Trang chủKinh tếNông nghiệpHoà Bình: Tạo lòng tin nhân dân đối với tín dụng chính...

Hoà Bình: Tạo lòng tin nhân dân đối với tín dụng chính sách


Theo NHCSXH chi nhánh Hoà Bình, sau 10 năm triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội”, đã giải ngân trên 14.153 tỷ đồng với hơn 684,2 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn.

NHNN Hòa Bình tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2024 Ngành Ngân hàng Hòa Bình ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả thiên tai

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã chuyển tải kịp thời đến đối tượng thụ hưởng, phủ kín đến 100% thôn, xóm, bản làng toàn tỉnh và ngày càng phát huy hiệu lực, hiệu quả, góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững, tạo việc làm, đẩy lùi tín dụng đen, nâng cao đời sống Nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hằng năm và trong từng giai đoạn. Đó là đánh giá của Tỉnh uỷ Hoà Bình trong báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội” trên địa bàn tỉnh.

Ông Ngô Ngọc Hải chia sẻ về mô hình trồng bưởi của gia đình với cán bộ NHCSXH
Ông Ngô Ngọc Hải chia sẻ về mô hình trồng bưởi của gia đình với cán bộ NHCSXH

Chia sẻ thêm về những kết quả triển khai Chỉ thị số 40, ông Nguyễn Minh Hưng – Giám đốc NHCSXH chi nhánh Hoà Bình cho biết: Hoạt động tín dụng chính sách xã hội luôn nhận được sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh. “Nói chung là tín dụng chính sách xã hội nhận được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh”, ông Hưng chia sẻ. Sự quan tâm này được cụ thể hoá bằng chính sách riêng có của tỉnh như Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ vay vốn đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2023-2026. Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH chi nhánh tỉnh. Với quy định này, người lao động không thuộc hộ nghèo và hộ đồng bào dân tộc thiểu số đều được vay vốn đi lao động ở nước ngoài. Đặc biệt, dù nguồn thu từ ngân sách không cao nhưng hằng năm tỉnh dành 50 tỷ đồng chuyển sang NHCSXH chi nhánh để cho vay các chương trình tín dụng chính sách xã hội.

Có lẽ khi xuống cơ sở mới cảm nhận rõ nét nhất về sự hiệu quả của Chỉ thị số 40, trong đó có huyện Tân Lạc. Ông Lê Chí Huyên – Phó chủ tịch Huyện Tân Lạc cho biết, với huyện miền núi có tới 85% dân số là người đồng bào người Mường, điều kiện kinh tế – xã hội còn khó khăn, thu ngân sách thấp thì nguồn tín dụng ưu đãi của NHCSXH có vai trò rất quan trọng.

“Chúng tôi đánh giá cao hoạt động NHCSXH trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, góp phần đảm bảo an sinh xã hội của địa phương. Đặc biệt, khi có Chỉ thị số 40, cấp uỷ, chính quyền địa phương vào cuộc ngay. Huyện Tân Lạc cũng ban hành các văn bản chỉ đạo, tuyên truyền tới cấp uỷ, đảng viên và đã mang lại nhiều kết quả”, ông Huyên khẳng định và chia sẻ, sau 10 năm thực hiện triển khai Chỉ thị số 40 có thể thấy rõ 2 điểm nổi bật. Một là tỷ lệ giảm nghèo qua từng năm, riêng năm 2024 mục tiêu đưa ra là giảm từ 9,4 xuống 7%, nhưng kết quả sơ bộ đến nay giảm 6,8% – vượt chỉ tiêu. Hai là, trước đây, huyện có 10 xã vùng đặc biệt khó khăn thì nay chỉ còn 5 xã.

Điểm giao dịch NHCSXH tại xã Tử Nê
Điểm giao dịch NHCSXH tại xã Tử Nê

Đặc biệt, khi triển khai Chỉ thị số 40, UBND huyện tham mưu cho Huyện uỷ ban hành Nghị quyết chuyên đề về uỷ thác ngân sách địa phương sang NHCSXH cho vay. Vốn ngân sách địa phương chuyển sang NHCSXH tăng trưởng qua từng năm và mục tiêu đến năm 2030, con số này đạt khoảng 40 tỷ đồng. Theo ông Huyên, đây là sự nỗ lực của huyện, bởi 40 tỷ đồng đúng bằng với con số thu ngân sách trong 1 năm của huyện.

Khi được sự quan tâm của từ cấp tỉnh đến cấp huyện thì người dân chính là những người hưởng lợi nhất. Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã lan toả trên khắp các bản làng, giúp dân vươn lên thoát nghèo bằng nhiều mô hình sản xuất. Là người gốc tỉnh Nam Định đi xây dựng kinh tế mới ở vùng núi của Hoà Bình lúc đầu cũng gặp nhiều khó khăn, nhưng bằng ý chí, nghị lực cùng với nguồn vốn ưu đãi, gia đình ông Ngô Ngọc Hải, ở xóm 1, xã Tử Nê qua nhiều vòng vay NHCSXH đã gây dựng được vườn bưởi gần 200 gốc, cứ đến vụ là thương lái đến mua, cho thu nhập đều hàng năm khoảng 200 triệu đồng. Hiện nay, gia đình ông đang còn dư nợ của NHCSXH 40 triệu đồng vốn giải quyết việc làm và 20 triệu đồng vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Hay như ở xã vùng cao Quyết Chiến, nguồn vốn ưu đãi đã giúp người dân phát huy thế mạnh trộng cây su su. Gặp chúng tôi, vợ chồng ông Đinh Công Nhủ và bà Bùi Thị Ngoan, người đồng bào Mường, ở xóm Biệng không dấu nổi niềm vui. Ông Nhủ hồ hởi khoe: Năm 2023, gia đình được vay NHCSXH 100 triệu đồng chương trình hộ mới thoát nghèo để mở rộng diện tích su su và mua thêm 3 con sinh sản giống và 2 con lợn nái. Đến nay hiệu quả đã thấy rõ các anh ạ! Bò thì đã thêm bê con, còn lợn thì đã tăng thêm 10 con. Thu nhập từ bán rau su su cũng được 70 triệu đồng mỗi năm.

Nhìn thấy những thành quả của các hội viên vay vốn, ông Bùi Văn Toàn – Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Quyết Thắng chia sẻ, bà con ở xã vùng cao chủ yếu trồng cây su su và có thương lái đến tận nơi mua nên cũng thuận lợi, cho thu nhập ổn định, đời sống người dân nâng cao. Dư nợ vay vốn NHCSXH của Hội Cựu chiến binh hiện đạt 4,46 tỷ đồng, số hội viên thoát nghèo ngày một tăng, riêng năm 2024 dự kiến có thêm khoảng 2-3 hộ thoát nghèo.

Vườn su su của gia đình ông Đinh Công Nhủ mang lại thu nhập đều hàng năm cho gia đình
Vườn su su của gia đình ông Đinh Công Nhủ mang lại thu nhập đều hàng năm cho gia đình

Theo NHCSXH Hoà Bình, sau 10 năm triển khai Chỉ thị số 40, đã giải ngân trên 14.153 tỷ đồng với hơn 684,2 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn; thu nợ trên 9.193,5 tỷ đồng. Đến 30/6/2024, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 5.096,7 tỷ đồng; tăng 3.233,6 tỷ đồng (tăng 2,8 lần) so với trước khi có Chỉ thị số 40, tốc độ tăng trưởng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách bình quân hằng năm đạt khoảng 17%. Trên địa bàn tỉnh có hơn 102.251 hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang còn dư nợ, chiếm 46,2% số hộ dân trên địa bàn và chiếm thị phần 12,6% tổng dư nợ tín dụng toàn ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh; trong đó dư nợ hộ đồng bào dân tộc thiểu số đạt 4.183 tỷ đồng, chiếm 82,83%/tổng dư nợ, với 84,4 ngàn hộ vay vay vốn, bình quân gần 50 triệu đồng hộ vay.

Vốn tín dụng chính sách đã giúp trên 125,4 ngàn hộ vượt qua ngưỡng nghèo, giải quyết việc làm cho trên 65,9 ngàn lao động, giúp 1.624 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, hỗ trợ trên 31,9 ngàn học sinh, sinh viên được vay vốn để chi phí học tập góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh: Giai đoạn 2011-2015 từ 31,51% xuống 12,26%; giai đoạn 2016 – đến nay từ 24,38% xuống còn 9,2%.

Chia sẻ về bí quyết để đạt được thành công trên, ông Nguyễn Minh Hưng cho biết, chúng tôi luôn bám sát các chủ trương phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh; vốn tín dụng chính sách xã hội đã chuyển tải kịp thời đến đối tượng thụ hưởng tập trung cho vay vào các vùng nghèo, vùng trọng điểm, xây dựng nông thôn mới để làm tốt các kế hoạch, mục tiêu hàng năm. Khi đã làm tốt nhiệm vụ của ngân hàng luôn nhận được sự ủng hộ của các tổ chức chính trị – xã hội và người dân thì hiệu quả lại nhân thêm nữa. “Ngân hàng đang cho vay hơn 102 nghìn khách hàng nhưng nhiều năm qua người dân không có phản ánh gì là niềm vui với chúng tôi”, ông Hưng chia sẻ.

Việc không ngừng củng cố, nâng cao chất lượng tại các điểm giao dịch là một trong những thành công của NHCSXH Hoà Bình. Hoạt động của 151 điểm giao dịch tại đơn vị hành chính cấp xã ngày càng ổn định và đi vào nề nếp, hiệu quả, được nhân dân, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị – xã hội nhận ủy thác, các cơ quan, ban, ngành đánh giá cao, là một bước tiến trong cải cách thủ tục hành chính và là một đặc thù riêng có của NHCSXH, thể hiện tinh thần phục vụ, trách nhiệm của cán bộ NHCSXH đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua đó, tạo được lòng tin của Nhân dân đối với các chính sách của Đảng, Chính phủ và hoạt động tín dụng chính sách xã hội.

Theo NHCSXH chi nhánh Hòa Bình, tính đến cuối tháng 6/2024, nguồn vốn địa phương ủy thác qua NHCSXH các cấp đạt 201,6 tỷ đồng, chiếm 4%/tổng nguồn vốn; tăng 195,6 tỷ đồng, tăng gấp 32,2 lần so với trước khi có Chỉ thị số 40. Trong đó nguồn vốn nhận ủy thác cấp tỉnh là 76,16 tỷ đồng, nguồn vốn nhận ủy thác cấp huyện 125,4 tỷ đồng, bình quân mỗi đơn vị cấp huyện chuyển sang trên 14,8 tỷ đồng.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/hoa-binh-tao-long-tin-nhan-dan-doi-voi-tin-dung-chinh-sach-158254.html

Cùng chủ đề

Hòa Bình phát triển kinh tế gắn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

Phát triển kinh tế gắn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Hòa Bình quan tâm, góp phần tăng cường sức mạnh quốc phòng, giữ vững ổn định địa bàn, tạo môi trường thuận lợi để tỉnh phát triển nhanh, bền vững, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Thời gian qua, việc triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình...

Hòa Bình: Khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn đang dần thu hẹp

Hoà Bình coi trọng việc phát triển hạ tầng giao thông, tạo động lực cho vùng DTTS, miền núi, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn.Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết...

Nghệ An: Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền để xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị

Để phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi ở Nghệ An, những năm qua, với sự vào cuộc quyết liệt và phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị cũng như đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền. Nhờ đó, phần lớn đồng bào các DTTS&MN đã có chuyển biến về nhận thức, có ý chí tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo, góp phần xây...

Chủ tịch Quốc hội nêu chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

(Dân trí) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Việt Nam ủng hộ những nỗ lực của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á trong việc tạo dựng môi trường hòa bình, an ninh và ổn định tại khu vực. Là khách mời đặc biệt tham dự hội nghị, phát biểu tại phiên khai mạc, thay mặt Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá cao vai trò...

