Powered by Techcity

Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ “một mũi tên trúng hai đích”

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý người kế nhiệm Donald Trump, Tổng thống Joe Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'
Tên lửa tầm xa của Mỹ có thể giúp Ukraine nhắm vào nhiều mục tiêu quan trọng của Nga. (Nguồn: The Guardian)

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã “bật đèn xanh” để Ukraine được sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ sản xuất (ATACMS) để tấn công bên trong nước Nga. Câu hỏi đặt ra ATACMS có gì lợi hại mà Ukraine mất nhiều thời gian mới có thể “xé rào”, đồng thời với sự góp mặt của ATACMS, Kiev có thể thay đổi cục diện xung đột ra sao?

Các quan chức ở Washington nói với các phóng viên báo chí rằng ATACMS được sử dụng ở khu vực Kursk nhưng rất có thể ông Biden còn đồng ý để Ukraine triển khai loại vũ khí này ở những khu vực khác trước khi ông Donald Trump lên nắm quyền.

ATACMS lợi hại tới mức nào?

Hệ thống tên lửa này được gọi là Hệ thống tên lửa chiến thuật của quân đội, hay ATACMS. Nó được phát triển trong thời kỳ chiến tranh Lạnh để tiêu diệt các mục tiêu của Liên Xô và Kiev đã sử dụng loại vũ khí này nhưng áp dụng với mục tiêu ở các khu vực bị chiếm đóng trong lãnh thổ Ukraine.

Được sản xuất bởi Lockheed Martin, tên lửa có thể tấn công các mục tiêu cách xa tới 190 dặm (300km). Loại tên lửa đạn đạo này bay cao hơn nhiều trong khí quyển so với hầu hết các loại tên lửa hiện hành và có thể tránh được hệ thống phòng không khi chúng chạm đất với tốc độ cực lớn.

ATACMS được coi là tên lửa tầm xa, mặc dù chúng không có tầm bắn của tên lửa hành trình hoặc tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Tại sao ông Biden thay đổi lập trường?

Thời gian qua, Kiev đã vận động Washington bật đèn xanh để sử dụng ATACMS chống lại các mục tiêu ở Nga nhưng Mỹ vẫn chưa thể đồng ý. Tuy nhiên, hiện nay Tổng thống Joe Biden đang chịu nhiều áp lực hơn. Tổng thống đắc cử Donald Trump đã tuyên bố sẽ tìm cách chấm dứt nhanh chóng cuộc xung đột ở Ukraine, do đó, phương Tây lo ngại rằng Moscow sẽ có những bước tiến đáng kể trên chiến trường.

Tổng thống Joe Biden trước đây luôn từ chối cho phép Ukraine tấn công bên trong nước Nga bằng ATACMS vì lo ngại điều đó sẽ làm leo thang xung đột. “Chúng tôi đang cố gắng tránh một cuộc chiến tranh thế giới thứ Ba”, Tổng thống Joe Biden từng nói.

Tuy nhiên, quyết định vừa qua của ông Biden được viện cớ là phản ứng trước sự hiện diện của quân đội Triều Tiên chiến đấu cùng với lực lượng Nga. Tháng trước, Bình Nhưỡng đã cử khoảng 10.000 quân đến Nga để tham gia vào cuộc xung đột Nga-Ukraine. Có lo ngại cho rằng con số đó vẫn chưa dừng lại.

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý người kế nhiệm Donald Trump, Tổng thống Joe Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'
Tổng thống Mỹ Joe Biden ôm Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy khi đến thăm Bức tường tưởng nhớ những người lính Ukraine đã thiệt mạng trong cuộc xung đột Nga-Ukraine ngày 20/2/2023. (Nguồn: Reuters)

Tăng thế và lực của Ukraine trước đàm phán

Ukraine hiện có thể tấn công các mục tiêu bên trong Kursk bằng tên lửa. ATACMS có thể nhắm vào các kho vũ khí và đạn dược, đường tiếp tế và căn cứ quân sự của Nga. Với sự góp mặt của ATACMS, quân đội Ukraine ở tuyến đầu sẽ được hỗ trợ đắc lực.

Trước lễ nhậm chức của ông Trump vào tháng Một tới, động thái này của chính quyền Tổng thống Biden có thể là cách để tăng cường sức mạnh quân sự của Ukraine trước khi nước này buộc phải tham gia các cuộc đàm phán hòa bình. Quyết định này cũng có tác động về mặt tâm lý, nâng cao tinh thần trong nội bội Ukraine trước giai đoạn khó khăn.

Moscow dự kiến ​​sẽ sớm phát động một cuộc tấn công lớn để chiếm lại Kursk, đặc biệt là với sự hỗ trợ của lực lượng Triều Tiên.

Tuy nhiên, ATACMS không được coi là “viên đạn thần kỳ”. Vấn đề lớn của Ukraine hiện nay là họ rất cần quân đội, Kiev đang phải vật lộn để huy động thêm nhiều binh lính tham gia vào cuộc xung đột với Nga.

Storm Shadow và các loại vũ khí khác thì sao?

Tổng thống Joe Biden đã dần cho phép Kiev sử dụng các loại vũ khí tiên tiến hơn và tầm xa hơn. Vào đầu cuộc xung đột, ông Biden đã ký phê duyệt cho Kiev sử dụng Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (Himars) có thể bắn trúng mục tiêu cách xa tới 50 dặm (80km).

Trong hai tháng qua, đã có những đồn đoán rằng Ukraine có thể đã được phép sử dụng tên lửa Storm Shadow do phương Tây cung cấp, có khả năng tương đương với ATACMS, nhằm vào các lực lượng Nga bên trong nước Nga.

Các tên lửa tầm xa của Pháp-Anh dựa vào hệ thống dẫn đường của Mỹ, vì vậy Washington cần phải thống nhất về cách sử dụng chúng. Có thể quyết định của ông Biden về ATACMS sẽ khuyến khích các đồng minh châu Âu trao cho Kiev nhiều quyền tự do hơn về cách triển khai Storm Shadow (được gọi là Scalp ở Pháp).

Các tên lửa này đủ mạnh để xuyên thủng các boongke và phá hủy các sân bay cũng như có thể nhắm các mục tiêu chính xác.

Sẽ có có leo thang?

Newsweek đã dẫn lời một số nhà bình luận đánh giá về quyết định này của Tổng thống Joe Biden. Richard K. Betts, học giả quan hệ quốc tế, chính sách đối ngoại Mỹ, cho rằng tại thời điểm này, nguy cơ Nga leo thang quân sự để đáp trả việc Mỹ cấp tên lửa ATACMS cho Ukraine là thấp vì Moscow có thể chờ thêm vài tháng nữa cho đến khi Tổng thống đắc cử Trump nhậm chức và đảo ngược chính sách của chính quyền tiền nhiệm đối với Ukraine.

Trong khi đó, theo Dani Belo, Giám đốc An ninh và Quan hệ Quốc tế, Phòng nghiên cứu Global Policy Horizons, khả năng Ukraine sử dụng vũ khí của Mỹ tấn công sâu vào lãnh thổ Nga có khả năng làm leo thang xung đột với Moscow. Tuy nhiên, việc ông Trump đắc cử có thể sẽ làm giảm bớt sự leo thang.

Chính quyền của Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể cắt giảm nguồn viện trợ quân sự cho Ukraine và gây áp lực chính trị lên Kiev để chấm dứt xung đột. Chuyên gia này chỉ ra rằng, theo quan điểm của Nga, hiện tại cũng không có động lực nào để leo thang.

Moscow tin rằng chính quyền của Tổng thống Mỹ đắc cử sẽ cố gắng chấm dứt chiến tranh nhanh chóng, vì vậy Điện Kremlin có thể sẽ áp dụng cách tiếp cận “chờ đợi và xem xét” cho đến khi chính quyền mới vào Nhà Trắng mà không có sự leo thang đáng kể.

Điều này có nghĩa là bất kỳ sự leo thang nào cũng có khả năng bị kiềm chế.

Nguồn: https://baoquocte.vn/xung-dot-nga-ukraine-doan-y-do-nguoi-ke-nhiem-tong-thong-biden-di-them-nuoc-co-mot-mui-ten-trung-hai-dich-294273.html

Cùng chủ đề

Công binh, quân y, không quân Việt Nam thực hành xử lý tình huống thảm họa động đất

Công binh Việt Nam và Ấn Độ phối hợp thực hành về nhận thức và xử lý vật liệu nổ Những ngày qua, các lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam tiếp tục các hoạt động trong giai đoạn huấn luyện kỹ năng chuyên ngành thuộc Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc (VINBAX 2024). Theo đó, bộ phận công binh học lý thuyết trên lớp về nhận thức...

Động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD; Bổ sung 800 tỷ đồng để xây dựng cầu Phong Châu mới

Động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD; Bổ sung 800 tỷ đồng để xây dựng cầu Phong Châu mớiHải Phòng: Động thổ nhà máy sản xuất tôn thép Việt Pháp 45 triệu USD; Bổ sung 800 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương để xây dựng cầu Phong Châu mới… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Hải Phòng: Động thổ nhà máy sản xuất tôn...

Cùng tác giả

Công binh, quân y, không quân Việt Nam thực hành xử lý tình huống thảm họa động đất

Công binh Việt Nam và Ấn Độ phối hợp thực hành về nhận thức và xử lý vật liệu nổ Những ngày qua, các lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam tiếp tục các hoạt động trong giai đoạn huấn luyện kỹ năng chuyên ngành thuộc Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc (VINBAX 2024). Theo đó, bộ phận công binh học lý thuyết trên lớp về nhận thức...

Động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD; Bổ sung 800 tỷ đồng để xây dựng cầu Phong Châu mới

Động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD; Bổ sung 800 tỷ đồng để xây dựng cầu Phong Châu mớiHải Phòng: Động thổ nhà máy sản xuất tôn thép Việt Pháp 45 triệu USD; Bổ sung 800 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương để xây dựng cầu Phong Châu mới… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Hải Phòng: Động thổ nhà máy sản xuất tôn...

Cùng chuyên mục

Công binh, quân y, không quân Việt Nam thực hành xử lý tình huống thảm họa động đất

Công binh Việt Nam và Ấn Độ phối hợp thực hành về nhận thức và xử lý vật liệu nổ Những ngày qua, các lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam tiếp tục các hoạt động trong giai đoạn huấn luyện kỹ năng chuyên ngành thuộc Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc (VINBAX 2024). Theo đó, bộ phận công binh học lý thuyết trên lớp về nhận thức...

Động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD; Bổ sung 800 tỷ đồng để xây dựng cầu Phong Châu mới

Động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD; Bổ sung 800 tỷ đồng để xây dựng cầu Phong Châu mớiHải Phòng: Động thổ nhà máy sản xuất tôn thép Việt Pháp 45 triệu USD; Bổ sung 800 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương để xây dựng cầu Phong Châu mới… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Hải Phòng: Động thổ nhà máy sản xuất tôn...

Giá dầu tăng mạnh, thị trường kim loại phục hồi

Giá năng lượng và kim loại đồng loạt tăng mạnh, trong đó giá dầu thô bứt phá nhờ những diễn biến mới trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, thị trường kim loại cũng ghi nhận diễn biến tích cực với sự phục hồi của bạc và bạch kim. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng 1,32% lên 2.179 điểm. Chỉ số MXV-Index Giá dầu thô đồng loạt tăng mạnh trở lại Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, giá dầu thô...

Thủ tướng đề xuất 3 bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa đói nghèo trên toàn cầu

Tổng thống Brazil, Chủ tịch G20 Luiz Inácio Lula da Silva và Phu nhân đón Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân tới dự Hội nghị  Sáng 18/11 theo giờ địa phương, tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã khai mạc với chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững” dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Lula da Silva, Chủ tịch G20...

Chương trình Trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình

Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình (TP Hòa Bình), trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Du lịch (VH-DL) tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra Chương trình Trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Tới dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Tuần VH-DL tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thành phố cùng đông đảo nhân dân và du khách. Phát biểu...

Nga phản đối ngừng bắn, cáo buộc Mỹ châm dầu vào lửa

Lãnh thổ Ukraine bị tập kích mạnh Trang The Kyiv Independent ngày 18.11 dẫn thông báo từ giới chức địa phương của Ukraine cho hay các cuộc tấn công của Nga trong ngày đã làm nhiều người thương vong. Tại tỉnh Sumy ở miền bắc, nhiều cuộc tấn công trong đêm khiến 11 người thiệt mạng và 89 người bị thương. Điểm xung đột: Mỹ cho Ukraine tấn công sâu vào đất Nga, xung đột sắp leo thang? Không quân Ukraine nói...

Chương trình nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước” khơi dậy dòng chảy lịch sử hào hùng của dân tộc

Tối 18/11, tại Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Chương trình nhằm chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân, 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Tham...

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia khởi công xây nhà mới cho hộ gia đình ông Xa Văn Vọng, xóm Sơn Phú, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình  Công điện gửi: Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.  Công điện nêu: Việc chăm lo giải quyết nhà ở cho Nhân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất