Powered by Techcity

Hé lộ loạt ông lớn đầu tư điện tái tạo có nguy cơ bị thu hồi tiền mua bán điện

Hé lộ loạt ông lớn đầu tư điện tái tạo bị thanh tra có nguy cơ bị thu hồi tiền mua bán điện - Ảnh 1.

Thống kê sơ bộ của Bộ Công Thương, có nhiều dự án điện tái tạo được công nhận vận hành thương mại khi chưa đủ điều kiện – Ảnh: NAM TRẦN

Thông tin được nêu ra trong báo cáo Bộ Công Thương gửi Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình về kế hoạch triển khai nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho dự án điện năng lượng tái tạo.

Tỉnh Long An có 8 dự án đã vận hành, bao gồm dự án điện mặt trời Gaia, BCG – Băng Dương, TTC-ĐỨC Huệ 1, Solar Park 1, 2, 3, 4; Europlast Long An.

Nhiều dự án vướng mắc nhưng chưa đi vào vận hành  

Tỉnh Bình Thuận có số dự án khá lớn với 15 dự án. Các dự án điện mặt trời gồm Phong Phú; Hồng Phong 5.2; Hàm Kiệm 1; Hồng Phong 4; Mũi Né; Hàm Kiệm; Hồng Phong 1A, 1B; Hồng Liêm 3. Các dự án điện gió gồm Hồng Phong 1; Đại Phong, Phú Lạc giai đoạn 2; Phong Điện 1 – Bình Thuận giai đoạn 2; Thái Hòa; riêng dự án Hòa Thắng 1.2 chưa đi vào vận hành.

Tỉnh Bình Phước có 6 dự án điện mặt trời gồm Lộc Ninh 1, 2, 3, 4, 5 và Thác Mơ. Tỉnh Đắk Lắk có 16 dự án, trong đó dự án điện mặt trời gồm Nhà máy Xuân Thiện – Ea Sup 1, 2, 3, 4, 5; Long Thành 1; BMT, Srêpốk 1, Quang Minh, Jang Pông. Dự án điện gió gồm nhà máy Ea Nam; Krông Búk 1; Krông Búk 2; Cư Bé 1; Cư Né 2; Trang trại phong điện Tây Nguyên giai đoạn 1.

Tỉnh Đắk Nông có 12 dự án, là các nhà máy điện mặt trời Xuyên Hà, Ea T’Ling, Cư Knia; KN Buôn Tua Srah. Đáng chú ý ở nhóm dự án này đều có công suất nhỏ và cơ quan chức năng đều không ghi nhận được thông tin của chủ đầu tư và tình trạng dự án.

Một số dự án điện mặt trời khác đã vận hành như Cư Jut; Điện mặt trời Trúc Sơn. Trong khi đó, nhiều dự án điện gió chưa đi vào vận hành như Nam Bình 1; Đắk Hòa; Asia Đắk Song 1; Đắk N’Drung 1, 2, 3.

Tại Bà Rịa – Vũng Tàu có 9 dự án gồm điện gió Côn Sơn; Công Lý; Điện mặt trời Khu công nghiệp Châu Đức; Hồ Gia Hoét 1; Hồ Tầm Bó; Đá Bạc và Đá Bạc 2, 3; Đá Bạc 4.

Tỉnh Ninh Thuận có 12 dự án gồm nhà máy điện mặt trời là Thiên Tân 1; Bim 2; Phước Hữu; Mỹ Sơn; Trung Nam Thuận Bắc; Trung Nam Thuận Nam; Thiên Tân Solar; Xuân Thiện – Thuận Bắc giai đoạn 1; CMX Renewable Enery Việt Nam; điện gió Phước Hữu – Duyên Hải 1; Công Hải – giai đoạn 2; Công Hải 1.

Tỉnh Khánh Hòa có 6 dự án Điện mặt trời Sông Giang; KN Cam Lâm; Tuấn Ân; Điện lực Miền Trung; Trung Sơn; Cam Lâm VN.

Nhiều doanh nghiệp lớn làm chủ đầu tư, có dự án đã chuyển nhượng

Với thống kê trên, số dự án mới chỉ chiếm khoảng gần một nửa so với tổng số 154 dự án năng lượng tái tạo được kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu. Đa số các dự án đều đã đi vào vận hành.

Nhiều dự án trong số này của những ông lớn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, như một số dự án của các công ty thành viên thuộc Tập đoàn Bamboo Capital; Tập đoàn Thành Thành Công; Tập đoàn Hà Đô; Tập đoàn Xuân Thiện, Công ty Trung Nam, Công ty CP Năng lượng tái tạo BIM…

Thậm chí có những dự án đã được chuyển nhượng cho nhà đầu tư nước ngoài, gây lùm xùm trước đây như một số dự án nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh của Tập đoàn Hưng Hải đã được chuyển nhượng cho Tập đoàn Super Energy của Thái Lan.

