thống nhưng cũng không ngại thay đổi, tự hào về lịch sử nhưng không an phận ở quá khứ.

Tất cả người dân đều như vậy, không phân biệt thế hệ. Đặc biệt thế hệ trẻ Việt Nam đầy nhiệt huyết, luôn tiến về phía trước.

Một năm vừa qua cũng là khoảng thời gian tôi nhận được nhiều tình yêu mến của người dân Việt Nam. Đến mức sẽ không quá khi nói rằng đó là một năm tôi nhận được nhiều tình yêu mến nhất trong cuộc đời làm ngoại giao 35 năm qua.

Đó đều là nhờ có tình cảm yêu mến của người dân Việt Nam dành cho Hàn Quốc. Đáp lại, thời gian tới tôi sẽ nỗ lực hơn nữa vì sự phát triển của quan hệ Hàn – Việt.

Nguồn: https://vietnamnet.vn/han-quoc-ky-vong-vao-chuyen-tham-cua-thu-tuong-pham-minh-chinh-va-phu-nhan-2295951.html

Cùng chủ đề

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hoà Bình tích cực tham gia các hoạt động, đóng góp vào thành công của Kỳ họp thứ...

LTS: Với tinh thần làm việc khẩn trương, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội (QH) khóa XV đã thành công tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Nhìn lại những kết quả nổi bật của kỳ họp, phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh. Đoàn đại biểu...

Đảm bảo tiến độ các dự án dân dụng và công nghiệp

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp (DD&CN) tỉnh (sau đây viết tắt là BQL) đang làm chủ đầu tư (CĐT) 8 công trình thuộc kế hoạch đầu tư công (ĐTC) năm 2024 của tỉnh. Mặc dù gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện nhiện vụ nhưng BQL đã nỗ lực triển khai các giải pháp tháo gỡ phù hợp. Đến thời điểm này, các dự...

Bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình”

Hòa Bình là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, một trong những cái nôi của người Việt cổ. Trong tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường là cư dân bản địa, có cùng nguồn gốc với người Việt cổ, cư trú ở nhiều tỉnh phía Bắc, nhưng tập trung đông nhất là ở tỉnh Hòa Bình với nền "Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng đã kết tinh nên vẻ đẹp...

Phát huy thành tích, đẩy mạnh phong trào Thi đua Quyết thắng

 Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Đại hội Thi đua Quyết thắng (TĐQT) lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2019 - 2024 được tổ chức vào thời điểm Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân các dân tộc trong tỉnh nỗ lực phấn đấu hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; thi đua lập thành tích...

Quản lý tốt mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quản lý mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói là điểm then chốt trong truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý cho một số sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh khi đạt điều kiện xuất khẩu. Do đó, cấp mã số vùng trồng cũng như thực hiện tốt truy xuất nguồn gốc được ngành nông nghiệp tỉnh xác định là cơ hội để tăng sức cạnh tranh cho nông sản ở cả...

Cùng tác giả

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hoà Bình tích cực tham gia các hoạt động, đóng góp vào thành công của Kỳ họp thứ...

LTS: Với tinh thần làm việc khẩn trương, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội (QH) khóa XV đã thành công tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Nhìn lại những kết quả nổi bật của kỳ họp, phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh. Đoàn đại biểu...

Đảm bảo tiến độ các dự án dân dụng và công nghiệp

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp (DD&CN) tỉnh (sau đây viết tắt là BQL) đang làm chủ đầu tư (CĐT) 8 công trình thuộc kế hoạch đầu tư công (ĐTC) năm 2024 của tỉnh. Mặc dù gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện nhiện vụ nhưng BQL đã nỗ lực triển khai các giải pháp tháo gỡ phù hợp. Đến thời điểm này, các dự...

Bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình”

Hòa Bình là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, một trong những cái nôi của người Việt cổ. Trong tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường là cư dân bản địa, có cùng nguồn gốc với người Việt cổ, cư trú ở nhiều tỉnh phía Bắc, nhưng tập trung đông nhất là ở tỉnh Hòa Bình với nền "Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng đã kết tinh nên vẻ đẹp...

Phát huy thành tích, đẩy mạnh phong trào Thi đua Quyết thắng

 Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Đại hội Thi đua Quyết thắng (TĐQT) lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2019 - 2024 được tổ chức vào thời điểm Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân các dân tộc trong tỉnh nỗ lực phấn đấu hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; thi đua lập thành tích...

Quản lý tốt mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quản lý mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói là điểm then chốt trong truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý cho một số sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh khi đạt điều kiện xuất khẩu. Do đó, cấp mã số vùng trồng cũng như thực hiện tốt truy xuất nguồn gốc được ngành nông nghiệp tỉnh xác định là cơ hội để tăng sức cạnh tranh cho nông sản ở cả...

Cùng chuyên mục

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hoà Bình tích cực tham gia các hoạt động, đóng góp vào thành công của Kỳ họp thứ...

LTS: Với tinh thần làm việc khẩn trương, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội (QH) khóa XV đã thành công tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Nhìn lại những kết quả nổi bật của kỳ họp, phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh. Đoàn đại biểu...

Phát huy thành tích, đẩy mạnh phong trào Thi đua Quyết thắng

 Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Đại hội Thi đua Quyết thắng (TĐQT) lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2019 - 2024 được tổ chức vào thời điểm Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân các dân tộc trong tỉnh nỗ lực phấn đấu hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; thi đua lập thành tích...

Dấu ấn Phong trào thi đua Quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh Hòa Bình

Báo cáo của UBND tỉnh trình tại Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 ...

Cử tri quan tâm, hướng đến Kỳ họp thứ 19 của HĐND tỉnh

Hoạt động của HĐND tỉnh ngày càng đổi mới, hướng tới thực chất và hiệu quả, tập trung thảo luận đưa ra những giải pháp, quyết sách quan trọng tác động đến kinh tế - xã hội, ngày càng thu hút sự quan tâm của cán bộ, Nhân dân và đông đảo cử tri. Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tiếp tục được cử tri và Nhân dân hướng tới với...

Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp các Đại sứ đến chào từ biệt

Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Colombia Miguel Angel Rodriguez Melo. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN) Tiếp Đại sứ Colombia Miguel Angel Rodriguez Melo, Chủ tịch nước Tô Lâm chúc mừng Đại sứ hoàn thành xuất sắc nhiệm kỳ công tác, đóng góp tích cực vào việc tăng cường và phát triển mối quan hệ hợp tác và hữu nghị việt nam-Colombia; nhất là trong năm nay hai nước vui mừng kỷ niệm 45 năm Ngày thiết lập quan hệ...

Đại hội Đoàn Luật sư tỉnh Hòa Bình nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 28/6, Đoàn Luật sư (ĐLS) tỉnh Hòa Bình tổ chức Đại hội lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Dự đại hội có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Luật sư, Tiến sĩ Lưu Tiến Dũng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng hoa chúc mừng Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh khóa IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Trên địa...

Những dấu ấn nổi bật của Việt Nam tại Hội nghị WEF Đại Liên, Trung Quốc

Dấu ấn nổi bật  Chia sẻ những kết quả chính của Hội nghị WEF Đại Liên và dấu ấn nổi bật của Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, chuyến công tác của Thủ tướng đã thành công tốt đẹp, là bước triển khai thiết thực đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Hội nghị thu hút sự tham gia của 1.700 đại biểu, là nơi hội tụ, kiến...

HĐBA thông qua loạt nghị quyết liên quan Houthi, Cao nguyên Golan và CHDC Congo

HĐBA biểu quyết thông qua nghị quyết về Houthi ngày 27/6. (Nguồn: UN News) * Nghị quyết 2737 gia hạn sứ mệnh của Lực lượng Quan sát viên LHQ tại Cao nguyên Golan (UNDOF) thêm 6 tháng đến ngày 31/12/2024. Nghị quyết yêu cầu Tổng thư ký LHQ phải bảo đảm UNDOF có được năng lực và các nguồn lực cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ “một cách an toàn”. HĐBA gồm 15 thành viên cũng nhấn mạnh Israel và Syria...

Tin nổi bật

Tin mới nhất