Powered by Techcity

Điểm nhấn sắc nét bức tranh du lịch huyện Mai Châu


Là bản người Thái đầu tiên của tỉnh phát triển du lịch cộng đồng, bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu được du khách biết đến từ những năm 90 của thế kỷ trước. Theo đó, ngày càng có thêm nhiều hộ gia đình sửa chữa nhà cửa, phát triển thêm sản phẩm kinh doanh du lịch, điều đó khiến bản Lác như một bức tranh đa sắc màu.

Những tiết mục văn nghệ đậm bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những sản phẩm du lịch đặc trưng thu hút du khách đến và trở lại bản Lác (Mai Châu).

Từ thành phố cảng Hải Phòng đến thăm Hòa Bình, các đồng nghiệp của chúng tôi bày tỏ mong muốn được tham quan, trải nghiệm bản Lác. Từ Hải Dương, vùng đất “địa linh nhân kiệt”, khi có chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm tại Hòa Bình đã chọn bản Lác. Từ Quảng Trị “vùng đất lửa anh hùng”, đến Hòa Bình các đồng nghiệp cũng mong được trải nghiệm 1 ngày đêm ở bản Lác…

Rõ ràng cái tên bản Lác được in dấu đậm nét trên bản đồ du lịch huyện Mai Châu nói riêng và của tỉnh Hòa Bình nói chung. Hẳn là vì thế nên trong những năm gần đây, số hộ làm du lịch cộng đồng ở bản Lác tăng nhanh. Anh em trong gia đình, dòng họ, hàng xóm bảo ban, hỗ trợ nhau sửa nhà, mua sắm thêm tiện nghi đón khách. Được đầu tư bài bản, đến nay, hầu hết các hộ kinh doanh du lịch nhà được đánh số in trên tấm biển hiệu treo trước cửa và tấm Backdrop bên trong gian tổ chức sự kiện: Nhà sàn số… Bản Lác – Mai Châu – Hòa Bình kính chào quý khách!

Để góp phần chắp cánh cho du lịch bản Lác cũng như du lịch huyện Mai Châu, trong những năm qua, địa phương đã tiến hành phục dựng và duy trì tổ chức lễ hội Xên Mường của dân tộc Thái; xây dựng khu trưng bày các hiện vật, cổ vật dân tộc Thái… Đồng thời quan tâm công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch. 100% hộ làm du lịch ở bản Lác được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng làm du lịch. Tiếp cận những kiến thức, kỹ năng đó, người dân bản Lác biến công việc hàng ngày, sản phẩm được tạo ra từ công việc hàng ngày thành hoạt động kinh doanh du lịch, sản phẩm du lịch.

Trước đây, người phụ nữ Thái ngồi vào khung cửi dệt những chiếc khăn, chiếc áo thổ cẩm, vỏ chăn, đệm để dùng trong gia đình, nay họ học thêm mẫu mã, nhập thêm nguyên liệu để dệt, thêu, may và đan thành váy, áo, khăn quàng cổ, túi, ví, mũ, băng đô, vòng tay, vòng cổ… Đàn ông thì chế tác lại những cung, nỏ, mõ trâu, chiêng, tù và, chuông gió, phách tre… làm quà lưu niệm phục vụ khách tham quan. Bởi thế, khi bước chân vào bản Lác du khách sẽ cảm nhận như lạc vào một bức tranh đa sắc màu. Những sắc màu văn hóa đó được thể hiện rõ nét hơn trong ẩm thực và chương trình biểu diễn, giao lưu văn nghệ. Ẩm thực với những món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc Thái như: cá suối, gà đồi, thịt lợn bản, cơm lam, xôi ngũ sắc, rau rừng…, nếu cần du khách có thể đặt các món theo yêu cầu như: vịt cỏ, dê nướng, bê chao, cơm cháy, xôi chiên, hoặc các món theo khẩu vị của du khách nước ngoài.

Nếu như trước kia, chương trình biểu diễn văn nghệ do homestay chuẩn bị thường tập trung vào những bài hát ca ngợi đất và người Mai Châu, múa xòe, múa sạp, múa trống chiêng, múa quạt… của người Thái, thì nay có cả múa bông, múa sênh tiền của người Mường, múa khèn, múa ô của người Mông, múa chuông của người Dao… Chương trình giao lưu văn nghệ luôn được kết thúc trong vòng xòe và lưu lại những khoảnh khắc đẹp bên vò rượu cần hương thơm ngây ngất.   

Từng đến với bản Lác hơn 10 năm về trước, chị Trần Lệ Giang ở TP Đồng Hới (Quảng Bình) chia sẻ: Bản Lác hôm nay không còn đậm chất văn hóa Thái như xưa. Những con đường được bê tông hóa trở nên thoáng rộng, có ô tô điện, xe đạp đôi chở khách đi ngắm cảnh. Bên cạnh những nếp nhà sàn truyền thống được dựng bằng gỗ màu nâu trầm, có nhiều ngôi nhà sàn được xây bằng bê tông cốt thép sơn màu rực rỡ, thiết kế thêm không gian cho nhà hàng ăn uống, cafe, spa… Nhưng nhìn sâu hơn, kỹ hơn thì hồn cốt văn hóa Thái vẫn còn nguyên vẹn. Đó là sự chân tình, mộc mạc nhưng cũng hết sức khéo léo của người dân nơi đây. Không có tình trạng chèo kéo hay chặt chém du khách. Đến với bản Lác du khách luôn cảm nhận được sự bình an, thanh thản.

Bởi sức hút riêng biệt đó, bản Lác đã được UBND tỉnh lựa chọn là địa điểm tổ chức Liên hoan Làng du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2023. Tham gia liên hoan có 10 làng du lịch cộng đồng tiêu biểu với gần 300 nghệ nhân, diễn viên quần chúng các dân tộc đến từ các tỉnh tham gia biểu diễn nghệ thuật, trưng bày sản phẩm văn hóa, du lịch. Dẫu du lịch đang phát triển theo hướng “trăm hoa đua nở”, nhưng bản Lác vẫn giữ được điểm nhấn sắc nét trên bản đồ du lịch của huyện Mai Châu nói riêng, bản đồ du lịch vùng Tây Bắc nói chung, mời gọi du khách gần xa.

Thúy Hằng (CTV)





Nguồn: http://www.baohoabinh.com.vn/276/196026/Diem-nhan-sac-net-buc-tranh-du-lich-huyen-Mai-Chau.htm

Cùng chủ đề

Xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản

Ngày 7/1, kết luận Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1 năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu thay đổi tư duy làm luật theo hướng pháp luật phải vừa quản lý được, vừa thông thoáng, khơi thông và huy động mọi nguồn lực để phát triển đất nước; xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản. Tại Phiên họp, Chính phủ xem xét, cho...

Thảo Cầm Viên Sài Gòn lập vi bằng đề nghị xử lý tài khoản “Hanh Nha Meo”

Thảo Cầm Viên Sài Gòn đang tiến hành các biện pháp xử lý theo quy định pháp luật đối với hành vi vu khống, bịa đặt thông tin về đơn vị này. Theo Thảo Cầm Viên Sài Gòn, tài khoản mạng xã hội “Hanh Nha Meo” đã đăng bài viết sai sự thật vào ngày 30-12-2024. Đáng chú ý, một số tài khoản còn chia sẻ nội dung này lên nhiều nền tảng khác nhau, gây ảnh hưởng tiêu...

Vùng 4 Hải quân đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

(Bqp.vn) – Sáng 07/01, tại tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân trang trọng tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và thừa ủy quyền của Chủ tịch nước trao danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân tặng Vùng 4 Hải quân. Thượng tướng Phạm Hoài Nam trao danh hiệu...

Cùng tác giả

Xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản

Ngày 7/1, kết luận Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1 năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu thay đổi tư duy làm luật theo hướng pháp luật phải vừa quản lý được, vừa thông thoáng, khơi thông và huy động mọi nguồn lực để phát triển đất nước; xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản. Tại Phiên họp, Chính phủ xem xét, cho...

Thảo Cầm Viên Sài Gòn lập vi bằng đề nghị xử lý tài khoản “Hanh Nha Meo”

Thảo Cầm Viên Sài Gòn đang tiến hành các biện pháp xử lý theo quy định pháp luật đối với hành vi vu khống, bịa đặt thông tin về đơn vị này. Theo Thảo Cầm Viên Sài Gòn, tài khoản mạng xã hội “Hanh Nha Meo” đã đăng bài viết sai sự thật vào ngày 30-12-2024. Đáng chú ý, một số tài khoản còn chia sẻ nội dung này lên nhiều nền tảng khác nhau, gây ảnh hưởng tiêu...

Vùng 4 Hải quân đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

(Bqp.vn) – Sáng 07/01, tại tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân trang trọng tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và thừa ủy quyền của Chủ tịch nước trao danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân tặng Vùng 4 Hải quân. Thượng tướng Phạm Hoài Nam trao danh hiệu...

Cùng chuyên mục

Hòa Bình khảo sát, chuẩn bị tổ chức Lễ Khai hội Đền Thác Bờ năm 2025

Thực hiện Thông báo số 2468-TB/VPTU, ngày 16/12/2024 của Văn phòng Tỉnh ủy Thông báo Kết luận của Thường trực Tỉnh ủy về tổ chức Khai hội Đền Thác Bờ năm 2025. Ngày 28/12/2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thành lập đoàn khảo sát Đền Thác Bờ và cảng Thung Nai để chuẩn bị công tác tổ chức Lễ Khai hội Đền Thác Bờ năm 2025. Tham gia đoàn có Lãnh đạo các Sở,...

Ban Chỉ đạo du lịch tỉnh tổ chức khảo sát, đánh giá tiềm năng các khu, điểm tại huyện Mai Châu.

Thực hiện Kế hoạch số 43/KH-BCĐDL ngày 21/02/2024 của Ban Chỉ đạo du lịch tỉnh Hòa Bình về phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024. Từ ngày 25-26/12/2024 Ban Chỉ đạo du lịch tỉnh tổ chức khảo sát, đánh giá tiềm năng các khu, điểm và nắm bắt tình hình triển khai thực hiện công tác phát triển du lịch tại huyện Mai Châu.  Tham gia đoàn có Đồng chí Quách Thị Kiều- Phó Trưởng Ban chỉ đạo...

Sức hút du lịch Mường Bi

Mường Bi - Tân Lạc được biết đến là 1 trong 4 vùng Mường nổi tiếng "Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”. Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, cảnh quan, Tân Lạc có nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Thời gian gần đây, với sự quan tâm của các cấp, ngành, du lịch trên địa bàn đã có bước tiến mới.Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao...

Hội nghị tổng kết Chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và thành phố Hồ Chí...

Ngày 13/12/2024, tại Khách sạn Sài Gòn Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Hội nghị tổng kết chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và thành phố Hồ Chí Minh năm 2024. Đến dự hội nghị có lãnh đạo UBND tỉnh, Sở Du lịch, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch các tỉnh: Phú Thọ, Lào  Cai, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên...

Khai thác lợi thế phát triển các mô hình du lịch tiềm năng ở Hòa Bình

Đặc biệt, Hòa Bình có văn hóa các dân tộc Mường, Thái, Dao, Tày, Mông đa sắc. Tiêu biểu hơn cả là nền Văn hóa Hòa Bình, các bộ di sản Mo Mường, Sử thi Đẻ đất - đẻ nước nổi tiếng cùng ẩm thực độc đáo, sản vật địa phương phong phú, như: cơm lam, lợn dân tộc, cá sông Đà, rượu cần, mía tím, cam Cao Phong, bưởi đỏ Tân Lạc… Con người Hòa Bình giàu truyền...

Hòa Bình – Điểm đến du lịch cộng đồng

Tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn phong phú là điều kiện, lợi thế để Hòa Bình phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ). Những năm gần đây, với sự quan tâm về chính sách của trung ương, của tỉnh và sự hỗ trợ của một số tổ chức phi chính phủ, nhiều bản làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong tỉnh tích cực phát triển DLCĐ. Với dân số trên 15,7 vạn người,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất