Powered by Techcity

48 giờ ở Hòa Bình

Hòa Bình có nhiều thắng cảnh, có thể đi nhiều lần trên những cung đường và trải nghiệm không giống nhau.

Hòa Bình giáp Hà Nội, là cửa ngõ tới các điểm du lịch nổi tiếng ở vùng núi phía Bắc. Những năm gần đây, Hòa Bình là nơi nghỉ cuối tuần phổ biến với du khách từ thủ đô, các địa danh nổi tiếng như Mai Châu, Kim Bôi, Thung Nai, Thủy điện Hòa Bình.

Hòa Bình có thắng cảnh đa dạng từ sông, hồ, suối khoáng, vườn quốc gia và văn hóa dân tộc. Hòa Bình cũng có nhiều khu nghỉ dưỡng, phù hợp với xu hướng nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe, du lịch thể thao. Hành trình 48 giờ do anh Hồng Thắng, làm việc tại một công ty du lịch, tư vấn cùng trải nghiệm của phóng viên VnExpress tại huyện Kim Bôi và vùng lân cận.

Ngày 1

Buổi sáng và trưa

Ăn sáng tại Hà Nội, di chuyển theo Đại lộ Thăng Long (cao tốc Láng – Hòa Lạc), tiếp tục đi qua Xuân Mai và tới xã Cuối Hạ thuộc huyện Kim Bôi, trekking núi Đại Bàng.

Quang cảnh Kim Bôi nhìn từ đỉnh Đại Bàng. Ảnh: Linh Hương

Quang cảnh Kim Bôi nhìn từ đỉnh Đại Bàng. Ảnh: Linh Hương

Núi Đại Bàng cách Hà Nội khoảng 75km, nơi chưa quá phổ biến trên bản đồ du lịch Việt Nam nhưng được nhiều người trải nghiệm. Tên gọi là núi Đại Bàng do người dân sống tại đây thường nhìn thấy đại bàng khi đứng trên đỉnh.

“Đoạn đường trekking khoảng 8 km, không khó leo vì dốc thoai thoải, đỉnh cao nhất khoảng 800 m so với mực nước biển, trên đường có nhiều cảnh đẹp để vừa leo vừa vãn cảnh”, anh Thắng cho hay.

Lên đến đỉnh vào gần trưa, du khách có thể ngắm vùng đất Kim Bôi với những dãy núi xen kẽ nhau, xếp chồng lớp, tạo thành một khung cảnh đẹp. Sau khi chụp ảnh check in và nghỉ ngơi, du khách sẽ đi xuống và dùng bữa tại một khu đất trống cách đỉnh khoảng 15 phút di chuyển. Tùy nhu cầu, du khách có thể tự mang theo đồ ăn uống, đặt dịch vụ của người địa phương dưới chân núi hoặc các tour trọn gói.

Bữa trưa với thịt lợn và gà nướng. Ảnh: Linh Hương

Bữa trưa với thịt lợn và gà nướng. Ảnh: Linh Hương

Buổi chiều tối

Xuống núi, du khách di chuyển tới khu nghỉ dưỡng cách chân núi Đại Bàng khoảng 5 km để tắm khoáng nóng và nghỉ lại qua đêm. Ngoài ra, trong bán kính 10 km từ núi, cũng có một số resort dịch vụ tốt, có các hoạt động trải nghiệm nội khu.

Bữa tối, hãy thử một số món ăn đặc trưng của vùng Hòa Bình như cơm lam, gà nướng, thịt lợn mán, cá nướng, xôi nếp nương, rau rừng tại các nhà hàng xung quanh hoặc bên trong resort. Một số địa chỉ tham khảo: Hoa Quả Sơn, Hùng Vân, Ẩm thực Việt, Sơn Hạnh quán.

Ngày 2

Buổi sáng và trưa

Thư giãn tại khu nghỉ dưỡng sau một ngày vận động nhiều và ăn sáng muộn. Khu vực này không khí trong lành, du khách có thể “sống chậm” với các hoạt động như massage xông hơi, đọc sách, nghe nhạc, dạo bộ.

Khoảng 10h, rời khu nghỉ, ghé Cửu Thác Tú Sơn, cách khu nghỉ dưỡng khoảng 30km theo đường ĐT128 và cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 20km.

Một thác tại Cửu Thác Tú Sơn. Ảnh: S-Travel

Một thác tại Cửu Thác Tú Sơn. Ảnh: S-Travel

Nơi đây được gọi là “danh thắng đệ nhất” xứ Mường. Được bao bọc bởi vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng, Cửu Thác Tú Sơn là chuỗi 9 thác và hệ sinh thái đa dạng, nước trong xanh, khí hậu mát mẻ.

“Nếu đến đây vào mùa hè, du khách có thể bơi lội thoải mái”, anh Thắng cho hay.

Trên đường từ Hòa Bình về Hà Nội, một trong những món ăn không thể bỏ qua chính là lẩu riêu cua. Nhà hàng nằm quanh khu vực Km số 1 đường Hồ Chí Minh, gần đến điểm giao đường từ Xuân Mai với đại lộ Thăng Long.

Ngoài ra, một số quán ăn có món này: Không Tên, Phú Bình, Thanh Vũ, Nguyễn Gia, Lã Vọng, trong đó Không Tên phổ biến nhất. “Đây là một quán ăn luôn đông khách nhưng phục vụ nhanh và đồ ăn chất lượng”.

Các món du khách có thể lựa chọn gồm lẩu riêu, gà nướng, gà hấp, gà chiên mắm, các loại xôi như xôi sắn, xôi trắng mỡ hành.

Một bữa lẩu riêu ở Hòa Lạc. Ảnh: Lẩu cua đồng
Một bữa lẩu riêu ở Hòa Lạc. Ảnh: Lẩu cua đồng
VnExpress

Cùng chủ đề

Hòa Bình: Phát huy vai trò Người có uy tín để củng cố khối đại đoàn kết dân tộc

Góp sức xây dựng kinh tế và giảm nghèo bền vững Người có uy tín trong vùng DTTS đã phát huy tốt vai trò gương mẫu, trách nhiệm trong vận động nhân dân. Tiêu biểu là ông Sùng A Dếnh, Trưởng dòng họ Sùng tại xóm Thung Mặn, xã Hang Kia, huyện Mai Châu. Bằng sự kiên trì và tận tâm, ông đã vận động hàng chục người nghiện tự giác đi cai nghiện, khuyến khích nhiều đối tượng truy...

Thủ phủ cam Cao Phong được mùa, được giá nhờ tái canh

07/12/2024 | 10:48 TPO – Nhờ tích cực tái canh, năm nay, cam Cao Phong có tổng sản lượng dự kiến lên đến 105 nghìn tấn. Được mùa được giá, là niềm vui chung của những người trồng cam nơi đây. Những ngày cuối năm, người nông dân ở vùng trồng cam Cao Phong...

Hòa Bình phát triển kinh tế gắn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

Phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang Các chương trình mục tiêu quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội và quốc phòng, an ninh của đất nước; tác động sâu rộng đến các đối tượng thụ hưởng chương trình. Là địa bàn chiến lược của Quân khu 3, tỉnh Hòa Bình đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thực hiện tốt nhiệm vụ này, góp...

Hòa Bình khai mạc Lễ hội Cá tôm sông Đà lần thứ 2, năm 2024

NDO – Tối 19/11, tại Trung tâm Hội chợ triển lãm tỉnh Hòa Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ hội Cá tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ 2, năm 2024. Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình Đinh Công Sứ nhấn mạnh, lễ hội với mục tiêu thúc đẩy phát triển sản xuất ngành thủy sản và các sản phẩm từ cá, tôm sông Đà; đẩy mạnh quảng bá, khẳng...

Nhổ củ hành tăm, củ gia vị trồng ở Hòa Bình đem muối lên, ấy thế mà bán thành công sang nước Anh

Hành tăm muối Yên Thủy là sản phẩm OCOP 3 sao Huyện Yên Thủy hiện có gần 100ha trồng hành tăm, tập trung nhiều tại xã Phú Lai. Nhằm tăng giá trị của củ hành tăm, Hợp tác xã nông nghiệp Phú Lai (xóm Rò, xã Phú Lai, huyện Yên Thủy) đã xây dựng thành công thương hiệu sản phẩm hành tăm muối Yên Thủy.  Năm 2022, sản phẩm hành tăm muối của Hợp tác xã đạt tiêu chuẩn OCOP 3...

Cùng tác giả

Độc đáo nhà sàn truyền thống của người Mường ở Hòa Bình

Nét văn hóa nhà sàn của dân tộc Mường với nhiều giá trị truyền thống đã và đang được người dân lưu giữ, đồng thời phát triển thành ngành du lịch. Bản làng Giang Mỗ xinh đẹp. Ảnh: Xuân Xuân Cách dựng nhà sàn cổ của người Mường Những ngày đầu tháng 8, PV Báo Lao Động đã tìm về với bản Giang Mỗ, một bản của người Mường, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Đến đây không khó để bắt gặp...

Hồ Sam Tạng – địa điểm thư giãn gần Hà Nội

Nằm giữa những ngọn đồi bát úp, hồ Sam Tạng là "viên ngọc thô" của Mai Châu, Hòa Bình với khung cảnh hoang sơ, quanh năm xanh biếc. Nằm cách Hà Nội khoảng hơn hai tiếng di chuyển, hồ Sam Tạng thuộc xã Thành Sơn, huyện Mai Châu là hồ nước trên núi cao nhất tỉnh Hòa Bình. Cảnh hồ xanh mát và khí hậu trong lành nhưng chưa được nhiều người biết đến. Xung quanh là những đồi cỏ...

Hòa Bình quy hoạch tổ hợp không gian văn hóa Mường tại huyện Tân Lạc

Tỉnh Hòa Bình quy hoạch không gian văn hóa Mường tại xóm Lũy Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc. Đây là làng cổ nhất của người Mường tỉnh Hòa Bình. Năm 2008, xóm Lũy Ải được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư bảo tồn và công nhận là làng truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người và là xóm đại diện dân tộc Mường. Xóm là nơi lưu giữ nhiều phong tục, tập quán,...

Bảo tồn văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình”

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh TRỌNG ĐẠT) Hiện nay, nhiều giá trị văn hóa của dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” đang bị mai một nghiêm trọng. Trước tình hình trên, tỉnh Hòa Bình đã và đang quyết liệt triển khai nhiều biện pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa một cách hiệu...

Hòa Bình – Điểm đến đầu tư bền vững

Hòa Bình - Điểm đến đầu tư bền vững

Cùng chuyên mục

Hòa Bình – Điểm đến du lịch cộng đồng

Tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn phong phú là điều kiện, lợi thế để Hòa Bình phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ). Những năm gần đây, với sự quan tâm về chính sách của trung ương, của tỉnh và sự hỗ trợ của một số tổ chức phi chính phủ, nhiều bản làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong tỉnh tích cực phát triển DLCĐ. Với dân số trên 15,7 vạn người,...

Khai mạc Lễ hội cam Cao Phong và Hội chợ Thương mại – Du lịch tỉnh Hòa Bình 2024

Tối ngày 6/12/2024, tại Sân vận động huyện Cao Phong, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Du lịch tỉnh Hoà Bình phối hợp với UBND huyện Cao Phong Khai mạc Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ 8 và Hội chợ Thương mại - Du lịch huyện Cao Phong năm 2024. Lễ hội đã thu hút được hàng nghìn du khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Chương phát biểu tại...

Điểm nhấn sắc nét bức tranh du lịch huyện Mai Châu

Là bản người Thái đầu tiên của tỉnh phát triển du lịch cộng đồng, bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu được du khách biết đến từ những năm 90 của thế kỷ trước. Theo đó, ngày càng có thêm nhiều hộ gia đình sửa chữa nhà cửa, phát triển thêm sản phẩm kinh doanh du lịch, điều đó khiến bản Lác như một bức tranh đa sắc màu.Những tiết mục văn nghệ đậm bản...

Cuộc thi Hướng dẫn viên du lịch năm 2024

Sáng 18/11, Ban Tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 tổ chức Cuộc thi Hướng dẫn viên du lịch. Tới dự có đồng chí Quách Thị Kiều, TUV, Giám đốc Sở VH,TT&DL tỉnh; Lãnh đạo một số sở, ngành và 13 thí sinh tham dự được tuyển chọn từ 10 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.  Đồng chí Quách Thị Kiều, TUV, Giám đốc Sở VH,TT&DL tỉnh phát biểu khai mạc cuộc thi ...

Shoshin Binh Thanh WorldHotels Spa & Resort điểm đến hàng đầu của khách du lịch trong nước và quốc tế.

Với triết lý độc đáo cùng những lợi thế "vô tiền khoáng hậu”, Shoshin Binh Thanh WorldHotels Spa & Resort được kỳ vọng là dự án đẳng cấp nâng tầm du lịch nghỉ dưỡng tại Hòa Bình và trở thành điểm đến hàng đầu của khách du lịch trong nước và quốc tế.1. Vịnh đảo kỳ hoa Shoshin Binh Thanh WorldHotels Spa & Resort2. Shoshin Binh Thanh WorldHotels Spa & Resort - Vịnh đảo kỳ hoa siêu độc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất