Powered by Techcity

Hội đồng nhân dân tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới (*)


Tại Phiên khai mạc Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã phát biểu chỉ đạo. Báo Hoà Bình đăng toàn văn bài phát biểu.


Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu chỉ đạo Kỳ họp. 

 

Kính thưa Chủ tọa kỳ họp,

Thưa các vị đại biểu Quốc hội; các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

Thưa quý vị đại biểu, khách quý thưa cử tri và Nhân dân các dân tộc tỉnh nhà,

Hôm nay, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa 17, nhiệm kỳ 2021 – 2026 khai mạc Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024. Thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tôi xin gửi tới các vị đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, toàn thể cử tri và Nhân dân các dân tộc tỉnh nhà lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc, chúc Kỳ họp thành công tốt đẹp.

Thưa các vị đại biểu, toàn thể cử tri và Nhân dân,

Kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh được tổ chức vào thời điểm rất có ý nghĩa ngay sau khi Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 10, khóa XIII; Quốc hội vừa tổ chức thành công Kỳ họp thứ 8 khóa XV; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh vừa tổ chức thành công kỳ họp lần thứ 18, với nhiều quyết sách quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đảm bảo an sinh xã hội.

Năm 2024, Đảng bộ tỉnh triển khai nhiệm vụ chính trị trong bối cảnh thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, khó lường; trong nước tình hình thiên tai, bão lũ, sạt lở gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội của tỉnh và đời sống nhân dân. Quán triệt chỉ đạo của Trung ương, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã phát huy tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, với quyết tâm chính trị cao, triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ. Trên cơ sở kết quả thực hiện 11 tháng, ước kết quả thực hiện tháng còn lại, dự kiến năm 2024 có 19/19 chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Công tác xây dựng Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể được triển khai thực hiện hiệu quả; tập trung lãnh đạo công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII theo Chỉ thị số 35-CT/TW. Tiếp tục lãnh đạo thực hiện quyết liệt các đột phá chiến lược.

Tính đến thời điểm này, kết quả thực hiện được ước trên cơ sở số liệu thực hiện 11 tháng, cụ thể: Tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) ước tăng 9,74%; GRDP bình quân đầu người ước đạt 81 triệu đồng/người; tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 7.310 tỷ đồng, bằng 181% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 127% so với Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh; các hoạt động xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh được quan tâm thực hiện, có 410 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký khoảng 8.000 tỷ đồng; tỷ lệ xã về đích nông thôn mới ước đạt 66,7%; quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, nhất là văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh có thêm 02 di tích khảo cổ cấp Quốc gia đặc biệt đó là di chỉ Hang Xóm Trại và Mái đá Làng Vành, huyện Lạc Sơn. Văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ, lao động, việc làm được chú trọng; an sinh xã hội và phúc lợi xã hội được quan tâm thực hiện, giải quyết việc làm cho trên 19 nghìn lao động, tỷ lệ hộ nghèo ước còn 6,9%, hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho gần 1.500 hộ; tình hình kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh tiếp tục ổn định, đời sống vật chất, tinh thần người dân được cải thiện; khối đại đoàn kết dân tộc được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng được bảo đảm.

Hoạt động của Hội đồng nhân dân và các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh đã có nhiều đổi mới, khẳng định vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. Năm 2024, Hội đồng nhân dân tỉnh đã tổ chức 06 kỳ họp (02 kỳ họp thường lệ, 04 kỳ họp chuyên đề), để giải quyết các vấn đề phát sinh đột xuất, kịp thời thể chế hóa các chủ trương của Tỉnh ủy, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của tỉnh, được cử tri và nhân dân đồng tình, đánh giá cao. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh được tăng cường, nội dung giám sát đúng trọng tâm, được dư luận, cử tri quan tâm, đánh giá cao. Các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri, lắng nghe và phản ánh đầy đủ ý kiến, kiến nghị của cử tri; thể hiện đầy đủ trách nhiệm của mình khi được cử tri và Nhân dân tín nhiệm. 

Với những kết quả đạt được của Hội đồng nhân dân tỉnh đã góp phần cùng hệ thống chính trị các cấp thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của tỉnh theo Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đề ra từ đầu năm.

Thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, tôi xin ghi nhận và biểu dương sự đóng góp rất quan trọng của Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và tinh thần cố gắng, nỗ lực, quyết tâm khắc phục khó khăn của các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan trong hệ thống chính trị, các tầng lớp Nhân dân tỉnh làm nên những thành công chung trong năm 2024. 

Kính thưa các vị đại biểu, cử tri và Nhân dân trong tỉnh,

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2024 cũng còn có những hạn chế, đó là: Việc thực hiện quy chế hoạt động của một số cấp ủy, cơ quan, đơn vị còn chưa nghiêm. Một số cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, vi phạm bị xử lý theo quy định; việc tự kiểm tra, giám sát, tự phát hiện và xử lý vi phạm trong nội bộ còn hạn chế. Công tác quản lý tài sản công, tài nguyên đất đai, khoáng sản còn nhiều hạn chế; công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn; tiến độ triển khai thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công còn chậm; chất lượng nguồn nhân lực chuyển biến chưa rõ nét;… Những khó khăn, hạn chế này có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, tuy nhiên nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu.

Đây là những vấn đề mà cử tri và Nhân dân trong tỉnh rất quan tâm nên cần được các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh nghiên cứu, thảo luận, phân tích rõ các nguyên nhân; nhất là những nguyên nhân chủ quan liên quan đến ý thức trách nhiệm, sự quản lý, điều hành của các cấp, các ngành và người đứng đầu trong quá trình thực thi nhiệm vụ, để từ đó tìm ra các giải pháp hiệu quả nhằm sớm khắc phục những hạn chế, tồn tại trong thời gian tới.

Kính thưa Chủ tọa kỳ họp,

Thưa các vị đại biểu, toàn thể cử tri và Nhân dân,

Năm 2024 là năm rất quan trọng, là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Nghị quyết XIII của Đảng, tại kỳ họp này, Hội đồng nhân dân tỉnh có nhiệm vụ quan trọng là thảo luận cho ý kiến các báo cáo và xem xét thông qua 43 Nghị quyết, trong đó có nhiều nội dung rất quan trọng, mang tính định hướng chiến lược, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong năm 2025, 2030. Sau đây, thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, tôi xin nêu một số nội dung có tính gợi mở, định hướng để các vị đại biểu tập trung thảo luận những vấn đề trọng tâm sau đây:

Thứ nhất, đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh

(1)- Tập trung thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; các cấp, các ngành cần chủ động, sáng tạo và quyết liệt hơn nữa, tiếp tục đổi mới tư duy, đổi mới phong cách lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức điều hành công việc theo tinh thần sâu sát, hiệu quả, thiết thực. Lãnh đạo triển khai, thực hiện Chương trình công tác trọng tâm, Chương trình kiểm tra, giám sát năm 2025; tổng kết, đánh giá các Nghị quyết, Đề án chuyên đề để phục vụ công tác xây dựng văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII. Tổ chức tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo chỉ đạo của Trung ương. Tập trung lãnh đạo tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp; thực hiện hiệu quả công tác cán bộ gắn với chuẩn bị nhân sự Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Chủ động phát hiện từ sớm, ngăn chặn từ gốc vi phạm, khuyết điểm của tổ chức đảng, đảng viên. Nắm chắc và dự báo đúng tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội, xu thế của xã hội; đôn đốc các cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ việc, vụ án. Nâng cao hiệu quả công tác dân vận chính quyền; thực hiện tốt Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với Nhân dân.  

(2)- Đẩy mạnh thực hiện 4 đột phá chiến lược, trọng tâm là tổ chức thực hiện Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo kế hoạch đã được phê duyệt. Tập trung cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư. Thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập. Huy động các nguồn lực, tiềm năng, thế mạnh đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội; phát triển thương mại điện tử và kinh tế số, phục vụ chuyển đổi số. Tiếp tục cơ cấu lại kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tập trung đào tạo phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, truyền thống gắn với các điểm du lịch và sản xuất hàng xuất khẩu; đôn đốc đẩy nhanh tiến độ hiện các dự án trọng điểm của tỉnh. Hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch và chuẩn bị trước các hành lang pháp lý về chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đất đắp,… để không làm mất nhiều thời gian, cơ hội của nhà đầu tư cũng như sự phát triển của tỉnh.

(3)- Tổ chức, điều hành dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025 linh hoạt, chủ động, chặt chẽ, đảm bảo đúng dự toán được giao; triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch đầu tư công năm 2025; quyết liệt thực hiện các giải pháp về đẩy mạnh giải ngân, gắn với nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công ngay từ đầu năm. Lồng ghép sử dụng hiệu quả vốn của 03 Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường; chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; tăng cường phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. 

 (4)- Quan tâm giải quyết việc làm, thực hiện tốt công tác giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội; đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát”. Tiếp tục vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; thực hiện có hiệu quả Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình”. Tăng cường các nguồn lực phát triển giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới, trong đó ưu tiên đầu tư các trường phổ thông trọng điểm của tỉnh. Nâng cao chất lượng, năng lực khám bệnh, chữa bệnh cho Nhân dân. Quan tâm phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, thông tin và truyền thông, báo chí phát thanh truyền hình và các hoạt động chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Tổ chức thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc; tăng cường, công tác quản lý Nhà về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, chủ động; triển khai quyết liệt các biện pháp đấu tranh phòng, chống làm giảm tội phạm về trật tự xã hội. Thực hiện nghiêm Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại và các thỏa uận hợp tác đã ký với địa phương nước ngoài.

Thứ hai, đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân 

Với vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đòi hỏi Hội đồng nhân dân phải tiếp tục đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động để đáp ứng tốt nhất yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của tỉnh trong giai đoạn mới, tôi đề nghị Hội đồng nhân dân:

(1)- Thực hành dân chủ thực chất, phát huy trí tuệ, đề cao trách nhiệm trước cử tri để thảo luận kỹ lưỡng, làm rõ hơn, sâu sắc và toàn diện hơn nữa tình hình, những kết quả tích cực đã đạt được và những hạn chế trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và các nhiệm vụ quan trọng khác trong năm 2024; từ đó chỉ ra nguyên nhân, nhất là các nguyên nhân chủ quan và rút ra các bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện Nghị quyết; dự báo tình hình, những thuận lợi, khó khăn, nút thắt, điểm nghẽn để đề ra các giải pháp thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ năm 2025, góp phần hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra.

(2)- Đối với các chủ trương, chính sách, quy định của Hội đồng nhân dân ban hành hoặc quyết nghị phải công khai, minh bạch, phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, có cơ sở pháp lý, chính trị, bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, giải quyết các vấn đề bức xúc, đem lại lợi ích thiết thực cho Nhân dân và cử tri trong tỉnh; đặc biệt là các dự án quan trọng tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng sâu rộng đến quyền lợi, tư tưởng của đông đảo cư tri và Nhân dân, đảm bảo lợi ích chung của quốc gia, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của Nhân dân; đồng thời, khơi thông nguồn lực về con người, đất đai, tài chính, văn hóa; nghiên cứu ban hành các Nghị quyết chuyên đề về an sinh xã hội, phù hợp với tình hình thực tiễn; trong đó tính toán miễn toàn bộ học phí cho các cháu học sinh trên địa bàn tỉnh.

(3)- Nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động, nhất là phương thức tổ chức các kỳ họp của Hội đồng nhân dân; tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, cùng với các cuộc giám sát đã đề ra theo kế hoạch năm 2025, cần nghiên cứu các nội dung nhiều cử tri phản ánh, dư luận quan tâm và có biện pháp, hình thức phù hợp để giám sát thêm việc chỉ đạo, điều hành của các cơ quan hành chính Nhà nước trong tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh. Nâng cao hoạt động chất vấn tại kỳ họp, phát huy dân chủ, tăng tính tranh luận, phản biện, phân tích sâu, làm rõ những ưu điểm, cũng như những tồn tại, khuyết điểm, tìm ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp xác đáng, khả thi. Chủ động phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội tại địa phương đảm bảo nghiêm túc, hiệu quả, đúng quy định.

(4)- Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh tiến hành tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và xây dựng phương án sắp xếp các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh theo chỉ đạo của Trung ương.  

Thưa các vị đại biểu,

Ngay sau kỳ họp, tôi đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương cần tập trung cụ thể hóa và triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế, xã hội và các chương trình, đề án, nghị quyết đã được Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành, sớm thể chế hóa để tổ chức thực hiện, tạo sự đồng thuận cao của cả hệ thống chính trị và huy động sự tham gia tích cực của các tầng lớp Nhân dân đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà nghị quyết đã đề ra, tạo tiền đề và động lực thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025 và giai đoạn 2020 – 2025 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17 đã đề ra.

Một lần nữa, thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, kính chúc các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, các vị đại biểu, cùng toàn thể cử tri và Nhân dân trong tỉnh sức khỏe, hạnh phúc và thành công. 

Xin trân trọng cảm ơn!

(*) Tiêu đề do Báo Hoà Bình đặt. 






Nguồn: http://www.baohoabinh.com.vn/50/196146/Hoi-dong-nhan-dan-tiep-tuc-doi-moi,-nang-cao-chat-luong,-hieu-qua-hoat-dong-dap-ung-yeu-cau,-nhiem-vu-tr111ng-giai-doan-moi-.htm

Cùng chủ đề

Giá trị trường tồn của ‘Beauty and the beast’

Nguyên mẫu tác phẩm Beauty and the beast được ghi nhận ra mắt đầu tiên vào năm 1740 bởi tiểu thuyết gia người Pháp Gabrielle-Suzanne Barbot de Villeneuve. Câu chuyện sau đó đã được chỉnh sửa qua nhiều thế kỷ, kết hợp với các mô típ khác để trở nên thân quen trong thời gian qua. Chỉ sau 3 thập kỷ ra mắt, tác phẩm đã được lan truyền rộng rãi ra khắp châu Âu cũng như hiện diện dưới...

Cố vấn ông Trump nêu 3 kế hoạch giải quyết xung đột ở Ukraine

Dù có một số khác biệt, nhưng tất cả đề xuất đều hướng đến việc Kiev nhượng lãnh thổ cho Moskva và từ bỏ tham vọng gia nhập NATO. Cựu quan chức an ninh quốc gia của ông Donald Trump, người tham gia vào quá trình chuyển giao quyền lực đang diễn ra tại Mỹ nói với Reuters rằng một trong những kế hoạch này đến từ đặc phái viên về Nga – Ukraine của Tổng thống đắc cử, Trung...

Kyiv bác tin giữ Kursk để ‘chờ ông Trump nhậm chức’

Nhiều vụ nổ lớn gần sân bay Nga, Moscow tuyên bố Ukraine tập kích UAV Giới chức Nga ngày 4.12 tuyên bố Ukraine đã dùng máy bay không người lái (UAV) tấn công tỉnh Ryazan của Nga. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố hạ 35 UAV trên nhiều khu vực, bao gồm Ryazan. Truyền thông tại Nga cho hay nhiều cư dân Ryazan đã nghe tiếng nổ gần sân bay Dyagilevo, ngoại ô thành phố Ryazan, theo The Kyiv Independent. Sân...

Cùng tác giả

Giá trị trường tồn của ‘Beauty and the beast’

Nguyên mẫu tác phẩm Beauty and the beast được ghi nhận ra mắt đầu tiên vào năm 1740 bởi tiểu thuyết gia người Pháp Gabrielle-Suzanne Barbot de Villeneuve. Câu chuyện sau đó đã được chỉnh sửa qua nhiều thế kỷ, kết hợp với các mô típ khác để trở nên thân quen trong thời gian qua. Chỉ sau 3 thập kỷ ra mắt, tác phẩm đã được lan truyền rộng rãi ra khắp châu Âu cũng như hiện diện dưới...

Cố vấn ông Trump nêu 3 kế hoạch giải quyết xung đột ở Ukraine

Dù có một số khác biệt, nhưng tất cả đề xuất đều hướng đến việc Kiev nhượng lãnh thổ cho Moskva và từ bỏ tham vọng gia nhập NATO. Cựu quan chức an ninh quốc gia của ông Donald Trump, người tham gia vào quá trình chuyển giao quyền lực đang diễn ra tại Mỹ nói với Reuters rằng một trong những kế hoạch này đến từ đặc phái viên về Nga – Ukraine của Tổng thống đắc cử, Trung...

Kyiv bác tin giữ Kursk để ‘chờ ông Trump nhậm chức’

Nhiều vụ nổ lớn gần sân bay Nga, Moscow tuyên bố Ukraine tập kích UAV Giới chức Nga ngày 4.12 tuyên bố Ukraine đã dùng máy bay không người lái (UAV) tấn công tỉnh Ryazan của Nga. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố hạ 35 UAV trên nhiều khu vực, bao gồm Ryazan. Truyền thông tại Nga cho hay nhiều cư dân Ryazan đã nghe tiếng nổ gần sân bay Dyagilevo, ngoại ô thành phố Ryazan, theo The Kyiv Independent. Sân...

Cùng chuyên mục

Giá trị trường tồn của ‘Beauty and the beast’

Nguyên mẫu tác phẩm Beauty and the beast được ghi nhận ra mắt đầu tiên vào năm 1740 bởi tiểu thuyết gia người Pháp Gabrielle-Suzanne Barbot de Villeneuve. Câu chuyện sau đó đã được chỉnh sửa qua nhiều thế kỷ, kết hợp với các mô típ khác để trở nên thân quen trong thời gian qua. Chỉ sau 3 thập kỷ ra mắt, tác phẩm đã được lan truyền rộng rãi ra khắp châu Âu cũng như hiện diện dưới...

Cố vấn ông Trump nêu 3 kế hoạch giải quyết xung đột ở Ukraine

Dù có một số khác biệt, nhưng tất cả đề xuất đều hướng đến việc Kiev nhượng lãnh thổ cho Moskva và từ bỏ tham vọng gia nhập NATO. Cựu quan chức an ninh quốc gia của ông Donald Trump, người tham gia vào quá trình chuyển giao quyền lực đang diễn ra tại Mỹ nói với Reuters rằng một trong những kế hoạch này đến từ đặc phái viên về Nga – Ukraine của Tổng thống đắc cử, Trung...

Kyiv bác tin giữ Kursk để ‘chờ ông Trump nhậm chức’

Nhiều vụ nổ lớn gần sân bay Nga, Moscow tuyên bố Ukraine tập kích UAV Giới chức Nga ngày 4.12 tuyên bố Ukraine đã dùng máy bay không người lái (UAV) tấn công tỉnh Ryazan của Nga. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố hạ 35 UAV trên nhiều khu vực, bao gồm Ryazan. Truyền thông tại Nga cho hay nhiều cư dân Ryazan đã nghe tiếng nổ gần sân bay Dyagilevo, ngoại ô thành phố Ryazan, theo The Kyiv Independent. Sân...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến nhà vua và hoàng hậu Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến nhà vua và hoàng hậu Nhật Bản, gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân hội kiến Nhà vua Naruhito và Hoàng hậu Masako – Ảnh: TTXVN Chiều 4-12, tại Hoàng cung ở thủ đô Tokyo, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân hội kiến Nhà vua Naruhito và Hoàng hậu Masako trong...

Chủ tịch Quốc hội gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, sáng 4/12, tại thủ đô Tokyo, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản. Báo cáo với Chủ tịch Quốc hội và Đoàn công tác, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu cho biết, trong bối cảnh quan hệ hợp tác, giao lưu hữu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất