Powered by Techcity

Tầm vóc của Ngày Giải phóng Thủ đô mãi là nguồn cổ vũ to lớn trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô và đất nước

Qua đó khẳng định, cựu chiến binh, cựu Công an nhân dân, cựu thanh niên xung phong… đã luôn phát huy bản lĩnh và đạo đức cách mạng, tích cực, gương mẫu tham gia những công việc thiết thực để xây dựng Thủ đô và đất nước.

Báo Hànộimới trân trọng giới thiệu nội dung bài phát biểu:

Tầm vóc của Ngày Giải phóng Thủ đô mãi là nguồn cổ vũ to lớn trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô và đất nước

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến phát biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: Quang Thái

Mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội

Hòa chung không khí cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân cả nước hân hoan chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024); hôm nay, Thành ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội trang trọng tổ chức buổi gặp mặt tri ân các đại biểu cựu chiến binh, cựu Công an nhân dân, cựu thanh niên xung phong và các gia đình chính sách, người có công trực tiếp tham gia Giải phóng Thủ đô trong kháng chiến chống Pháp nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô – Ngày 10-10-2024.

Thay mặt Thành ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, tôi trân trọng gửi tới các đồng chí cán bộ lãnh đạo các cơ quan Trung ương; các đồng chí lão thành cách mạng, các mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, các đại biểu cựu chiến binh, cựu Công an nhân dân, cựu thanh niên xung phong, các gia đình chính sách, người có công trực tiếp tham gia Giải phóng Thủ đô trong kháng chiến chống Pháp và các tầng lớp nhân dân Thủ đô lời chào thân ái và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Tại buổi gặp mặt trọng thể và hết sức ý nghĩa này, với lòng biết ơn vô hạn, chúng ta thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam; tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ và các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, đồng bào đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta bày tỏ lòng tri ân các bậc lão thành cách mạng, các mẹ Việt Nam anh hùng, các Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, các anh hùng liệt sĩ, cựu chiến binh, cựu Công an nhân dân, cựu thanh niên xung phong đã góp phần vào thành công của cuộc tiếp quản, giải phóng Thủ đô Hà Nội 70 năm trước, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Sau thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời. Từ thân phận nô lệ, nhân dân Việt Nam đã thực sự trở thành người làm chủ đất nước. Nhưng thực dân Pháp với dã tâm cướp nước ta một lần nữa, ngày 23-9-1945 đã gây hấn tại Nam Bộ, rồi phát động chiến tranh ra cả nước. Ngày 19-12-1946, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, cùng với nhân dân cả nước, quân và dân Hà Nội với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” nhất tề đứng lên đánh giặc cứu nước.

Bằng cuộc chiến đấu 60 ngày đêm vô cùng oanh liệt cuối năm 1946, quân và dân Thủ đô Hà Nội đã mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc một cách oanh liệt và quả cảm nhất, kìm chân hiệu quả và làm tiêu hao sinh lực địch để các cơ quan đầu não và các lực lượng kháng chiến của ta an toàn rút ra khỏi Hà Nội, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng giao phó.

Trong 9 năm kháng chiến, mặc dù trong lòng địch nhưng quân và dân Thủ đô Hà Nội vừa trực tiếp đánh địch bằng nhiều hình thức, vừa tích cực chi viện, chia lửa cho các chiến trường, đặc biệt là chiến trường Điện Biên Phủ, góp phần cùng cả nước làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn thương lượng và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (ngày 21-7-1954) về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia; chấp nhận rút quân khỏi miền Bắc nước ta.

Đúng 16h ngày 9-10-1954, những tên lính thực dân cuối cùng rút sang phía Bắc cầu Long Biên; 16h30, quân đội ta hoàn toàn kiểm soát Hà Nội; tiếp quản thành phố an toàn và trật tự. Sáng 10-10-1954, Ủy ban Quân chính thành phố và các đơn vị quân đội chia làm nhiều cánh quân lớn mở cuộc hành quân lịch sử tiến vào Hà Nội. Hơn bốn mươi vạn nhân dân Thủ đô náo nức trong rừng cờ hoa, với niềm hân hoan tột độ đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về. Đến 15h cùng ngày, hàng trăm nghìn người dân Hà Nội cùng với các lực lượng vũ trang đã chỉnh tề, tham dự lễ chào cờ do Ủy ban Quân chính tổ chức tại sân vận động Cột Cờ. Sau lễ chào cờ, Chủ tịch Ủy ban Quân chính Vương Thừa Vũ đọc Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô nhân ngày giải phóng. Công cuộc tiếp quản Thủ đô thành công tốt đẹp. Ta đã tiếp quản an toàn và nhanh gọn toàn bộ thành phố. Sinh hoạt của người dân Hà Nội vẫn giữ được bình thường và ổn định.

Ngày 10-10-1954, Ngày Giải phóng Thủ đô là sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng, khẳng định thắng lợi hoàn toàn của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đồng thời mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử ngàn năm văn hiến của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội.

Ngay sau khi tiếp quản Thủ đô, Đảng bộ và chính quyền thành phố Hà Nội đã lãnh đạo các cấp, các ngành cùng nhân dân cả nước đoàn kết, nỗ lực chung tay khẩn trương khôi phục những cơ sở bị chiến tranh tàn phá, ổn định tình hình, từng bước vượt qua khó khăn; khắc phục những hậu quả của chế độ thực dân để lại; tổ chức lại sản xuất, đảm bảo đời sống nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, cùng nhân dân miền Bắc dốc sức chi viện cho chiến trường miền Nam.

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, đất nước tạm thời bị chia cắt, Hà Nội và miền Bắc thường xuyên bị đế quốc Mỹ tập trung đánh phá ác liệt. Song, nhân dân Thủ đô đã phát huy truyền thống anh hùng, bất khuất, ở những thời khắc cam go nhất vẫn một lòng, một dạ, sắt son một lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; nỗ lực vượt qua bao khó khăn, vượt lên mọi đau thương mất mát, thi đua lao động sản xuất, tạo dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, chung sức với nhân dân miền Bắc xây dựng hậu phương lớn, làm chỗ dựa vững chắc cho tiền tuyến lớn miền Nam đánh thắng quân xâm lược.

Với âm mưu lật ngược thế cờ tại bàn đàm phán ở Paris về lập lại hòa bình ở Việt Nam, cuối tháng 12 năm 1972, đế quốc Mỹ đã mở chiến dịch dùng “pháo đài bay B.52” để hủy diệt Hà Nội và miền Bắc. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, sự chỉ đạo tài tình của Quân ủy Trung ương – Bộ Quốc phòng, với bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, của Quân đội nhân dân Việt Nam mà nòng cốt là lực lượng phòng không – không quân cùng với quân dân Thủ đô Hà Nội và một số địa phương miền Bắc đã bình tĩnh, tự tin, đánh thắng hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của đế quốc Mỹ bằng cuộc chiến đấu ác liệt 12 ngày đêm vào cuối tháng 12 năm 1972, làm nên kỳ tích “Điện Biên Phủ trên không” được đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế ngợi ca. Chiến công đặc biệt xuất sắc này đã góp phần tạo ra bước ngoặt lịch sử, làm thay đổi căn bản cục diện của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, buộc chính phủ Mỹ phải ký Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước; tạo bước chuyển chiến lược quyết định để quân và dân ta xốc tới, tổ chức Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Xứng đáng với niềm tin yêu của đồng bào, chiến sĩ cả nước

Trong suốt 70 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ, Thủ đô Hà Nội không ngừng lớn mạnh, xứng đáng với niềm tin yêu của đồng bào, chiến sĩ cả nước. Cùng với cả nước, Thủ đô Hà Nội đang quyết tâm triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII; Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5-5-2022 của Bộ chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Mặc dù trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức do chịu tác động tiêu cực của tình hình thế giới, tác động của biến đổi khí hậu và đặc biệt là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, song với tinh thần đoàn kết, đổi mới, quyết liệt, sự vào cuộc thực sự của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Thủ đô Hà Nội đã đạt được những kết quả khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó: Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy và các cấp ủy Đảng đã thường xuyên quan tâm, chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo; lan tỏa mạnh mẽ phong cách lãnh đạo từ thành phố đến cơ sở theo hướng khoa học, quyết liệt, khẩn trương, linh hoạt, thực chất, sâu sát cơ sở; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, vừa toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm, sâu sát cơ sở, nâng cao hiệu quả giải quyết công việc; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, gắn với cá thể hóa trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu, tạo động lực và phát huy trí tuệ tập thể trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị của thành phố.

Thành ủy đã chỉ đạo quyết liệt việc kiện toàn, củng cố các tổ chức Đảng yếu kém, giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc, bất cập từ cơ sở; tập trung nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp; thực hiện tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô; làm tốt công tác chuẩn bị cho Đại hội đại biểu của Đảng bộ thành phố lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030. Các nội dung thường xuyên, trọng tâm trong công tác tuyên giáo, tổ chức xây dựng Đảng, kiểm tra, giám sát, dân vận, nội chính, văn phòng cấp ủy tiếp tục được triển khai đồng bộ, đạt kết quả toàn diện.

Công tác cán bộ luôn được xác định là nhiệm vụ then chốt của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, Thành ủy đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 31-5-2021 về tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 và những năm tiếp theo (Nghị quyết đầu tiên của Thành ủy về công tác cán bộ); ban hành, chỉ đạo, quán triệt triển khai và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 7-8-2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội”, từng bước tạo chuyển biến căn bản từ nhận thức đến hành động của mỗi cấp ủy Đảng, chính quyền, từng cán bộ, đảng viên.

Thực hiện rà soát, sắp xếp lại chức năng, nhiệm vụ, quy trình công tác, quy chế làm việc, tổ chức bộ máy, vị trí việc làm và biên chế của các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố. Xây dựng đề án phân cấp, ủy quyền thủ tục hành chính tại các sở, ngành, đơn vị của thành phố. Quyết liệt triển khai đổi mới phương thức quản lý, tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập….

Kinh tế Thủ đô duy trì tăng trưởng, từ năm 2021 đến năm 2023 đều tăng trưởng cao hơn bình quân chung của cả nước. Riêng năm 2023, thành phố cơ bản hoàn thành mục tiêu tổng quát, đã hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó 3 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố đạt 410,51 nghìn tỷ đồng, vượt 16,3% dự toán, tăng 23% so với thực hiện năm 2022, trong đó, thu nội địa đạt 381,38 nghìn tỷ đồng, chiếm 92,9%, cao nhất cả nước. 8 tháng đầu năm 2024, tổng thu ngân sách nhà nước là 343,6 nghìn tỷ đồng, đạt 84,1% dự toán pháp lệnh năm, tăng 18,2% so với cùng kỳ, trong đó thu nội địa 323,9 nghìn tỷ đồng, đạt 85,6% dự toán, tăng 18,7% so cùng kỳ; thu hút đầu tư nước ngoài đạt khá. Toàn thành phố thu hút 1,4 tỷ USD vốn FDI, tăng 71% so với cùng kỳ…

Sự nghiệp văn hóa, giáo dục được quan tâm, đầu tư, trở thành động lực mới, nguồn lực mới cho phát triển bền vững Thủ đô. Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22-2-2022 về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Nghị quyết số 23-NQ/TU ngày 16-11-2023, về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Chỉ thị số 30/CT-TU ngày 19-2-2024 về việc tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh… nhằm đẩy mạnh phong trào xây dựng xã hội học tập trên địa bàn Thủ đô; từng bước thúc đẩy phát triển sự nghiệp văn hóa, xây dựng con người Thủ đô trong thời kỳ mới.

Thành ủy tiếp tục chỉ đạo triển khai kế hoạch đầu tư về 3 mục tiêu – cải tạo, nâng cấp trường học, y tế và tu bổ các di tích văn hóa, lịch sử giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo; đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công; đề án cải tạo lại chung cư cũ; đề án phân cấp, ủy quyền (đã phân cấp, ủy quyền 708/1.895 thủ tục hành chính, đạt 37,3%)…

An sinh xã hội tiếp tục được đảm bảo, thành phố luôn quan tâm thực hiện tốt các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là người có công với cách mạng; công tác giảm nghèo và thực hiện bảo trợ xã hội được chú trọng. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, thành phố xây dựng 714 căn nhà cho người nghèo. Sau cơn bão số 3 vừa qua, Quỹ cứu trợ của thành phố tiếp tục hỗ trợ xây, sửa nhà cho các gia đình bị ảnh hưởng do cơn bão.

Chương trình xây dựng nông thôn mới được thực hiện tích cực. Thành phố hoàn thành trước 1 năm Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng huyện nông thôn mới (đến nay, thành phố đã có 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó huyện Thanh Trì vừa được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 382/382 xã đạt tiêu chí nông thôn mới; trong đó có 183 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 76 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu).

Công tác quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng, vệ sinh môi trường tiếp tục được tập trung thực hiện. Quốc phòng – an ninh được củng cố vững chắc, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Công tác đối ngoại tiếp tục được tăng cường và mở rộng trên cả ba kênh đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân; bảo đảm an toàn tuyệt đối cho gần 2.000 sự kiện chính trị, ngoại giao, văn hóa, xã hội, hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước diễn ra trên địa bàn Thủ đô hằng năm.

Tiếp tục tăng cường quan hệ, mối liên kết với các tỉnh, các vùng kinh tế trọng điểm trong nước cũng như quan hệ hữu nghị hợp tác song phương và đa phương với các thủ đô, thành phố, các đối tác nước ngoài, các tổ chức quốc tế. Cách đây 25 năm, Hà Nội là thành phố duy nhất ở châu Á – Thái Bình Dương được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. Tháng 10-2019, UNESCO tiếp tục ghi danh Hà Nội – Thủ đô đầu tiên của khu vực Đông Nam Á tham gia mạng lưới “Thành phố sáng tạo” toàn cầu.

Thành phố cũng đã quyết liệt triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng, các nhiệm vụ có tính chiến lược liên quan đến phát triển Thủ đô, như: Xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi); Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Thành phố đã chỉ đạo quyết liệt triển khai khép kín các đường vành đai, các cầu lớn qua sông Hồng, các trục hướng tâm, các tuyến đường sắt đô thị; đẩy nhanh tiến độ các dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng các đường quốc lộ, các dự án liên kết vùng, các dự án trọng điểm của thành phố… Nổi bật là đã khởi công, triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô theo đúng tiến độ đề ra.

Thành phố cũng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc như dự án xử lý nước thải, chất thải, xử lý môi trường, dự án nước sạch, chống úng ngập, đường sắt đô thị…; các biện pháp tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn.

Với những thành tích đặc biệt xuất sắc và đóng góp to lớn trong 70 năm qua, Thủ đô Hà Nội đã vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: 3 Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất và các danh hiệu: “Thủ đô Anh hùng”, “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”. Đây là những phần thưởng cao quý, là niềm tự hào, nguồn cổ vũ, động viên to lớn đối với Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân Thủ đô Hà Nội tiếp tục vươn lên, hoàn thành trọng trách với Đảng, với dân tộc.

Tầm vóc của Ngày Giải phóng Thủ đô mãi là nguồn cổ vũ to lớn trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô và đất nước

Các đồng chí lãnh đạo Trung ương, thành phố Hà Nội và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi gặp mặt. Ảnh: Quang Thái

Trân trọng, tự hào và biết ơn những người con ưu tú của Thủ đô

70 năm đã trôi qua nhưng tầm vóc lớn lao và ý nghĩa lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô 10-10-1954 sẽ mãi là nguồn cổ vũ to lớn đối với Đảng bộ, chính quyền, các lực lượng vũ trang và nhân dân Hà Nội trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô và đất nước.

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội luôn trân trọng, tự hào và biết ơn những người con ưu tú của Thủ đô đã không quản gian khổ, hy sinh, chiến đấu và trực tiếp tham gia tiếp quản, giải phóng Thủ đô, cũng như trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Các đại biểu cựu chiến binh, cựu Công an nhân dân, cựu thanh niên xung phong trực tiếp tham gia tiếp quản, giải phóng Thủ đô dự cuộc gặp mặt hôm nay thực sự là những gương tiêu biểu, là niềm tự hào của Thủ đô; là những minh chứng sinh động, có sức lan tỏa mạnh mẽ, hiệu quả đối với công tác bồi dưỡng, giáo dục chủ nghĩa yêu nước cách mạng cho các thế hệ người Hà Nội, nhất là thế hệ trẻ.

Mặc dù các bác, các đồng chí đều đã cao tuổi, sức khỏe giảm sút, song với nhiệt tình cách mạng, với tâm huyết, kinh nghiệm phong phú và tinh thần trách nhiệm cao trước Đảng, trước nhân dân, các bác, các đồng chí đã luôn phát huy phẩm chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” với ý chí “Quyết chiến, quyết thắng”, phát huy truyền thống, bản lĩnh và đạo đức cách mạng của “Công an nhân dân” với lời thề sắt son “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, tích cực, gương mẫu tham gia những công việc thiết thực để xây dựng Thủ đô và đất nước.

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô mong muốn các bác, các đồng chí luôn trường thọ, sống vui, sống khỏe, tiếp tục đóng góp trí tuệ, sức lực, góp phần cùng thành phố thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao; xây dựng Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.

(*) Đầu đề do Báo Hànộimới đặt

Hanoimoi.vn

Nguồn : https://hanoimoi.vn/tam-voc-cua-ngay-giai-phong-thu-do-mai-la-nguon-co-vu-to-lon-trong-su-nghiep-xay-dung-bao-ve-phat-trien-thu-do-va-dat-nuoc-680145.html

Cùng chủ đề

Hà Nội trong ký ức người Việt xa xứ và bạn bè Nga

Bà Phạm Thanh Xuân, Ủy viên Ban thường vụ Hội Người Việt Nam tại Nga: Tôi sinh ra và lớn lên ở Thủ đô Hà Nội. Tôi đã xa Hà Nội 36 năm rồi. Sau rất nhiều năm xa Hà Nội, khi trở về, tôi cảm thấy rất vui mừng trước sự phát triển của Thủ đô. Bên cạnh những con phố cổ, những mái ngói thâm nâu, thì bây giờ Hà Nội đã có những con đường phố to hơn,...

Từ điểm tựa hoà bình tiến tới tương lai

Khu vực Hồ Hoàn Kiếm và phụ cận. Ảnh: DUY LINHCũng năm này, một đoạn video về Hà Nội tour của các Đại sứ Phái đoàn Liên minh châu Âu, Pháp, Anh và Romania đã được chia sẻ chóng mặt trên các nền tảng mạng xã hội khắp toàn cầu. Đoạn clip bắt đầu từ cảnh Đại sứ Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam Bruno Angelet, Đại sứ Anh Giles Lever, Đại sứ Pháp Jean Noel...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Hà Nội phải xứng tầm Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới

Sáng 10/10,  Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và TP Hà Nội tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024). Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự lễ kỷ niệm. Tham dự lễ kỷ niệm còn có lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, ban,...

Hà Nội – đô thị hiện đại giữa lòng di sản nghìn năm

(Dân trí) – TP Hà Nội đang có nhiều thay đổi lớn về diện mạo. Nhiều tuyến đường vành đai, trục hướng tâm, cầu được đầu tư, từng bước hình thành hệ thống giao thông đồng bộ, khép kín, xứng với vị thế là Thủ đô. Những công trình hiện đại tiêu biểu của Hà Nội (Video: Hữu Nghị) Di sản kiến trúc đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng bản sắc các đô thị lịch sử. Cùng với...

Thành phố sáng tạo – Động lực phát triển cho Thủ đô Hà Nội

Hà Nội là thành phố đầu tiên của Việt Nam tham gia vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO. Theo PGS, TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO không chỉ là một danh hiệu, mà là một lời kêu gọi mạnh mẽ cho sự đổi mới và sáng tạo. Trong thế giới đang thay đổi nhanh chóng, những...

Cùng tác giả

Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet. Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì bao dung và hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến...

Tăng cường quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen.  Chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Chủ tịch Hun Sen nhiệt liệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh...

Chuyến công tác của Thủ tướng thể hiện vai trò, uy tín, đóng góp trách nhiệm của Việt Nam với các vấn đề toàn...

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro, Brazil. Xin Thứ trưởng cho biết những đóng góp của Việt Nam vào hội nghị? Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến...

“Mái ấm Công đoàn” đến với giáo viên có hoàn cảnh khó khăn Lào Cai

Thầy giáo Đinh Công Nghiệp hiện đang công tác tại Trường THPT số 2 thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Gia đình thầy Nghiệp có 7 thành viên, bà nội tuổi cao, ốm đau thường xuyên, bố mẹ đẻ của thầy Nghiệp cũng đã lớn tuổi, nương tựa hoàn toàn vào làm nghề nông, vợ chồng thầy Nghiệp là giáo viên dạy cùng trường và hai con nhỏ, một cháu 4 tuổi, một cháu 1 tuổi. Chi tiêu...

Cùng chuyên mục

Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet. Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì bao dung và hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến...

Tăng cường quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen.  Chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Chủ tịch Hun Sen nhiệt liệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh...

Chuyến công tác của Thủ tướng thể hiện vai trò, uy tín, đóng góp trách nhiệm của Việt Nam với các vấn đề toàn...

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro, Brazil. Xin Thứ trưởng cho biết những đóng góp của Việt Nam vào hội nghị? Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến...

“Mái ấm Công đoàn” đến với giáo viên có hoàn cảnh khó khăn Lào Cai

Thầy giáo Đinh Công Nghiệp hiện đang công tác tại Trường THPT số 2 thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Gia đình thầy Nghiệp có 7 thành viên, bà nội tuổi cao, ốm đau thường xuyên, bố mẹ đẻ của thầy Nghiệp cũng đã lớn tuổi, nương tựa hoàn toàn vào làm nghề nông, vợ chồng thầy Nghiệp là giáo viên dạy cùng trường và hai con nhỏ, một cháu 4 tuổi, một cháu 1 tuổi. Chi tiêu...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet chụp ảnh chung. (Ảnh: TTXVN) Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet trân trọng cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam thăm chính thức Campuchia và dự 2 Hội nghị quan trọng do Campuchia tổ chức; nhấn mạnh, đây là minh chứng cho quyết tâm của hai bên trong phát triển quan hệ...

Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshnik?

Trong tuyên bố mới nhất, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát biểu với người dân và binh sĩ quân đội Nga sau khi Moscow thực hiện đòn tấn công bằng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik với thiết bị lượn siêu thanh nhằm vào Ukraine. Đây là hành động đáp trả việc Lực lượng Vũ trang Ukraine (AFU) tấn công lãnh thổ Nga trước đó bằng vũ khí do phương Tây viện trợ. Tổng thống Nga khẳng định...

Tin nổi bật

Tin mới nhất