Bộ Công Thương cho hay những dự án này gặp khó khăn, vướng mắc chủ yếu liên quan đến việc đấu giá cho thuê quyền sử đụng đất; khởi công dự án khi chưa được thuê đất. Dự án được công nhận COD, vận hành khi chưa được nghiệm thu, chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu.

Có dự án vi phạm quy định về khởi công xây dựng công trình, xây dựng trên đất quy hoạch dự trữ khoáng sản quốc gia, điển hình tại Bình Thuận; chuyển đổi mục đích sử dụng đất khi cho thuê đất 50 năm với mục đích xây dựng công trình năng lượng là không có cơ sở pháp luật. Có dự án chưa được UBND tỉnh chấp thuận cho thuê đất nhưng chiếm dụng đất để xây dựng nhà máy; khởi công dự án khi chưa có giấy phép xây dựng…

Tại báo cáo này, Bộ Công Thương đề nghị có biện pháp xử lý với các nội dung liên quan đến việc bổ sung quy hoạch, hoàn thiện các quy định về đất đai, xây dựng. Tuy nhiên, đối với những vi phạm liên quan tới cơ chế giá ưu đãi (giá FIT), bộ cho rằng cần tiếp tục rà soát các doanh nghiệp trên cơ sở, đơn vị nào không đủ điều kiện hưởng giá FIT sẽ thu hồi lại tiền bán điện thông qua bù trừ tiền mua bán điện. 

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một số nhà đầu tư điện mặt trời cho rằng nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, với cơ chế tháo gỡ yêu cầu các đơn vị đã đi vào vận hành nhưng không đáp ứng đủ điều kiện bị thu hồi giá FIT, có thể sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, phương án tài chính và mang lại nhiều hệ lụy cho doanh nghiệp, nhà cung cấp vốn. 

Nguồn: https://tuoitre.vn/he-lo-loat-ong-lon-dau-tu-dien-tai-tao-co-nguy-co-bi-thu-hoi-tien-mua-ban-dien-20241227063955182.htm

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp Việt chuyển mình “xanh hoá” từ tư duy đến hành động

Nhiều doanh nghiệp thích ứng chuyển đổi “xanh” Chiều 18/11, Báo Công Thương tổ chức tọa đàm “Xu hướng ‘xanh hoá’ trong xây dựng thương hiệu: Cơ hội và thách thức” tại Hà Nội. Theo Bộ Công Thương, xu hướng xanh hoá trong xây dựng thương hiệu ngày càng phổ biến. Rất nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực đầu tư sản xuất nhằm cho ra đời những sản phẩm yếu tố “xanh”, “sạch”, thân thiện với môi trường và đáp...

Cùng tác giả

Ukraine mở mặt trận thứ hai

Đại sứ Nga tại Mali Igor Gromyko cho biết, Ukraine đã mở mặt trận thứ hai chống lại Nga ở châu Phi. Theo ông, chính quyền Kiev dung túng cho các nhóm vũ trang bất hợp pháp. “Không thể đánh bại Nga trên chiến trường, ông Volodymir Zelensky quyết định mở mặt trận thứ hai ở châu Phi và dung túng các nhóm vũ trang bất hợp pháp chống lại các nước châu Phi thân thiện với Moscow”, ông Igor...

Tiên phong trong đổi mới tư duy, xây dựng thể chế, huy động mọi nguồn lực cho phát triển đất nước

NDO – Sáng 28/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành kế hoạch và đầu tư. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương. Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến chỉ đạo hội nghị. (Ảnh: TRẦN HẢI) Trong năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kịp thời nghiên cứu, theo dõi, đánh giá và dự...

Việt Nam vận dụng chuẩn xác các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển

Trưởng đại diện các cơ quan Liên hợp quốc (LHQ) tại Việt Nam, bà Pauline Tamesis trả lời phỏng vấn TG&VN về vai trò của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển. (Ảnh: PH) Trả lời phỏng vấn TG&VN bên lề Lễ kỷ niệm 30 năm UNCLOS do Bộ Ngoại giao tổ chức vừa qua, Trưởng đại diện các cơ quan Liên hợp quốc (LHQ) tại Việt Nam, bà Pauline Tamesis khẳng định UNCLOS vẫn còn có ý nghĩa...

Cùng chuyên mục

Ukraine mở mặt trận thứ hai

Đại sứ Nga tại Mali Igor Gromyko cho biết, Ukraine đã mở mặt trận thứ hai chống lại Nga ở châu Phi. Theo ông, chính quyền Kiev dung túng cho các nhóm vũ trang bất hợp pháp. “Không thể đánh bại Nga trên chiến trường, ông Volodymir Zelensky quyết định mở mặt trận thứ hai ở châu Phi và dung túng các nhóm vũ trang bất hợp pháp chống lại các nước châu Phi thân thiện với Moscow”, ông Igor...

Tiên phong trong đổi mới tư duy, xây dựng thể chế, huy động mọi nguồn lực cho phát triển đất nước

NDO – Sáng 28/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành kế hoạch và đầu tư. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương. Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến chỉ đạo hội nghị. (Ảnh: TRẦN HẢI) Trong năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kịp thời nghiên cứu, theo dõi, đánh giá và dự...

Việt Nam vận dụng chuẩn xác các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển

Trưởng đại diện các cơ quan Liên hợp quốc (LHQ) tại Việt Nam, bà Pauline Tamesis trả lời phỏng vấn TG&VN về vai trò của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển. (Ảnh: PH) Trả lời phỏng vấn TG&VN bên lề Lễ kỷ niệm 30 năm UNCLOS do Bộ Ngoại giao tổ chức vừa qua, Trưởng đại diện các cơ quan Liên hợp quốc (LHQ) tại Việt Nam, bà Pauline Tamesis khẳng định UNCLOS vẫn còn có ý nghĩa...

Mỹ khẳng định liên minh “thép” với Hàn Quốc, ủng hộ Seoul củng cố nội bộ theo hiến pháp

Quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang Mok tại cuộc họp của Hội đồng An ninh quốc gia ở thủ đô Seoul hôm 27/12. (Nguồn: Yonhap) Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 27/12 cho biết, Mỹ sẵn sàng làm việc với quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang Mok và ủng hộ “mạnh mẽ” liên minh “thép” với quốc gia châu Á này, sau khi Quốc hội Hàn Quốc bỏ phiếu luận tội Tổng thống Han Duck Soo. Phát biểu trên được...

Hành trình trở về miền đất lửa

Hành trình trở về miền đất lửa 24/12/2024 | 08:11 Quảng Trị được gọi vùng “đất lửa” bởi mỗi tấc đất, dòng sông, địa danh nơi đây đều ghi đậm dấu tích của một thời đạn bom; gánh chịu nhiều đau thương, hy sinh mất mát, chứng kiến bao cảnh tàn khốc, hủy diệt của chiến tranh. Những “địa chỉ đỏ” như Cầu Hiền Lương, Địa đạo Vịnh Mốc…...

Hòa Bình có tên trong top 71 điểm đến đẹp nhất thế giới

Đáng chú ý, Hòa Bình là đại diện duy nhất của Việt Nam có tên trong danh sách này. Đây là lần đầu tiên Hòa Bình vào top điểm đến hàng đầu thế giới. Top 71 điểm đến được đề xuất dựa trên cảnh sắc thiên nhiên, bề dày lịch sử, con người, ẩm thực… Tạp chí Condé Nast Traveller của Mỹ giới thiệu tỉnh Hòa Bình nằm ở phía bắc của Việt Nam và là nơi sinh sống của...

Thủ tướng: Xây dựng thương hiệu nông sản để nhắc tới cà phê, hạt tiêu là nghĩ tới Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan khu vực trưng bày các sản phẩm nông nghiệp – Ảnh: C.TUỆ Chiều 27-12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo hội nghị. Nông nghiệp xuất khẩu và xuất siêu kỷ lục Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2024 bên cạnh những thách thức, biến...

Nga “mở rộng cửa đón người cùng chí hướng’, 4 quốc gia khác tiếp tục chờ, Trung Quốc lên tiếng về cơ chế mở...

BRICS: Nga mở cửa ‘chốt đơn’ thêm 9 quốc gia đối tác mới, 4 nước khác đang chờ, Trung Quốc lên tiếng? (Nguồn: Getty Images) Việc bổ sung các quốc gia đối tác BRICS là một sự kiện mang tính bước ngoặt khác, sau sự kiện mở rộng tư cách thành viên BRICS (tháng 1/2024). Sự kiện này đã khẳng định khả năng “củng cố hợp tác rộng lớn hơn của nhóm BRICS”, đồng thời cho thấy “sự trỗi dậy...

Tổng kết công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng năm 2024

Ngày 27/12, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng năm 2024; triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị. Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại 22 điểm cầu trong toàn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất