Trang chủKhoa học - Công nghệCông nghệ số‘Hố trọng lực’ kỳ bí ở Ấn Độ Dương

‘Hố trọng lực’ kỳ bí ở Ấn Độ Dương


Các nhà khoa học Ấn Độ công bố nghiên cứu về “hố trọng lực” kỳ lạ ở Ấn Độ Dương, nơi lực hấp dẫn của Trái đất ở mức thấp nhất và mực nước biển thấp hơn trung bình tới khoảng 100m.

Mực nước biển giảm thấp xuống khoảng 100m trong một “hố trọng lực” trên Ấn Độ Dương. Ảnh minh họa.  (Nguồn: CNN)
Mực nước biển giảm thấp xuống khoảng 100m trong một “hố trọng lực” trên Ấn Độ Dương. Ảnh minh họa. (Nguồn: CNN)

“Hố trọng lực” bí ẩn này từng gây khó cho các nhà địa chất trong một thời gian dài. Nhưng mới đây, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Ấn Độ ở Bengaluru (Ấn Độ) đã tìm ra lời giải thích cho sự hình thành của nó. Đó là do những dòng dung nham nóng chảy (magma) hình thành từ trong lòng Trái đất tạo ra.

Để đi đến kết luận này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng máy tính mô phỏng lại sự hình thành của khu vực này vào thời điểm 140 triệu năm trước. Nhóm trình bày phát hiện này trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters, trong đó nhắc tới một đại dương cổ đại nay đã không còn tồn tại.

Đại dương cổ biến mất

Mọi người thường nghĩ rằng Trái đất giống như một quả cầu hoàn hảo, tuy nhiên thực tế lại khác hẳn.

Đồng tác giả nghiên cứu, bà Attreyee Ghosh, nhà địa vật lý và phó giáo sư tại Trung tâm Khoa học Trái đất thuộc Viện Khoa học Ấn Độ cho biết: “Trái đất về cơ bản giống như một củ khoai tây sần sùi. Nó không phải là hình cầu, mà là hình elip, bởi vì khi hành tinh quay, phần giữa của nó phình ra ngoài”.

Trái đất không đồng nhất về mật độ và tính chất, có một số khu vực dày hơn những khu vực khác – điều này ảnh hưởng đáng kể đến bề mặt Trái đất và lực hấp dẫn khác nhau của Trái đất lên các điểm này.

Bà Ghosh giải thích, giả sử bề mặt Trái đất được phủ kín hoàn toàn bằng nước, trường hấp dẫn của hành tinh sẽ tạo ra những chỗ phình lên và những chỗ lõm xuống trên bề mặt đại dương tưởng tượng này. Những chỗ lồi và lõm trên bề mặt đại dương được gọi là geoid. Geoid là hình dạng bề mặt của đại dương giả định khi chỉ có ảnh hưởng của tương tác hấp dẫn của Trái đất và sự tự quay, mà không có những ảnh hưởng khác như thủy triều và gió. Các geoid có độ cao, thấp không đều nhau.

“Hố trọng lực” ở Ấn Độ Dương – tên chính thức là vùng trũng Geoid Ấn Độ Dương – vốn là điểm thấp nhất, cũng là điểm dị thường nhất trong vùng geoid đó. Nó tạo thành một vùng trũng hình tròn bắt đầu ngay ngoài mũi đất phía Nam của Ấn Độ và bao phủ khoảng 3 triệu km2. Sự tồn tại của “hố” này được nhà địa vật lý Felix Andries Vening Meinesz người Hà Lan phát hiện lần đầu tiên vào năm 1948, trong một cuộc khảo sát trọng lực từ một con tàu. Từ đó đến nay, “hố trọng lực” vẫn được coi là bí ẩn.

“Đây là nơi có geoid thấp nhất trên Trái đất và vẫn chưa được giải thích chính xác”, bà Ghosh nói.

Để tìm ra câu trả lời, bà và nhóm nghiên cứu đã sử dụng mô hình máy tính mô phỏng lại khu vực này vào 140 triệu năm trước, nhằm quan sát bức tranh toàn cảnh về mặt địa chất. Từ điểm xuất phát đó, nhóm đã thực hiện 19 cuộc mô phỏng, tái tạo sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo và những thay đổi của lớp đá nóng chảy trong lòng Trái đất trong 140 triệu năm qua.

Họ so sánh hình dạng của geoid thu được từ các mô phỏng trên máy tính với geoid thực sự của Trái đất thu được bằng các quan sát từ vệ tinh.

Tương lai chưa xác định

Yếu tố phân biệt các mô hình mô phỏng này là sự hiện diện của các dòng dung nham nóng chảy xung quanh vùng geoid thấp, cùng với cấu trúc lớp phủ ở vùng lân cận, chúng được cho là nguyên nhân hình thành “hố trọng lực”, bà Ghosh giải thích.

Các mô phỏng này được nhóm nghiên cứu cho chạy trên máy tính với các tham số khác nhau về mật độ của dòng chảy dung nham. Đáng chú ý là, ở những mô phỏng không có các đám khói do dòng chảy dung nham tạo ra, vùng geoid thấp không hình thành.

Những dòng chảy dung nham này bắt nguồn từ sự biến mất của một đại dương cổ đại khi vùng đất Ấn Độ trôi dạt và cuối cùng là va chạm với lục địa châu Á hàng chục triệu năm trước.

“140 triệu năm trước, vùng đất Ấn Độ nằm ở vị trí hoàn toàn khác ngày nay, và có một đại dương cổ đại nằm giữa Ấn Độ và châu Á. Mảnh đất Ấn Độ sau đó bắt đầu dịch chuyển dần về phía Bắc khiến đại dương cổ đại đó biến mất và khoảng cách giữa Ấn Độ và châu Á được thu hẹp lại”, bà cho biết.

Khi đại dương cổ đại chìm xuống bên trong lớp phủ vỏ Trái đất, nó có thể đã thúc đẩy sự hình thành các đám khói nóng, đưa vật chất có mật độ thấp lên đến gần bề mặt Trái đất hơn.

Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, vùng geoid thấp này đã được hình thành khoảng 20 triệu năm trước. Thật khó để nói liệu nó sẽ biến mất hay sẽ dịch chuyển đi chỗ khác trong tương lai.

Bà Ghosh nhận định: “Tất cả điều đó phụ thuộc vào cách những vùng dị thường này di chuyển trên Trái đất. Có thể nó sẽ tồn tại trong một thời gian rất dài. Nhưng cũng có thể, chuyển động của các mảng kiến tạo vỏ Trái đất sẽ tác động khiến nó biến mất trong vài trăm triệu năm nữa”.

Ông Huw Davies, giáo sư tại Trường khoa học Trái đất và môi trường tại Đại học Cardiff (Anh), người không tham gia vào cuộc nghiên cứu, cho biết điều này “rất thú vị và sẽ khuyến khích những nghiên cứu sâu hơn về chủ đề này”.

Theo Tiến sĩ Alessandro Forte, giáo sư địa chất tại Đại học Florida ở Gainesville (Mỹ), có lý do chính đáng để thực hiện các mô phỏng trên máy tính nhằm xác định nguồn gốc của vùng geoid thấp trên Ấn Độ Dương. Ông đánh giá đây là một bước tiến mới. “Các nghiên cứu trước đây chỉ mô phỏng sự chìm xuống của các vật chất lạnh trong lòng Trái đất, chứ không mô phỏng các vật chất nóng nổi lên trên bề mặt hành tinh”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Dịch vụ du lịch xa xỉ ở Nam Cực

Du khách đến Nam Cực được ở trong các phòng hạng sang trên các con tàu lớn, dịch vụ ăn uống cao cấp, có cả spa và được cungc ấp quần áo chống lạnh đặc biệt.

Trao Giải thưởng Quả cầu vàng 2024 cho 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc

Tối 8/11, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng khoa học công nghệ Quả cầu vàng và Giải thưởng Nữ sinh Khoa học công nghệ năm 2024.

Nữ giảng viên trẻ nghiên cứu công nghệ mới biến nước mặn thành nước ngọt

Công trình nghiên cứu đầy thiết thực của nữ giảng viên phố núi về công nghệ xử lý nước nhiễm mặn đã lọt vào vòng chung khảo Giải thưởng Khoa học và Công nghệ dành cho giảng viên trẻ năm 2024. ...

Nhóm ‘Liêm Chính Khoa Học’ trên Facebook đã hoạt động trở lại

Nhóm 'Liêm Chính Khoa Học' trên Facebook với gần 100.000 thành viên đã hoạt động trở lại sau 4 ngày bất ngờ biến mất. Hiện tại, liên kết đến nhóm Liêm Chính Khoa Học đã bình thường. Tất cả bài viết và bình luận...

“Mẹ đỡ đầu” của trí tuệ nhân tạo

“Nếu chúng ta dịch chuyển tức thời đến bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử, như thời điểm phát hiện ra lửa, chế tạo động cơ hơi nước hay tạo ra điện, tôi nghĩ các cuộc thảo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cuốn sách tập hợp kinh nghiệm chống tham nhũng từ quốc tế

Nhằm góp phần tuyên truyền, phổ biến thông tin, tài liệu về phòng, chống tham nhũng đến bạn đọc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tái bản có sửa chữa, bổ sung cuốn sách “Tham nhũng: Mưu mô và trừng phạt”của nhà báo Hà Hồng Hà.

Người đứng đầu ngành ngoại giao và an ninh EU đến Kiev bàn chuyện gì hậu bầu cử Mỹ?

Ngày 9/11, quan chức cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell đã tới thủ đô Kiev của Ukraine trong chuyến thăm cuối cùng trên cương vị người đứng đầu ngành ngoại giao của EU.

Lãnh đạo Trung Quốc – Indonesia hội đàm tại Bắc Kinh

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 9/11 đã hội đàm với Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto tại thủ đô Bắc Kinh.

Dịch vụ du lịch xa xỉ ở Nam Cực

Du khách đến Nam Cực được ở trong các phòng hạng sang trên các con tàu lớn, dịch vụ ăn uống cao cấp, có cả spa và được cungc ấp quần áo chống lạnh đặc biệt.

Liên hợp quốc kêu gọi Nhật Bản sửa đổi luật để phù hợp Công ước về đối xử với phụ nữ

Kết luận do Ủy ban Liên hợp quốc về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) công bố và kêu gọi Chính phủ và Quốc hội Nhật Bản nghiêm túc xem xét và giải quyết tình trạng này.

Bài đọc nhiều

Cách tắt mã hóa đầu cuối trên Messenger cực đơn giản

Bạn đang tìm cách để tắt mã hóa đầu cuối trên Messenger để tránh các rắc rối do tính năng này gây ra trong quá trình sử dụng. Bài viết hôm nay sẽ hưỡng dẫn chi tiết đến bạn cách tắt mã hóa đầu cuối trên Messenger điện thoại iPhone và Android.

Ông chủ Facebook thở phào nhẹ nhõm trước 25 đơn kiện

Một thẩm phán liên bang cho biết, CEO Meta Mark Zuckerberg không phải chịu trách nhiệm cá nhân trong 25 đơn kiện cáo buộc doanh nghiệp này khiến trẻ em nghiện mạng xã hội, quyết định giúp ông chủ Facebook có thể thở phào nhẹ nhõm. ...

Hàn Quốc phạt Meta 15,6 triệu USD vì thu thập dữ liệu nhạy cảm của người dùng

Ủy ban Bảo vệ dữ liệu cá nhân Hàn Quốc vừa quyết định phạt Meta Platforms Inc., công ty mẹ của Facebook 21,6 tỷ won (tương đương 15,6 triệu USD) do thu thập dữ liệu nhạy cảm của người dùng mà không thông báo.

Chủ sở hữu Facebook Meta phát triển công cụ tìm kiếm AI riêng

Công ty mẹ của Facebook, Meta đang phát triển một công cụ tìm kiếm dựa trên trí tuệ nhân tạo nhằm giảm sự phụ thuộc vào Google của Alphabet và Bing của Microsoft. ...

iPhone 17 Air sẽ có đối thủ

Smartprix tiết lộ, mẫu Galaxy S25 Slim đã xuất hiện trong cơ sở dữ liệu của FCC của Hàn Quốc. Sản phẩm dự kiến mang số model SM-S937U- điều này cho thấy đây có thể là thành viên thứ tư trong dòng Galaxy S25, bên cạnh Galaxy S25, S25+ và S25 Ultra. Các nguồn tin cho rằng chiếc smartphone siêu mỏng này của Samsung sẽ là câu trả lời cho iPhone 17 Air. Sản phẩm cũng được kỳ vọng...

Cùng chuyên mục

Thiết bị mạng dành cho Internet vệ tinh Starlink của Elon Musk đang được sản xuất ở Việt Nam

Wistron NeWeb Corporation (WNC) - đối tác Đài Loan (Trung Quốc) cung ứng linh kiện cho SpaceX, đang sản xuất bộ định tuyến và thiết bị mạng dành cho Internet vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk ở một nhà máy tại tỉnh Hà Nam, Việt Nam.

Galaxy S25 Slim sẽ ra mắt cuối năm 2025

Trước đó, Smartprix tiết lộ, mẫu Galaxy S25 Slim đã xuất hiện trong cơ sở dữ liệu của FCC của Hàn Quốc. Sản phẩm dự kiến mang số model SM-S937U- điều này cho thấy đây có thể là thành viên thứ tư trong dòng Galaxy S25, bên cạnh Galaxy S25, S25+ và S25 Ultra. Tuy nhiên, S25 Slim sẽ không xuất hiện cùng các sản phẩm khác của dòng S25 vào tháng 1/2025  mà ra mắt vài tháng...

iPhone 15 dẫn đầu doanh số smartphone trên toàn cầu trong quý III/2024

Theo dữ liệu công bố, tổng cộng 10 mẫu điện thoại bán chạy nhất chiếm tới 19% tổng doanh số smartphone trên toàn thế giới trong Quý III/2024. Trong đó, Apple chiếm giữ 4/10 vị trí, Samsung có 5 vị trí còn Xiaomi chỉ có duy nhất một cái tên góp mặt. Cụ thể: iPhone 15 dẫn đầu với doanh số 3,5%, theo sau đó là 15 Pro Max và 15 Pro, iPhone 14 cũng cán đích vị trí thứ...

Liên hợp quốc cảnh báo các vụ tấn công mã độc nhằm vào bệnh viện

Ngày 8/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và đại diện từ hơn 50 quốc gia đã đưa ra lời cảnh báo chung tại Liên hợp quốc về sự gia tăng của các cuộc tấn công mã độc tống tiền (ransomware) nhằm vào các bệnh viện trên toàn cầu.

Ông chủ Facebook thở phào nhẹ nhõm trước 25 đơn kiện

Một thẩm phán liên bang cho biết, CEO Meta Mark Zuckerberg không phải chịu trách nhiệm cá nhân trong 25 đơn kiện cáo buộc doanh nghiệp này khiến trẻ em nghiện mạng xã hội, quyết định giúp ông chủ Facebook có thể thở phào nhẹ nhõm. ...

Mới nhất

Thông cáo báo chí số 17, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

(ĐCSVN) - Thứ Bảy, ngày 9/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 17 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội...

Tháo gỡ vướng mắc cho dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cho biết, đến nay, dự án Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 ở Hà Nam đã hoàn thành trên 90%, dự án Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 cũng hoàn thành trên 60% khối lượng công việc. ...

Hoàn thành nhà ga hành khách sân bay Long Thành trong tháng 8/2026

Các hạng mục của Dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cảng HKQT Long Thành giai đoạn 1 đang cấp tập triển khai để đáp ứng tiến độ. ...

Trọng tài từ chối phạt đền, CLB Công an Hà Nội thua đau HAGL

Trên sân nhà, CLB Hoàng Anh Gia Lai tiếp đón Công an Hà Nội trong trận đấu đầu tiên tại vòng 7 V.League. Đang dẫn đầu bảng xếp hạng nhưng CLB Công an Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn khi HAGL đang có sự tự tin lớn. Trận thua 1-4 trước Bình Dương không làm đội bóng...

Nhiều điểm mới về chính sách tuyển dụng, tiền lương, tuổi nghỉ hưu

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, dự thảo Luật Nhà giáo có một số điểm mới về chính sách nhà giáo so với quy định hiện hành. Sáng 9/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh,...

Mới nhất