Powered by Techcity

BRICS mở rộng sẽ trở thành lực lượng thay đổi trật tự thế giới

Sau khi mở rộng từ 5 lên 10 quốc gia thành viên, Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) đã bắt tay vào con đường hợp tác theo định dạng BRICS+”, ông Wang Youming, nhà khoa học chính trị tại Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc viết trong bài báo đăng trên tờ Global Times.

Quy mô và sức hấp dẫn của BRICS+ khuếch đại một cách hiệu quả nhờ ảnh hưởng của nhóm trên thế giới, khiến nhóm trở thành lực lượng quan trọng mang lại những thay đổi sâu sắc trong cơ cấu quyền lực quốc tế”, ông Wang Youming nhấn định.

Theo ông, thời gian gần đây, Cuba và Syria đã bày tỏ ý định tham gia cơ chế hợp tác BRICS.

Trật tự thế giới đang trong tình trạng hỗn loạn: Trật tự cũ đang trải qua sự hỗn loạn mang tính hệ thống, đồng thời đang có những nỗ lực nhằm tạo ra trật tự mới trước những bất đồng nghiêm trọng giữa miền Bắc và miền Nam”, chuyên gia Trung Quốc lưu ý.

BRICS
BRICS mở rộng sẽ đóng vai trò là động lực quan trọng giúp thay đổi trật tự thế giới hiện tại theo hướng tốt đẹp hơn. Ảnh: RIA

Ông cho biết thêm, có sự mất cân đối trong phân bổ quyền lực quốc tế. Sức mạnh thể chế của các thành viên BRICS và các nước đang phát triển trong hệ thống này không tương ứng với quy mô kinh tế của họ.

Ông Wang Youming nhấn mạnh, các nước BRICS không muốn đứng bên lề và trở thành đa số im lặng. Về vấn đề này, BRICS đang cố gắng phối hợp các nỗ lực nhằm thay đổi “cơ chế quản trị toàn cầu không công bằng và phi lý”.

Cũng theo ông, BRICS+ không nên bị coi là nhóm “cứng rắn với phương Tây”, hơn nữa, nhóm “không làm đảo lộn trật tự hiện có mà đóng vai trò như tác nhân cải cách”.

Mặc dù các quốc gia thành viên và đối tác của BRICS có thể bày tỏ sự không hài lòng ở các mức độ khác nhau trước xu hướng bá quyền và các hành động thách thức phương Tây, nhưng hầu hết đều không muốn BRICS+ gắn liền với cuộc đối đầu chính trị với phương Tây. Con đường để thay đổi trật tự thế giới có thể còn dài, nhưng cuối cùng nó sẽ hoàn thành. Các nhiệm vụ có thể khó đạt được, nhưng nhờ những hành động được thực hiện, chúng sẽ được giải quyết”, ông Wang Youming bày tỏ.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố, BRICS sẽ không bao giờ trở thành liên minh quân sự.

Theo Bộ Ngoại giao Nga, BRICS phát triển trên 3 “trụ cột” chính: Chính trị và an ninh, kinh tế và tài chính, văn hóa và quan hệ nhân đạo. Trong khi, quan hệ giữa các nước BRICS được xây dựng trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, không nhằm mục đích “chống lại bất kỳ ai”.

Bộ Ngoại giao Nga khẳng định, một trong những mục tiêu chính của BRICS là tạo ra một hệ thống kinh tế thế giới công bằng và đa phương. Kể từ khi thành lập, BRICS đã ủng hộ việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế và tăng cường chủ nghĩa đa phương trong giải quyết các vấn đề toàn cầu, ủng hộ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và tôn trọng chủ quyền của các quốc gia. Việc mở rộng BRICS góp phần tăng cường vai trò của các quốc gia đang phát triển trong các vấn đề quốc tế.

Nga giữ chức Chủ tịch BRICS năm 2024, thực hiện phương châm “tăng cường chủ nghĩa đa phương vì sự phát triển và an ninh toàn cầu một cách công bằng”.

Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan, Nga từ 22-24/10 sẽ bao gồm các cuộc họp của các quốc gia thành viên và các cuộc họp theo hình thức mở rộng, tập trung thảo luận về các vấn đề phát triển kinh tế, an ninh thế giới và khu vực.

Nguồn: https://congthuong.vn/brics-mo-rong-se-tro-thanh-luc-luong-thay-doi-trat-tu-the-gioi-352084.html

Cùng chủ đề

Nga muốn kết thúc xung đột càng nhanh càng tốt, nêu lý do Ukraine từ chối đàm phán, Kiev gia nhập NATO là ‘không...

Xung đột ở Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định muốn kết thúc xung đột với Ukraine, Đức-Slovakia không ủng hộ Kiev gia nhập NATO, Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2024 ra tuyên bố chung, bầu cử Mỹ vào giai đoạn nước rút, cẳng thẳng tại Trung Đông… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ...

BRICS: Thúc đẩy nỗ lực đạt được hòa bình tại các điểm xung đột

Trong thông điệp được đưa ra tại Hội nghị cấp cao BRICS, Tổng Thư ký Guterres đã kêu gọi hành động mạnh mẽ vì hòa bình tại các điểm nóng như Dải Gaza, Liban, Sudan và Ukraine.   Ngày 24/10, bên lề Hội nghị cấp cao BRICS lần thứ 16 diễn ra tại Kazam (Nga), Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã có cuộc gặp với Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin, trong đó nhắc lại lời...

Hội nghị thượng đỉnh BRICS ra tuyên bố chung nêu loạt vấn đề nóng, từ xung đột Ukraine đến biến đổi khí hậu

Hội nghị thượng đỉnh BRICS diễn ra ở Kazan, Nga, từ 22-24/10. (Nguồn: TASS) Theo tuyên bố chung, lãnh đạo các nước đã đưa ra những đánh giá tổng thể về tình hình thế giới cũng như các mục tiêu dài hạn của nhóm, xác định rõ các tiêu chí và quy định liên quan danh mục quốc gia đối tác, đồng thời bày tỏ hoan nghênh sự quan tâm lớn từ các quốc gia ở Nam Bán cầu đối...

Nga phóng 100 UAV và tên lửa vào Ukraine?

Nga tuyên bố đạt thêm lợi thế ở miền đông Ukraine Trong ngày 19.10, Nga tuyên bố đã kiểm soát làng Zoriane ở miền đông Ukraine, tạo điều kiện cho quân đội nước này tiếp cận trung tâm công nghiệp Kurakhove, Hãng TASS đưa tin. Thành phố Kurakhove nằm ở phía tây thành phố Donetsk, nơi hiện do Nga kiểm soát. Moscow đã tập trung tấn công vào Kurakhove, nơi sinh sống của khoảng 20.000 người trước khi Nga tiến hành...

Tổng thống Nga ủng hộ khôi phục định dạng “Bộ tứ Trung Đông” với Mỹ và EU

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 18/10 đã lên tiếng ủng hộ khôi phục định dạng “Bộ tứ Trung Đông” – gồm Mỹ, Liên minh châu Âu, Liên hợp quốc và Nga – để giải quyết xung đột Palestine-Israel và cho rằng có thể mở rộng mô hình này. Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp phóng viên quốc tế trước thềm Hội nghị thượng đỉnh BRICS, từ ngày 22-24/10. (Nguồn: Anadolu Agency) Tại cuộc gặp báo giới từ các nước BRICS,...

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif

Trong khuôn khổ chuyến thăm, làm việc và tham dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai (FII) lần thứ 8 tại Ả Rập Xê-út, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif. Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng chuyển lời của Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn mời các nhà lãnh đạo Pakistan thăm Việt Nam. Thủ tướng Phạm...

Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân tuyên truyền biển, đảo tại Sóc Trăng

Ngày 30/10, Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tuyên truyền biển, đảo, tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng và tặng quà cho các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học giỏi. Thượng tá Nguyễn Văn Phiếm, Chủ nhiệm Chính trị Lữ đoàn 125 thông tin tình hình biển, đảo tại hội nghị. Tham dự hội nghị...

“Có những anh bằng quan hệ kiếm được dự án nhưng năng lực không có”

Ngày 30/10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày tờ trình về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật Đấu thầu. Đề xuất áp dụng lại hợp đồng BT Theo cơ quan soạn thảo, từ năm 2021, hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT)...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif

Trong khuôn khổ chuyến thăm, làm việc và tham dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai (FII) lần thứ 8 tại Ả Rập Xê-út, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif. Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng chuyển lời của Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn mời các nhà lãnh đạo Pakistan thăm Việt Nam. Thủ tướng Phạm...

Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân tuyên truyền biển, đảo tại Sóc Trăng

Ngày 30/10, Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tuyên truyền biển, đảo, tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng và tặng quà cho các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học giỏi. Thượng tá Nguyễn Văn Phiếm, Chủ nhiệm Chính trị Lữ đoàn 125 thông tin tình hình biển, đảo tại hội nghị. Tham dự hội nghị...

“Có những anh bằng quan hệ kiếm được dự án nhưng năng lực không có”

Ngày 30/10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày tờ trình về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật Đấu thầu. Đề xuất áp dụng lại hợp đồng BT Theo cơ quan soạn thảo, từ năm 2021, hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT)...

Xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh cho doanh nghiệp, doanh nhân phát triển

(MPI) – Thông báo số 496/TB-VPCP ngày 29/10/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Buổi Gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nghiệp, nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam nêu rõ, Chính phủ luôn bám sát, thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng, góp phần xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh cho doanh nghiệp, doanh nhân phát triển;...

Công khai trình tự thủ tục để không phải ‘xách hồ sơ chạy lòng vòng’

TPO – “Khi công khai trình tự thủ tục cũng đảm bảo xây dựng Chính phủ liêm chính, hạn chế xin – cho, không phải xách hồ sơ chạy lòng vòng”, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nêu. Ngày 30/10, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án 1 luật sửa 4 Luật Quy hoạch, Đầu tư, Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật Đấu thầu. Tại phiên thảo luận, đề cập đến Luật...

Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ hạt nhân trong y tế

Công nghệ hạt nhân được sử dụng để ứng phó với nhiều vấn đề quan trọng của sự phát triển toàn cầu trong các lĩnh vực y tế, sinh học, nông nghiệp và khoa học. Đặc biệt trong y tế, công nghệ mới giúp đảm bảo chẩn đoán chính xác hơn và tiết kiệm chi phí điều trị (tránh những liệu pháp không phù hợp). Sản xuất dược phóng xạ tại bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh minh hoạ: Internet. Các ngành...

Tin nổi bật

Tin mới nhất