Hoà Bình đánh thức tiềm năng phát triển du lịch vùng hồ

Với những tiềm năng tự nhiên và văn hóa đa dạng, du lịch Hòa Bình có đầy đủ điều kiện “cất cánh”, mở ra nhiều cơ hội, để thu hút đông đảo khách trong nước, quốc tế đến trải nghiệm, khám phá. Từ đó đưa ngành du lịch trở thành động lực phát triển kinh tế quan trọng của tỉnh.Sau 2 ngày làm việc (21 và 22/11/2024), Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024 tỉnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

TP. Hồ Chí Minh: Xây dựng nông thôn mới có dư nợ hơn 84 ngàn tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh cho biết, tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn đạt hơn 84.500 tỷ đồng.Tỷ lệ dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở TP. Hồ Chí Minh đến cuối tháng 10/2024 đã tăng 13% so với cuối năm 2023, chiếm 24% tổng...

Hình thành thói quen văn hóa khi tới bảo tàng

Sau gần 1 tháng mở cửa đón khách, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước. Được biết, bảo tàng sẽ mở cửa miễn phí đến hết tháng 12 năm nay. Nơi lưu giữ hơn 150.000 hiện vật Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới khánh thành ở địa chỉ Km 6+500 Đại lộ Thăng Long (phường Tây Mỗ, Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Bảo...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 27/11

Tỷ giá trung tâm đi ngang, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 0,16 điểm hay NHNN ban hành công văn số 9774/NHNN-CSTT về việc ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 27/11. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 25/11 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 26/11 ...

TP. Hồ Chí Minh bàn giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp

Nông dân ở TP. Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần làm nông mà còn là những người "kể chuyện" về văn hóa, truyền thống của quê hương và du lịch nông nghiệp đang tạo ra cơ hội để du khách tiếp cận giá trị này…Nhiều điểm nhấn trong du lịch nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn. Các địa phương của thành...

Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ 7: Thắt chặt mối quan hệ thương mại và kinh tế

Sáng nay (27/11), tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham) và Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Washington (US Chamber) tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 7 với mục tiêu thắt chặt mối quan hệ thương mại và kinh tế song phương. Tuyên bố chung về...

Bài đọc nhiều

Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam đề xuất 4 giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực phòng chống thiên tai

Tại phiên thảo luận tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám...

Tiềm năng và triển vọng trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang

Những ngày đầu tháng 10, bà Trần Thị Tuyết, (xã An Hà, Lạng Giang, Bắc Giang) chăm ra thăm đồng hơn. Đánh giá về tình hình sản xuất vụ Mùa 2024, bà Tuyết cho biết, cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại không...

Sơn La phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

Với hơn 2.150 ha chè, trên 10.400 ha cây ăn quả và hơn 3.000 ha rau màu, cùng hệ thống 80 ha nhà kính, nhà lưới và hơn 500 ha ứng dụng tưới tiết kiệm, Mộc Châu đang hiện thực hóa tiềm năng kinh tế dồi dào. Đặc biệt, hơn 350 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và Global GAP đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất đất nông nghiệp lên mức trung bình trên...

Đây là các đặc sản, sản vật từ 28 tỉnh, thành phố đang trưng bày, bán ở một hội chợ ở Thái Nguyên

Nằm trong chương trình tuần lễ trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu 28 tỉnh, thành phố lần thứ 6 năm 2024 diễn ra tại Thái Nguyên, có hàng trăm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu từ các địa phương được trưng bày với quy mô 60 gian...

Chiêm Hoá (Tuyên Quang) chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu...

Cùng chuyên mục

Quảng Nam: Có 287 thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu

Theo thông tin từ UBND tỉnh Quảng Nam, sau 3 năm (2022 - 2024) thực hiện bộ tiêu chí thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025 gắn với mô hình miền quê đáng sống, toàn tỉnh có 287 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.Thời gian gần đây, tại các vùng nuôi trồng thủy sản ở Quảng Ninh, hoạt động gia cố, đóng mới nhà bè, ô lồng bè, đóng lọc, thả giống... để tái...

Kịp thời lắng nghe, giải đáp vướng mắc của nông dân

Báo cáo tổng hợp kiến nghị của nông dân Thủ đô, Chủ tịch Hội Nông dân TP Hà Nội Phạm Hải Hoa cho biết, có 68 ý kiến, qua tổng hợp có 36 kiến nghị theo 3 nhóm vấn đề. Tại hội nghị, có 12 đại biểu là nông dân, chủ trang trại, cán bộ Hội Nông dân cơ sở nêu câu hỏi với lãnh đạo thành phố. Dưới sự điều hành của Chủ tịch UBND TP Hà Nội...

Thẳng thắn đối thoại, tháo gỡ kịp thời vướng mắc cho nông dân Thủ đô

Nông nghiệp, nông dân đóng vai trò hết sức quan trọng Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền, các đồng chí lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể TP; Hội Nông dân các cấp; đại biểu là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, chủ trang trại, hợp tác xã, DN trong lĩnh vực nông nghiệp và hơn 2.000 hội viên nông dân...

mật ngọt trên đất Kim Sơn

Ở xã Kim Sơn, gia đình ông Nguyễn Văn Nam là một trong những hộ đầu tiên bắt tay vào nuôi ong lấy mật. Với quy mô hơn 500 đàn ong, doanh thu mỗi năm của gia đình ông Nam đạt được không dưới 700 triệu đồng. Không chỉ hộ ông Nam, hàng trăm gia đình nơi mảnh đất vùng đồi gò bán sơn địa này cũng đang sống khỏe nhờ nghề nuôi ông lấy mật. Thống kê của...

TP. Hồ Chí Minh: Xây dựng nông thôn mới có dư nợ hơn 84 ngàn tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh cho biết, tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn đạt hơn 84.500 tỷ đồng.Tỷ lệ dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở TP. Hồ Chí Minh đến cuối tháng 10/2024 đã tăng 13% so với cuối năm 2023, chiếm 24% tổng...

Mới nhất

Tiền lương toàn cầu tăng cao nhất trong hơn 15 năm qua

Báo cáo Tiền lương toàn cầu 2024-2025 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho thấy hai quý đầu năm 2024, tiền lương thực tế toàn cầu tăng 2,7%, mức tăng lớn nhất trong hơn 15 năm qua. ...

Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ đề xuất chính sách tự công nhận giáo sư ra sao?

Hội đồng giáo sư Đại học Quốc gia TP.HCM có thể được đề xuất thành lập và hoạt động như Hội đồng giáo sư nhà nước trong việc xét công nhận giáo sư, phó giáo sư. ...

Hội thảo khoa học “Thiếu tướng Hoàng Sâm

(Bqp.vn) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, ngày 29/11, tại Quảng Bình, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Bình phối hợp với Viện Lịch sử quân sự (Bộ Tổng Tham mưu) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thiếu tướng Hoàng Sâm -...

Hà Nội khai mạc Chương trình quảng bá du lịch đêm Hà Nội 2024

Kinhtedothi-Tối 29/11, tại không gian Khu phố ẩm thực đêm Đảo Ngọc - Ngũ Xã (Ba Đình), Sở Du lịch Hà Nội và UBND quận Ba Đình khai mạc chương trình quảng bá du lịch đêm Hà Nội 2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đã đến dự và nhấn nút khai mạc. Theo...

Cao nguyên huyền thoại

“… Em cao nguyên huyền thoại Em cao nguyên cỏ dại Một cao nguyên ở trong tôi vừa thật gần vừa xa xôi…” (trích lời bài hát Còn thương nhau thì về Buôn Ma Thuột - Nguyễn Cường) Thật vậy, Tây Nguyên luôn là những hình ảnh thân quen với cồng chiêng, đất đỏ bazan, voi và đồng bào. Nhưng Tây Nguyên cũng...

Mới nhất

Cao nguyên huyền thoại