Powered by Techcity

48 giờ ở Hòa Bình

Hòa Bình có nhiều thắng cảnh, có thể đi nhiều lần trên những cung đường và trải nghiệm không giống nhau.

Hòa Bình giáp Hà Nội, là cửa ngõ tới các điểm du lịch nổi tiếng ở vùng núi phía Bắc. Những năm gần đây, Hòa Bình là nơi nghỉ cuối tuần phổ biến với du khách từ thủ đô, các địa danh nổi tiếng như Mai Châu, Kim Bôi, Thung Nai, Thủy điện Hòa Bình.

Hòa Bình có thắng cảnh đa dạng từ sông, hồ, suối khoáng, vườn quốc gia và văn hóa dân tộc. Hòa Bình cũng có nhiều khu nghỉ dưỡng, phù hợp với xu hướng nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe, du lịch thể thao. Hành trình 48 giờ do anh Hồng Thắng, làm việc tại một công ty du lịch, tư vấn cùng trải nghiệm của phóng viên VnExpress tại huyện Kim Bôi và vùng lân cận.

Ngày 1

Buổi sáng và trưa

Ăn sáng tại Hà Nội, di chuyển theo Đại lộ Thăng Long (cao tốc Láng – Hòa Lạc), tiếp tục đi qua Xuân Mai và tới xã Cuối Hạ thuộc huyện Kim Bôi, trekking núi Đại Bàng.

Quang cảnh Kim Bôi nhìn từ đỉnh Đại Bàng. Ảnh: Linh Hương

Quang cảnh Kim Bôi nhìn từ đỉnh Đại Bàng. Ảnh: Linh Hương

Núi Đại Bàng cách Hà Nội khoảng 75km, nơi chưa quá phổ biến trên bản đồ du lịch Việt Nam nhưng được nhiều người trải nghiệm. Tên gọi là núi Đại Bàng do người dân sống tại đây thường nhìn thấy đại bàng khi đứng trên đỉnh.

“Đoạn đường trekking khoảng 8 km, không khó leo vì dốc thoai thoải, đỉnh cao nhất khoảng 800 m so với mực nước biển, trên đường có nhiều cảnh đẹp để vừa leo vừa vãn cảnh”, anh Thắng cho hay.

Lên đến đỉnh vào gần trưa, du khách có thể ngắm vùng đất Kim Bôi với những dãy núi xen kẽ nhau, xếp chồng lớp, tạo thành một khung cảnh đẹp. Sau khi chụp ảnh check in và nghỉ ngơi, du khách sẽ đi xuống và dùng bữa tại một khu đất trống cách đỉnh khoảng 15 phút di chuyển. Tùy nhu cầu, du khách có thể tự mang theo đồ ăn uống, đặt dịch vụ của người địa phương dưới chân núi hoặc các tour trọn gói.

Bữa trưa với thịt lợn và gà nướng. Ảnh: Linh Hương

Bữa trưa với thịt lợn và gà nướng. Ảnh: Linh Hương

Buổi chiều tối

Xuống núi, du khách di chuyển tới khu nghỉ dưỡng cách chân núi Đại Bàng khoảng 5 km để tắm khoáng nóng và nghỉ lại qua đêm. Ngoài ra, trong bán kính 10 km từ núi, cũng có một số resort dịch vụ tốt, có các hoạt động trải nghiệm nội khu.

Bữa tối, hãy thử một số món ăn đặc trưng của vùng Hòa Bình như cơm lam, gà nướng, thịt lợn mán, cá nướng, xôi nếp nương, rau rừng tại các nhà hàng xung quanh hoặc bên trong resort. Một số địa chỉ tham khảo: Hoa Quả Sơn, Hùng Vân, Ẩm thực Việt, Sơn Hạnh quán.

Ngày 2

Buổi sáng và trưa

Thư giãn tại khu nghỉ dưỡng sau một ngày vận động nhiều và ăn sáng muộn. Khu vực này không khí trong lành, du khách có thể “sống chậm” với các hoạt động như massage xông hơi, đọc sách, nghe nhạc, dạo bộ.

Khoảng 10h, rời khu nghỉ, ghé Cửu Thác Tú Sơn, cách khu nghỉ dưỡng khoảng 30km theo đường ĐT128 và cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 20km.

Một thác tại Cửu Thác Tú Sơn. Ảnh: S-Travel

Một thác tại Cửu Thác Tú Sơn. Ảnh: S-Travel

Nơi đây được gọi là “danh thắng đệ nhất” xứ Mường. Được bao bọc bởi vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng, Cửu Thác Tú Sơn là chuỗi 9 thác và hệ sinh thái đa dạng, nước trong xanh, khí hậu mát mẻ.

“Nếu đến đây vào mùa hè, du khách có thể bơi lội thoải mái”, anh Thắng cho hay.

Trên đường từ Hòa Bình về Hà Nội, một trong những món ăn không thể bỏ qua chính là lẩu riêu cua. Nhà hàng nằm quanh khu vực Km số 1 đường Hồ Chí Minh, gần đến điểm giao đường từ Xuân Mai với đại lộ Thăng Long.

Ngoài ra, một số quán ăn có món này: Không Tên, Phú Bình, Thanh Vũ, Nguyễn Gia, Lã Vọng, trong đó Không Tên phổ biến nhất. “Đây là một quán ăn luôn đông khách nhưng phục vụ nhanh và đồ ăn chất lượng”.

Các món du khách có thể lựa chọn gồm lẩu riêu, gà nướng, gà hấp, gà chiên mắm, các loại xôi như xôi sắn, xôi trắng mỡ hành.

Một bữa lẩu riêu ở Hòa Lạc. Ảnh: Lẩu cua đồng
Một bữa lẩu riêu ở Hòa Lạc. Ảnh: Lẩu cua đồng
VnExpress

Cùng chủ đề

HTX Dệt thổ cẩm Chiềng Châu giúp chị em có việc làm và thu nhập ổn định

Kể từ ngày thành lập và đi vào hoạt động, Hợp tác xã (HTX) Dệt thổ cẩm và Dịch vụ du lịch Chiềng Châu (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) đã tạo việc làm và thu nhập ổn định...

Từ điểm tựa hoà bình tiến tới tương lai

Khu vực Hồ Hoàn Kiếm và phụ cận. Ảnh: DUY LINHCũng năm này, một đoạn video về Hà Nội tour của các Đại sứ Phái đoàn Liên minh châu Âu, Pháp, Anh và Romania đã được chia sẻ chóng mặt trên các nền tảng mạng xã hội khắp toàn cầu. Đoạn clip bắt đầu từ cảnh Đại sứ Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam Bruno Angelet, Đại sứ Anh Giles Lever, Đại sứ Pháp Jean Noel...

Phân định biên giới và quản lý, hợp tác hiệu quả: Yếu tố then chốt bảo đảm hòa bình, ổn định và phát triển

  Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ phát biểu khai mạc Hội thảo quốc tế về hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển. (Ảnh: Anh Sơn) Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ; ngài Pierre Du Ville, Trưởng đại diện Phải đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam; lãnh đạo các bộ, ban, ngành; nguyên lãnh đạo Bộ Ngoại giao, nguyên lãnh đạo Ủy ban Biên...

Nguy cơ sạt lở đổ sập nhà, người dân ở Hòa Bình thấp thỏm cảnh ở nhờ

Đồi nứt toác, sạt lở khắp nơi Mưa lớn kéo dài khiến nhiều địa phương ở Hòa Bình xảy ra tình trạng nứt đồi núi, sạt lở đường giao thông, ngập úng nhiều khu dân cư. Trong đó, tình trạng nứt toác đồi ngay sát khu dân cư, nguy cơ sạt lở cao xảy ra khắp các huyện, thành phố ở Hòa Bình, như: TP Hòa Bình, Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thủy, Lương Sơn…. Mới đây, Chủ tịch...

Ông Zelensky đến Mỹ bàn về hòa bình

Trong khuôn khổ chuyến đi, ông Zelensky dự kiến sẽ gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden vào ngày 26.9 để trình bày chi tiết về kịch bản hòa bình mà ông gọi là “kế hoạch chiến thắng”. Ông Zelensky khẳng định Tổng thống Biden là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được xem toàn bộ bản kế hoạch. Sau đó, ông Zelensky dự kiến sẽ gặp Phó tổng thống Mỹ Harris và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump...

Cùng tác giả

Độc đáo nhà sàn truyền thống của người Mường ở Hòa Bình

Nét văn hóa nhà sàn của dân tộc Mường với nhiều giá trị truyền thống đã và đang được người dân lưu giữ, đồng thời phát triển thành ngành du lịch. Bản làng Giang Mỗ xinh đẹp. Ảnh: Xuân Xuân Cách dựng nhà sàn cổ của người Mường Những ngày đầu tháng 8, PV Báo Lao Động đã tìm về với bản Giang Mỗ, một bản của người Mường, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Đến đây không khó để bắt gặp...

Hồ Sam Tạng – địa điểm thư giãn gần Hà Nội

Nằm giữa những ngọn đồi bát úp, hồ Sam Tạng là "viên ngọc thô" của Mai Châu, Hòa Bình với khung cảnh hoang sơ, quanh năm xanh biếc. Nằm cách Hà Nội khoảng hơn hai tiếng di chuyển, hồ Sam Tạng thuộc xã Thành Sơn, huyện Mai Châu là hồ nước trên núi cao nhất tỉnh Hòa Bình. Cảnh hồ xanh mát và khí hậu trong lành nhưng chưa được nhiều người biết đến. Xung quanh là những đồi cỏ...

Hòa Bình quy hoạch tổ hợp không gian văn hóa Mường tại huyện Tân Lạc

Tỉnh Hòa Bình quy hoạch không gian văn hóa Mường tại xóm Lũy Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc. Đây là làng cổ nhất của người Mường tỉnh Hòa Bình. Năm 2008, xóm Lũy Ải được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư bảo tồn và công nhận là làng truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người và là xóm đại diện dân tộc Mường. Xóm là nơi lưu giữ nhiều phong tục, tập quán,...

Bảo tồn văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình”

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh TRỌNG ĐẠT) Hiện nay, nhiều giá trị văn hóa của dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” đang bị mai một nghiêm trọng. Trước tình hình trên, tỉnh Hòa Bình đã và đang quyết liệt triển khai nhiều biện pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa một cách hiệu...

Hòa Bình – Điểm đến đầu tư bền vững

Hòa Bình - Điểm đến đầu tư bền vững

Cùng chuyên mục

Khám phá cảnh quan ruộng bậc thang ở huyện Lạc Sơn

Với diện tích hàng nghìn ha trải dài, uốn lượn giữa các sườn núi, lưng đồi, ven suối, hệ thống ruộng bậc thang ở huyện Lạc Sơn mang vẻ đẹp hùng vĩ và quyến rũ. Tại khu vực có thắng cảnh ruộng bậc thang đặc sắc cũng chính là vùng trung tâm của nền Văn hóa Hòa Bình nổi tiếng với nhiều di chỉ khảo cổ được phát hiện. Cảnh quan ruộng bậc thang vào mùa lúa chín ở xã Miền...

Hòa Bình – Sơn La liên kết phát triển du lịch trên sông Đà

Sông Đà có chiều dài trên 900 km bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ. Sông chảy qua các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình và Phú Thọ. Dòng sông đã được ngăn để xây dựng nhà máy Thủy điện Hòa Bình, một tổ hợp công trình ngầm lớn nhất Đông Nam Á và Nhà máy Thủy điện...

Kế hoạch thực hiện chiến dịch truyền thông quảng bá du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2024-2025

Ngày 18/9/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Kế hoạch thực hiện chiến dịch truyền thông quảng bá du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2024-2025 nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về du lịch, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên...

Kế hoạch hoạch tổ chức Lễ hội cá tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ hai năm 2024

Trong tháng 9/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức Lễ hội cá tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ hai năm 2024, với mục tiêu thúc đẩy phát triển sản xuất ngành thủy sản và các sản phẩm từ cá tôm sông Đà; đẩy mạnh quảng bá, khẳng định thương hiệu có bản quyền gắn với sản phẩm hai nhãn hiệu đặc sản “Tôm sông Đà Hòa Bình” và “Cá sông Đà Hòa...

Hòa Bình đón hơn 100 ngàn du khách trong kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh

Trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 (từ ngày 31/8 đến hết ngày mùng 03/9/2024) tổng lượt khách du lịch đến Hòa Bình đạt 110.000 lượt khách, so với cùng kỳ năm trước tăng 12,2% (trong đó khách quốc tế là 6.000 lượt, so với cùng kỳ năm trước tăng 15,2%; khách du lịch nội địa 104.000 lượt so với cùng kỳ năm trước tăng 12%;). Tổng thu từ du lịch: 90 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng...

Kế hoạch tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc năm 2024

Trong quý III năm 2024, UBND Huyện Tân Lạc đã ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc. Đây là một trong các sự kiện chính trị nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Đề án “Xây dựng các xã vùng cao huyện Tân Lạc trở thành khu du lịch cấp tỉnh vào năm 2030, tầm nhìn đến...

Hội thảo khoa học “Phát triển du lịch đường sông ở Việt Nam – Định hướng và giải pháp

Ngày 18/9/2024, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đã tổ chức Hội thảo khoa học “Phát triển du lịch đường sông ở Việt Nam - Định hướng và giải pháp” tại khách sạn Thăng Long Opera, Hà Nội. Hội thảo do Tiến sỹ Phạm Văn Thủy - Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam và Tiến sỹ Nguyễn Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đồng chủ trì. Tham dự Hội...

Tin nổi bật

Tin mới nhất