Powered by Techcity

Nga đang sở hữu ‘bom tấn’ thách thức hệ thống thanh toán toàn cầu của phương Tây

Các quốc gia thành viên Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) đang tiến triển rất tốt trên con đường hướng tới phi USD hóa nhờ thứ “vũ khí” thời cách mạng công nghệ này.

Nga và Trung Quốc sở hữu ‘bom tấn’ thách thức hệ thống thanh toán toàn cầu của phương Tây
Nga sở hữu ‘bom tấn’ thách thức hệ thống thanh toán toàn cầu của phương Tây. (Nguồn: mapamundi)

Hệ thống thanh toán kỹ thuật số BRICS Bridge “sẽ là một quả bom tấn thách thức hệ thống thanh toán toàn cầu do phương Tây đang chi phối”, là tuyên bố mới đây của Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga (Thượng Viện) Valentina Matviyenko.

Không cần đồng USD của Mỹ

Bà Matviyenko – người được biết là nữ chính trị gia hàng đầu ở Nga cho biết, khối kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới đã đạt được tiến bộ đáng kể trên nền tảng thanh toán kỹ thuật số độc lập BRICS Bridge, như một phần trong nỗ lực cách mạng hóa các giao dịch tài chính toàn cầu.

Tại một cuộc họp báo hồi đầu tháng Tám, bà Valentina Matviyenko cho biết, “việc tạo ra một hệ thống thanh toán tài chính độc lập “BRICS Bridge” trên một nền tảng chung vững chắc, hiện đang được thảo luận trong BRICS. Tôi đã nói chuyện với cả Ngân hàng Trung ương và Bộ Tài chính, mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp. Vấn đề này đang được thảo luận với các đồng nghiệp từ các ngân hàng trung ương và bộ tài chính của tất cả các quốc gia BRICS, bao gồm cả các quốc gia thành viên mới”.

Tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS được tổ chức tại Johannesburg vào năm 2023, 6 quốc gia mới gồm Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã được kết nạp thêm vào khối (ban đầu có Nga, Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ, Nam Phi), cho thấy tầm ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Nhóm kinh tế này trên trường thế giới.

Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga cho biết thêm, Moscow – với vai trò là chủ tịch BRICS 2024 đóng vai trò là một trong những động lực chính thúc đẩy sự phát triển của BRICS Bridge. “Nếu thành công, chắc chắn đây sẽ là một quả bom tấn nổ trên hệ thống thanh toán toàn cầu, theo nghĩa tốt nhất”.

Khẳng định, nền tảng thanh toán kỹ thuật số độc lập BRICS Bridge “không còn chỉ là ý tưởng, mà trong thực tế nó đang tiến triển tốt”, bà Matviyenko cập nhật thêm thông tin, các bước tiến tiếp theo của BRICS Bridge có thể tiếp tục được xem xét tại Hội nghị thượng đỉnh của các quốc gia thành viên BRICS ở Kazan, vào tháng 10 tới. “Có thể nó sẽ được các thành viên nhóm chấp thuận ngay, hoặc ít nhất là các cuộc thảo luận sẽ quyết định được thời điểm chính thức và “diện mạo” hoàn thiện của BRICS Bridge”, bà nói.

Nhu cầu tạo ra một hệ thống thanh toán nội khối BRICS đã trở nên quan trọng đối với Nga và các đối tác thương mại của nước này, trong bối cảnh các lệnh trừng phạt cũ kéo dài nhiều năm và liên tiếp bị phương Tây bổ sung các lệnh trừng phạt mới, trong đó là việc Nga chính thức bị ngắt kết nối với SWIFT (Hệ thống liên ngân hàng quốc tế về truyền thông tin và thanh toán toàn cầu).

Bà Matviyenko cho biết, Ngân hàng Nga đã phát triển hệ thống thanh toán riêng của mình và nhiều nền kinh tế khác đã tham gia vào quá trình này. “Điều này cho thấy có ánh sáng ở cuối mọi đường hầm”.

Một trong những diễn biến lớn nhất trên “mặt trận” này của BRICS diễn ra vào tháng 7 vừa qua, khi Ấn Độ và Nga công bố quan hệ đối tác mới, theo đó các hệ thống thanh toán tương ứng của họ – RuPay của Ấn Độ và MIR của Nga – sẽ được tích hợp để cho phép các giao dịch xuyên biên giới liền mạch mà không cần đồng USD của Mỹ.

Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Matviyenko cũng tận dụng cơ hội này, để chỉ ra rằng, vị thế của đồng USD đã giảm sút trong những năm gần đây, trong bối cảnh nợ quốc gia của Mỹ không ngừng tăng và ngày càng có nhiều nền kinh tế lựa chọn thực hiện các giao dịch chung bằng đồng tiền quốc gia của họ.

Tất nhiên, không phải tương lai gần

“Tôi hy vọng, hệ thống do BRICS sáng tạo ra sẽ trở thành xu hướng – một nền tảng thanh toán quốc tế mà không chỉ các quốc gia BRICS, mà nhiều nền kinh tế khác cũng sẽ tham gia sau này”, bà Matviyenko nói, đồng thời lưu ý rằng, vấn đề phát triển một nền tảng thanh toán cũng đang được Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) thảo luận.

Về BRICS Bridge, đây là một hệ thống thanh toán độc lập hoạt động bằng tiền kỹ thuật số và blockchain – lần đầu tiên được tiết lộ hồi tháng Hai, khi Bộ Tài chính Nga thông báo rằng, Ngân hàng Nga, cùng với một số đối tác BRICS, đang hợp tác để tạo ra nền tảng thanh toán đa phương BRICS Bridge, như một phần trong nỗ lực cải thiện hệ thống tiền tệ toàn cầu – nhấn mạnh đến nhu cầu về một giải pháp thay thế của BRICS cho hệ thống thanh toán SWIFT để giảm sự phụ thuộc vào các tổ chức phương Tây và đơn giản hóa các giao dịch không dùng đồng USD.

“Cuối năm nay, Bộ Tài chính Nga và Ngân hàng Trung ương Nga, cùng với các đối tác trong nhóm sẽ soạn thảo một báo cáo gửi tới các nhà lãnh đạo của các quốc gia BRICS về việc cải thiện hệ thống tiền tệ và tài chính quốc tế, trong đó sẽ bao gồm một loạt các sáng kiến ​​và khuyến nghị”, Bộ Tài chính Nga cho biết.

Theo đó, xuất phát từ thực tế nhằm cải thiện hệ thống thanh toán, nền tảng BRICS Bridge là một trong những sáng kiến được đề xuất. Mục tiêu chính là tạo nên một nền tảng thanh toán kỹ thuật số đa phương tiện, sẽ giúp đưa thị trường tài chính của các quốc gia thành viên BRICS lại gần nhau hơn và tăng kim ngạch thương mại trong khối.

Theo Bộ Tài chính Nga, việc các quốc gia thành viên BRICS mới dần hội nhập vào hoạt động của các quỹ tài chính và tăng cường hợp tác ở cấp độ chuyên gia được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2024.

Như thông tin được Trợ lý Điện Kremlin Yury Ushakov cho biết hồi tháng Ba, về các kế hoạch của khối, ông gọi việc phát triển hệ thống thanh toán BRICS là “Thỏa thuận dự phòng” và cho biết “việc tạo ra một hệ thống thanh toán BRICS độc lập là một mục tiêu quan trọng trong tương lai, dựa trên các công cụ tiên tiến như công nghệ kỹ thuật số và blockchain”.

“Điều quan trọng nhất là hệ thống này này thuận tiện cho chính phủ, người dân và doanh nghiệp, cũng như tiết kiệm chi phí và không liên quan đến chính trị”, ông Ushakov cho biết.

Ông Yury Ushakov lưu ý, trong Tuyên bố Johannesburg năm 2023, các nhà lãnh đạo BRICS đã xác định việc các thành viên trong khối cần tăng cường thanh toán bằng đồng tiền quốc gia và củng cố mạng lưới ngân hàng đại lý để đảm bảo cho các giao dịch quốc tế. Bước tiếp theo chủ yếu liên quan đến việc sử dụng các loại tiền tệ khác với đồng USD”.

Hồi tháng 7, bên lề Diễn đàn Hòa bình thế giới lần thứ 12 tại Bắc Kinh (Trung Quốc), Đại sứ Nga tại Trung Quốc Igor Morgulov cho biết, khối lượng giao dịch của Nga bằng tiền tệ quốc gia với các quốc gia BRICS không ngừng tăng lên. Trong đó, kim ngạch thương mại Nga – Trung Quốc đã đạt 240 tỉ USD và 92% các giao dịch thanh toán được thực hiện bằng đồng Ruble và Nhân dân tệ.

“Chúng tôi đang rời bỏ không gian do đồng USD thống trị và phát triển cơ chế, cũng như công cụ cho một hệ thống tài chính thực sự độc lập”, RIA Novosti dẫn lời Đại sứ Morgulov.

Nhấn mạnh rằng, BRICS đang đi theo hướng thiết lập một đồng tiền chung, tuy nhiên, Đại sứ Morgulov thẳng thắn chia sẻ, việc tạo ra đồng tiền chung BRICS là xu hướng tất yếu, nhưng không nên mong đợi những thay đổi trong tương lai gần.

Nguồn: https://baoquocte.vn/nga-dang-so-huu-bom-tan-thach-thuc-he-thong-thanh-toan-toan-cau-cua-phuong-tay-286063.html

Cùng chủ đề

Ba nước Đông Nam Á đã trở thành quốc gia đối tác BRICS

Thêm ba nước Đông Nam Á trở thành quốc gia đối tác BRICS. (Nguồn: kaohooninternational) Phát biểu tại cuộc họp chung của các Ngoại trưởng và Bộ trưởng Thương mại các nền kinh tế thành viên APEC, ông Pankin nêu rõ: “Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Kazan đã chứng minh nguyện vọng của đa số toàn cầu là tạo ra trật tự thế giới công bằng, cải cách các thể chế toàn cầu và xây dựng các mối quan...

Kyiv nói chạm trán lính Triều Tiên ở Kursk

Nga không kích loạt điểm ở Ukraine Thị trưởng Kyiv Vitali Klitschko ngày 4.11 cho biết các mảnh vỡ của máy bay không người lái được phóng từ phía Nga đã rơi xuống một công viên ở Kyiv và gây hỏa hoạn. Theo Reuters, đây là cuộc tấn công bằng máy bay không người lái thứ 3 của Moscow vào thành phố này trong các ngày qua. Ukraine tìm cách bắn hạ máy bay không người lái được phóng...

Nga muốn kết thúc xung đột càng nhanh càng tốt, nêu lý do Ukraine từ chối đàm phán, Kiev gia nhập NATO là ‘không...

Xung đột ở Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định muốn kết thúc xung đột với Ukraine, Đức-Slovakia không ủng hộ Kiev gia nhập NATO, Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2024 ra tuyên bố chung, bầu cử Mỹ vào giai đoạn nước rút, cẳng thẳng tại Trung Đông… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ...

BRICS: Thúc đẩy nỗ lực đạt được hòa bình tại các điểm xung đột

Trong thông điệp được đưa ra tại Hội nghị cấp cao BRICS, Tổng Thư ký Guterres đã kêu gọi hành động mạnh mẽ vì hòa bình tại các điểm nóng như Dải Gaza, Liban, Sudan và Ukraine.   Ngày 24/10, bên lề Hội nghị cấp cao BRICS lần thứ 16 diễn ra tại Kazam (Nga), Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã có cuộc gặp với Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin, trong đó nhắc lại lời...

Hội nghị thượng đỉnh BRICS ra tuyên bố chung nêu loạt vấn đề nóng, từ xung đột Ukraine đến biến đổi khí hậu

Hội nghị thượng đỉnh BRICS diễn ra ở Kazan, Nga, từ 22-24/10. (Nguồn: TASS) Theo tuyên bố chung, lãnh đạo các nước đã đưa ra những đánh giá tổng thể về tình hình thế giới cũng như các mục tiêu dài hạn của nhóm, xác định rõ các tiêu chí và quy định liên quan danh mục quốc gia đối tác, đồng thời bày tỏ hoan nghênh sự quan tâm lớn từ các quốc gia ở Nam Bán cầu đối...

Cùng tác giả

Trân quý di sản lịch sử quân sự

Trong ngày cuối tuần vừa qua, hơn 40.000 khách đến tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trong một ngày là con số kỷ lục từ trước đến nay mà chưa có bảo tàng nào trong cả nước đạt được. Đây là một công trình văn hóa đặc biệt tiêu biểu của Quân đội và quốc gia, có sức hút rất lớn đối với các tầng lớp nhân dân. Đến tham quan, mỗi người dân rất đỗi...

Củng cố tin cậy chiến lược, làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam – Campuchia

Thành công của chuyến công tác tiếp tục khẳng định chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta dành ưu tiên cao cho mối quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” với Campuchia; góp phần củng cố tin cậy chiến lược, làm sâu sắc hơn quan hệ hai nước. Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ song phương Trong khuôn khổ chuyến...

Củng cố tin cậy chiến lược, làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam

Thành công của chuyến công tác tiếp tục khẳng định chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta dành ưu tiên cao cho mối quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” với Campuchia; góp phần củng cố tin cậy chiến lược, làm sâu sắc hơn quan hệ hai nước. Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ song phương Trong khuôn khổ chuyến...

Đẩy mạnh các chương trình hợp tác văn hóa, du lịch giữa Việt Nam và Ấn Độ

Lễ Diwali ra đời với ý nghĩa tượng trưng cho những khởi đầu mới và chiến thắng của cái tốt trước cái xấu, của ánh sáng trước bóng tối. Lễ hội Diwali kéo dài trong 5 ngày, mỗi ngày sẽ có một tên gọi và ý nghĩa khác nhau với rất nhiều sự kiện được diễn ra.  Năm nay, tiếp nối truyền thống nhiều năm qua, Hiệp hội Doanh nghiệp Ấn Độ tại Hà Nội tổ chức Diwali Night 2024,...

Khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11)

Tham dự IPTP 11 có Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen; Chủ tịch Quốc hội Campuchia, Chủ tịch IPTP 11 Samdech Khuon Sudary; Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet; Chủ tịch Hội đồng toàn cầu về Bao dung và Hòa bình (GCTP) Ahmed Bin Mohamed Aljarwan; Chủ tịch IPTP Sous Yara cùng gần 200 đại biểu là lãnh đạo nghị viện, nghị sĩ các nước và các tổ chức nghị viện khu vực, thế giới đến...

Cùng chuyên mục

Trân quý di sản lịch sử quân sự

Trong ngày cuối tuần vừa qua, hơn 40.000 khách đến tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trong một ngày là con số kỷ lục từ trước đến nay mà chưa có bảo tàng nào trong cả nước đạt được. Đây là một công trình văn hóa đặc biệt tiêu biểu của Quân đội và quốc gia, có sức hút rất lớn đối với các tầng lớp nhân dân. Đến tham quan, mỗi người dân rất đỗi...

Củng cố tin cậy chiến lược, làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam – Campuchia

Thành công của chuyến công tác tiếp tục khẳng định chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta dành ưu tiên cao cho mối quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” với Campuchia; góp phần củng cố tin cậy chiến lược, làm sâu sắc hơn quan hệ hai nước. Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ song phương Trong khuôn khổ chuyến...

Củng cố tin cậy chiến lược, làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam

Thành công của chuyến công tác tiếp tục khẳng định chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta dành ưu tiên cao cho mối quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” với Campuchia; góp phần củng cố tin cậy chiến lược, làm sâu sắc hơn quan hệ hai nước. Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ song phương Trong khuôn khổ chuyến...

Đẩy mạnh các chương trình hợp tác văn hóa, du lịch giữa Việt Nam và Ấn Độ

Lễ Diwali ra đời với ý nghĩa tượng trưng cho những khởi đầu mới và chiến thắng của cái tốt trước cái xấu, của ánh sáng trước bóng tối. Lễ hội Diwali kéo dài trong 5 ngày, mỗi ngày sẽ có một tên gọi và ý nghĩa khác nhau với rất nhiều sự kiện được diễn ra.  Năm nay, tiếp nối truyền thống nhiều năm qua, Hiệp hội Doanh nghiệp Ấn Độ tại Hà Nội tổ chức Diwali Night 2024,...

Khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11)

Tham dự IPTP 11 có Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen; Chủ tịch Quốc hội Campuchia, Chủ tịch IPTP 11 Samdech Khuon Sudary; Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet; Chủ tịch Hội đồng toàn cầu về Bao dung và Hòa bình (GCTP) Ahmed Bin Mohamed Aljarwan; Chủ tịch IPTP Sous Yara cùng gần 200 đại biểu là lãnh đạo nghị viện, nghị sĩ các nước và các tổ chức nghị viện khu vực, thế giới đến...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Campuchia

Lễ tiễn Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại sân bay quốc tế Pochentong, thủ đô Phnom Penh, Camphuchia. Ảnh: Doãn Tấn – TTXVN  Trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary; hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Samdech Techo Hun Sen và Thủ tướng Samdech Hun Manet; dự lễ khánh thành công trình tòa nhà hành...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và có bài phát biểu tại IPTP 11

Sáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung”. Tham dự IPTP 11 có Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen; Chủ tịch Quốc hội Campuchia, Chủ...

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại phiên toàn thể Hội nghị IPTP 11

Sáng 24/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung”. Chủ tịch Quốc hội khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến đóng góp cho hòa bình, ổn định của...

Thử khắc họa chân dung công dân toàn cầu

Trở thành công dân toàn cầu bắt đầu từ ý thức trách nhiệm trong từng việc nhỏ mỗi ngày – Ảnh: C.TRIỆU Ngày cuối tuần, sân 4A Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM khá đông người từ sáng sớm tìm đến ngày hội do Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM phối hợp cùng Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM và Liên đoàn Lãnh đạo và doanh nhân trẻ Việt Nam (JCI Việt Nam)...

Tin nổi bật

Tin mới nhất