Powered by Techcity

Công điện hỏa tốc về việc ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại các …

Bão số 3 đã gây mưa lớn trên diện rộng ở Bắc Bộ, đặc biệt các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ đã có mưa từ 200 – 350mm (nhiều nơi 400 – 500mm, có nơi gần 600mm), lũ trên sông Thao và Lục Nam đã vượt mức báo động 3, ngập lụt cục bộ, sạt lở đất đã xảy ra tại nhiều nơi, nhất là ở Cao Bằng, Hòa Bình, Lào Cai. Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia trong những ngày tới khu vực miền núi và trung du Bắc Bộ sẽ tiếp tục có mưa lớn với lượng mưa 100 – 200mm, có nơi trên 350mm nguy cơ rất cao xảy ra lũ lớn, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét và ngập lụt cục bộ tại các vùng trũng thấp.

Thực hiện Công điện số 89/CĐ-TTg ngày 09/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ và ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị trong ngành Công Thương nghiêm chỉnh thực hiện với trách nhiệm cao nhất các nhiệm vụ được giao trong các Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương về ứng phó với bão số 3 và khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố

– Tăng cường công tác rà soát, kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, phòng chống thiên tai tại các dự án, công trình ngành Công Thương, nhất là các công trình đang thi công xây dựng tại các địa bàn có nguy cơ bị lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, vùng trũng thấp nhằm kịp thời chỉ đạo các đơn vị khắc phục các hạn chế, khiếm khuyết đảm bảo an toàn cho người và công trình.

– Chỉ đạo các đơn vị trong ngành Công Thương tăng cường công tác giám sát an toàn, có phương án ứng phó đảm bảo an toàn cho người, công trình, máy móc, thiết bị và chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực, phương tiện, vật tư để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với các tình huống khẩn cấp do thiên tai gây ra; Không cho phép xây dựng lán trại, nhà tạm tại những khu vực có nguy cơ bị lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, vùng trũng thấp; Cương quyết xử lý các đơn vị vi phạm.

– Chỉ đạo các chủ đập thủy điện trên địa bàn thực hiện nghiêm quy trình vận hành liên hồ chứa và quy trình vận hành hồ chứa đã được cấp thẩm quyền phê duyệt và các yêu cầu nhiệm vụ tại công điện này;

– Chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành tại địa phương khẩn trương tổ chức kiểm tra công tác vận hành xả lũ của các nhà máy thủy điện, nhất là các thủy điện có dung tích phòng lũ và các công trình thủy điện có vùng hạ du đang bị ngập lụt; kiểm tra công tác đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy điện, nhất là các hồ đập xung yếu, các thủy điện nhỏ hoặc đang thi công, sửa chữa, kịp thời phát hiện các điểm có nguy cơ sạt lở để cắm biển cảnh báo, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tại địa phương thông tin kịp thời, bảo đảm an toàn cho người dân, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp.

2. Tập đoàn Điện lực Việt Nam:

– Chỉ đạo các nhà máy thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng, Bản Chát, Tuyên Quang, Thác Bà và các công trình thủy điện thuộc phạm vi quản lý khu vực miền Bắc, miền Trung tuân thủ nghiêm quy trình vận hành liên hồ chứa, quy trình vận hành hồ chứa đã được cấp thẩm quyền phê duyệt và chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai và các cấp có thẩm quyền; chủ động, sẵn sàng các phương án khi xuất hiện các tình huống bất thường khi vận hành công trình, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình thủy điện và hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất về người và tài sản cho nhân dân vùng hạ du do lũ gây ra; tăng cường thông tin cảnh báo, thông báo sớm cho chính quyền địa phương các cấp, nhân dân vùng thượng, hạ lưu trước khi vận hành xả lũ theo quy trình.

– Tổ chức các đoàn kiểm tra và yêu cầu các đơn vị thủy điện thuộc phạm vi quản lý tự kiểm tra việc ứng phó, khắc phục thiệt hại và các sự cố do hoàn lưu cơn bão số 3 và tình hình mưa lũ đang diễn biến phức tạp.

– Theo dõi chặt chẽ diễn biến của các hình thái thiên tai; chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật tư, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” để ứng phó với các sự cố bất thường có thể xảy ra.

– Phối hợp với Sở Công Thương các địa phương chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ đập, nhất là các hồ đập xung yếu, các thủy điện nhỏ hoặc đang thi công, sửa chữa; công tác vận hành các hồ chứa thủy điện đảm bảo an toàn công trình, an toàn hạ du phù hợp với diễn biến của mưa, lũ, nhất là các hồ chứa nước lớn trên hệ thống bậc thang thủy điện sông Đà.

3. Các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp thuộc Bộ

– Tăng cường công tác kiểm tra các đơn vị và chỉ đạo các đơn vị tự kiểm tra công tác đảm bảo an toàn và phòng chống thiên tai đối với các công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý, nhất là các công trình đang thi công xây dựng tại các địa bàn có nguy cơ bị lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, vùng trũng thấp nhằm kịp thời chỉ đạo các đơn vị khắc phục các hạn chế, khiếm khuyết đảm bảo an toàn cho người và công trình.

– Chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý huy động tối đa nguồn lực, phương tiện, vật tư để sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai; theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo về thời tiết, mưa, lũ, sạt lở đất để chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn.

– Tăng cường nhận thức và kỹ năng cho người lao động về các biện pháp đảm bảo an toàn, ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra.

4. Các chủ đập công trình thủy điện

– Nghiêm túc tuân thủ quy trình vận hành liên hồ, đơn hồ chứa thủy điện đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, đặc biệt là khi xuất hiện các tình huống bất thường; vận hành khoa học, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình, không để xảy ra lũ nhân tạo, góp phần cắt giảm lũ cho hạ du, trong đó phải lưu ý thông báo sớm cho người dân trước khi vận hành xả lũ.

– Huy động tối đa nguồn lực, thiết bị để thông tin cảnh báo, thông báo sớm nhất cho chính quyền địa phương, người dân khu vực phía hạ du trước khi tiến hành xả lũ theo quy trình và theo lệch vận hành của cơ quan thẩm quyền, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp.

– Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá tình trạng đập, các thiết bị, hạng mục vận hành xả lũ, nhận nước, hệ thống cảnh báo xả lũ khu vực hạ du… và khắc phục kịp thời các khiếm khuyết (nếu có).

– Tổ chức trực ban 24/24h, giữ thông tin liên lạc thông suốt với Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai các cấp, triển khai thực hiện các phương án đảm bảo an toàn hồ đập, vùng hạ du hồ chứa và các công trình đang thi công dở dang, đặc biệt là các công trình trọng điểm, xung yếu; kịp thời cắm biển thông báo, cảnh báo cho người dân về các khu vực nguy hiểm trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tại địa phương trong công tác ứng phó thiên tai và bảo đảm an toàn cho người dân khu vực hạ du, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp.

5. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp

– Theo dõi chặt chẽ diễn biến của hoàn lưu bão số 3 để kịp thời chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị triển khai các biện pháp ứng phó.

– Đôn đốc các đơn vị thực hiện nghiêm túc các Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương và các quy định về an toàn kỹ thuật và phòng chống thiên tai thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.

Nguồn: https://moit.gov.vn/tin-tuc/thong-bao/cong-dien-hoa-toc-ve-viec-ung-pho-khac-phuc-hau-qua-mua-lu-sat-lo-dat-lu-ong-lu-quet-tai-cac-tinh-mien-nui-trung-du-bac-.html

Cùng chủ đề

Miền Bắc đang mưa rất lớn, 6 tỉnh cảnh báo lũ quét, sạt lở đất

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, ở miền Bắc, Trung và Nam Trung bộ, Tây nguyên và Nam bộ có nơi mưa to đến rất to với lượng mưa tính từ 19 giờ ngày 15.9 đến 3 giờ ngày 16.9 có nơi trên 60 mm như: Mường Báng (Điện Biên) 85,6 mm, Phúc Lợi (Yên Bái) 90,6 mm, Độc Lập (Hòa Bình) 81,6 mm, Bất Bạt (Hà Nội) 135,6 mm, Thanh Thủy (Phú Thọ)...

Cùng tác giả

Tăng cường hợp tác và kết nối khu vực

 APEC: TRAO QUYỀN – BAO TRÙM – TĂNG TRƯỞNG Kể từ khi thành lập năm 1989, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đã đạt nhiều thành tựu nổi bật và thực chất trên các trụ cột hợp tác. Sau 35 năm hình thành và phát triển, APEC ngày càng khẳng định vai trò đi đầu và sứ mệnh thúc đẩy xu thế tự do hóa kinh tế, thương mại và đầu tư trong khu vực...

Công Phượng có ‘giải mã’ Bà Rịa-Vũng Tàu như Hoàng Đức?

Trận đấu này sẽ được diễn ra lúc 18 giờ ngày 14.11 trên sân Bình Phước, mảnh đất lành với cá nhân Công Phượng. Tiền đạo quê Nghệ An đã ghi 3 bàn trong 2 trận được thi đấu tại đây. Trong khi đó, ở 2 lần chơi trên sân khách, anh đều chơi không quá nổi bật. Đó là lý do đầu tiên để nhiều người tin rằng Phượng sẽ lại “nở hoa” ở cuộc đối đầu sắp...

Đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành tự giác, tự nguyện

Tập trung sức người, sức của, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Tối 12/11, nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024), Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc của liên địa bàn dân cư phường Quán Thánh, quận Ba Đình, TP Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn...

Tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Tối nay 12/11, tại Hà Nội, chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024), Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với đông đảo bà con nhân dân liên địa bàn dân cư phường Quán Thánh, quận Ba Đình.  Cùng dự có Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí...

Thúc đẩy phát triển các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi và điện hạt nhân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính Tại phiên chất vấn chiều ngày 12/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội, trong đó đề cập đến vấn đề cung ứng điện. Theo dự báo, trong năm 2024, nhu cầu tiêu thụ điện của cả nước tăng cao, đặc biệt trong thời gian mùa khô (từ tháng 5 đến tháng 7). Cụ thể, nhu cầu điện được dự báo tăng...

Cùng chuyên mục

Tăng cường hợp tác và kết nối khu vực

 APEC: TRAO QUYỀN – BAO TRÙM – TĂNG TRƯỞNG Kể từ khi thành lập năm 1989, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đã đạt nhiều thành tựu nổi bật và thực chất trên các trụ cột hợp tác. Sau 35 năm hình thành và phát triển, APEC ngày càng khẳng định vai trò đi đầu và sứ mệnh thúc đẩy xu thế tự do hóa kinh tế, thương mại và đầu tư trong khu vực...

Công Phượng có ‘giải mã’ Bà Rịa-Vũng Tàu như Hoàng Đức?

Trận đấu này sẽ được diễn ra lúc 18 giờ ngày 14.11 trên sân Bình Phước, mảnh đất lành với cá nhân Công Phượng. Tiền đạo quê Nghệ An đã ghi 3 bàn trong 2 trận được thi đấu tại đây. Trong khi đó, ở 2 lần chơi trên sân khách, anh đều chơi không quá nổi bật. Đó là lý do đầu tiên để nhiều người tin rằng Phượng sẽ lại “nở hoa” ở cuộc đối đầu sắp...

Đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành tự giác, tự nguyện

Tập trung sức người, sức của, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Tối 12/11, nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024), Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc của liên địa bàn dân cư phường Quán Thánh, quận Ba Đình, TP Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn...

Tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Tối nay 12/11, tại Hà Nội, chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024), Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với đông đảo bà con nhân dân liên địa bàn dân cư phường Quán Thánh, quận Ba Đình.  Cùng dự có Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí...

Thúc đẩy phát triển các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi và điện hạt nhân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính Tại phiên chất vấn chiều ngày 12/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội, trong đó đề cập đến vấn đề cung ứng điện. Theo dự báo, trong năm 2024, nhu cầu tiêu thụ điện của cả nước tăng cao, đặc biệt trong thời gian mùa khô (từ tháng 5 đến tháng 7). Cụ thể, nhu cầu điện được dự báo tăng...

Chuyển đổi số trong hoạt động khuyến nông

Theo Tập đoàn Trí Nam, sự cần thiết của hoạt động khuyến nông là đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp, nâng cao năng suất và chất lượng; Tạo đìều kiện cho nông dân tiếp cận thông tin và công nghệ mới; Nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế; Đóng góp vào phát triến kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân nông thôn. Theo báo cáo...

Hơn 40 năm sau cuộc di dân lịch sử – giải pháp nào xoá “vùng lõm” hồ Hoà Bình: Bài 1 – Cuộc chuyển...

Công trình Thủy điện Hòa Bình là một kỳ tích được tạo dựng bằng ý chí, quyết tâm, mồ hôi, công sức của cán bộ, Nhân dân cả nước trong hành trình trị thủy, chinh phục dòng sông Đà hung dữ, chuyển hóa sức nước thành dòng năng lượng điện phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - điện đại hóa đất nước. Đến nay, sau hơn 40 năm thực hiện cuộc di dân vùng hồ thủy điện Hòa...

Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh đối thoại với cán bộ, hội viên nông dân

Ngày 12/11, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến tiếp xúc, đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với cán bộ, hội viên nông dân nhằm tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất nông nghiệp. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh...

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Chile Gabriel Boric gặp gỡ báo chí

Tổng thống Gabriel Boric cho biết đã có một cuộc hội đàm cởi mở, thẳng thắn với Chủ tịch nước về các lĩnh vực hợp tác song phương, cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm. Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Chile Gabriel Boric Font gặp gỡ báo chí. Theo đặc phái viên TTXVN, nhận lời mời của Tổng thống Chile Gabriel Boric Font, Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu đoàn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất