Thông qua nhiều chính sách kịp thời, tạo bước đột phá về lĩnh vực đào tạo nghề và giải quyết việc, qua đó đã giúp nhiều người dân vùng quê, nhất là vùng DTTS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình từng bước thoát nghèo, góp phần phát triển bền vững.Vượt qua nhiều khó khăn, các địa phương miền núi tỉnh Quảng Ninh đang từng bước chinh phục con đường chuyển đổi số đầy trở ngại. Những thành quả bước đầu trong xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, thúc đẩy xã hội số không chỉ góp phần quan trọng nâng tầm lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, mà còn đẩy nhanh tiến trình phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi, nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn.Ngày 13/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì làm việc với Tiểu ban Kinh tế – Xã hội Đại hội XIV của Đảng.Ngày 13/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì làm việc với Tiểu ban Kinh tế – Xã hội Đại hội XIV của Đảng.Vượt qua nhiều khó khăn, các địa phương miền núi tỉnh Quảng Ninh đang từng bước chinh phục con đường chuyển đổi số đầy trở ngại. Những thành quả bước đầu trong xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, thúc đẩy xã hội số không chỉ góp phần quan trọng nâng tầm lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, mà còn đẩy nhanh tiến trình phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi, nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn.Những năm qua, phong trào xây dựng, sửa chữa nhà cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn luôn được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh Thái Nguyên quan tâm. Từ phong trào này, đã có hàng trăm ngôi nhà được xây dựng, giúp không ít người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn có nơi ở ổn định, yên tâm để tập trung làm việc, góp phần đổi thay cuộc sống.Những ngày vừa qua, nhiều phụ huynh có con em đang học tại Trường Mầm non Hoa Sen, xã Bảo Hà, huyện bảo Yên, tỉnh Lào Cai tỏ ra bức xúc. Nguyên nhân là do các bậc phụ huynh không đồng thuận trong việc chọn nhà cung cấp thực phẩm của nhà trường, dẫn đến việc tổ chức bữa ăn bán trú bị gián đoạn, nên nhiều phụ huynh có con học tại trường đã cho trẻ nghỉ học.Mùa mưa, cỏ hồng ken dày như thảm nhung xanh khổng lồ, mùa khô hồng rực như làn môi thiếu nữ. Truyện kể ngày xưa, cảm kích trước tình yêu bất diệt của KaHồng, sau khi qua đời K’Sương biến thành hạt sương, hằng đêm vương trên cỏ hồng như lời xin lỗi khôn nguôi.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 12/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Tối 16/11 sẽ diễn ra Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn. Món ăn dân dã từ núi rừng xứ Lạng. Người phụ nữ thổi đinh tút nổi tiếng ở buôn Chung. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Đoàn công tác tỉnh Lào Cai do ông Lý Seo Vảng – Phó Trưởng Ban cùng công chức Ban Dân tộc và đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Lào Cai vừa có chuyến công tác, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại tỉnh Bắc Giang.Sáng 13/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024. Dự Hội thi có Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Hội thi Nguyễn Kính; các Phó Ban Dân tộc, lãnh đạo các sở, ngành và 15 đội thi đến từ các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.Thời gian qua, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận tổ chức triển khai nhiều hoạt động thuộc Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Trong những đợt tập huấn truyền dạy chữ viết Chăm, dạy nhạc cụ truyền thống dân tộc hay nghệ thuật hát ngâm Ariya…, đều có sự tham gia đứng lớp của thầy cả, vị chức sắc có uy tín Dương Quốc Khánh ở thôn Tịnh Mỹ, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.Mọi công tác chuẩn bị hoàn tất, các đội ghe Ngo nam và nữ đến tranh tài đã sẵn sàng cho ngày hội lớn, quyết đạt thành tích trong Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa – Thể thao – Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.Đồng bằng sông Cửu Long có một mùa đặc biệt là mùa nước nổi. Hằng năm, vào khoảng tháng 9 kéo dài cho đến cuối tháng 10, mùa nước nổi ở các tỉnh miền Tây lại quay về. Nước từ nguồn sông Mê Kông tràn về hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp, mang lại nguồn lợi thủy sản lớn cho cư dân trong vùng. Tuy nhiên, những năm gần đây, con nước thường về thấp và có thời gian lên, xuống thất thường, kéo theo lượng cá, tôm “thưa vắng”. Mùa nước nổi mà tôm cá không về, nhiều người trẻ đã phải gác lại nghề hạ bạc, để đi làm ở các khu công nghiệp. Với những người cao niên, không còn lựa chọn nào khác nên vẫn ngày ngày lênh đênh trên con nước.
Tăng cường đào tạo nghề, thúc đẩy tạo việc làm
Đào tạo nghề cho hội viên nông dân (HVND) vùng nông thôn, đặc biệt là đồng bào DTTS, được các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh chú trọng coi là nhiệm vụ quan trọng. Thực hiện nhiệm vụ này, Trung tâm Hỗ trợ nông dân (HND tỉnh) đã phối hợp cùng HND các huyện, thành phố khảo sát nhu cầu học nghề của hội viên, từ đó hỗ trợ dạy nghề và giới thiệu việc làm, giúp họ cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống.
Gia đình ông Trịnh Quang Bình, một hội viên DTTS tiêu biểu trong phong trào thi đua sản xuất – kinh doanh giỏi (SXKDG) ở thôn Nam Bãi, xã Nam Thượng, huyện Kim Bôi, là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế.
Với hơn 2 ha vườn cây ăn quả và nuôi ong lấy mật, mỗi năm gia đình ông thu nhập từ 700 – 800 triệu đồng. Ông Bình chia sẻ rằng, trước đây, vì thiếu kinh nghiệm sản xuất nên cây trồng của gia đình thường gặp sâu bệnh, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng. Thông qua HND xã, ông được tham gia các lớp đào tạo nghề trồng trọt và nuôi ong, cùng các khóa chuyển giao kỹ thuật. Ông cũng được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, để đầu tư mua giống và vật tư nông nghiệp, nhờ đó mà mô hình kinh tế của gia đình phát triển ổn định.
Ông Trịnh Quang Bình chỉ là một trong hàng nghìn HVND được đào tạo, hướng dẫn nghề nghiệp, góp phần phát triển kinh tế gia đình. Hằng năm, HND tỉnh chỉ đạo Trung tâm Hỗ trợ nông dân tham mưu công tác đào tạo nghề tại địa phương. Trung tâm phối hợp cùng HND các huyện, thành phố điều tra nhu cầu học nghề của hội viên, đăng ký số lượng lớp và ngành nghề đào tạo, đồng thời tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về nghề nghiệp và việc làm. Trên cơ sở này, các cấp hội liên kết với các đơn vị, để tổ chức dạy nghề gắn với tạo việc làm, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp. Sau mỗi khóa học, Trung tâm đánh giá chất lượng đào tạo và kết nối lao động tới các doanh nghiệp, HTX trong tỉnh.
Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng DTTS và miền núi, từ đầu năm đến nay, HND tỉnh đã chỉ đạo Trung tâm hoàn thiện hồ sơ cho 20 lớp đào tạo nghề trong năm 2023, với 700 học viên là lao động nông thôn. Đồng thời, Trung tâm cũng triển khai 6 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật và dự kiến tổ chức 11 lớp đào tạo nghề ngắn hạn dưới 3 tháng trong năm 2024. Những nỗ lực này không chỉ giúp hội viên tiếp thu kiến thức mới, mà còn góp phần nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình họ.
Góp phần vào công cuộc giảm nghèo bền vững
Nhận thức giáo dục nghề nghiệp là yếu tố then chốt trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các nghị quyết và đề án của tỉnh Hòa Bình luôn lấy “Đào tạo nghề gắn với tạo việc làm” làm giải pháp đột phá. Thời gian qua, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh đã tích cực tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, thực hiện nhanh chóng và quyết liệt.
Từ định hướng rõ ràng và sáng tạo, các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm tại Hòa Bình đã đạt kết quả ấn tượng. Năm 2023, tỉnh đã tạo việc làm cho 19.536 lao động (đạt 122% kế hoạch), trong đó 950 người đi làm việc ở nước ngoài (đạt 317% kế hoạch). Hơn 7.000 lao động được vay vốn từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, góp phần nâng cao khả năng kinh doanh và đầu tư sản xuất của nhiều người.
Các chính sách hỗ trợ từ trung ương và địa phương được triển khai đồng bộ, tạo điều kiện cho lao động, đặc biệt là con em đồng bào DTTS, tham gia học nghề và nâng cao kỹ năng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 61%, trong đó 25% có bằng cấp, chứng chỉ. Sau đào tạo, hơn 80% người lao động có việc làm, giúp cải thiện thu nhập và ổn định đời sống.
Với 86 thôn xóm đặc biệt khó khăn (trong đó có 38 thôn, xóm thuộc xã khu vực I và 48 thôn, xóm thuộc xã khu vực II), Hòa Bình đã chú trọng tuyên truyền thay đổi nhận thức, tư duy của người dân về xóa đói giảm nghèo. Tỉnh luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thuyết phục, để khơi dậy tinh thần tự lực, ý chí phấn đấu vươn lên của các hộ nghèo.
Trong năm 2023, tỉnh đã đầu tư hơn 681,4 tỷ đồng vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, từ đó hỗ trợ phát triển hạ tầng, đa dạng sinh kế và cải thiện sản xuất nông nghiệp cho các huyện khó khăn, như Đà Bắc, mang lại nhiều chuyển biến tích cực.
Cùng với đó, các chính sách an sinh xã hội, như cấp thẻ BHYT miễn phí, hỗ trợ người già neo đơn, người khuyết tật, trẻ em… đã được thực hiện đầy đủ, giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 12,29% xuống 9,37%. Huyện Đà Bắc, vùng khó khăn nhất, cũng đã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 34,94% xuống 26,84%.
Dù đạt nhiều thành quả, công tác giảm nghèo bền vững tại Hòa Bình vẫn đối diện thách thức như hạ tầng giao thông chưa thuận lợi, biến động giá cả và nguy cơ tái nghèo cao. Một bộ phận người dân vẫn có xu hướng ỷ lại vào chính sách, chưa khai thác hết tiềm năng địa phương. Do đó, để tăng hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh đề xuất Quốc hội và Chính phủ cần có chính sách phân bổ vốn linh hoạt hơn, tạo điều kiện cho các địa phương tự chủ trong phân bổ nguồn lực và thực hiện các dự án thiết yếu.
Nguồn: https://baodantoc.vn/hoa-binh-dot-pha-trong-dao-tao-nghe-va-tao-viec-lam-gop-phan-giam-ngheo-ben-vung-1731413601148.htm