Năm 2024, lượng khách du lịch đến Hà Giang ước đạt 3,286 triệu lượt người, tăng 8,8% so với năm 2023, tổng doanh thu du lịch đạt 8.149 tỷ đồng. Có được kết quả ấn tượng đó là nhờ nhiều chính sách linh hoạt, phù hợp của tỉnh, trong đó tỉnh thực hiện hiệu quả công tác du lịch phát triển gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc.Thôn Giang Đông, xã Ea Dăh, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Nơi đây từng là “điểm nóng” về ma túy, khiến cho cuộc sống nhiều người dân rơi vào cảnh bần cùng, trở thành nỗi ám ảnh của cộng đồng. Nhưng nay, Giang Đông vươn mình đầy sức sống, diện mạo khang trang, cuộc sống người dân ngày càng no đủ, hạnh phúc, dấu tích u ám trong quá khứ dần lùi xa.Ngày 31/12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp thứ 27 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) để thảo luận, cho ý kiến về kết quả hoạt động năm 2024 và chương trình công tác năm 2025 của Ban Chỉ đạo; kết quả chỉ đạo, xử lý các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo cùng một số nội dung quan trọng khác.Năm 2024, lượng khách du lịch đến Hà Giang ước đạt 3,286 triệu lượt người, tăng 8,8% so với năm 2023, tổng doanh thu du lịch đạt 8.149 tỷ đồng. Có được kết quả ấn tượng đó là nhờ nhiều chính sách linh hoạt, phù hợp của tỉnh, trong đó tỉnh thực hiện hiệu quả công tác du lịch phát triển gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc.Sau 2 ngày làm việc, sáng nay (31/12), HĐND tỉnh Kiên Giang khóa X bế mạc Kỳ họp 24, Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024. Tại kỳ họp, HĐND tỉnh Kiên Giang quyết nghị thông qua 16 nghị quyết trên các lĩnh vực, đã chất vấn và trả lời chất vấn với các phiên quan trọng được cử tri quan tâm. Ông Lâm Minh Thành – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang và các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang chủ tọa kỳ họp. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Kiên Giang Đỗ Thanh Bình và ông Nguyễn Thanh Nhàn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tham dự kỳ họp.Trên hành trình trở lại vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi đã chọn cho mình điểm đến A Roàng. Đó là một thung lũng nhỏ nằm giữa đại ngàn Trường Sơn, quanh năm tiết trời mát mẻ. Cùng với đó, nét văn hóa đậm đà bản sắc của đồng bào Tà Ôi như níu chân làm cho A Roàng xa mà lại hóa gần.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 31/12/2024, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm Hoa đăng Ninh Kiều. Khám phá “thác nước bảy tầng” Chiềng Khoa. Cuộc sống “Hồi sinh” trên vùng đất bị thiên tai. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núiNgày 31/12, TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Dân tộc năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Dương Ngọc Hải; Trưởng Ban Dân tộc Thành phố Huỳnh Văn Hồng Ngọc đến dự và chỉ đạo Hội nghị. Nhiều tập thể, cá nhân xuất sắc được nhận Bằng khen của Thành phố.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 31/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày hội văn hóa ở Na Ư. Mang sâm Ngọc Linh xuống núi. Nét đẹp bình dị trong cuộc sống làng quê. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Ngày 31/12, tại huyện Châu Thành, UBND tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và đón nhận Bằng công nhận huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đạt Chuẩn Nông thôn mới. Đến dự có ông Lâm Văn Mẫn – Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; bà Hồ Thị Cẩm Đào – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh, Mẹ Việt Nam Anh hùng và đông đảo đồng bào trên địa bàn huyện Châu Thành đến tham dự.Ngày 31/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum cho biết, lực lượng Bộ đội biên phòng phối hợp với các lực lượng chức năng bắt giữ một đối tượng vận chuyển khoảng 3 kg ma túy từ Lào về Việt Nam.Vừa qua, Ngày hội “Tết Mông Xuống Phố 2025” đã được tổ chức tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn (Tây Hồ, Hà Nội). Đây là sự kiện văn hóa đặc sắc được các bạn trẻ người Mông tổ chức thường niên tại Hà Nội, vừa là dịp quy tụ cộng đồng dân tộc Mông tại thành phố cùng đón Tết xa quê, vừa là cơ hội tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo. Đến với Ngày hội, du khách còn được thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc cùng phần thi tài năng đến từ các đội thi tham gia Ngày hội.Đó là nhấn mạnh của bà Trịnh Thị Thủy – Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tại họp báo thường kỳ quý IV năm 2024, của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, chiều 31/12, tại Hà Nội.Chiều 31/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Chủ tịch nước Lương Cường dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo. Cùng dự, có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải, đại diện lãnh đạo một số các cơ quan Trung ương cùng toàn thể cán bộ, công chức, người lao động Văn phòng Chủ tịch nước.
Hà Giang có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ với 19 dân tộc cùng sinh sống đã tạo nên bản sắc vùng, miền độc đáo và phong phú. Trong đó, huyện Đồng Văn là một trong 4 huyện vùng cao, núi đá sở hữu công viên địa chất toàn cầu UNESCO, chủ yếu là đồng bào DTTS sinh sống, trong đó sắc thái văn hóa của người dân tộc Mông, Lô Lô…, tạo ra sự riêng biệt cho huyện Đồng Văn. Những di sản thể hiện qua kiến trúc nhà ở, bờ rào đá, nghệ thuật múa khèn, trang phục dân tộc, nghề đan lát, dệt vải… được huyện khai thác hiệu quả.
Một trong những thành công của Hà Giang được thể hiện qua việc tổ chức Lễ hội hoa Tam giác mạch lần thứ X với chủ đề “Miền hoa thương nhớ” ghi dấu 10 năm Lễ hội hoa Tam giác mạch có mặt trên bản đồ du lịch. Các địa phương đã tập trung chỉ đạo gieo trồng tam giác mạch thành những vùng rộng lớn, có điểm nhấn với quy mô hàng trăm ha để thu hút du khách; tổ chức các chương trình nghệ thuật mang đậm hơi thở Cao nguyên đá, hội thi trang phục dân tộc… Thông qua lễ hội, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc; tôn vinh những giá trị đặc sắc, hình ảnh đẹp về cuộc sống, con người nơi đây; quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch đặc trưng đến với du khách. Trong thời điểm diễn ra Lễ hội, huyện Đồng Văn thu hút hơn 13.000 lượt khách.
Chị Nguyễn Ngọc Nga, du khách đến từ Đà Nẵng chia sẻ: “Tôi thật sự ấn tượng và bất ngờ trước vẻ đẹp nơi đây. Tôi được hòa mình vào nhịp sống của người dân Cao nguyên đá với lối kiến trúc rêu phong, cổ kính, văn hóa đặc sắc, ẩm thực đặc trưng của đồng bào, người dân thì rất là thân thiện…”.
Đặc biệt, nhằm nâng cấp hạ tầng, tạo điểm nhấn thu hút du khách đến với Lễ hội hoa Tam giác mạch lần thứ X, Đồng Văn đã thực hiện xây dựng, cải tạo 12 điểm nhấn du lịch tại các xã, thị trấn trọng điểm. Trong quá trình quy hoạch xây dựng, phát triển, huyện đã lãnh đạo bảo tồn được nét đẹp truyền thống, đảm bảo hài hòa, không phá vỡ cảnh quan, địa mạo Cao nguyên đá… Trong đó, nổi bật là hàng rào đá khu vực đầu thị trấn Đồng Văn gắn liền với cổng chào huyện Đồng Văn, có tổng chiều dài gần 2km. Đây là công trình xếp đá dài nhất trong khu vực với tổng kinh phí đầu tư 3,8 tỷ đồng. Trung tâm Diễn xướng huyện được thiết kế hình tròn có viền ngoài là bậc tam cấp, đường kính 28m với tổng diện tích trên 615m2, mặt sân được lát đá hoa và hoa văn trống đồng của dân tộc Lô Lô. Các hạng mục xã hội hoá bao gồm Trung tâm thương mại, ẩm thực, vui chơi giải trí… được xây dựng theo kiến trúc truyền thống của đồng bào dân tộc Mông; Trung tâm Diễn xướng sẽ tạo điều kiện cho du khách có các hoạt động giao lưu dân ca, dân vũ, văn hóa, văn nghệ về đêm khi đến du lịch tại huyện…
Tại thôn Lô lô Chải, xã Lũng Cú, việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của người Lô Lô đã được huyện Đồng Văn khai thác hiệu quả. Thôn hiện có 119 hộ, 542 nhân khẩu sinh sống, từ khi làm du lịch cộng đồng, diện mạo thôn Lô Lô Chải ngày càng khởi sắc, đời sống của bà con từng bước được cải thiện rõ nét. Hơn thế nữa, người dân Lô Lô ở điểm cực Bắc giờ đây đã quan tâm nhiều hơn đến việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc và lấy đó làm thế mạnh để phát triển du lịch cộng đồng.
Để bảo tồn và phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch bền vững, chúng tôi rất chú trọng đến cái quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng và các cái quy hoạch cho phát triển du lịch. Đặc biệt, tất cả các điểm nhấn, công trình xây dựng mới và sản phẩm du lịch đều phải theo cái kiến trúc truyền thống”.
Ông Đỗ Quốc Hương,Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn
Anh Sình Dỉ Gai, Trưởng thôn Lô Lô Chải chia sẻ: “Hơn 10 năm trước, bà con trong thôn chỉ biết trồng ngô, chăn nuôi nhỏ lẻ, nhưng đến nay, làng đã có 42 hộ làm du lịch. Không chỉ làm giàu cho gia đình, mỗi hộ còn tạo việc làm cho 2 – 4 lao động là người địa phương, mỗi lao động có thu nhập từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. Làm du lịch, bà con vừa có thu nhập cao, vừa bảo tồn và quảng bá đến du khách về văn hóa dân tộc mình nên bà con trong thôn rất phấn khởi”.
Để hướng dẫn các hộ làm du lịch cộng đồng, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã hỗ trợ kinh phí, tập huấn các kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, nghiệp vụ nấu nướng, phục vụ khách du lịch… Đồng thời tập trung tuyên truyền nâng cao ý thức cho các hộ bảo vệ môi trường, giữ gìn và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của người Lô Lô… Nhờ lưu giữ được kiến trúc nhà ở, nét văn hóa truyền thống Lô Lô Chải đã trở thành điểm du lịch hút khách bậc nhất tại vùng đất “đá cũng nở hoa”.
Nguồn: https://baodantoc.vn/hoa-no-tren-cao-nguyen-da-1735636335895.htm