Powered by Techcity

Đức nên gây áp lực với Ukraine để giải quyết xung đột; ông Zelensky nêu thời điểm chấm dứt chiến sự

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 8/10/2024: Mỹ có ý định ‘Âu hóa’ xung đột; khả năng chia cắt Ukraine là vô căn cứ Xung đột Nga-Ukraine: Tác động toàn cầu và những thách thức chưa từng có

Nhận định trên là của bà Sahra Wagenknecht, người sáng lập và đồng chủ tịch đảng “Liên minh Sahra Wagenknecht – Lý trí và công lý” (BSW).

Có một kế hoạch hòa bình tốt từ Brazil và Trung Quốc. Tôi muốn Đức và EU ủng hộ các sáng kiến ​​​​tương tự”, bà Wagenknecht nói trong cuộc phỏng vấn với tập đoàn truyền thông Funke.

Đức nên gây áp lực với Ukraine để giải quyết xung đột; ông Zelensky nêu thời điểm chấm dứt chiến sự
Đức nên gây áp lực với Ukraine để giải quyết xung đột. Ảnh: RIA

Theo bà, Trung Quốc có thể gây áp lực lên Nga về vấn đề giải quyết xung đột và Đức “nên làm điều tương tự với ông Zelensky, để cả hai bên buộc phải thỏa hiệp”. “Sẽ không có hòa bình nếu không có sự thỏa hiệp”, nghị sĩ Đức nhấn mạnh.

Đồng thời, bà lưu ý, xung đột ở Ukraine không thể được giải quyết bằng cách tăng cường cung cấp vũ khí cho Kiev.

Chúng tôi cần nhiều nỗ lực ngoại giao hơn. Yêu cầu đó không trở nên sai lầm vì đảng Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) cũng đang đưa ra yêu cầu tương tự”, bà Wagenknecht nói.

Ông Zelensky nêu thời điểm chấm dứt chiến sự

Tổng thống Zelensky đã thăm Berlin và gặp Thủ tướng Đức Olaf Scholz để thảo luận về “kế hoạch chiến thắng” của Ukraine. Ông nói, Ukraine muốn chấm dứt chiến sự chậm nhất là vào năm sau, năm 2025.

Tại Berlin, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về việc thực hiện thỏa thuận an ninh Ukraine – Đức trong năm tới, về công việc đang được các liên doanh sửa chữa xe bọc thép tại Ukraine thực hiện và việc triển khai sản xuất vũ khí chung.

Văn phòng Tổng thống Ukraine cho hay, ông Zelensky cũng đã mời Thủ tướng Scholz xem xét tài trợ cho việc sản xuất xe tầm xa của Ukraine.

Điều quan trọng đối với chúng tôi là viện trợ không giảm trong năm tới. Chúng tôi muốn chấm dứt chiến sự chậm nhất là vào năm sau, năm 2025 và đảm bảo hành động của Nga sẽ không tái diễn. Kế hoạch này là cầu nối để tổ chức một hội nghị thượng đỉnh hòa bình hiệu quả”, ông Zelensky nói.

Theo ông, kế hoạch này không thay thế sáng kiến hòa bình của Ukraine mà củng cố vị thế của nước này trong việc đưa hòa bình đến gần hơn.

Chúng tôi có thể thực hiện điều này thông qua sự hợp tác với tất cả các đối tác và chúng tôi tin tưởng vào sự hỗ trợ của Đức“, Tổng thống Zelensky nhấn mạnh.

Khoảnh khắc pháo tự hành Caesar Pháp nổ tung vì trúng hỏa lực của Nga

Quân đội Nga mới đây tuyên bố đã dùng UAV tấn công một khẩu lựu pháo tự hành Caesar do Pháp sản xuất ở khu vực tiền tuyến Ukraine.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, lực lượng trinh sát của nước này đã phát hiện lựu pháo Caesar trong một khu rừng rậm ở Sumy, đông bắc Ukraine và giáp biên giới với Nga.

Quân đội Nga sau đó đã triển khai UAV tấn công tầm trung và tầm xa (MALE, Medium Altitude Long Endurance) Inokhodets phóng tên lửa có dẫn đường bằng laser Kh-BPLA vào mục tiêu.

Đoạn video do quân đội Nga công bố cho thấy một vụ nổ lớn tại hiện trường sau khi phần chứa đạn dược của khẩu lựu pháo Pháp bị trúng hỏa lực tập kích. Một số binh sĩ Ukraine vội vàng tháo chạy khỏi vị trí bắn sau sự cố.

Nga cáo buộc các lực lượng Ukraine đã tích cực sử dụng các hệ thống pháo binh do phương Tây cung cấp, bao gồm cả lựu pháo tự hành Caesar, trong chiến dịch đột kích xuyên biên giới vào Kursk của Nga từ đầu tháng 8.

Ukraine chưa đưa ra bình luận về thông tin trên.

Inokhodets là UAV bay ở độ cao trung bình với độ bền lâu hay còn gọi là UAV MALE. Loại UAV này đã được cả Nga và Ukraine tích cực sử dụng ở giai đoạn đầu của cuộc xung đột. Nhưng sau đó, hiệu quả tấn công của chúng kém dần do cả hai bên đều triển khai vũ khí phòng không hạng nặng và các phương tiện cảnh báo sớm. Những UAV lớn thậm chí có thể bị tiêu diệt mà chưa kịp tập kích mục tiêu.

Tuy vậy, bản chất cơ động của các cuộc giao tranh tại Kursk, cũng như việc các lực lượng Ukraine thiếu sự phòng vệ kỹ càng đã cho phép UAV MALE quay trở lại hoạt động và phát huy tác dụng. Theo ước tính của quân đội Nga, có tới 127 xe tăng, 95 xe bọc thép chở quân, gần 800 xe bọc thép khác của Ukraine đã bị phá hủy trong các cuộc giao tranh ở Kursk.

UAV Inokhodets thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 10/10/2016. Ngoài các tên lửa chống tăng có điều khiển, UAV này có thể được trang bị bom dẫn đường KAB-20, KAB-50, bom lượn UPAB-50, bom rơi tự do FAB-50.

Tất nhiên, các loại bom này có sức công phá kém hơn so với bom hạng nặng FAB-500 hoặc FAB-1000 được thiết kế cho máy bay ném bom. Nhưng nhiệm vụ của UAV là tiêu diệt mục tiêu với độ chính xác cao chứ không phải phá hủy khu vực rộng.

Nguồn: https://congthuong.vn/duc-nen-gay-ap-luc-voi-ukraine-de-giai-quyet-xung-dot-ong-zelensky-neu-thoi-diem-cham-dut-chien-su-351918.html

Cùng chủ đề

Mùa đông đến, Tổng thống Ukraine hạ giọng hòa bình với Nga

Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky tuyên bố, ông có thể nhượng bộ để đạt được thỏa thuận ngừng bắn với Nga. Theo lời nhà lãnh đạo Ukraine, bước đi đầu tiên của tiến trình này là dừng các hoạt động tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga. Tuy nhiên, hành động này cần “có đi, có lại”. “Liệu điều này có thể dẫn đến sự kết thúc của giai đoạn nóng bỏng của cuộc chiến? tôi nghĩ...

Nga phóng 100 UAV và tên lửa vào Ukraine?

Nga tuyên bố đạt thêm lợi thế ở miền đông Ukraine Trong ngày 19.10, Nga tuyên bố đã kiểm soát làng Zoriane ở miền đông Ukraine, tạo điều kiện cho quân đội nước này tiếp cận trung tâm công nghiệp Kurakhove, Hãng TASS đưa tin. Thành phố Kurakhove nằm ở phía tây thành phố Donetsk, nơi hiện do Nga kiểm soát. Moscow đã tập trung tấn công vào Kurakhove, nơi sinh sống của khoảng 20.000 người trước khi Nga tiến hành...

BRICS mở rộng sẽ trở thành lực lượng thay đổi trật tự thế giới

“Sau khi mở rộng từ 5 lên 10 quốc gia thành viên, Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) đã bắt tay vào con đường hợp tác theo định dạng BRICS+”, ông Wang Youming, nhà khoa học chính trị tại Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc viết trong bài báo đăng trên tờ Global Times. “Quy mô và sức hấp dẫn của BRICS+ khuếch đại một cách hiệu quả nhờ ảnh hưởng của nhóm...

Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi Nga, Iran, Syria hành động sau khi Israel tấn công Damascus

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đưa ra lời kêu gọi trên trong một cuộc trả lời phỏng vấn, khi được hỏi về cuộc tấn công gần đây của Israel vào thủ đô Damascus của Syria, theo Reuters hôm nay 12.10. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu tại một cuộc họp báo ở Belgrade (Serbia) ngày 11.10 “Chúng tôi sẽ bảo vệ nền hòa bình khẩn cấp và lâu dài ở Syria… Israel là mối...

Hà Nội trong ký ức người Việt xa xứ và bạn bè Nga

Bà Phạm Thanh Xuân, Ủy viên Ban thường vụ Hội Người Việt Nam tại Nga: Tôi sinh ra và lớn lên ở Thủ đô Hà Nội. Tôi đã xa Hà Nội 36 năm rồi. Sau rất nhiều năm xa Hà Nội, khi trở về, tôi cảm thấy rất vui mừng trước sự phát triển của Thủ đô. Bên cạnh những con phố cổ, những mái ngói thâm nâu, thì bây giờ Hà Nội đã có những con đường phố to hơn,...

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif

Trong khuôn khổ chuyến thăm, làm việc và tham dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai (FII) lần thứ 8 tại Ả Rập Xê-út, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif. Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng chuyển lời của Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn mời các nhà lãnh đạo Pakistan thăm Việt Nam. Thủ tướng Phạm...

Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân tuyên truyền biển, đảo tại Sóc Trăng

Ngày 30/10, Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tuyên truyền biển, đảo, tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng và tặng quà cho các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học giỏi. Thượng tá Nguyễn Văn Phiếm, Chủ nhiệm Chính trị Lữ đoàn 125 thông tin tình hình biển, đảo tại hội nghị. Tham dự hội nghị...

“Có những anh bằng quan hệ kiếm được dự án nhưng năng lực không có”

Ngày 30/10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày tờ trình về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật Đấu thầu. Đề xuất áp dụng lại hợp đồng BT Theo cơ quan soạn thảo, từ năm 2021, hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT)...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif

Trong khuôn khổ chuyến thăm, làm việc và tham dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai (FII) lần thứ 8 tại Ả Rập Xê-út, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif. Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng chuyển lời của Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn mời các nhà lãnh đạo Pakistan thăm Việt Nam. Thủ tướng Phạm...

Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân tuyên truyền biển, đảo tại Sóc Trăng

Ngày 30/10, Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tuyên truyền biển, đảo, tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng và tặng quà cho các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học giỏi. Thượng tá Nguyễn Văn Phiếm, Chủ nhiệm Chính trị Lữ đoàn 125 thông tin tình hình biển, đảo tại hội nghị. Tham dự hội nghị...

“Có những anh bằng quan hệ kiếm được dự án nhưng năng lực không có”

Ngày 30/10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày tờ trình về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật Đấu thầu. Đề xuất áp dụng lại hợp đồng BT Theo cơ quan soạn thảo, từ năm 2021, hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT)...

Xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh cho doanh nghiệp, doanh nhân phát triển

(MPI) – Thông báo số 496/TB-VPCP ngày 29/10/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Buổi Gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nghiệp, nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam nêu rõ, Chính phủ luôn bám sát, thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng, góp phần xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh cho doanh nghiệp, doanh nhân phát triển;...

Công khai trình tự thủ tục để không phải ‘xách hồ sơ chạy lòng vòng’

TPO – “Khi công khai trình tự thủ tục cũng đảm bảo xây dựng Chính phủ liêm chính, hạn chế xin – cho, không phải xách hồ sơ chạy lòng vòng”, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nêu. Ngày 30/10, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án 1 luật sửa 4 Luật Quy hoạch, Đầu tư, Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật Đấu thầu. Tại phiên thảo luận, đề cập đến Luật...

Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ hạt nhân trong y tế

Công nghệ hạt nhân được sử dụng để ứng phó với nhiều vấn đề quan trọng của sự phát triển toàn cầu trong các lĩnh vực y tế, sinh học, nông nghiệp và khoa học. Đặc biệt trong y tế, công nghệ mới giúp đảm bảo chẩn đoán chính xác hơn và tiết kiệm chi phí điều trị (tránh những liệu pháp không phù hợp). Sản xuất dược phóng xạ tại bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh minh hoạ: Internet. Các ngành...

Tin nổi bật

Tin mới nhất