Powered by Techcity

Đảng bộ tỉnh – những mốc son lịch sử

Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Nhân dân trong tỉnh đã sớm giác ngộ và tham gia các phong trào cách mạng từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Ngày 1/12/1930, tổ Đảng Hoàng Đồng (thuộc chi bộ Thanh Khê – Trung Trữ) được thành lập gồm 5 đảng viên, đây là tổ chức cộng sản đầu tiên được thành lập trên đất Hòa Bình. Những năm 1930 – 1939, mầm cách mạng còn được hình thành tại Phương Lâm – thị xã Hoà Bình, phố Vãng, thị trấn Vụ Bản… Tháng 3/1943, chi bộ nhà tù Hòa Bình được thành lập do đồng chí Lê Đức Thọ làm Bí thư chi bộ, các hoạt động tuyên truyền giác ngộ, gây dựng cơ sở cách mạng được đẩy mạnh tại địa bàn thị xã Hoà Bình. Từ năm 1939 – 1945, T.Ư Đảng, Xứ uỷ Bắc kỳ chỉ đạo Tỉnh ủy Ninh Bình, Hà Đông… phân công cán bộ, đảng viên lên tuyên truyền, gây dựng cơ sở cách mạng. Đây là thời kỳ phong trào cách mạng bén rễ sâu chắc và toả rộng trong Nhân dân các dân tộc tỉnh ta, từ đồng bào Kinh, Mường đến đồng bào Dao, Thái…, từ thị xã, thị trấn đến nông thôn, vùng cao, vùng sâu.
Cuối tháng 1/1945, đồng chí Hoàng Quốc Việt thay mặt T.Ư Đảng quyết định thành lập Ban cán sự Đảng (BCSĐ) tỉnh, đánh dấu sự ra đời của Đảng bộ tỉnh; sự trưởng thành, phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng Hòa Bình, góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện cho phong trào cách mạng Hòa Bình tiến lên một bước mới mạnh mẽ hơn, chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền.
Sau khi thành lập, BCSĐ tỉnh tập trung chỉ đạo xây dựng 4 khu căn cứ cách mạng (Hiền Lương – Tu Lý, Mường Diềm, Cao Phong – Thạch Yên, Mường Khói), chú ý đến công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho một số quần chúng cốt cán của các tổ chức đoàn thể cứu quốc trong tỉnh…
Đầu tháng 5/1945, BCSĐ tỉnh quyết định thành lập chi bộ cơ sở đầu tiên của tỉnh – chi bộ Đảng Phương Lâm (nay thuộc TP Hoà Bình). Từ đây, Đảng bộ và Nhân dân cùng đồng lòng đứng lên lật đổ chính quyền cai trị, giành chính quyền về tay Nhân dân, làm nên một kỳ tích lịch sử, khẳng định sự vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng vào hoàn cảnh thực tiễn của Hoà Bình, một tỉnh miền núi, nhiều dân tộc, có chế độ phong kiến lang đạo hà khắc. Kể từ đó, Đảng bộ tỉnh đã có có sự trưởng thành vượt bậc lãnh đạo quân và dân góp phần hoàn thành nhiệm vụ trong 2 cuộc kháng chiến và công cuộc xây dựng, phát triển quê hương.
Đến nay, Đảng bộ tỉnh có 13 đảng bộ trực thuộc với 512 tổ chức cơ sở Đảng, trên 67.505 đảng viên. Đảng bộ tỉnh không ngừng hoàn thiện, đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và trưởng thành về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo các nhiệm vụ chính trị, chăm lo tốt hơn đời sống Nhân dân. Các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước được vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp điều kiện thực tế tạo chuyển biến mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển KT-XH. Tỉnh đang hòa cùng dòng chảy đổi mới của đất nước. Các nguồn lực được huy động, sử dụng hiệu quả, phát triển kết cấu hạ tầng, sản xuất, khai thác tiềm năng, lợi thế, diện mạo đô thị, nông thôn, đời sống người dân biến đổi sâu sắc. Hạ tầng giao thông, các công trình phúc lợi được đầu tư, người dân được hỗ trợ tiếp cận với các chính sách an sinh xã hội, BHYT, giáo dục. Xây dựng nông thôn mới nằm trong tốp đầu khu vực. Thu nhập của người dân cao hơn mức bình quân khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Hòa Bình là tỉnh đi đầu trong thực hiện chủ trương, nghị quyết của T.Ư về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã bảo đảm tiến độ, gắn với chuẩn bị nguồn nhân sự cho cấp ủy đủ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được chăm lo.
Đảng bộ tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện các chương trình hành động cụ thể thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII, phấn đấu xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững theo phương châm phát triển xanh, xanh hơn nữa, chăm lo tốt hơn đời sống người dân, để mỗi người dân thụ hưởng thành quả của đổi mới.
L.C

Cùng chủ đề

Hợp tác quốc phòng Trung Quốc

Chiều 21/11 tại Vientiane (Lào) đã diễn ra Cuộc gặp không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN – Trung Quốc dưới sự đồng chủ trì của Đại tướng Chansamone Chanyalath, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào và Thượng tướng Đổng Quân, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Đại tướng Phan Văn Giang có cuộc gặp với Thượng tướng Đổng Quân. – Ảnh: QĐND Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do...

Tăng cường hợp tác vì ổn định khu vực

Ngày 21/11, Hội nghị Tư lệnh Lục quân các nước ASEAN lần thứ 25 (ACAMM-25) đã diễn ra tại Philippines, với sự tham dự của Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Hội nghị năm nay có chủ đề “Lục quân ASEAN 2024: Tăng cường quan hệ đối tác và tình hữu nghị hướng tới ổn định khu vực”. Tại hội nghị, các ý kiến nhấn mạnh vai trò trung tâm...

Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Ngày 21/11 tại Hà Nội, Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Chung kết cuộc thi Tuyên truyền kết quả triển khai phong trào “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”. Phát biểu khai mạc, bà Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y...

Việt Nam – Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim phát biểu với báo chí – Ảnh: TTXVN Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức tới Malaysia, chiều 21-11, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cùng chủ trì họp báo. Cột mốc quan trọng Phát biểu với báo chí, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi...

Cùng tác giả

Độc đáo nhà sàn truyền thống của người Mường ở Hòa Bình

Nét văn hóa nhà sàn của dân tộc Mường với nhiều giá trị truyền thống đã và đang được người dân lưu giữ, đồng thời phát triển thành ngành du lịch. Bản làng Giang Mỗ xinh đẹp. Ảnh: Xuân Xuân Cách dựng nhà sàn cổ của người Mường Những ngày đầu tháng 8, PV Báo Lao Động đã tìm về với bản Giang Mỗ, một bản của người Mường, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Đến đây không khó để bắt gặp...

Hồ Sam Tạng – địa điểm thư giãn gần Hà Nội

Nằm giữa những ngọn đồi bát úp, hồ Sam Tạng là "viên ngọc thô" của Mai Châu, Hòa Bình với khung cảnh hoang sơ, quanh năm xanh biếc. Nằm cách Hà Nội khoảng hơn hai tiếng di chuyển, hồ Sam Tạng thuộc xã Thành Sơn, huyện Mai Châu là hồ nước trên núi cao nhất tỉnh Hòa Bình. Cảnh hồ xanh mát và khí hậu trong lành nhưng chưa được nhiều người biết đến. Xung quanh là những đồi cỏ...

48 giờ ở Hòa Bình

Hòa Bình có nhiều thắng cảnh, có thể đi nhiều lần trên những cung đường và trải nghiệm không giống nhau. Hòa Bình giáp Hà Nội, là cửa ngõ tới các điểm du lịch nổi tiếng ở vùng núi phía Bắc. Những năm gần đây, Hòa Bình là nơi nghỉ cuối tuần phổ biến với du khách từ thủ đô, các địa danh nổi tiếng như Mai Châu, Kim Bôi, Thung Nai, Thủy điện Hòa Bình. Hòa Bình có thắng cảnh...

Hòa Bình quy hoạch tổ hợp không gian văn hóa Mường tại huyện Tân Lạc

Tỉnh Hòa Bình quy hoạch không gian văn hóa Mường tại xóm Lũy Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc. Đây là làng cổ nhất của người Mường tỉnh Hòa Bình. Năm 2008, xóm Lũy Ải được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư bảo tồn và công nhận là làng truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người và là xóm đại diện dân tộc Mường. Xóm là nơi lưu giữ nhiều phong tục, tập quán,...

Bảo tồn văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình”

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh TRỌNG ĐẠT) Hiện nay, nhiều giá trị văn hóa của dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” đang bị mai một nghiêm trọng. Trước tình hình trên, tỉnh Hòa Bình đã và đang quyết liệt triển khai nhiều biện pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa một cách hiệu...

Cùng chuyên mục

Độc đáo nhà sàn truyền thống của người Mường ở Hòa Bình

Nét văn hóa nhà sàn của dân tộc Mường với nhiều giá trị truyền thống đã và đang được người dân lưu giữ, đồng thời phát triển thành ngành du lịch. Bản làng Giang Mỗ xinh đẹp. Ảnh: Xuân Xuân Cách dựng nhà sàn cổ của người Mường Những ngày đầu tháng 8, PV Báo Lao Động đã tìm về với bản Giang Mỗ, một bản của người Mường, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Đến đây không khó để bắt gặp...

Hồ Sam Tạng – địa điểm thư giãn gần Hà Nội

Nằm giữa những ngọn đồi bát úp, hồ Sam Tạng là "viên ngọc thô" của Mai Châu, Hòa Bình với khung cảnh hoang sơ, quanh năm xanh biếc. Nằm cách Hà Nội khoảng hơn hai tiếng di chuyển, hồ Sam Tạng thuộc xã Thành Sơn, huyện Mai Châu là hồ nước trên núi cao nhất tỉnh Hòa Bình. Cảnh hồ xanh mát và khí hậu trong lành nhưng chưa được nhiều người biết đến. Xung quanh là những đồi cỏ...

48 giờ ở Hòa Bình

Hòa Bình có nhiều thắng cảnh, có thể đi nhiều lần trên những cung đường và trải nghiệm không giống nhau. Hòa Bình giáp Hà Nội, là cửa ngõ tới các điểm du lịch nổi tiếng ở vùng núi phía Bắc. Những năm gần đây, Hòa Bình là nơi nghỉ cuối tuần phổ biến với du khách từ thủ đô, các địa danh nổi tiếng như Mai Châu, Kim Bôi, Thung Nai, Thủy điện Hòa Bình. Hòa Bình có thắng cảnh...

Hòa Bình quy hoạch tổ hợp không gian văn hóa Mường tại huyện Tân Lạc

Tỉnh Hòa Bình quy hoạch không gian văn hóa Mường tại xóm Lũy Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc. Đây là làng cổ nhất của người Mường tỉnh Hòa Bình. Năm 2008, xóm Lũy Ải được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư bảo tồn và công nhận là làng truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người và là xóm đại diện dân tộc Mường. Xóm là nơi lưu giữ nhiều phong tục, tập quán,...

Bảo tồn văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình”

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh TRỌNG ĐẠT) Hiện nay, nhiều giá trị văn hóa của dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” đang bị mai một nghiêm trọng. Trước tình hình trên, tỉnh Hòa Bình đã và đang quyết liệt triển khai nhiều biện pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa một cách hiệu...

Hòa Bình – Điểm đến đầu tư bền vững

Hòa Bình - Điểm đến đầu tư bền vững

Khám phá mùa vàng và săn mây ở Hòa Bình

Đến Hòa Bình vào mùa thu, Phạm Tú đã được chiêm ngưỡng mùa vàng ở bản Lác và biển mây trắng vắt ngang lưng chừng núi ở Hang Kia - Pà Cò. Hòa Bình là cửa ngõ vùng Tây Bắc, gây ấn tượng với du khách bởi thắng cảnh đa dạng từ sông, hồ, suối khoáng, vườn quốc gia và bản sắc văn hóa người dân tộc H'Mông, Mường, Dao, Thái... Ngày 15/10, Phạm Tú (29 tuổi, Hà Nội), một du...

Cẩm nang du lịch Mai Châu

Vượt qua những khúc quanh co đèo dốc ở Thung Khe, Thung Nhuối... bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp trùng điệp của núi non và cỏ cây trên đường đến Mai Châu, Hòa Bình. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 140 km, Mai Châu chinh phục du khách với những "mùa thơm nếp xôi" dần hiện ra dưới màu nắng mới, khung cảnh yên bình. Mai Châu mùa nào đẹp Mai Châu mùa nào cũng đẹp theo một cách rất...

Hòa Bình tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch

Với diện tích gần 4600 km2, Hòa Bình là vùng đất hội tụ nhiều cảnh quan thiên nhiên kì thú và hùng vĩ, được bao bọc bởi núi đồi trùng điệp của đại ngàn và hệ thống sông suối dày đặc. Điều này đã mang lại cho Hòa Bình điều kiện khí hậu tuyệt vời cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng đa dạng và phong phú...

Hòa Bình lên kế hoạch thành thủ phủ sân golf

Với mục tiêu trở thành thủ phủ golf, Hòa Bình muốn phát triển gần 40 sân golf từ nay đến năm 2050. Hiện tại, Hòa Bình mới có 2 sân golf đang hoạt động và 3 sân khác đã được cấp chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, tỉnh đã bổ sung vào quy hoạch 16 sân golf với tổng diện tích 1.755 ha. Định hướng đến năm 2050, Hòa Bình sẽ có thêm 17 dự án. Như vậy, nếu thực...

Tin nổi bật

Tin mới nhất