Powered by Techcity

Hồ Sam Tạng – địa điểm thư giãn gần Hà Nội

Nằm giữa những ngọn đồi bát úp, hồ Sam Tạng là “viên ngọc thô” của Mai Châu, Hòa Bình với khung cảnh hoang sơ, quanh năm xanh biếc.

Nằm cách Hà Nội khoảng hơn hai tiếng di chuyển, hồ Sam Tạng thuộc xã Thành Sơn, huyện Mai Châu là hồ nước trên núi cao nhất tỉnh Hòa Bình. Cảnh hồ xanh mát và khí hậu trong lành nhưng chưa được nhiều người biết đến. Xung quanh là những đồi cỏ hình bát úp, tạo thành những thảo nguyên xanh bao bọc lấy hồ.

Hồ thuộc địa phận xã Thành Sơn, tên gọi cũ là xã Noong Luông, huyện Mai Châu nằm ở độ cao 1.280 m so với mực nước biển, là nơi sinh sống của dân tộc Thái và Mường trong vùng.

Từ Hà Nội, Chu Đức Giang, 30 tuổi đến Mai Châu, Hòa Bình bằng xe khách (limousine) với giá khoảng 200.000 – 250.000 đồng một người. Từ bến xe vào bản Noong Luông không có xe ôm, du khách có thể gọi taxi.

Để thuận tiện hơn, anh Giang khuyên du khách nên đi phương tiện cá nhân. Khi qua Thung Khe, du khách có thể thấy được cảnh thiên nhiên hoang sơ và cảm nhận không khí mát mẻ từ những cánh rừng trải dài hai bên.

Trên đường đến hồ, anh Giang đi qua cung đường chữ S nằm lưng chừng những đồi cỏ bát úp. Hồ nước nằm phía dưới chân đồi, du khách có thể tìm chỗ đỗ xe ven đường và đi bộ khoảng 5 – 7 phút xuống hồ ngắm cảnh.

Hồ Sam Tạng được coi là “viên ngọc thô” của Hoà Bình, rộng khoảng 2,7 ha. Mặt hồ phẳng lặng, nước trong xanh quanh năm, soi bóng những đồi cỏ ven hồ.

Trước năm 1973, hồ chỉ là khe suối lớn. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, huyện Mai Châu khi đó huy động thanh niên đi dân công xây dựng đập. Hồ trở thành nguồn chính cung cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu cho 400 ha đất nông nghiệp của xã, theo Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Hòa Bình.

Theo anh Giang, du khách nên đến tham quan hồ vào buổi chiều, thời điểm nắng đẹp. Ngoài chụp ảnh, du khách có thể mang theo đồ để picnic, camping. Hồ nước khá sâu, du khách không nên xuống tắm. Khoảng 17h, du khách có thể ngắm hoàng hôn tại hồ hoặc quay lại ngắm mây trên đường về.

Hồ Sam Tạng là địa điểm cho chuyến thư giãn nhẹ nhàng cùng bạn bè, gia đình vào dịp cuối tuần. Nơi đây chưa phát triển du lịch, các điểm tham quan và dịch vụ ăn ở, vui chơi khá ít. Vì vậy đến đây, du khách sẽ có nhiều thời gian hòa mình vào thiên nhiên và được “chữa lành” giữa màu xanh cây cỏ.

Trong bán kính 2 km từ hồ có một số homestay, giá 700.000 đồng – 1.000.000 đồng một phòng một đêm. Du khách có thể nghỉ qua đêm tại đây để hôm sau kết hợp tham quan thác Thung, xã Quyết Chiến, huyện Tân Lạc – cách hồ khoảng 18 km hoặc bản Lác cách gần 30 km.

Anh Nguyễn Ngọc Tuấn, chủ một homestay ở gần hồ Sam Tạng, cho biết từ đầu năm nay, hồ Sam Tạng mới được nhiều người biết đến qua những hình ảnh, video khách du lịch đăng tải trên mạng xã hội. Anh gợi ý du khách nên đến đây vào mùa hè để cảm nhận được sự thay đổi khí hậu từ thấp đến cao, tránh nóng và tận hưởng không gian yên bình.

Dù mục đích chuyến đi là ngắm cảnh hồ, song anh Giang bất ngờ khi có thể ngắm mây và hoàng hôn từ không gian phía sau homestay. Chiều tối, những vạt mây trắng mỏng kéo lên, phủ lên cảnh vật, dưới ánh nắng màu vàng cam cuối ngày. Khung cảnh “đẹp không kém Tà Xùa hay Sa Pa”, chi phí rẻ hơn, khoảng 1,5 triệu đồng một người, anh Giang cho biết.

Quỳnh Mai
Ảnh: Chu Đức Giang

nguồn

Cùng chủ đề

Hòa Bình khai mạc Lễ hội Cá tôm sông Đà lần thứ 2, năm 2024

NDO – Tối 19/11, tại Trung tâm Hội chợ triển lãm tỉnh Hòa Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ hội Cá tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ 2, năm 2024. Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình Đinh Công Sứ nhấn mạnh, lễ hội với mục tiêu thúc đẩy phát triển sản xuất ngành thủy sản và các sản phẩm từ cá, tôm sông Đà; đẩy mạnh quảng bá, khẳng...

Nhổ củ hành tăm, củ gia vị trồng ở Hòa Bình đem muối lên, ấy thế mà bán thành công sang nước Anh

Hành tăm muối Yên Thủy là sản phẩm OCOP 3 sao Huyện Yên Thủy hiện có gần 100ha trồng hành tăm, tập trung nhiều tại xã Phú Lai. Nhằm tăng giá trị của củ hành tăm, Hợp tác xã nông nghiệp Phú Lai (xóm Rò, xã Phú Lai, huyện Yên Thủy) đã xây dựng thành công thương hiệu sản phẩm hành tăm muối Yên Thủy.  Năm 2022, sản phẩm hành tăm muối của Hợp tác xã đạt tiêu chuẩn OCOP 3...

Loạt doanh nghiệp nợ thuế ‘khủng’ ở Hòa Bình, có ‘ông chủ’ nợ tới 800 tỷ

Theo số liệu của Cục Thuế tỉnh Hòa Bình, tính đến ngày 30/9/2024, có 327 người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Hòa Bình với số tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp chưa nộp ngân sách nhà nước là hơn 2.272 tỷ đồng. Trong danh sách 327 người nộp thuế còn nợ thuế trên địa bàn tỉnh, có 322 người nộp thuế là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất; 1 người nộp thuế là trường học và...

Người dân Hoà Bình vươn lên thoát nghèo nhờ du lịch cộng đồng

Khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế… Anh Bùi Văn Đăng (xóm Bằng Gà, xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) – Quản lý khu du lịch trải nghiệm Bản Mường Xanh, chia sẻ: Cao Sơn là xã vùng sâu, vùng xa nên trước đây người dân chủ yếu làm nông nghiệp hoặc đi làm xa tại các khu công nghiệp ở Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên,… Mấy năm trở lại đây, khu du lịch trải...

HTX Dệt thổ cẩm Chiềng Châu giúp chị em có việc làm và thu nhập ổn định

Kể từ ngày thành lập và đi vào hoạt động, Hợp tác xã (HTX) Dệt thổ cẩm và Dịch vụ du lịch Chiềng Châu (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) đã tạo việc làm và thu nhập ổn định...

Cùng tác giả

Độc đáo nhà sàn truyền thống của người Mường ở Hòa Bình

Nét văn hóa nhà sàn của dân tộc Mường với nhiều giá trị truyền thống đã và đang được người dân lưu giữ, đồng thời phát triển thành ngành du lịch. Bản làng Giang Mỗ xinh đẹp. Ảnh: Xuân Xuân Cách dựng nhà sàn cổ của người Mường Những ngày đầu tháng 8, PV Báo Lao Động đã tìm về với bản Giang Mỗ, một bản của người Mường, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Đến đây không khó để bắt gặp...

48 giờ ở Hòa Bình

Hòa Bình có nhiều thắng cảnh, có thể đi nhiều lần trên những cung đường và trải nghiệm không giống nhau. Hòa Bình giáp Hà Nội, là cửa ngõ tới các điểm du lịch nổi tiếng ở vùng núi phía Bắc. Những năm gần đây, Hòa Bình là nơi nghỉ cuối tuần phổ biến với du khách từ thủ đô, các địa danh nổi tiếng như Mai Châu, Kim Bôi, Thung Nai, Thủy điện Hòa Bình. Hòa Bình có thắng cảnh...

Hòa Bình quy hoạch tổ hợp không gian văn hóa Mường tại huyện Tân Lạc

Tỉnh Hòa Bình quy hoạch không gian văn hóa Mường tại xóm Lũy Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc. Đây là làng cổ nhất của người Mường tỉnh Hòa Bình. Năm 2008, xóm Lũy Ải được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư bảo tồn và công nhận là làng truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người và là xóm đại diện dân tộc Mường. Xóm là nơi lưu giữ nhiều phong tục, tập quán,...

Bảo tồn văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình”

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh TRỌNG ĐẠT) Hiện nay, nhiều giá trị văn hóa của dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” đang bị mai một nghiêm trọng. Trước tình hình trên, tỉnh Hòa Bình đã và đang quyết liệt triển khai nhiều biện pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa một cách hiệu...

Hòa Bình – Điểm đến đầu tư bền vững

Hòa Bình - Điểm đến đầu tư bền vững

Cùng chuyên mục

Chương trình tham quan, trải nghiệm trong Tuần Văn hóa – Du lịch 2024

Ngày 17/11/2024, Ban Tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 đã tổ chức chương trình tham quan, trải nghiệm các điểm đến trên khu du lịch hồ Hòa Bình. Tham gia đoàn tham quan là Đại biểu các tỉnh, thành phố, phóng viên đến từ các cơ quan truyền thông ở Trung ương và địa phương đến tham dự Tuần Văn hóa – Du lịch năm 2024. Các đại biểu trải nghiệm và tìm...

Khám phá cảnh quan ruộng bậc thang ở huyện Lạc Sơn

Với diện tích hàng nghìn ha trải dài, uốn lượn giữa các sườn núi, lưng đồi, ven suối, hệ thống ruộng bậc thang ở huyện Lạc Sơn mang vẻ đẹp hùng vĩ và quyến rũ. Tại khu vực có thắng cảnh ruộng bậc thang đặc sắc cũng chính là vùng trung tâm của nền Văn hóa Hòa Bình nổi tiếng với nhiều di chỉ khảo cổ được phát hiện. Cảnh quan ruộng bậc thang vào mùa lúa chín ở xã Miền...

Hòa Bình – Sơn La liên kết phát triển du lịch trên sông Đà

Sông Đà có chiều dài trên 900 km bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ. Sông chảy qua các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình và Phú Thọ. Dòng sông đã được ngăn để xây dựng nhà máy Thủy điện Hòa Bình, một tổ hợp công trình ngầm lớn nhất Đông Nam Á và Nhà máy Thủy điện...

Kế hoạch thực hiện chiến dịch truyền thông quảng bá du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2024-2025

Ngày 18/9/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Kế hoạch thực hiện chiến dịch truyền thông quảng bá du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2024-2025 nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về du lịch, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất