Powered by Techcity

Khám phá cảnh quan ruộng bậc thang ở huyện Lạc Sơn


Với diện tích hàng nghìn ha trải dài, uốn lượn giữa các sườn núi, lưng đồi, ven suối, hệ thống ruộng bậc thang ở huyện Lạc Sơn mang vẻ đẹp hùng vĩ và quyến rũ. Tại khu vực có thắng cảnh ruộng bậc thang đặc sắc cũng chính là vùng trung tâm của nền Văn hóa Hòa Bình nổi tiếng với nhiều di chỉ khảo cổ được phát hiện.

Cảnh quan ruộng bậc
thang vào mùa lúa chín ở xã Miền Đồi (Lạc Sơn) 
cuốn hút du khách đến
tham quan, khám phá.

Theo kết quả nghiên cứu của Dự án di sản “Ruộng lúa, ruộng
bậc thang của người Mường Hòa Bình” (năm 2021), các khu ruộng lúa của người
Mường Hòa Bình phần lớn nằm trên địa bàn 3 huyện: Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn.
Trong đó, quần thể ruộng bậc thang của huyện Lạc Sơn được xác định là vùng lõi
với hàng trăm thửa ruộng lớn nhỏ, cảnh quan vô cùng ngoạn mục. Nơi đây, văn hóa
trồng lúa trên khu vực ruộng bậc thang song hành với tập tục văn hóa tín ngưỡng
trải qua hàng trăm thế hệ tiếp nối nhau tạo nên đời sống vật thể phong phú, hệ
sinh thái bền vững.

So với các xã trong khu vực ruộng bậc thang được bảo tồn, xã
vùng cao Miền Đồi có cảnh quan ruộng bậc thang đặc sắc hơn cả, với diện tích
khoảng 800 ha thuộc địa bàn nhiều xóm như: Thây Voi, Róm Bái, Rểnh, Thăn Trên,
Thăn Dưới, Vôi Thượng, Vôi Hạ… Tại đây, xen kẽ các khu ruộng bậc thang là những
thác nước đẹp với độ cao hàng trăm mét đổ xuống, những cánh rừng nhỏ, bản làng
cùng các nếp nhà sàn tạo nên khung cảnh giao hòa với thiên nhiên và con người.
Có khu ruộng nằm ở địa hình nhiều đồi nhấp nhô, thay đổi chiều cao, độ rộng tạo
cảnh quan muôn hình, muôn vẻ. Ở xóm Vôi Thượng và Vôi Hạ còn có khoảng 80 ha
ruộng nằm trên độ cao từ 600 – 850m nên khí hậu mát mẻ về mùa hè và khá lạnh
vào mùa đông. Đây cũng là vùng trồng các loại lúa bản địa, quê hương của đặc sản gạo nếp Trứng Khe.

Nhắc đến khu ruộng bậc thang đẹp không thể không kể đến khu
ruộng của các xóm: Thêu, Vệ, Củ, Ngọc, Kẻm, Rọi, Đồi Thung thuộc xã Quý Hòa với
diện tích khoảng 300 ha. Các khu ruộng có cốt cao độ từ 300 – 750m, địa hình
càng lên cao rừng tự nhiên nguyên sinh càng lâu đời, các khu ruộng càng dốc và
hòa với thiên nhiên. Tại xã Mỹ Thành có khoảng 320 ha chia làm 2 khu ruộng
chính (khu Cỏ và các xóm: Pheo, Riệc, Bờ Cả, Xì). Một phần các khu ruộng chạy
dọc theo tỉnh lộ đi Kim Bôi, phần còn lại xen giữa các bản làng và chân núi,
các cánh rừng với cốt cao độ 200 – 400m, vẻ đẹp đặc trưng kết hợp bản làng,
rừng cây, ruộng lúa tạo thành bức tranh tổng thể.

Theo đồng chí Nguyễn Thế Hùng, Trưởng phòng Văn hóa – Thông
tin huyện Lạc Sơn, nét đặc trưng nổi bật của thắng cảnh ruộng bậc thang ở vùng
Mường Vang là hệ thống ruộng rộng và đẹp, các rừng cây xen kẽ, xóm làng của
người Mường gần như chưa bị thay đổi bởi đô thị hóa. Nguồn nước dồi dào cung
cấp cho ruộng lấy từ các khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã. Vẻ đẹp quần thể
ruộng bậc thang còn hòa vào thiên nhiên hoang sơ với nhiều khu núi karst độc
đáo, hệ thống thác nước, hang động, thảo nguyên, suối nước nóng… Ngoài vị trí
độc đáo, cảnh quan đẹp, nhiều khu ruộng bậc thang có sự kết nối giao thông liên
huyện, tuyến đường giao thông khá thuận tiện cho du lịch liên vùng.

Ruộng bậc thang cũng được xác định là một hợp phần của cảnh
quan văn hóa, kết hợp với phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt, không gian cư
trú của cộng đồng Mường nơi đây. Trên địa bàn có nhiều di tích khảo cổ có thể
thành điểm tham quan du lịch như Hang xóm Trại – xã Tân Lập, hình vẽ ở bãi đá
xóm Cỏ – xã Mỹ Thành… Hiện nay, cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên
truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ, gìn giữ thắng cảnh ruộng bậc
thang; quan tâm phục dựng và trình diễn các lễ hội truyền thống, nhất là các lễ
hội liên quan đến tín ngưỡng, tập quán trồng lúa; quảng bá, giới thiệu tiềm năng
du lịch của danh thắng ruộng bậc thang. Cùng với đó, chú trọng bảo tồn nhằm
từng bước xây dựng sản phẩm du lịch, tham quan trải nghiệm.

Cũng với hệ thống
ruộng bậc thang tạo điểm nhấn cho vẻ đẹp cảnh quan miền sơn cước, huyện Lạc Sơn
đang thu hút du khách và một số doanh nghiệp, tập đoàn đến khảo sát, nghiên
cứu, lựa chọn đầu tư loại hình du lịch sinh thái. Tiêu biểu là Công ty cổ phần
Tập đoàn Mặt Trời – Sun Group đã lựa chọn đầu tư xây dựng Khu nghỉ dưỡng sinh
thái cao cấp Đồi Thung và Khu du lịch nghỉ dưỡng khoáng nóng hồ Khả với tổng
vốn hàng nghìn tỷ đồng. 

Bùi Minh





Nguồn: http://www.baohoabinh.com.vn/276/194652/Kham-pha-canh-quan-ruong-bac-thang-o-huyen-Lac-Son.htm

Cùng chủ đề

Nhà nước Campuchia tặng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự

Thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary trao Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia tặng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn  Phát biểu tại buổi lễ, Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Campuchia Cheam Yeap cho biết, Campuchia và Việt Nam đã xây dựng mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, đặc biệt. Đây là nhân tố tạo nên sự hợp tác hiệu quả, mang lại lợi...

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch Thượng viện Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah  Chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah. Chủ tịch Thượng viện vui mừng đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia; bày tỏ hết sức coi trọng và tin tưởng chuyến thăm của Tổng Bí thư sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ...

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025

(MPI) – Nhằm đạt được các mục tiêu đề ra tại Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 20/11/2024 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025. Ảnh minh họa. Kế hoạch xác định...

Việt Nam tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện từ Mỹ

Chiều 21/11, tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi về việc Việt Nam tiếp nhận một số máy bay huấn luyện do Mỹ sản xuất. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng (Ảnh: BNG). Theo bà Hằng, trên cơ sở thỏa thuận hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ, ngày 20/11, Việt Nam đã tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện T-6C thế hệ...

Cùng tác giả

Nhà nước Campuchia tặng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự

Thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary trao Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia tặng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn  Phát biểu tại buổi lễ, Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Campuchia Cheam Yeap cho biết, Campuchia và Việt Nam đã xây dựng mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, đặc biệt. Đây là nhân tố tạo nên sự hợp tác hiệu quả, mang lại lợi...

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch Thượng viện Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah  Chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah. Chủ tịch Thượng viện vui mừng đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia; bày tỏ hết sức coi trọng và tin tưởng chuyến thăm của Tổng Bí thư sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ...

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025

(MPI) – Nhằm đạt được các mục tiêu đề ra tại Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 20/11/2024 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025. Ảnh minh họa. Kế hoạch xác định...

Việt Nam tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện từ Mỹ

Chiều 21/11, tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi về việc Việt Nam tiếp nhận một số máy bay huấn luyện do Mỹ sản xuất. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng (Ảnh: BNG). Theo bà Hằng, trên cơ sở thỏa thuận hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ, ngày 20/11, Việt Nam đã tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện T-6C thế hệ...

Cùng chuyên mục

Hòa Bình – Sơn La liên kết phát triển du lịch trên sông Đà

Sông Đà có chiều dài trên 900 km bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ. Sông chảy qua các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình và Phú Thọ. Dòng sông đã được ngăn để xây dựng nhà máy Thủy điện Hòa Bình, một tổ hợp công trình ngầm lớn nhất Đông Nam Á và Nhà máy Thủy điện...

Kế hoạch thực hiện chiến dịch truyền thông quảng bá du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2024-2025

Ngày 18/9/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Kế hoạch thực hiện chiến dịch truyền thông quảng bá du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2024-2025 nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về du lịch, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên...

Kế hoạch hoạch tổ chức Lễ hội cá tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ hai năm 2024

Trong tháng 9/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức Lễ hội cá tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ hai năm 2024, với mục tiêu thúc đẩy phát triển sản xuất ngành thủy sản và các sản phẩm từ cá tôm sông Đà; đẩy mạnh quảng bá, khẳng định thương hiệu có bản quyền gắn với sản phẩm hai nhãn hiệu đặc sản “Tôm sông Đà Hòa Bình” và “Cá sông Đà Hòa...

Tin nổi bật

Tin mới nhất